• Lưu ý đọc kỹ nội quy trước khi đăng bài để tránh bị bannick, xóa bài. Xem hướng dẫn đăng bài và tính năng UP tin miễn phí
  • Thông báo về việc đăng bài & đăng ký thành viên áp dụng tại thread Hot news, Projects & Developments
    - Phải đăng ký thành viên mới có thể đăng bài tại thread này.
    - Nếu gặp khó khăn khi đăng ký, vui lòng liên hệ qua email : thanhhoaonline.net@gmail.com để được hỗ trợ đăng ký và kích hoạt tài khoản.

Romelulukaku

Thành viên
Trước những khó khăn, bất cập trên, để tiếp tục phát triển các đường bay đi và đến Cảng Hàng không Thọ Xuân, Sở Giao thông - Vận tải đang đề xuất HĐND, UBND tỉnh tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ các hãng hàng không mở đường bay mới theo Nghị quyết số 125/2018/NQ-HĐND, ngày 13-12-2018 của HĐND tỉnh. Đồng thời, đề nghị HĐND, UBND tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, sớm phê duyệt Đề án xã hội hóa Cảng Hàng không Thọ Xuân và giao UBND tỉnh Thanh Hóa là cơ quan có thẩm quyền kêu gọi đầu tư, khai thác kết cấu hạ tầng Cảng Hàng không Thọ Xuân theo phương thức PPP. Từ đó, tạo cơ sở để tỉnh Thanh Hóa kêu gọi đầu tư nhà ga hành khách T2 và đường cất hạ cánh số 2 theo quy hoạch, nhằm sớm khắc phục các nhược điểm về hạ tầng tại Cảng Hàng không Thọ Xuân hiện nay.
PS: Cái này mất cái gì của Chính phủ đâu mà chậm phê duyệt cho tỉnh ta thế nhỉ.
Chỉ cần có chủ trương là Sungroup đầu tư và nâng cấp ngay thành CHK Quốc tế. Nhà nước chẳng mất đồng nào nhưng chắc Tổng công ty CHK Miền Bắc không thích vì có thể mất quyền quản lý CHK Thọ Xuân chăng?
Duyệt rồi doanh nghiệp lấy chủ trương đi vay ngân hàng, đầu tư xây dựng kém hiệu quả thì ai gánh, dòng tiền đầu tư vào không đúng chỗ gây lãng phí nguồn lực cho xã hội thì ai đỡ cho người ký. Bao nhiêu dự án BOT kém hiệu quả gây lãng phí nguồn lực cho xã hội rồi, bài học về sân bay Vân Đồn vẫn còn ở đấy chứ không đâu xa.
Thế nên muốn chính phủ duyệt thì phải làm đúng và chứng minh được tính hiệu quả trước đã. Một chữ ký ảnh hưởng đến bao nhiêu cái khác nên việc xem xét thận trọng là đương nhiên.
 

VPC-HC

Thành viên tích cực
TPTH có 146,7km2 hơn TPBN 64,7km2 nhưng trong đó tới 30km2 là đồi núi rồi
Tất cả các huyện, TX, TP của Bắc Ninh đều không đảm bảo đồng thời
diện tích và dân số thì chuyện mở rộng một đơn vị nào của tỉnh này là không bao giờ xảy ra vì chỉ cần lấy thêm đất là xóa sổ luôn đơn vị bị lấy đất
Tiêu chuẩn của thành phố là 150km2 và dân số kể cả quy đổi là 150.000 người thì Từ sơn thiếu rất sâu về diện tích còn TP BN thiếu gần 70km2
Tiêu chuẩn diện tích của thị xã là 200km2 thì các thị xã hiện cao hoặc dự kiến của tỉnh này cũng ko đạt
E nói mở lên cùng diện tích như TP TH chỉ là NẾU để thể hiện mức độ dân số trên cùng 1 diện tích chứ làm gì có chuyện TP BN mở rộng thêm nữa.
Và chính phủ cũng có nói nếu các đvhc chính cấp huyện có quy hoạch lên TP TX mà đã được chính phủ duyệt thì sẽ không thuộc diện sắp xếp đvhc
"Đơn vị hành chính nông thôn thuộc diện sắp xếp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phát triển thành đơn vị hành chính đô thị trong giai đoạn 2023 - 2030, có diện tích tự nhiên và quy mô dân số đạt tiêu chuẩn của đơn vị hành chính đô thị theo quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính."
 
