• Lưu ý đọc kỹ nội quy trước khi đăng bài để tránh bị bannick, xóa bài. Xem hướng dẫn đăng bài và tính năng UP tin miễn phí
  • Thông báo về việc đăng bài & đăng ký thành viên áp dụng tại thread Hot news, Projects & Developments
    - Phải đăng ký thành viên mới có thể đăng bài tại thread này.
    - Nếu gặp khó khăn khi đăng ký, vui lòng liên hệ qua email : thanhhoaonline.net@gmail.com để được hỗ trợ đăng ký và kích hoạt tài khoản.

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Dựa vào râu dài là món bảo bối mà họ hay sử dụng.
Năm 2010 phó tỉnh của họ cũng đòi lọt top 5 kkt trọng điểm nhưng bộ khđt ko cho,thế là lại lôi râu dài ra, bảo rằng chúng tôi quê râu dài sao ko đầu tư.
Hồi đó bộ khđt cũng rất bản lĩnh, từ chối hẳn chuyện đầu tư kkt dàn trải!
 
R

Repsol

Khách vãng lai
Hiện nay bộ trưởng khđt là dân Ht, mà Ht với NA là một, lại thêm phó thủ tướng VĐH phụ trách kinh tế nữa nên họ quá lợi.
Tội 3 tỉnh Bình - trị- thiên k có ai nên gần như trắng tay:-o=))
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Hiện nay bộ trưởng khđt là dân Ht, mà Ht với NA là một, lại thêm phó thủ tướng VĐH phụ trách kinh tế nữa nên họ quá lợi.
Tội 3 tỉnh Bình - trị- thiên k có ai nên gần như trắng tay:-o=))
ta 15 năm nay ko có ai bên cp nhưng vẫn phát triển ko quá tệ, đó là do cái thế đất xứ Thanh của ta phải như thế!
Xứ ông râu dài mà được như ta thì ôi thôi phần đồng bằng đòi tách lên tttw là cái chắc!
 

Divephiamattroi

Thành viên tích cực
Ngoài HN, và SG, thì Nghệ an là địa phương duy nhất có NQuyet của BCC.
Mặc định thế rồi, không riêng TH mà 60 tỉnh thành còn lại họ cũng im lặng.
Bởi bàn luận, phân tích nhiều, cũng thế,
Các nơi khác họ không nói ra, thì TH cứ lên tiếng làm gì.
Các tỉnh phía Nam họ đâu cần phải danh hiệu trung tâm này nọ, và cũng không hay nhìn sang hàng xóm.
Đồng Nai, Bà rịa- Vũng tàu, Bình dương, hay Khánh hòa họ cứ phát triển ầm ầm, mà không cần quan tâm nơi khác thế nào.

Nếu cái danh Trung tâm vùng BTB nó quan trọng đến thế,
Thì kẻ giành giật, và ấm ức phải là Thừa thiên -Hue, chứ không phải TH.
Vậy mà họ cứ âm thầm, nhẫn nhịn. Cũng có lý do của nó.
Hay chính họ mới là kẻ bản lĩnh, thức thời.

Càng bực tức, cay cú thì dân NA họ càng hả hê.
Còn các tỉnh khác họ chê cười. Coi thường.
 
Last edited:

