• Lưu ý đọc kỹ nội quy trước khi đăng bài để tránh bị bannick, xóa bài. Xem hướng dẫn đăng bài và tính năng UP tin miễn phí
  • Thông báo về việc đăng bài & đăng ký thành viên áp dụng tại thread Hot news, Projects & Developments
    - Phải đăng ký thành viên mới có thể đăng bài tại thread này.
    - Nếu gặp khó khăn khi đăng ký, vui lòng liên hệ qua email : thanhhoaonline.net@gmail.com để được hỗ trợ đăng ký và kích hoạt tài khoản.

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Nghệ An phải khẳng định được vốn quý về con người

Ông Huỳnh Quang Hải - Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH VSIP Nghệ An cho biết: VSIP đã đưa hơn 67 doanh nghiệp, đặc biệt các đối tác nước ngoài, cụ thể là có 47 công ty từ Bình Dương ra, nhưng trong suốt thời gian qua chỉ ký được hai dự án. Hầu như vấn đề các nhà đầu tư lo ngại về kết nối hạ tầng, trong đó có cảng biển, vì các công ty này cần cảng để xuất, nhập khẩu.

Chia sẻ những khó khăn về hạ tầng, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho biết: Theo đánh giá, hàng hóa đi theo đường biển từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương qua eo biển Malacca chi phí lớn. Do đó, các nước rất tâm đắc với tuyến cao tốc nối về Thanh Thủy - Pacxan (Lào). Nếu tuyến đường này được thực hiện, Nghệ An được xác định là điểm trung chuyển hàng hóa giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý xây dựng cụm cảng biển quốc tế và nội địa ở Cửa Lò.

“Xuất hiện cơ hội này, chúng ta phải nghĩ đến để định hướng cho Nghệ An phát triển” - Thứ trưởng Lê Đình Thọ cũng đề nghị, quy hoạch sớm cảng Cửa Lò bao trùm lên cảng Nghi Thiết và phân khu chức năng rõ ràng, đặc biệt quy hoạch cảng thì cần có hậu cần sau cảng để trung chuyển hàng hóa khi có tuyến đường cao tốc này.

Một vấn đề khác mà đại diện lãnh đạo Bộ GTVT đề cập đó là Cảng Hàng không Vinh đã trở nên quá tải, cần phải cải tạo nhà ga cũ thành nhà ga quốc tế có đường ống dẫn để đưa đón khách.

Từ những kiến nghị đề xuất này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý chủ trương tiến hành sớm đường cao tốc Pacxan - Thanh Thủy và chính thức giao Bộ Giao thông Vận tải xử lý các nguồn lực để triển khai tuyến đường quan trọng này gắn với xây dựng Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy.
Về sân bay Vinh, Thủ tướng cũng giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì để sớm làm nhà ga và một số trang thiết bị cần thiết để có sân bay quốc tế. Thủ tướng cũng đồng ý xây dựng cụm cảng biển quốc tế và nội địa ở Cửa Lò; tuy nhiên, người đứng đầu Chính phủ lưu ý, phải quy hoạch phân khu chức năng để không có mâu thuẫn trong việc phát triển lâu dài.

“Cửa khẩu, đường bộ quốc tế, sân bay quốc tế để Nghệ An vươn lên phát triển mạnh mẽ”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý chủ trương nghiên cứu để triển khai sớm cầu Cửa Hội; còn đối với đại lộ Vinh - Cửa Lò, Thủ tướng chia sẻ: “Từ rất lâu tôi muốn xây dựng TP. Vinh thành thành phố lớn 1 triệu dân. Khi đó, Cửa Lò và Vinh là một đơn vị hành chính và là thành phố biển nổi tiếng của Việt Nam. Cho nên đại lộ Vinh - Cửa Lò rất cần thiết. Chúng tôi sẽ đồng ý ghi trái phiếu Chính phủ bổ sung cho các đồng chí, ngoài ra các đồng chí có hình thức đầu tư khác để xây dựng đại lộ này”.