Last edited:

Hac.thanh

Moderator
Staff member
E nói mở lên cùng diện tích như TP TH chỉ là NẾU để thể hiện mức độ dân số trên cùng 1 diện tích chứ làm gì có chuyện TP BN mở rộng thêm nữa.
Và chính phủ cũng có nói nếu các đvhc chính cấp huyện có quy hoạch lên TP TX mà đã được chính phủ duyệt thì sẽ không thuộc diện sắp xếp đvhc
"Đơn vị hành chính nông thôn thuộc diện sắp xếp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phát triển thành đơn vị hành chính đô thị trong giai đoạn 2023 - 2030, có diện tích tự nhiên và quy mô dân số đạt tiêu chuẩn của đơn vị hành chính đô thị theo quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính."
Chuẩn diện tích thị xã là 200km2; chuẩn thành phố thuộc tỉnh là 150km2. Bắc Ninh làm gì có đơn vị nào đạt?
 

VPC-HC

Thành viên tích cực
Chuẩn diện tích thị xã là 200km2; chuẩn thành phố thuộc tỉnh là 150km2. Bắc Ninh làm gì có đơn vị nào đạt?
Thành lập đvhc đô thị trên cơ sở đvhc cùng cấp mà không làm tăng thêm đvhc thì áp dụng tiêu chuẩn diện tích bằng 50% tiêu chuẩn quy định
"mục d, điều 31 của văn bản hợp nhất 19/VBHN-VPQH"

Diện tích thì huyện cần yêu cầu 450km2 thì TH có bao nhiêu huyện đạt? chắc phải nhập lại hết nhỉ?
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Thành lập đvhc đô thị trên cơ sở đvhc cùng cấp mà không làm tăng thêm đvhc thì áp dụng tiêu chuẩn diện tích bằng 50% tiêu chuẩn quy định
"mục d, điều 31 của văn bản hợp nhất 19/VBHN-VPQH"

Diện tích thì huyện cần yêu cầu 450km2 thì TH có bao nhiêu huyện đạt? chắc phải nhập lại hết nhỉ?
Có mỗi huyện Đông Sơn phải nhập thôi em, 11 huyện miền núi dân số thiểu số chiếm tỷ lệ rất cao nên thuộc dạng giảm trừ tiêu chuẩn hoặc tiêu chí đặc thù rồi
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Điều 2. Tiêu chuẩn của huyện
1. Quy mô dân số:
a) Huyện miền núi, vùng cao từ 80.000 người trở lên;
b) Huyện không thuộc điểm a khoản này từ 120.000 người trở lên.
..........................................
Điều 3a. Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính nông thôn có yếu tố đặc thù[4]

1. Đơn vị hành chính nông thôn có 30% dân số là người dân tộc thiểu số ở miền núi, vùng cao hoặc có đường biên giới quốc gia thì mức tối thiểu của tiêu chuẩn quy mô dân số bằng 50% mức quy định đối với đơn vị hành chính nông thôn tương ứng; cứ thêm 10% dân số là người dân tộc thiểu số thì được giảm thêm 5% nhưng tối thiểu phải đạt 20% mức quy định đối với đơn vị hành chính nông thôn tương ứng; các tiêu chuẩn khác thực hiện theo quy định tại Mục này.
..............................................
PS: Các huyện miền núi Thanh Hóa đều có tỷ lệ dân tộc thiểu số rất cao, có huyện chiếm hơn 90% dân tộc thiểu số nên 11 huyện miền núi Thanh Hóa chỉ cần đạt 20%x80.000=16.000 dân/1 huyện là xong.
Và tới 2030 chỉ sát nhập các huyện không đạt đồng thời cả dân số và diện tích, nhưng 11 huyện này đều đã đạt tiêu chí dân số, có một số huyện đạt tiêu chí diện tích 850km2( hơn cả tỉnh Bắc Ninh)=> không có chuyện sát nhập 11 huyện miền nui
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Huyện miền núi thì tiêu chuẩn còn cao hơn, 850km2,
Các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc diện sắp xếp trong giai đoạn 2026 - 2030 gồm:
Đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đồng thời có diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 100% tiêu chuẩn của đơn vị hành chính tương ứng;
Tiêu chuẩn này 11 huyện miền núi thoát vì chỉ cần dân số 16.000 người là xong nên tất cả các huyện đều đạt quy định dân số theo áp dụng đặc thù. Vậy không thuộc diện đồng thời cả diện tích và dân số đều không đạt
Đơn vị hành chính cấp huyện đồng thời có diện tích tự nhiên dưới 30% và quy mô dân số dưới 200% tiêu chuẩn của đơn vị hành chính tương ứng;
Với tiêu chí này ta hiểu 30%x850=255km2. Huyện nhỏ nhất của miền núi là Ngọc Lặc đã có 497km2 vượt xa 30% tiêu chuẩn diện tích nên không thuộc diện này
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 quy định cụ thể các trường hợp không bắt buộc sắp xếp đơn vị hành chính.