thanhky.prov

Thành viên
Em nói có ý đúng.
-Thế nào để biết một vùng đất giàu có?
Nhìn nhà hay đếm xe?
Nếu nhìn nhà thì miền nam rất nghèo vì dân họ ko cần làm nhà to!
Nhà và xe là do sự sĩ diện mà ra.
Ở đâu có nhiều ngân hàng,cho vay mạnh thì ở đó có nhiều nhà,nhiều xe, vì họ vay tiền làm nhà,mua nhà,mua xe!
-Ko thể nói một vùng đất ko có công nghiệp phát triển ở vnà giàu có dc. Việt Nam chưa đạt đến đẳng cấp của châu âu để mà đòi làm dịch vụ! 50 năm nữa hãy làm điều đó.
Mà dịch vụ là cảng biển, du lịch,bán lẻ hàng hoá,xuất khẩu, nhập khẩu....
Xứ họ thua ta tất!
Chẳng việc gì mà ko ngần ngại nói rằng. Nghệ An ko xứng đáng để đòi làm trung tâm kinh tế bắc trung bộ.
Mãi mãi ko làm dc,vì nó có vị trí địa lý bị tỉnh ta chắn ngang!
Hai tỉnh tương đồng thì tỉnh nào gần hn hơn sẽ hưởng lợi.
Tỉnh ta suốt 4000 năm luôn lãnh đạo đất nước như Bà triệu, dương đình nghệ, lê hoàn,lê lợi và triều hậu lê, chúa trịnh,chúa nguyễn...
Chưa bao giờ mảnh đất xứ nghệ nổi lên giành quyền chính trị,trung tâm dc với xứ Thanh cho đến một ngày cái ông râu dài,mặt xương gì đó xuất hiện.
Ông ta rước cái bảo bối từ đâu đâu về làm khổ cả dân tộc, khốn nạn đến tận giờ!
Quê hương ông ta dc dịp ngóc dậy đòi làm vương làm tướng!
Đòi làm thể thao vùng(có vận động viên nào đi seagame,asias chưa nhỉ), đòi giải quyết nhiệm vụ trọng yếu về kinh tế mà có mẹ nào đến đầu tư, FDI là con số 0, đòi phân phối khách du lịch cho cả vùng(thằng ngu nào tham mưu cho lãnh đạo tỉnh cái câu ngu dốt nhất trên đời nay-chắc khách đến vinh rồi mới đi thanh hoá,huế...hả)
Xứ Thanh ko chấp nhận và chưa bao giờ chấp nhận bị xứ nghệ lấn lướt (1930-1990,giai đoạn tồi tệ này đã qua).
Ngày nay, th ta trội lên về mọi mặt. Nếu tổ chức hội nghị thu hút đầu tư chung của vùng và đặt lên bàn cân nhà đầu tư sẽ thấy đâu là vùng đất đáng đầu tư!
Tự dưng nghĩ ra cái danh xưng trung tâm kinh tế văn hoá btb rồi xin ttg, bctrị phê vào
Xứ Thanh với truyền thống văn vất, văn minh không chấp nhận điều đó. Tỉnh ta suốt 4000 năm luôn lãnh đạo đất nước như Bà triệu, dương đình nghệ, lê hoàn,lê lợi và triều hậu lê, chúa trịnh,chúa nguyễn... (trích từ Hac.thanh)
 
R

Repsol

Khách vãng lai
ta 15 năm nay ko có ai bên cp nhưng vẫn phát triển ko quá tệ, đó là do cái thế đất xứ Thanh của ta phải như thế!
Xứ ông râu dài mà được như ta thì ôi thôi phần đồng bằng đòi tách lên tttw là cái chắc!
Dù NA được ưu ái nhiều, được chọn trung tấm vùng nhưng k qua nổi Th đâu, công ngiệp du lịch đều thua cả.
Đúng là cái thế Th như vậy rùi=))=))=))
 

Divephiamattroi

Thành viên tích cực
Cái NQ đó chỉ duy nhất NA được hưởng
Đến 5 tp TTTW kia nó còn không ý kiến
Rồi bao nhiêu tỉnh khá giàu kia, mỗi năm đóng góp cho TW bao nhiêu là tiền để nuôi các tỉnh nghèo
Thì họ không tỵ nạnh, bức xúc
Nhưng họ có kêu đâu, toàn những anh có máu mặt cả đấy.
Kêu thì giải quyết được gì
TH cứ hay nói về lịch sử oai hùng,
Nhưng chỉ là vị thế chính trị,
Còn về kinh tế, ngay cả thời vua Lê thánh Tông cực thịnh
Thì TH chưa bao giờ là một vùng đất sầm uất.
Nay cứ vận lịch sử ra, họ lại cho rằng sống trong hào quang quá khứ, mê ngủ
Thời đại HCM chứ không phải thời Hậu Lê,

Cái NQ ưu đãi đó, nó có lấy đi của TH cái gì đâu,
NA hàng năm họ vẫn còn phải nhận từ TW 60-70% ngân sách ai chả biết.
Cái NQ đó, nó chỉ như đưa cho NA cái cần câu thôi, còn muốn có cá thì họ phải tự thân

Nếu HCM mà quê TH thì TH có đòi hỏi không?
Chắc chắn là không ngồi im chịu thiệt rồi.
 

Divephiamattroi

Thành viên tích cực
Thời xưa, TH không ngẫu nhiên mà có tên, là Ái châu, cái tên hàng ngàn năm qua là đủ để nói nhiều điều.