http://www.baomoi.com/nghe-an-phai-k...c/20103397.epi
ps: anh lê đình thọ là người Thanh Hóa, anh ấy có phát biểu trên chứng tỏ lãnh đạo tw họ có cái nhìn khách quan chứ ít khi cục bộ địa phương
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
trường Tây Đô bỏ hoang mấy năm nay sắp chuyển thành Khu dịch vụ thương mại hỗn hợp Tây Đô của Công ty Cổ phần LS Tây Đô!
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Thị xã Bỉm Sơn hướng tới thành phố công nghiệp văn minh, giàu đẹp

Khu dân cư mới phía Bắc Công ty Licogi 15 góp phần tạo diện mạo mới cho thị xã Bỉm Sơn.
Ảnh: Lê Đồng
(THO) - Thực hiện mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc tỉnh vào năm 2018, Bỉm Sơn đã và đang nỗ lực thực hiện hiệu quả công tác quy hoạch, thúc đẩy quá trình đô thị hóa.

Những khu dân cư mới với biệt thự, nhà cao tầng khang trang, kiến trúc hiện đại trên triền đồi và dọc theo những con đường mới được quy hoạch. Hệ thống cây xanh rợp bóng trên các tuyến đường và khu dân cư mới. Dấu ấn quá trình đô thị hóa của thị xã Bỉm Sơn là hết sức mới mẻ, rõ nét. Anh Trần Xuân Việt, Phó trưởng Phòng Quản lý đô thị thị xã, tự hào: Chỉ từ năm 2010 đến nay, thị xã đã quy hoạch và xây dựng 7 khu dân cư mới, làm thay đổi hẳn bộ mặt đô thị, điển hình như khu dân cư phía Bắc Công ty Licogi 15, khu dân cư phía Nam đường Trần Phú... Các khu này thể hiện khá rõ tầm nhìn hướng đến xây dựng thành phố Bỉm Sơn trong tương lai gần, như kiến trúc hiện đại, hạ tầng đồng bộ, nhiều tuyến đường giao thông trong khu đô thị rộng tới 25m, đường hẹp nhất cũng 5,5m, cây xanh mật độ đảm bảo theo quy định...
Tuy nhiên, hiện nay, thị xã có 11 tuyến phố chính trong khu vực nội thị với tổng chiều dài là 36,5km, nhưng mới có 5 tuyến phố được đầu tư vỉa hè với chiều dài 15,7km; có 8 tuyến đường có chỉ giới đường đỏ rộng hơn 11,5m. Chiều dài các tuyến đường nối đường trục chính có 47 tuyến với chiều dài khoảng 20km và đường nội bộ khu dân cư dài 97,03 km nhưng mặt đường hẹp, lề đường chủ yếu là lề đất và chưa được đầu tư rãnh thoát nước dọc và vỉa hè đồng bộ...
Để khắc phục những hạn chế trong quá trình phát triển, thị xã đã phối hợp với các chuyên gia về đô thị, tiến hành khảo sát, nghiên cứu quy hoạch thúc đẩy quá trình đô thị hóa và báo cáo UBND tỉnh. Năm 2013, UBND tỉnh đã phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung thị xã Bỉm Sơn đến năm 2030, tầm nhìn sau năm 2030. Các quy hoạch phân khu cũng được lập phủ kín 60% diện tích thị xã. Đến nay, hầu hết diện tích đất nội thị đã được quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 với 6 đồ án. Hiện nay, thị xã đã và đang lập quy hoạch phân khu đối với khu phía Đông thị xã và khu phía Nam sông Tam Điệp nhằm phủ kín quy hoạch phân khu thị xã. Công tác quy hoạch giúp cho việc xác định chức năng sử dụng đất và quỹ đất cần sử dụng, như: Quỹ đất để phát triển hạ tầng công cộng, quỹ đất để thực hiện phát triển hạ tầng xã hội... từ đó tạo nên cơ sở quản lý sử dụng đất phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng và phát triển đô thị.
