• Lưu ý đọc kỹ nội quy trước khi đăng bài để tránh bị bannick, xóa bài. Xem hướng dẫn đăng bài và tính năng UP tin miễn phí
  • Thông báo về việc đăng bài & đăng ký thành viên áp dụng tại thread Hot news, Projects & Developments
    - Phải đăng ký thành viên mới có thể đăng bài tại thread này.
    - Nếu gặp khó khăn khi đăng ký, vui lòng liên hệ qua email : thanhhoaonline.net@gmail.com để được hỗ trợ đăng ký và kích hoạt tài khoản.

Hac.thanh

Moderator
Staff member
2/9 vingroup khởi công nhà máy Sx ô tô tại Hải Phòng vốn 35.000 tỷ.
Hải Phòng đang trỗi dậy vô cùng mạnh mẽ cả về công nghiệp và du lịch( vingroup, sungroup, hímlam, flc đều đã đầu tư vào du lịch) .
Đã từng có thời điểm họ chùng xuống và bị vài tỉnh ven HN hút hết vốn đầu tư.
Hải Phòng đang có bí thư rất năng động, xuất thân là doanh nhân.
Thanh Hóa từ 2016 đến nay, chưa khi nào khởi công được công trình tầm cỡ nào. Và kể từ 2013, chưa khởi công được dự án công nghiệp động lực nào.
Các dự án cam kết tại hội nghị 2017, cũng chưa khởi công được dự án nào.
Rất sốt ruột. Nếu ko điều hành tốt thu hút vốn đầu tư thì TH sẽ khó thành trung tâm kinh tế lớn được.
Chúng ta cần những dự án công nghiệp lớn như ô tô, máy kéo 4 bánh, điện mặt trời.... sớm khởi công.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Nói vui thôi, sẽ chẳng có đổi tên gì đâu. Thành phố đến khi gộp Sầm Sơn có dân số kể cả quy đổi cỡ 800.000-900.000(nếu ko gộp luôn Sầm Sơn).
Làm lại sổ sách,giấy tờ cho cả ngần ấy số dân ư? Ko bộ ngành nào đồng ý đâu!!
Bằng tổng dân số Bắc Ninh, Ninh Bình.. rồi đấy.
Lẽ ra khi thành lập tp, tỉnh nên đặt nó là Tp Lam Sơn hay Tây Đô
Đó là cái tên vô cùng ý nghĩa.
Tỉnh lỵ Quảng Ninh xưa kia tên là Hòn Gai, rất quê mùa!
1993 khi dc lên tp họ đổi sang Hạ Long.
Mơ mộng chút, TpTh nhập Đông Sơn, lấy cái tên TP Long Sơn, nghe lại oách!!
 