Thời xưa, TH là đất thang mộc, quê vua chúa nên dân được miễn rất nhiều loại thuế
Quan đầu tỉnh phải là chức rất lớn, tương đương uvbcc bây giờ.

Đi thi còn tổ chức tận TH, tuyển lính cũng phải vào TH, còn lính từ TH thì ưu ái đến mức thành kiêu binh, lấn át cả quan địa phương

36 phố phường ngày nay, những người HN gốc ở đây đến 70% là gốc TH từ thời Hậu Lê
Thành nhà Hồ, thành Tây đô, hay An tôn vật liệu trừ đá lớn ra thì còn lại là dỡ kinh thành Thăng long mang vào, từ viên gạch, đến cái cột, cái kèo. ...
Đó quê hương của Vua được đặc ân vậy đó, kéo dài hàng mấy trăm năm, từ thời này đến thời khác.
Nên nó đã hình thành tính cách con người mảnh đất này: Không chịu thua kém ai.
Không chấp nhận bị lép vế

Những năm qua nếu TH không mạnh thì người ta đã mang cái Lọc dầu vào Cửa lò, hoặc Vũng áng rồi.

Có cái KKT Nghi sơn, rồi lại cái Sân bay...
Thì tưởng các nơi họ thích lắm à, không riêng hàng xóm mà cả nước họ tỵ.

Vậy mới biết cái uy linh của các bậc tiên đế với mảnh đất này còn lớn lắm, chưa bao giờ bị rẻ khinh.

Tuy có lúc thịnh lúc suy, Song hào kiệt đời nào cũng có.
 
Last edited:

Mienque

Thành viên tích cực
Lọc dầu là do nhà đầu tư họ chọn lựa địa điểm chứ ông.
Thời xưa, TH không ngẫu nhiên mà có tên, là Ái châu, cái tên hàng ngàn năm qua là đủ để nói nhiều điều.

Thời xưa, TH là đất thang mộc, quê vua chúa nên dân được miễn rất nhiều loại thuế
Quan đầu tỉnh phải là chức rất lớn, tương đương uvbcc bây giờ.

Đi thi còn tổ chức tận TH, tuyển lính cũng phải vào TH, còn lính từ TH thì ưu ái đến mức thành kiêu binh, lấn át cả quan địa phương

36 phố phường ngày nay, những người HN gốc ở đây đến 70% là gốc TH từ thời Hậu Lê
Thành nhà Hồ, thành Tây đô, hay An tôn vật liệu trừ đá lớn ra thì còn lại là dỡ kinh thành Thăng long mang vào, từ viên gạch, đến cái cột, cái kèo. ...
Đó quê hương của Vua được đặc ân vậy đó, kéo dài hàng mấy trăm năm, từ thời này đến thời khác.
Nên nó đã hình thành tính cách con người mảnh đất này: Không chịu thua kém ai.
Không chấp nhận bị lép vế

Những năm qua nếu TH không mạnh thì người ta đã mang cái Lọc dầu vào Cửa lò, hoặc Vũng áng rồi.

Có cái KKT Nghi sơn, rồi lại cái Sân bay...
Thì tưởng các nơi họ thích lắm à, không riêng hàng xóm mà cả nước họ tỵ.

Vậy mới biết cái uy linh của các bậc tiên đế với mảnh đất này còn lớn lắm, chưa bao giờ bị rẻ khinh.

Tuy có lúc thịnh lúc suy, Song hào kiệt đời nào cũng có.
 
L

lephongqx

Khách vãng lai
Ngoài HN, và SG, thì Nghệ an là địa phương duy nhất có NQuyet của BCC.
Mặc định thế rồi, không riêng TH mà 60 tỉnh thành còn lại họ cũng im lặng.
Bởi bàn luận, phân tích nhiều, cũng thế,
Các nơi khác họ không nói ra, thì TH cứ lên tiếng làm gì.
Các tỉnh phía Nam họ đâu cần phải danh hiệu trung tâm này nọ, và cũng không hay nhìn sang hàng xóm.
Đồng Nai, Bà rịa- Vũng tàu, Bình dương, hay Khánh hòa họ cứ phát triển ầm ầm, mà không cần quan tâm nơi khác thế nào.