Trong xây dựng các công trình nhà ở, từ năm 2010 đến nay, UBND thị xã Bỉm Sơn đã cấp hơn 1.500 giấy phép xây dựng, vì vậy kiến trúc cảnh quan đô thị đang từng bước được cải thiện. Nhiều khu đô thị mới đã được lập quy hoạch chi tiết và triển khai như: Khu dân cư Nam Trường Tiểu học Ba Đình; khu dân cư Nam đường Trần Phú, phường Ba Đình; khu dân cư Nam khu phố 6, phường Ba Đình; khu biệt thự phía Tây đường Nguyễn Đức Cảnh... Cũng trong 5 năm qua, thị xã đã đầu tư nâng cấp, cải tạo và xây mới 34,5 km đường giao thông; các trục đường chính khu công nghiệp cũng được đầu tư, tuyến Quốc lộ 1A qua thị xã được nâng cấp đồng bộ, phủ nhựa và bê tông hóa các tuyến đường giao thông các khu dân cư... Ven các trục đường giao thông, các công trình chiếu sáng nghệ thuật và đèn led trang trí, các bảng hoa văn treo trên cột đèn sáng công cộng đã tạo nên bộ mặt đô thị mới.
Nhiều công trình công cộng, tầm cỡ cũng đang được xây dựng. Điển hình là Trung tâm Hội nghị - Văn hóa thị xã, quy mô 450 chỗ ngồi, có phòng triển lãm, thư viện, các phòng chức năng văn hóa... Công trình với tổng vốn đầu tư hơn 50 tỷ đồng này hiện đã xây dựng xong phần móng, dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2017, mang theo kỳ vọng sẽ tạo ra điểm sinh hoạt văn hóa, vui chơi cho nhân dân thị xã cũng như điểm nhấn trong quy hoạch. Một khu quần thể thể thao diện tích 7,5 ha tại phường Ba Đình cũng đang được triển khai làm thủ tục đầu tư...
Thời gian tới, thị xã tiếp tục đầu tư nâng cấp đường Trần Phú đoạn từ Quốc lộ 1A đến Cầu Cổ Đam; nâng cấp, mở rộng đường Trần Hưng Đạo, đường Tôn Thất Thuyết đoạn qua khu vực trung tâm hội nghị, đường Quang Trung 1; xây dựng cầu vượt tại ngã tư đường tỉnh 522 với Quốc lộ 1A; nâng cấp mặt đường đê Tam Điệp từ cầu Tam Điệp đến cầu Hà Lan kết hợp với việc cải tạo sông Tam Điệp tạo mặt nước cảnh quan đô thị. Nói thêm về quy mô và xu hướng phát triển của thị xã, anh Trần Xuân Việt, chia sẻ: Bỉm Sơn sẽ phát triển và mở rộng thêm quy mô về phía Nam – bên kia sông Tam Điệp bởi thị xã chuẩn bị sửa chữa và nâng cấp đường trục chính Trần Phú qua phường Phú Sơn và xã Quang Trung. Khi phát triển thêm trục đường rộng 40 m này, sẽ có thêm 130 ha đất dọc hai ven đường được quy hoạch, xây dựng hạ tầng hiện đại để phát triển thêm các khu dân cư, khu dịch vụ, vui chơi giải trí, công trình công cộng.
 