Hoangcoi

Thành viên tích cực
Bác có biết thành phố Vũng Tàu, buôn mê thuật, biên hòa hay Vinh ở đâu không, tên tuổi không nỗi khi tp ko phát triển chứ đã phát triển nhắc đến biết ngay
Nó đã phát triển nhắc đến là biết. Nếu ko phát triển thì ko dc lên báo chí tivi nhiều dân đâu có biết đúng ko. Tp đặt tên khác tỉnh phải có j đấy nổi trội nổi tiếng thì nta mới biết nhiều. Chính vì vậy đặt sao cho ai nghe cũng biết là nó ở đâu ko cần phải giải thik nhiều họ cũng biết.
Còn nói cho hay chứ tên tp là do các bác lãnh đạo tỉnh lựa chọn ko đến lượt mình
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Milk 36 - Phong vị xứ Thanh
Đăng lúc: 18:00:00 31/08/2017 (GMT+7)
(VH&ĐS) Tác giả của “Milk 36”, thương hiệu sữa rất mới và khá ấn tượng này là Lê Nguyên Ngọc, một người con quê gốc Quảng Xương, Thanh Hóa. Sự ra đời của Milk 36 tại quê nhà xứ Thanh là một nỗ lực rất lớn của anh và gia đình trong hành trình đầy gian khó nhằm biến khát vọng thành hiện thực.
Lê Nguyên Ngọc sinh năm 1980, một doanh nhân trẻ nhưng đã có được những thành công đáng trân trọng. Lúc nhỏ, anh từng trải qua một tai nạn bị bỏng nặng cả hai chân, “chết đi sống lại” trong những cơn đau. Nhưng bằng nghị lực của mình, Ngọc đã chiến thắng nỗi đau đớn, dần bình phục. Sau những ngày dài nằm viện, cậu bé Ngọc lại lao vào học tập, luôn giữ vững danh hiệu học sinh giỏi tại những ngôi trường danh tiếng của xứ Thanh. Là học sinh chuyên Hóa của Trường THPT Chuyên Lam Sơn, Ngọc đỗ vào Trường Đại học Xây dựng với điểm số cao, sau khi ra trường anh về công tác tại Sở Xây dựng Hà Nội. Có được vị trí việc làm ổn định ở giữa đất thủ đô, có cơ hội phát triển sự nghiệp đúng ngành nghề như Ngọc là niềm mơ ước đối với nhiều bạn trẻ. Nhưng vì đam mê nghiệp kinh doanh, anh dám bỏ ngang công việc để dấn thân vào thương trường. Anh trai của Lê Nguyên Ngọc cũng đồng chí hướng với Ngọc, sẵn sàng chia tay với nghề bác sỹ quân y, từ trước đến nay vốn được xem là nghề “có giá” nhất trong xã hội, để cùng bước sang lĩnh vực kinh doanh.

Lê Nguyên Ngọc.
Sau 7 năm lập nghiệp, hai anh em Lê Nguyên Ngọc đã gây dựng thành công doanh nghiệp chế biến sữa tại Ba Vì - Hà Nội. Công ty đã hợp tác với hơn 200 hộ nông dân, chăn nuôi trên 1.000 con bò sữa, cung ứng nguồn nguyên liệu tại chỗ lâu dài cho nhà máy; duy trì guồng máy hoạt động với hơn 100 cán bộ, công nhân viên có việc làm thường xuyên, phân phối sản phẩm khắp địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Những thành công nói trên đã tạo tiền đề để Lê Nguyên Ngọc cùng các thành viên trong gia đình tự tin quyết định mở rộng quy mô kinh doanh. Với niềm đam mê, tâm huyết của mình, anh đã về Thanh Hóa xây dựng nhà máy chế biến sữa thứ hai, với mong muốn tạo việc làm cho người lao động trên quê hương, và đóng góp thêm cho xứ Thanh những sản phẩm sữa mang chất lượng dinh dưỡng tốt nhất.

Với sự ra đời của Công ty Cổ phần Sữa Thanh Hóa, Giám đốc Lê Nguyên Ngọc lấy thương hiệu “Milk 36 - Phong vị xứ Thanh” để phát triển, với ý nghĩa đây sẽ là sản phẩm ẩm thực đặc trưng của quê hương Thanh Hóa, nơi “chôn rau cắt rốn” của anh.

Không đặt doanh số, doanh thu, lợi nhuận lên hàng đầu, Lê Nguyên Ngọc chọn mục tiêu chính là “Dinh dưỡng - ưu thế vượt trội”. Trong khi nhiều nhà sản xuất lớn không dám phát triển dòng sữa tươi thanh trùng, thì anh quyết định đây sẽ là sản phẩm chủ đạo của công ty, bởi sữa tươi thanh trùng có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất, mang lại lợi ích tốt nhất cho người tiêu dùng. Ưu thế vượt trội của sữa tươi thanh trùng so với sữa tươi tiệt trùng là quá trình chế biến bảo toàn gần như 100% vi chất dinh dưỡng của sữa tươi nguyên liệu. Bởi vậy, sản phẩm này phù hợp với nhiều đối tượng người tiêu dùng, rất tốt đối với trẻ em, phụ nữ cần chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, người ốm yếu suy kiệt, người hoạt động thể chất mạnh cần bổ sung dinh dưỡng, người già cần bổ sung can xi...