Nếu cái danh Trung tâm vùng BTB nó quan trọng đến thế,
Thì kẻ giành giật, và ấm ức phải là Thừa thiên -Hue, chứ không phải TH.
Vậy mà họ cứ âm thầm, nhẫn nhịn. Cũng có lý do của nó.
Hay chính họ mới là kẻ bản lĩnh, thức thời.

Càng bực tức, cay cú thì dân NA họ càng hả hê.
Còn các tỉnh khác họ chê cười. Coi thường.
Vấn đề là được hưởng lợi từ mấy cái NQ, nhưng các anh tư bản không nhìn vào mấy cái NQ đó. Họ chỉ quan tâm đến việc đầu tư có sinh lời hay ko thôi. Vì thế nên kinh tế NA mãi chẳng có nhà đầu tư lớn tư bản tìm đến.
 

Divephiamattroi

Thành viên tích cực
Lọc dầu là do nhà đầu tư họ chọn lựa địa điểm chứ ông.
Trước khi có cái Lọc dầu bây giờ thì Nghi sơn đã được nước ngoài họ quan tâm từ rất lâu rồi,
Mãi sau này Dự án lọc dầu đến VN tìm hiểu thì họ được giới thiệu khoảng vài 3 địa điểm,
Nhưng họ chỉ chọn Nghi sơn.
Nếu hồi đó ngươi ta cố tình gây sức ép, cho thêm ưu đãi để chọn địa điểm khác thì khả năng trên cũng dễ xảy ra.
Nói chung để có LHD Nghi sơn bây giờ là cả một câu chuyện dài.
TH tốn rất nhiều công sức, thời gian và cộng cả sự may mắn, mới được như hôm nay.
 
Last edited:
R

Repsol

Khách vãng lai
Lọc dầu Nghi sơn có công lớn của LKP hồi đó, ngoài vị trí tốt ra thì định hướng chính trị k hề nhỏ.
Lọc dầu Dung quất cũng vậy, quê của TĐLuong thời đó. Tại sao k chọn 1 nơi khác mà chọn Qngãi=))=))=))
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Lọc dầu Nghi sơn có công lớn của LKP hồi đó, ngoài vị trí tốt ra thì định hướng chính trị k hề nhỏ.
Lọc dầu Dung quất cũng vậy, quê của TĐLuong thời đó. Tại sao k chọn 1 nơi khác mà chọn Qngãi=))=))=))
quảng ngãi thì đúng, nhưng với thanh hóa thì ko đúng nhé.
ko ép nhật phải đầu tư chỗ nọ chỗ kia được.
Nếu ép được thì Lọc dầu nghi sơn đã về nơi khác rồi.
Cơ bản là Nghi Sơn còn hoang hóa dễ giải phóng mặt bằng và làm được cảng nước sâu.
nếu làm ở cửa Lò có chấp nhận hốt sạch 30km2 mất gọn bãi biển không? Giải phóng dân nổi không?
tương tự cho hải phòng, vũng tàu....
điểm duy nhất có thể đặt lọc dầu là vũng áng, nhưng mà nó hơi xa thị trường tiêu thụ lớn là miền bắc, ngoài ra người ta còn muốn làm công nghiệp phụ trợ nên nó ko thể quá xa hai đầu não là HN, SG.
tóm lại đặt tại Nghi Sơn là do Nhật chọn.
cũng như vingroup đầu tư ở TH, tỉnh cố tình giới thiệu Sầm Sơn nhưng họ chọn TP.
Sungroup tỉnh cũng cố tình giới thiệu Sầm Sơn nhưng họ lại chọn Bến En.
Dung Quất là của PVN nên các anh ấy bắt đầu tư ở đâu thì phải đầu tư ở đó!
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Thanh Hóa sử dụng tăng thu ngân sách để xây dựng hạ tầng KKT, KCN
6:38 PM, 24/03/2016

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến chỉ đạo về việc sử dụng 50% tăng thu ngân sách địa phương năm 2015 để thực hiện cải cách tiền lương năm 2016 của tỉnh Thanh Hóa sang thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.






Ảnh minh họa

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ cho phép tỉnh Thanh Hóa chuyển tối đa không quá 612 tỷ đồng trong tổng số 50% nguồn tăng thu ngân sách địa phương năm 2015 để thực hiện cải cách tiền lương năm 2016 còn lại sang thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu kinh tế trọng điểm Nghi Sơn và Khu Công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng.


Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tỉnh Thanh Hóa phải tự sắp xếp, cân đối nguồn ngân sách địa phương để bảo đảm thực hiện các chế độ chính sách liên quan đến tiền lương và cải cách tiền lương năm 2016, không đề nghị ngân sách trung ương hỗ trợ thêm ngoài dự toán đã được giao để thực hiện các chế độ chính sách nêu trên.

Việc quản lý, sử dụng số kinh phí trên thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định có liên quan. Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư giám sát việc sử dụng nguồn vốn nêu trên tại địa phương.

Theo UBND tỉnh Thanh Hóa, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh chỉ đáp ứng được khoảng 30-35% nhu cầu chi ngân sách địa phương nên chưa có điều kiện cân đối, bố trí vốn đầu tư hoàn thiện hạ tầng khu kinh tế, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu kinh tế trọng điểm Nghi Sơn và Khu công nghiệp Lam Sơn-Sao Vàng với nhiều tiềm năng, lợi thế trong thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hóa và vùng Nam Thanh – Bắc Nghệ.

Khu kinh tế Nghi Sơn đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý mở rộng diện tích lên 106.000 ha với mục tiêu phát triển chủ yếu là xây dựng Khu kinh tế thành một khu vực phát triển công nghiệp tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực gắn với việc xây dựng và khai thác có hiệu quả cảng biển nước sâu Nghi Sơn, trọng tâm là công nghiệp lọc – hóa dầu và công nghiệp cơ bản. Khu kinh tế Nghi Sơn được Thủ tướng Chính phủ đồng ý lựa chọn là một trong 5 nhóm khu kinh tế ven biển trọng điểm giai đoạn 2013-2015 để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn NSNN giai đoạn 2016-2017.

Khu công nghiệp Lam Sơn – Sao Vàng được xác định trong quy hoạch chung đô thị Lam Sơn – Sao Vàng với chức năng là khu công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, ưu tiên thu hút các ngành công nghiệp điện tử, viễn thông, nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào nông nghiệp…; được Thủ tướng Chính phủ đồng ý xây dựng thành khu công nghiệp công nghệ cao.
 

Divephiamattroi

Thành viên tích cực
Dạo này toàn các vị viết dài, đọc mệt lắm, chả hiểu được,
Tui chỉ khoái món ảnh thôi.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
ÔNG CHỦ KUWAIT NÓI GÌ VỀ DỰ ÁN LỌC HÓA DẦU LỚN NHẤT VIỆT NAM?

Bakheet Al Rashidi - Chủ tịch kiêm CEO của KPI cho biết dự án Lọc dầu Nghi Sơn tại tỉnh Thanh Hóa là một phần trong chiến lược xoay trục của tập đoàn về phía châu Á. KPI hy vọng dự án sẽ hoàn thành cơ bản vào cuối năm 2016, và vào giữa năm 2017 sẽ cho ra thành phẩm.

Công ty Dầu khí quốc tế Kuwait (KPI) hiện là cổ đông lớn nhất trong dự án tổ hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn tại Thanh Hóa với 35,1% cổ phần; 2 đối tác khác từ Nhật Bản là Idemitsu Kosan và Mitsui Chemicals giữ 39,8% và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam giữ 25,1% cổ phần.

KPI hiện điều hành gần 5.000 cây xăng (chủ yếu dưới thương hiệu Q8) ở 23 quốc gia, 2 chuỗi lọc hóa dầu với khoảng 300.000 thùng dầu một ngày (trong đó cổ phần của KPI là 200.000 thùng một ngày) và bán nhiên liệu cho hơn 200 hãng hàng không ở 60 sân bay khắp thế giới.

Bakheet Al Rashidi - Chủ tịch kiêm CEO của KPI cho biết dự án Lọc dầu Nghi Sơn tại tỉnh Thanh Hóa là một phần trong chiến lược xoay trục của tập đoàn về phía châu Á. Dự án này có tổng vốn đầu tư 9 tỉ USD là dự án đầu tư nước ngoài (FDI) lớn nhất tại Việt Nam và là dự án lọc hóa dầu lớn nhất Đông Nam Á tính đến thời điểm hiện tại.

Theo Al Rashida, dự án này là thách thức lớn nhất với ông kể từ khi ông lên điều hành KPI cách đây 2 năm. “Nó không chỉ đại diện cho một dự án khổng lồ mà còn tượng trưng cho nỗ lực của công ty trong việc đa dạng hóa nguồn thu nhập của mình vào các thị trường mới nổi tăng trưởng nhanh ở Châu Á.”, ông nói.