N

Nong dan

Khách vãng lai
Trước đây nói cảng Chân mây là đầu mối của hành lang Đông tây, rồi lại nói cảng Vũng áng cũng thế, giờ cảng Cửa lò cũng nói vậy là sao các bác:eek:
 
N

Noname

Khách vãng lai
Trước đây nói cảng Chân mây là đầu mối của hành lang Đông tây, rồi lại nói cảng Vũng áng cũng thế, giờ cảng Cửa lò cũng nói vậy là sao các bác:eek:
Có nghĩa là cho các chú lên hết đường đua. Nếu chú nào có tiền, thu hút được đầu tư thì làm Vua thua thì tỉnh đó càng nghèo :)
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Tỉnh nên dành tiền làm giao thông cho Hải Tiếb, đảm bảo 7-10 năm nữa có một Sầm Sơn thứ hai..
 
N

Nong dan

Khách vãng lai
Cảng Cửa Lò cũng đón được tàu 70.000 tấn, kinh phết.hqua xem truyền hình quốc hội thấy nói nhiều lắm =)). Tóm lại là vẫn không ăn thua.
Theo lời bác Fuc nói muốn xây dựng Vinh thành tp 1 triệu dân để xứng tầm trung tâm Btb, nếu vậy thì Vinh sẽ càng bỏ xa Tp ta mất[-(:o)
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Theo lời bác Fuc nói muốn xây dựng Vinh thành tp 1 triệu dân để xứng tầm trung tâm Btb, nếu vậy thì Vinh sẽ càng bỏ xa Tp ta mất[-(:o)
Bỏ cái gì?
Đừng nghe lãnh đạo hứa,ko được gì cả đâu!
Tp ta cũng quy hoạch lên 1 triệu dân chứ kém ai?
Nhưng ta lại khoái nhiều tp giáp nhau hơn.
Tương lai tỉnh định gộp huyện Đông sơn, sầm sơn vào tp.
Nhưng ta thích để tpth, tp sầm sơn, lập thêm thị xã Đông sơn, thị xã Quảng Xương thì tốt hơn.
 
T

titan

Khách vãng lai
70.000 tấn thì đang còn khuya lắm, làm gì có tiền nói làm là làm luôn, còn lâu mới xong. Nói chung tỉnh nào cũng có cảng khủng cả thôi quan trọng là tính hiệu quả. Đặt mục tiêu TP 1 triệu dân chứ thực tế cũng còn khuya mới đc.
 
N

Nong dan

Khách vãng lai
Để trở thành tp 1 triệu dân đúng nghỉa như Đà nẵng rất khó, tp ta mà để rộng lớn như Đn hiện nay cũng phải trên 30 năm nữa là ít các bác ạ#:-s#:-s
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Để trở thành tp 1 triệu dân đúng nghỉa như Đà nẵng rất khó, tp ta mà để rộng lớn như Đn hiện nay cũng phải trên 30 năm nữa là ít các bác ạ#:-s#:-s
15-20 năm là cùng.
Bây giờ chỉ việc cho ba đô thị là tpth, sầm sơn, đông sơn ép lại nhau.
Làm tốt đổi đấy lấy hạ tầng.
Phát triển thật mạnh thương mại,du lịch, dịch vụ.
Đô thị hóa mạnh mẽ vùng xen giữa hai tp Thanh Hoá và Sầm Sơn.
Trong 20 năm tới đẩy tpth lên 600.000 dân, tp sầm sơn lên 200.000 dân cộng huyện đông sơn là đủ
 

Divephiamattroi

Thành viên tích cực
Nghệ An phải khẳng định được vốn quý về con người

Ông Huỳnh Quang Hải - Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH VSIP Nghệ An cho biết: VSIP đã đưa hơn 67 doanh nghiệp, đặc biệt các đối tác nước ngoài, cụ thể là có 47 công ty từ Bình Dương ra, nhưng trong suốt thời gian qua chỉ ký được hai dự án. Hầu như vấn đề các nhà đầu tư lo ngại về kết nối hạ tầng, trong đó có cảng biển, vì các công ty này cần cảng để xuất, nhập khẩu.

Chia sẻ những khó khăn về hạ tầng, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho biết: Theo đánh giá, hàng hóa đi theo đường biển từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương qua eo biển Malacca chi phí lớn. Do đó, các nước rất tâm đắc với tuyến cao tốc nối về Thanh Thủy - Pacxan (Lào). Nếu tuyến đường này được thực hiện, Nghệ An được xác định là điểm trung chuyển hàng hóa giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý xây dựng cụm cảng biển quốc tế và nội địa ở Cửa Lò.

“Xuất hiện cơ hội này, chúng ta phải nghĩ đến để định hướng cho Nghệ An phát triển” - Thứ trưởng Lê Đình Thọ cũng đề nghị, quy hoạch sớm cảng Cửa Lò bao trùm lên cảng Nghi Thiết và phân khu chức năng rõ ràng, đặc biệt quy hoạch cảng thì cần có hậu cần sau cảng để trung chuyển hàng hóa khi có tuyến đường cao tốc này.