Theo đó, đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc diện sắp xếp nhưng có một trong các yếu tố đặc thù sau đây thì không bắt buộc thực hiện sắp xếp:
Có vị trí biệt lập và khó tổ chức giao thông kết nối thuận lợi với các đơn vị hành chính liền kề; Có địa giới đơn vị hành chính đã hình thành ổn định và từ năm 1945 đến nay chưa có thay đổi, điều chỉnh lần nào; Có vị trí trọng yếu về quốc phòng, an ninh hoặc có đặc điểm về truyền thống lịch sử, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán riêng biệt mà nếu sắp xếp với đơn vị hành chính liền kề khác sẽ dẫn đến mất ổn định về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Đơn vị hành chính nông thôn thuộc diện sắp xếp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phát triển thành đơn vị hành chính đô thị trong giai đoạn 2023 - 2030, có diện tích tự nhiên, quy mô dân số đạt tiêu chuẩn của đơn vị hành chính đô thị theo quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.
PS: Món trọng yếu về quốc phòng an ninh này sẽ giúp TP Sầm Sơn rộng 44,94km2; dân số kể cả quy đổi 150.902 người (2017) không bị đặt vấn đề sát nhập
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
3. Đơn vị hành chính đô thị cấp huyện, cấp xã có 02 yếu tố đặc thù sau đây thì mức tối thiểu của tiêu chuẩn quy mô dân số, tiêu chuẩn tỷ lệ số phường trên tổng số đơn vị hành chính cấp xã (nếu có) bằng 50% mức quy định đối với đơn vị hành chính đô thị tương ứng; các tiêu chuẩn khác thực hiện theo quy định tại Mục này:

a) Có di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận hoặc có di sản văn hóa vật thể được cấp có thẩm quyền xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt;
Sau hơn 1 năm lập hồ sơ, thủ tục đề nghị, Di tích, danh lam thắng cảnh Sầm Sơn đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt tại Quyết định số 1954 ngày 31/12/2019.(https://truyenhinhthanhhoa.vn/di-tich-danh-thang-sam-son-duoc-xep-hang-di-tich-quoc-gia-dac-biet-1808252692.htm)
b) Được xác định hoặc trực thuộc đơn vị hành chính được xác định là trung tâm du lịch quốc gia hoặc quốc tế trong quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Sầm Sơn được quy hoạch trở thành một trong các trung tâm du lịch quốc gia.
Với điểm đặc thù này thì Sầm Sơn 44,94km2= 29,96% thuộc dạng dưới 30% diện tích thì dân số phải đạt 200% trở lên.
Áp dụng đặc thù thì Sầm Sơn chỉ cần đạt 150km2 là coi như đạt trên 200% quy định dân số.
Thực tế tới 2030, dân số quy đổi của Sầm Sơn còn có thể lên đến 300.000 người do khách du lịch quá đông. Con số 150.000 dân kia là của năm 2017 đã quá cũ rồi.
Nghĩa là dù diện tích nhỏ hơn 30% chuẩn thành phố thuộc tỉnh nhưng Sầm Sơn vào 2030 đã đạt trên 400% tiêu chí dân số có áp dụng yếu tố đặc thù.
Mà kể cả không áp dụng yếu tố đặc thù như trọng điểm an ninh, quốc phòng, đô thị có di tích quốc gia đặc biệt ...thì với diện tích dưới 30% nhưng dân số trên 200% cũng không thuộc diện phải sát nhập.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Dân số 86.362Diện tích 150,81 km2
Tỉnh ta còn huyện này thuộc diện không đảm bảo đồng thời cả dân số 120.000 người và diện tích 450km2. Thử phân tích huyện Vĩnh Lộc vào các giai đoạn 2023-2025 xem nhé
Các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc diện sắp xếp trong giai đoạn 2023 - 2025 gồm:
Đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đồng thời có diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 70%

=> Vĩnh Lộc hơn 86.000 người nên vượt 70%x120.000=84.000 người

Đơn vị hành chính cấp huyện đồng thời có diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 200% tiêu chuẩn của đơn vị hành chính tương ứng;
=>20%x450=90km2. Vĩnh Lộc có diện tích 150,81km2 vượt xa 20% quy định diện tích nên không thuộc diện này
.............................................................
Các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc diện sắp xếp trong giai đoạn 2026 - 2030 gồm:

Đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đồng thời có diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 100% tiêu chuẩn của đơn vị hành chính tương ứng;