Al Rashidi cho biết hiện siêu dự án này đã hoàn thành 50% tiến độ. KPI hy vọng dự án sẽ hoàn thành cơ bản vào cuối năm 2016, và vào giữa năm 2017 sẽ cho ra thành phẩm.

"Việt Nam ngày nay là một trong những khách hàng lớn của chúng tôi. Và đó là yếu tố quan trọng đảm bảo thị trường tiêu thụ cho dầu thô từ Kuwait. Hơn ai hết chúng tôi biết rằng nhà máy lọc dầu là xương sống của bất kỳ ngành công nghiệp nào và dĩ nhiên bất kỳ quốc gia nào muốn phát triển lĩnh vực công nghiệp sẽ cần phải bắt đầu bằng đầu tư 1 nhà máy lọc dầu”, Al Rashidi cho biết.

Chủ tịch KPI nhận định các lợi ích gắn liền với nhà máy lọc dầu không chỉ mở rộng đến xăng, dầu hỏa, khí dầu mỏ và nhiều sản phẩm khác mà nó tạo ra đồng thời nó còn cung cấp một cú huých cho việc làm địa phương.

Ông cho biết thông thường các nhà máy lọc dầu tốn từ 7 - 10 USD chi phí để sản xuất mỗi thùng dầu. Với 1 nhà máy công suất 200.000 thùng/ngày thì mỗi tháng sẽ tiêu tốn 2 triệu USD chi phí hoạt động bao gồm tiền lương, nguyên vật liệu… Đây sẽ là một nguồn lợi cho bất kỳ nước nào được đặt nhà máy lọc dầu nhất là về vấn đề giải quyết việc làm.

Theo quan điểm của Al Rashidi thì dự án lọc dầu muốn thành công trong tương lại phải có công suất tối thiểu 200.000 thùng/ngày và phải là các tổ hợp sản xuất có quy trình tích hợp.

“Khi thị trường không đủ mạnh, những công ty lọc dầu nhỏ hơn sẽ đối mặt với biên lợi nhuận tiêu cực. Tôi cảm thấy họ sẽ nhanh chóng không có tươn g lai trên một thị trường mở”. Ông khẳng định tương lại của KPI sẽ là ở châu Á và sự thành công của KPI sẽ phụ thuộc vào tính bền vững và khả năng sinh lợi của các dự án ở khu vưc Châu Á.

Nhận định về giá dầu thế giới trong thời gian tới, Al Rashidi đồng ý với quan điểm của OPEC là để thị trường quyết định giá dầu thô thay vì hạn chế lượng cung để quyết định giá và dự báo trong thời gian 12 - 24 tháng tới giá dầu sẽ dao động trong khoảng 60-80 USD/ thùng còn trong dài hạn giá dầu có thể đạt mức 80 USD/ thùng.

Al Rashidi thừa nhận giá dầu giảm từ mức 100 xuống 50 USD tác động tiêu cực đến công ty mẹ của KPI là Tập đoàn Dầu khí Kuwait (KPC) khiến doanh thu của KPC giảm 1/3 trong năm tài chính 2015-2016 ở mức 52 tỉ USD. Tuy nhiên KPI lại không bị ảnh hưởng bởi xu thế chung này, minh chứng là doanh thu trong năm tài chính 2014 - 2015 dự báo sẽ tăng 1,2% so với cùng kỳ năm trước và đạt mức 18 tỉ USD.

Lý giải điều này ông cho biết: “Vì là một công ty lọc hóa dầu nên chúng tôi ít may mắn hay các doanh nghiệp hoạt động ở công đoạn trước (trong chuỗi giá trị dầu mỏ) vì họ chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc dầu thô rớt giá. Trong khi đó chúng tôi kinh doanh dựa trên biên chênh lệch giữa giá thành phẩm và giá dầu thô (nguyên liệu đầu vào) và mức biên này không liên hệ trực tiếp với giá dầu thô".
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Công ty TNHH Thương mại Đầu tư Xây dựng Hoàng Gia đang xin đầu tư dự án Khu đô thị Hoàng Gia ở quảng phú, quảng tâm.
 

Facebook Comment

Chủ đề tương tự

Chủ đề được quan tâm nhất

Top