Một vấn đề khác mà đại diện lãnh đạo Bộ GTVT đề cập đó là Cảng Hàng không Vinh đã trở nên quá tải, cần phải cải tạo nhà ga cũ thành nhà ga quốc tế có đường ống dẫn để đưa đón khách.

Từ những kiến nghị đề xuất này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý chủ trương tiến hành sớm đường cao tốc Pacxan - Thanh Thủy và chính thức giao Bộ Giao thông Vận tải xử lý các nguồn lực để triển khai tuyến đường quan trọng này gắn với xây dựng Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy.
Về sân bay Vinh, Thủ tướng cũng giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì để sớm làm nhà ga và một số trang thiết bị cần thiết để có sân bay quốc tế. Thủ tướng cũng đồng ý xây dựng cụm cảng biển quốc tế và nội địa ở Cửa Lò; tuy nhiên, người đứng đầu Chính phủ lưu ý, phải quy hoạch phân khu chức năng để không có mâu thuẫn trong việc phát triển lâu dài.

“Cửa khẩu, đường bộ quốc tế, sân bay quốc tế để Nghệ An vươn lên phát triển mạnh mẽ”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý chủ trương nghiên cứu để triển khai sớm cầu Cửa Hội; còn đối với đại lộ Vinh - Cửa Lò, Thủ tướng chia sẻ: “Từ rất lâu tôi muốn xây dựng TP. Vinh thành thành phố lớn 1 triệu dân. Khi đó, Cửa Lò và Vinh là một đơn vị hành chính và là thành phố biển nổi tiếng của Việt Nam. Cho nên đại lộ Vinh - Cửa Lò rất cần thiết. Chúng tôi sẽ đồng ý ghi trái phiếu Chính phủ bổ sung cho các đồng chí, ngoài ra các đồng chí có hình thức đầu tư khác để xây dựng đại lộ này”.

http://www.baomoi.com/nghe-an-phai-k...c/20103397.epi
ps: anh lê đình thọ là người Thanh Hóa, anh ấy có phát biểu trên chứng tỏ lãnh đạo tw họ có cái nhìn khách quan chứ ít khi cục bộ địa phương

Có vẻ như đây là cơ hội lớn cuối cùng của cái NQ26 BCC ban phát cho tỉnh Nghệ an.
Một mũi tên trúng nhiều đích tại thời điểm này,
Lâu nay NA đã được ưu đãi quá nhiều về cơ chế, chính sách
Nhưng họ đã không, hoặc chậm phát huy được ưu thế đó để bứt phá.
Không có được kết quả như kỳ vọng, hình như họ chỉ có địa lợi, nhân hòa, nhưng còn thiếu Thiên Thời.

Hoặc họ quen với sự trông chờ, có sẵn...... Nên trong cơ chế thị trường họ tỏ ra bị động, lúng túng và không theo kịp sự nhanh nhạy nắm bắt thời cơ, như nhiều địa phương khác.

Cái gì cũng có mặt trái của nó, cơ chế xin cho lâu nay đã vô tình khiến sức ỳ của họ quá lớn, cứ thay đổi môi trường là chậm thích nghi.

Đến nay khi họ thấy giật mình, thì đã hơi muộn, nhiều nơi đã bỏ họ lại sau một khoảng cách không dễ theo kịp.
 
Last edited:

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Có vẻ như đây là cơ hội lớn cuối cùng của cái NQ26 BCC ban phát cho tỉnh Nghệ an.
Một mũi tên trúng nhiều đích tại thời điểm này,
Lâu nay NA đã được ưu đãi quá nhiều về cơ chế, chính sách
Nhưng họ đã không, hoặc chậm phát huy được ưu thế đó để bứt phá.
Không có được kết quả như kỳ vọng, hình như họ chỉ có địa lợi, nhân hòa, nhưng còn thiếu Thiên Thời.