=> Vĩnh Lộc thiếu 33.638 người so với chuẩn 120.000. Điều này có mấy cách giải quyết. Thạch Thành đang thừa chuẩn huyện miền núi tới 64.000 dân nên có thể xin vài xã của Thạch Thành và dân số 86.362 là thống kê năm 2019, tới 2030 dân số kể cả quy đổi chắc chắn sẽ đạt 120.000 người
Đơn vị hành chính cấp huyện đồng thời có diện tích tự nhiên dưới 30% và quy mô dân số dưới 200% tiêu chuẩn của đơn vị hành chính tương ứng;
=> VĨnh Lộc vượt 30% diện tích nên không thuộc diện này (chỉ cần 135km2)
Kết luận: Từ nay đến 2030, tỉnh Thanh Hóa chỉ phải sát nhập hai đơn vị cấp huyện
Giai đoạn 2023-2025: Nhập Đông Sơn vào TP Thanh Hóa
Giai đoạn 2026-2030: Nhập Bỉm Sơn và Huyện Hà Trung với nhau.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Bảng thống kê hiện trạng dân số Thành phố Thanh Hóa và huyện Đông Sơn đến năm 2020
(Nguồn: UBND thành phố Thanh Hóa và UBND huyện Đông Sơn)


��
TT
Đơn vị
Dân số năm 2020
Thường trú​
Vãng lai quy đổiTổng cộng
(1)​
(2)​
(3)​
(4)​
(5)​
I
TP. THANH HÓA
365,007
135,553
500,560
1​
Phường Hàm Rồng​
5,999​
1,513​
7,512​
2​
Phường Đông Thọ​
25,837​
15,230​
41,067​
3​
Phường Nam Ngạn​
14,128​
1,500​
15,628​
4​
Phường Trường Thi​
13,618​
2,500​
16,118​
5​
Phường Điện Biên​
6,620​
2,000​
8,620​
6​
Phường Phú Sơn​
15,848​
15,000​
30,848​
7​
Phường Lam Sơn​
10,750​
4,500​
15,250​
8​
Phường Ba Đình​
9,587​
4,500​
14,087​
9​
Phường Ngọc Trạo​
10,316​
2,000​
12,316​
10​
Phường Đông Vệ​
30,636​
5,000​
35,636​
11​
Phường Đông Sơn​
12,119​
1,200​
13,319​
12​
Phường Tân Sơn​
10,790​
1,200​
11,990​
13​
Phường Đông Cương​
11,196​
1,000​
12,196​
14​
Phường Đông Hương​
15,842​
3,000​
18,842​
15​
Phường Đông Hải​
9,917​
1,500​
11,417​
16​
Phường Quảng Hưng​
11,670​
25,650​
37,320​
17​
Phường Quảng Thắng​
10,146​
2,320​
12,466​
18​
Phường Quảng Thành​
13,007​
10,000​
23,007​
19​
Phường Thiệu Khánh​
9,268​
500​
9,768​
20​
Phường Thiệu Dương​
10,478​
500​
10,978​
21​
Phường Tào Xuyên​
9,669​
10,000​
19,669​
22​
Phường Long Anh​
8,121​
10,000​
18,121​
23​
Phường An Hoạch​
13,201​
5,500​
18,701​
24​
Phường Đông Lĩnh​
7,636​
2,520​
10,156​
25​
Phường Đông Tân​
8,228​
2,720​
10,948​
26​
Phường Quảng Thịnh​
8,472​
500​
8,972​
27​
Phường Quảng Đông​
6,689​
500​
7,189​
28​
Phường Quảng Cát​
9,452​
500​
9,952​
29​
Phường Quảng Phú​
8,615​
500​
9,115​
30​
Phường Quảng Tâm​
8,509​
1,000​
9,509​
31​
Xã Đông Vinh​
3,718​
150​
3,868​
32​
Xã Thiệu Vân​
3,687​
150​
3,837​
33​
Xã Hoằng Quang​
6,906​
700​
7,606​
34​
Xã Hoằng Đại​
4,332​
200​
4,532​
II
HUYỆN ĐÔNG SƠN
77,962
26,988
104,950
1​
Thị trấn Rừng Thông​
9,476​
3,538​
13,014​
2​
Xã Đông Hoàng​
5,072​
2,500​
7,572​
3​
Xã Đông Ninh​
5,518​
2,500​
8,018​
4​
Xã Đông Khê​
7,073​
2,500​
9,573​
5​
Xã Đông Hòa​
4,965​
500​
5,465​
6​
Xã Đông Yên​
4,984​
1,500​
6,484​
7​
Xã Đông Minh​
4,362​
1,500​
5,862​
8​
Xã Đông Thanh​
5,703​
3,150​
8,853​
9​
Xã Đông Tiến​
5,718​
4,150​
9,868​
10​
Xã Đông Thịnh​
5,634​
2,150​
7,784​
11​
Xã Đông Văn​
5,261​
1,150​
6,411​
12​
Xã Đông Phú​
4,397​
350​
4,747​
13​
Xã Đông Nam​
5,150​
750​
5,900​
14​
Xã Đông Quang​
4,649​
750​
5,399​
 