Hoặc họ quen với sự trông chờ, có sẵn...... Nên trong cơ chế thị trường họ tỏ ra bị động, lúng túng và không theo kịp sự nhanh nhạy nắm bắt thời cơ, như nhiều địa phương khác.

Cái gì cũng có mặt trái của nó, cơ chế xin cho lâu nay đã vô tình khiến sức ỳ của họ quá lớn, cứ thay đổi môi trường là chậm thích nghi.

Đến nay khi họ thấy giật mình, thì đã hơi muộn, nhiều nơi đã bỏ họ lại sau một khoảng cách không dễ theo kịp.
Đợi tw làm đường nối lào sang Vinh thì Thanh Hóa ta làm một đường rẽ đi nghi sơn là ngon!
Vấn đề là bắt đầu từ điểm nối nào trên đất Nghệ An và nhỡ họ ích kỷ ko cho đấu nối thì sao?
Mở rộng ql 217 là cứu cánh.
Thanh Hóa cũng ko phải dạng vừa đâu, xin được ít tiền cho ql 217 giai đoạn 2 rồi
ĐỀ NGHỊ VAY HƠN 70 TRIỆU USD NÂNG CẤP QUỐC LỘ 2017 GIAI ĐOẠN 2
05/04/2016 9:35 Sáng


(DĐDN) –Thủ tướng Chính phủ vừa đề nghị Chủ tịch nước phê chuẩn Hiệp định vay cho Dự án nâng cấp mạng lưới giao thông GMS phía Bắc lần 2 (Quốc lộ 217) khoản vay bổ sung vốn vay ADB.


Bộ GTVT Việt Nam và Bộ GTVT Lào cắt băng thông xe dự án nâng cấp quốc lộ 217 giai đoạn 1 vào tháng 1/2016

Được biết, tổng giá trị của khoản vay ADB lần này cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 217 giai đoạn 2 là 71,13 triệu USD, thời hạn vay 25 năm, trong đó 5 năm ân hạn, lãi suất là 2%/năm trong thời gian vay.

Dự án Quốc lộ 217 giai đoạn 2 có tổng mức đầu tư là 1.717,2 tỷ đồng, tương ứng với 80,243 triệu USD do Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư, Ban quản lý dự án I là đại diện chủ đầu tư; được triển khai từ năm 2016 đến năm 2018.

Trong tổng mức đầu tư của Dự án giai đoạn 2, có 2,49 triệu USD vốn dư giai đoạn I; 71,13 triệu USD vốn vay ADB và 6,72 triệu USD vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.

Dự án sẽ tiến hành nâng cấp đoạn tuyến Quốc lộ 217 từ K59+900 – Km104 +475 đi qua địa phận 3 huyện của tỉnh Thanh Hóa là Hà Trung, Cẩm Thủy, Bá Thước đạt tiêu chuẩn đường cấp III miền núi, tốc độ 690 km/h.

Theo đề xuất của Ban quản lý dự án, các hạng mục của Dự án sẽ được phân chia thành 3 gói thầu xây lắp với quy mô gói thầu dao động từ 190 tỷ đồng – 356 tỷ đồng; 8 gói thầu dịch vụ tư vấn và dịch vụ khác.

Trước đó, giai đoạn I của Dự án Nâng cấp mạng lưới giao thông Tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS) phía Bắc thứ 2 – Nâng cấp quốc lộ (QL) 217 tỉnh Thanh Hóa đã được hoàn thành vào tháng 1/2016.

Dự án được khởi công từ tháng 6-/2013 với tổng mức đầu tư 97,4 triệu USD (tương đương với khoảng 1.899 tỉ đồng) gồm 75 triệu USD vay ưu đãi từ nguồn vốn ADF của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và 22,4 triệu USD vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Chủ đầu tư của dự án là Ban Quản lý dự án 1 (Bộ GTVT); tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát dự án là Liên danh TV Yooshin (Hàn Quốc) và Nippon Koei (Nhật Bản).

Dự án thực hiện nâng cấp 94,7km QL217 đi qua ba huyện Cẩm Thủy, Bá Thước và Quan Sơn của tỉnh Thanh Hóa. Điểm đầu của dự án tại Km104+475 (giao giữa QL217 với QL15) xã Đồng Tâm, huyện Bá Thước, điểm cuối tại Km195+400 cửa khẩu Na Mèo, huyện Quan Sơn.