Last edited:

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Bảng quy hoạch hệ thống chợ trong khu vực Đô thị Thanh Hóa đến năm 2020
Tổng 59 chợ

12
Tên chợ
Vị trí
Hạng chợ
Loại chợ quy hoạch
I
Thành phố Thanh Hóa
47 chợ
1​
Chợ Đầu mối nông lâm thủy sản Đông Hương (Chợ đầu mối Đông Hương)​
Phường Đông Hương​
Hạng 1​
Đầu mối, bán buôn và chuyên doanh phát luồng​
2​
Chợ Đông Thành​
Phường Đông Sơn​
Hạng 1​
Đầu mối, bán buôn và chuyên doanh phát luồng​
3​
Chợ Điện Biên​
Phường Điện Biên​
Hạng 1​
Đầu mối, bán buôn và chuyên doanh phát luồng​
4​
Chợ Đình Hương​
Phường Hàm Rồng​
Hạng 1​
Chợ Dân sinh​
5​
Chợ Nam Thành​
Phường Đông Vệ​
Hạng 1​
Đầu mối, bán buôn và chuyên doanh phát luồng​
6​
Chợ Tây Thành​
Phường Tân Sơn​
Hạng 1​
Đầu mối, bán buôn và chuyên doanh phát luồng​
7​
Chợ Vườn Hoa​
Phường Lam Sơn​
Hạng 1​
Đầu mối, bán buôn và chuyên doanh phát luồng​
8​
Chợ Đông Thọ​
Phường Đông Thọ​
Hạng 2​
Chợ Dân sinh​
9​
Chợ Đông Vệ​
Phường Đông Vệ​
Hạng 2​
Chợ Dân sinh​
10​
Chợ Đình​
Phường Đông Cương​
Hạng 2​
Chợ Dân sinh​
11​
Chợ Môi​
Xã Quảng Tâm​
Hạng 2​
Đầu mối, bán buôn và chuyên doanh phát luồng​
12​
Chợ Phú Thọ​
Phường Phú Sơn​
Hạng 2​
Chợ Dân sinh​
13​
Chợ Quảng Thắng​
Phường Quảng Thắng​
Hạng 2​
Chợ Dân sinh​
14​
Chợ Rau quả Thành phố​
Phường Lam Sơn​
Hạng 2​
Chợ Dân sinh​
16​
Chợ Trường Thi​
Phường Trường Thi​
Hạng 2​
Chợ Dân sinh​
17​
Chợ Ba Bia (Chợ Bến Ngự)​
Phường Trường Thi​
Hạng 3​
Chợ Dân sinh​
18​
Chợ Bắc Cầu Sâng​
Phường Nam Ngạn​
Hạng 3​
Chợ Dân sinh​
19​
Chợ Cầu Đống​
Phường An Hoạch​
Hạng 3​
Chợ Dân sinh​
20​
Chợ Chớp​
Phường Tào Xuyên​
Hạng 3​
Chợ Dân sinh​
21​
Chợ Giàng​
Xã Thiệu Dương​
Hạng 3​
Chợ Dân sinh​
22​
Chợ Huyện​
Xã Hoằng Anh​
Hạng 3​
Chợ Dân sinh​
23​
Chợ Nấp​
Xã Đông Hưng​
Hạng 3​
Chợ Dân sinh​
24​
Chợ Vân Nhưng​
Xã Đông Lĩnh​
Hạng 3​
Chợ Dân sinh​
25​
Chợ Quảng Hưng​
Phường Quảng Hưng​
Hạng 3​
Chợ Dân sinh​
26​
Chợ Rạm​
Xã Hoằng Long​
Hạng 3​
Chợ Dân sinh​
27​
Chợ Tào​
Xã Hoằng Lý​
Hạng 3​
Chợ Dân sinh​
28​
Chợ Vĩnh​
Xã Hoằng Quang​
Hạng 3​
Chợ Dân sinh​
29​
Chợ Vồm​
Xã Thiệu Khánh​
Hạng 3​
Chợ Dân sinh​
30​
Chợ Voi​
Xã Quảng Thịnh​
Hạng 3​
Chợ Dân sinh​
31​
Chợ Khu Đô thị mới Tây Ga​
Phường Phú Sơn​
Hạng 3​
Chợ Dân sinh​
32​
Chợ Nam Ngạn​