Sau 22 tháng thi công, các nhà thầu hoàn thành việc nâng cấp tuyến chính đoạn Km107+200 đến Km195+400 (cửa khẩu Na Mèo) dài khoảng 88,2km, rộng 7,5m đạt tiêu chuẩn đường cấp 4 miền núi, tốc độ thiết kế 40km/h.

Dự án cũng thực hiện hai gói thầu bổ sung: Nâng cấp 2,8km đoạn đi trùng QL15 với quy mô đường phố chính đô thị thứ yếu có bề rộng mặt đường 11m. Xây dựng mới cầu Eo Lê tại Km38+383,67 và đường dẫn hai đầu cầu. Toàn dự án có 20 cầu được xây dựng mới.

Dự án hoàn thành có ý nghĩa lớn đối với tỉnh Thanh Hóa; bên cạnh đó nó còn có vai trò vô cùng quan trọng với sự phát triển chung của khu vực khi tuyến QL 217 của Thanh Hóa (Việt Nam) cùng với đoạn tuyến đường 6, 6A, 6B của tỉnh Hủa Phăn (Lào) thuộc hành lang Đông Bắc của Tiểu vùng Mê Kông mở rộng kết nối vùng đông bắc Lào với bắc Việt Nam và nối ra biển tại Thanh Hóa.
 

Divephiamattroi

Thành viên tích cực
Đường sá tui không có rành lắm
Nhưng có thể theo kịch bản này:

Tuyển cao tốc sắp xd qua cửa khẩu Thanh Thủy NA
Tới Xieng Khoảng sẽ tách làm 2 nhánh
Một nhánh về NA. Một nhánh tiếp tục đi lên Hủa phăn qua Sầm nưa về Thanh hóa theo ql 217,
Đây là tuyến đường ngắn nhất để kết nối với HN.
Còn nhánh đường về Cửa lò là tuyến đường ngắn nhất ra biển
Mọi thứ vẫn diễn ra theo đúng kế hoạch.
Còn việc TH muốn đấu nối cao tốc Nghi sơn--Sbay TX vào tuyến cao tốc bên NA là rất khó khăn vì nó không có trong quy hoạch
Và NA họ sẽ cho rằng như thế là lãng phí và không cần thiết.
 
Last edited:

Divephiamattroi

Thành viên tích cực
15-20 năm là cùng.
Bây giờ chỉ việc cho ba đô thị là tpth, sầm sơn, đông sơn ép lại nhau.
Làm tốt đổi đấy lấy hạ tầng.
Phát triển thật mạnh thương mại,du lịch, dịch vụ.
Đô thị hóa mạnh mẽ vùng xen giữa hai tp Thanh Hoá và Sầm Sơn.
Trong 20 năm tới đẩy tpth lên 600.000 dân, tp sầm sơn lên 200.000 dân cộng huyện đông sơn là đủ
Cách này cũng rất hay, có sự đột phá trong tư duy
Xu hướng cả nước hiện nay là cứ muốn hoành tráng
Tỉnh nhỏ dân số ít, diện tích chỉ tương đương một huyện trung bình của tỉnh lớn.
Nhưng tp tỉnh lỵ là cứ phải loại 1
Hoặc tìm cách mở rộng, hoặc ghép với nhau để trở thành một tp tầm cỡ.
Còn cách làm của TH thì khác
Họ muốn hình thành một chuỗi đô thị, và lấy đô thị tỉnh lỵ làm trung tâm của một vùng phát triển
Cách làm này có vẻ giống như các nước phát triển trên TG.
Washington, Paris, hay Berlin......... có diện tích nhỏ hơn Hà nội rất nhiều. Xung quanh các tp lớn ấy là những đô thị vệ tinh phát triển theo thế mạnh, phong cách của riêng mình.
 

Facebook Comment

Chủ đề tương tự

Chủ đề được quan tâm nhất

Top