Phường Nam Ngạn​
Hạng 3​
Chợ Dân sinh​
33​
Chợ Khu Đông Bắc Ga​
Phường Đông Thọ​
Hạng 3​
Chợ Dân sinh​
34​
Chợ Lễ Môn​
Phường Quảng Hưng​
Hạng 3​
Chợ Dân sinh​
35​
Chợ Nam Sông Mã​
Phường Quảng Hưng​
Hạng 3​
Chợ Dân sinh​
36​
Chợ Ngọc Trạo​
Phường Ngọc Trạo​
Hạng 3​
Chợ Dân sinh​
37​
Chợ Định Hòa​
Phường Đông Cương​
Hạng 3​
Chợ Dân sinh​
38​
Chợ Đông Vệ​
Phường Đông Vệ​
Hạng 3​
Chợ Dân sinh​
39​
Chợ Đô thị mới​
Phường Đông Hương​
Hạng 3​
Chợ Dân sinh​
40​
Chợ Quán Nam​
Xã Quảng Thịnh​
Hạng 3​
Chợ Dân sinh​
41​
Chợ Thiệu Vân​
Xã Thiệu Vân​
Hạng 3​
Chợ Dân sinh​
42​
Chợ Đông Tân​
Xã Đông Tân​
Hạng 3​
Chợ Dân sinh​
43​
Chợ Quảng Đông​
Xã Quảng Đông​
Hạng 3​
Chợ Dân sinh​
44​
Chợ Quảng Phú​
Xã Quảng Phú​
Hạng 3​
Chợ Dân sinh​
45​
Chợ Đô thị mới​
Phường Đông Hải​
Hạng 3​
Chợ Dân sinh​
46​
Chợ Thành Mai​
Phường Quảng Thành​
Hạng 3​
Chợ Dân sinh​
47​
Chợ Trung tâm (Chợ Thành Trọng)​
Phường Quảng Thành​
Hạng 3​
Chợ Dân sinh​
48​
Chợ Hàm Rồng​
Phường Hàm Rồng​
Hạng 3​
Chợ Dân sinh​
V
Huyện Đông Sơn
12 chợ
1​
Chợ Thị Trấn Rừng Thông​
TT Rừng Thông​
Hạng 2​
Đầu mối, bán buôn và chuyên doanh phát luồng​
2​
Chợ Đồng Trãi​
Xã Đông Ninh​
Hạng 3​
Chợ Dân sinh​
3​
Chợ Cống Chéo​
Xã Đông Thịnh​
Hạng 3​
Chợ Dân sinh​
4​
Chợ Mộc Nhuận​
Xã Đông Yên​
Hạng 3​
Chợ Dân sinh​
5​
Chợ Hôm​
Xã Đông Hòa​
Hạng 3​
Chợ Dân sinh​
6​
Chợ Văn Thắng​
Xã Đông Văn​
Hạng 3​
Chợ Dân sinh​
7​
Chợ Đình Vinh​
Xã Đông Quang​
Hạng 3​
Chợ Dân sinh​
8​
Chợ Rủn​
Xã Đông Khê​
Hạng 3​
Chợ Dân sinh​
9​
Chợ Bôn​
Xã Đông Thanh​
Hạng 3​
Chợ Dân sinh​
10​
Chợ Đông Phú​
Xã Đông Phú​
Hạng 3​
Chợ Dân sinh​
11​
Chợ Đông Nam​
Xã Đông Nam​
Hạng 3​
Chợ Dân sinh​
12​
Chợ Đầu mối phía Tây​
TT Rừng Thông​
Hạng 1​
Đầu mối, bán buôn và chuyên doanh phát luồng​
PS: Có thể nói TPTH là nơi hiếm hoi mà chợ truyền thống phát triển tốt bên cạnh hệ thống siêu thị và TTTM
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Trích văn bản của cơ quan nhà nước về báo cáo tình hình dân số của Đô thị Thanh Hoá hiện trạng 2020 và quy hoạch đến 2030; 2040. Quy hoạch đã được các chuyên gia hàng đầu trong nước và nước ngoài hoàn chỉnh, thẩm định, không phải là việc nói chơi, nói vui hay đoán mò. Phân tích rất kỹ nguyên nhân của dân số quy đổi..

Như vậy dân số thường trú của Đô thị Thanh Hóa đến năm 2030 khoảng 570.000 - 580.000 người; đến năm 2040 khoảng 700.000 - 720.000 người.

Dự báo quy mô dân số tạm trú quy đổi khách du lịch, khách vãng lai, lao động thời vụ:

Quy mô dân số quy đổi bao gồm:

  • Lao động thời vụ và lao động con lắc: Là lực lượng lao động làm việc tại các cơ sở kinh tế, các khu, cụm công nghiệp, cơ sở du lịch, các doanh nghiệp trên địa bàn tạm trú dưới 6 tháng và lao động con lắc từ nơi khác đến thành phố làm việc ban ngày.
  • Khách vãng lai, khách du lịch, người ngoài địa phương đến khám chữa bệnh, các cơ sở đào tạo ngắn hạn, các cơ sở kinh doanh buôn bán đóng trên địa bàn, người ngoài địa phương tham gia các hoạt động thể thao, huấn luyện quân sự, thăm thân
Cơ sở tính toán quy mô dân số quy đổi như sau:

  • Hiện trạng (2020) tính toán được dân số quy đổi khoảng 162 nghìn người, tương đương khoảng 36,5% dân số thường trú (162.000/443.000 người).
  • Dự báo dân số quy đổi đến năm 2030 tương đương khoảng 31% dân số thường trú (180.000 người/576.000 người).
  • Dự báo dân số quy đổi đến năm 2040 tương đương khoảng 39% dân số thường trú (280.000/720.000 người).
(Dân số quy đổi dự kiến gồm:

- Dân số quy đổi từ lực lượng lao động thời vụ và lao động con lắc trong các thành phần kinh tế với tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ lao động giữa các thành phần dự báo đến năm 2040 theo Bảng dự báo tỷ lệ lao động theo 03 thành phần đến năm 2040. Gồm có như sau:

+ Dân số quy đổi từ lao động con lắc là công nhân tại các cơ sở nhà máy, xí nghiệp (gồm Khu Công nghiệp phía Tây thành phố khoảng 650ha; các Cụm công nghiệp mới khoảng 255ha): dự kiến quy đổi tương đương dân số khoảng 85.000 - 95.000 người.

+ Dân số quy đổi từ lao động con lắc khối dịch vụtăng thêm tương ứng khoảng 85.000 - 95.000 người.

+ Dân số quy đổi từ lao động thời vụ khác khoảng15.000 – 25.000 người.

- Dân số quy đổi từ khách vãng lai, khách du lịch, người ngoài địa phương đến khám chữa bệnh, các cơ sở đào tạo ngắn hạn, các cơ sở kinh doanh buôn bán đóng trên địa bàn, người ngoài địa phương tham gia các hoạt động, sự kiện thể thao, huấn luyện quân sự, thăm thân: tương đương khoảng 80.000 ÷ 100.000 người).
Tỷ lệ dân số vãng lai ước tính so với dân số thường trú là hợp lý so sánh với một số đô thị lớn hiện nay ở Việt Nam như Thành phố Hồ Chí Minh (khoảng hơn 60%); Hà Nội (khoảng 45%); các đô thị loại I trực thuộc tỉnh (khoảng 30% - 40%). Việc tính toán dân số này là cần thiết, đảm bảo hạ tầng cơ sở cho số người thực tế trong đô thị (đặc biệt là khả năng ứng phó của đô thị trong các khủng hoảng, ví dụ như đại dịch COVID-19).
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member

Số liệu dân số theo các phương án quy hoạch thấp, cao cùng phương án chọn quy hoạch của Đô thị Thanh Hóa năm 2030 và 2040
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
* Phân tích các phương án dự báo dân số thường trú

- Phương án 1 (phương án thấp):
Theo kịch bản phát triển dân số phương án này, tỷ lệ tăng dân số được giữ ở mức tăng trưởng bình quân hiện nay khoảng 2,2%/năm giai đoạn 2021-2030 tương đương với mức tăng trưởng giai đoạn 2010-2020, dân số thường trú đến năm 2030 khoảng 560.000 người, gấp 1,24 lần so với hiện trạng. Đến năm 2040 dân số thường trú khoảng 680.000 người, gấp 1,21 lần so với năm 2030, tỷ lệ tăng dân số khoảng 2,0%/năm giai đoạn 2030-2040.

- Phương án 2 (phương án cao): Theo kịch bản phát triển dân số phương án này, kịch bản dân số tăng lên cao do có sự đột phá về phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, các nhóm ngành thương mại – dịch vụ du lịch - dịch vụ tài chính phát triển ở mức cao và Đô thị Thanh Hóa là trung tâm đầu tàu về phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hóa nói riêng và là trung tâm kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ nói chung. Như vậy kéo theo lực lượng lao động lớn có trình độ và tay nghề được đào tạo đến lao động, làm việc và sinh sống tại khu vực Đô thị Thanh Hóa, quy mô dân số thường trú đến năm 2030 khoảng 593.000 người gấp 1,32 lần so với hiện trạng, tỷ lệ tăng dân số bình quân giai đoạn 2021-2030 ở mức 2,8%/năm, quy mô dân số thường trú đến năm 2040 khoảng 760.000 người, gấp 1,28 lần so với năm 2030, tỷ lệ tăng dân số khoảng 2,5%/năm GĐ 2030-2040.

- Phương án 3 (phương án chọn): Là phương án phát triển dân số ở mức trung bình, có tốc độ tăng dân số ở mức vừa phải dựa trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế - xã hội mang tính bền vững, tập trung phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ thương mại và du lịch. Theo phương án này quy mô dân số thường trú đến năm 2030 khoảng 576.000 người gấp 1,28 lần so với hiện trạng, tỷ lệ tăng dân số bình quân giai đoạn 2021-2030 ở mức 2,5%/năm, quy mô dân số thường trú đến năm 2040 khoảng 720.000 người, tỷ lệ tăng dân số khoảng 2,2%/năm giai đoạn 2030-2040 gấp 1,60 lần so với hiện trạng trong khoảng hơn 20 năm.

Trong các phương án đã nêu, lựa chọn phương án 3 làm phương án chọn trên cơ sở ưu tiên tính bền vững và an toàn trong bối cảnh trong nước đang nỗ lực hoàn thành mục tiêu kép phát triển kinh tế - xã hội đồng thời vượt qua đại dịch COVID-19.
PS: Khi tỉnh ta lập quy hoạch Đô thị Thanh Hóa đều có góc nhìn từ năm 2020 là năm mà Dịch covid nguy hiểm chưa có tiền lệ và chưa biết khi nào mới kết thúc nên các phương án có khi là còn khiêm tốn
Tuy nhiên quy mô dân số thường trú/ quy đổi
576.000/760.000 vào 2030
Và 720.000/1 triệu dân vào 2040
Với một thành phố trực thuộc trung tỉnh là rất tốt và chắc không có thành phố thứ hai ở phía Bắc làm được ngoài TP Vinh cũng có các yếu tố khá tương tự.
Còn miền Bắc chắc chắn không tỉnh nào có tỉnh lỵ lớn đến mức vậy được
 
Last edited:

Than Do

Thành viên tích cực
Cách tính dân số quy đổi chưa hợp lý cho lắm. Ví dụ tính dân thường trú là 100, dân số quy đổi là 30, tổng là 130. Vậy có chắc 100 dân thường trú sẽ ở địa phương trong ngày đó không. Ở Việt Nam nên loại bỏ cách tính dân quy đổi. Mà nên tính cách khác, đúng thực tế hơn. Ví dụ Tỉnh nào cũng tính dân quy đổi lên tới 120 tới 130% so với dân số thực, vậy dân ở đâu ra. Khi tổng dân chỉ 100%. Nếu tính dân quy đổi ở Việt Nam chắc chỉ TP.HCM với HN là gần như là chính xác, còn lại tính dân quy đổi nó không đúng thực tế
 

Romelulukaku

Thành viên
Cách tính dân số quy đổi chưa hợp lý cho lắm. Ví dụ tính dân thường trú là 100, dân số quy đổi là 30, tổng là 130. Vậy có chắc 100 dân thường trú sẽ ở địa phương trong ngày đó không. Ở Việt Nam nên loại bỏ cách tính dân quy đổi. Mà nên tính cách khác, đúng thực tế hơn. Ví dụ Tỉnh nào cũng tính dân quy đổi lên tới 120 tới 130% so với dân số thực, vậy dân ở đâu ra. Khi tổng dân chỉ 100%. Nếu tính dân quy đổi ở Việt Nam chắc chỉ TP.HCM với HN là gần như là chính xác, còn lại tính dân quy đổi nó không đúng thực tế
Giờ quản lý nhân hộ khẩu số hóa rồi, bên công an cho họ thời điểm thì họ tính đến số khẩu theo từng người kể cả tạm trú tạm vắng.
Tính dân quy đổi chỉ tính thêm vào, thế còn người không ở đấy thì có trừ đi không. Nơi nào cũng tính quy đổi thì số người quy đổi ở đâu bù vào.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Thống kê dân số dựa trên cả quy đổi giờ lại đưa vào cả các quyết định điều chỉnh đơn vị hành chính làm nhiều người kém hiểu biết tưởng nhầm
Mới đây nhất là các công dân TP Huế tự hào là thành phố TT tỉnh lớn nhì cả nước với 650.000 dân trong khi thực tế là 485.000 người.
Mà họ mở rộng từ 350.000 dân, ít hơn TPTH 10.000 người, đột nhiên tăng thêm tới 135.000 coi như nhập thêm 1 huyện rưỡi của tỉnh họ.
Ở TT Huế, thị xã, phường nâng cấp tựa Cần Thơ, nâng cho đủ thủ tục hành chính chứ còn Hương Thủy, Hương Trà là hai thị xã không bằng 1 huyện đồng bằng nào của TH, NA chứ chưa nói đến huyện đồng bằng của đồng bằng sông Hồng.
 

Facebook Comment

Chủ đề tương tự

Chủ đề được quan tâm nhất

Top