Sữa tươi thanh trùng có điểm hạn chế là hạn sử dụng ngắn, nên khâu bảo quản phải hết sức đảm bảo, đòi hỏi chi phí cao, và phải xây dựng được hệ thống phân phối hết sức năng động để luân chuyển hàng nhanh, không tồn đọng. Lê Nguyên Ngọc vẫn lựa chọn dòng sản phẩm này, mặc dù biết rằng nhà sản xuất phải chịu nhiều khó khăn, bất lợi. Đây là hướng đi khá táo bạo, chấp nhận tốn kém trong đầu tư ban đầu, nhưng đổi lại là người tiêu dùng được hưởng một sản phẩm sữa có đầy đủ những vi chất dinh dưỡng cần thiết nhất cho cơ thể. Lê Nguyên Ngọc quan niệm: Đích đến cuối cùng của kinh doanh là lợi ích người tiêu dùng, đối với sản phẩm ẩm thực thì sức khỏe người tiêu dùng là quan trọng nhất. Anh tin tưởng đây cũng chính là chìa khóa để dẫn dắt doanh nghiệp đến thành công. Bởi một khi người tiêu dùng đã đặt niềm tin và lựa chọn sản phẩm Milk 36, cũng có nghĩa là doanh nghiệp đã nắm được cơ hội cho sự phát triển bền vững.



Một số sản phẩm của Công ty Cổ phần sữa Milk 36 Thanh Hóa.



Đến nay, Công ty Cổ phần sữa Thanh Hóa đã xây dựng xong nhà máy tại Khu Công nghiệp Tây Bắc Ga, TP Thanh Hóa, với công suất 20 tấn sản phẩm mỗi ngày. Các sản phẩm bao gồm: sữa tươi thanh trùng, tiệt trùng, Sữa chua các loại, Caramen, Váng sữa, Bánh sữa các loại... Song song với hoàn thiện công nghệ để đi vào sản xuất ổn định, Giám đốc Lê Nguyên Ngọc cùng tập thể công nhân, người lao động cũng đã và đang từng bước phát triển hệ thống phân phối đến các vùng miền trong tỉnh, để đồng bào vùng sâu, vùng xa sớm được sử dụng những sản phẩm sữa có chất lượng tốt nhất.

Giai đoạn 1, Công ty Cổ phần Sữa Thanh Hóa chế biến sản phẩm bằng nguồn nguyên liệu lấy từ Ba Vì. Giai đoạn 2, phát huy tiềm năng đồng đất xứ Thanh, công ty sẽ phối hợp với các địa phương hướng dẫn, giúp đỡ cho bà con nông dân trồng cỏ, nuôi bò sữa để cung ứng nguồn nguyên liệu tại chỗ cho nhà máy. Như vậy, vừa tạo thêm việc làm và thu nhập cho người dân, vừa đưa được sản phẩm tốt nhất với giá thành hợp lý nhất tới người tiêu dùng.

Một trong những kế hoạch hoạt động của Công ty sữa Thanh Hóa thời gian tới là đồng hành với các chương trình thiện nguyện xã hội, giúp đỡ người nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong và ngoài tỉnh. Đây cũng là hoạt động mà Giám đốc Lê Nguyên Ngọc đặc biệt quan tâm, được phát triển song song với sự nghiệp kinh doanh của anh và gia đình từ nhiều năm nay.

“Milk 36 - phong vị xứ Thanh” không chỉ là tên gọi của một thương hiệu hàng hóa, mà còn là tiếng lòng của doanh nhân Lê Nguyên Ngọc và gia đình hướng về quê hương. Đó là tình yêu đất và người xứ Thanh, là khát khao cống hiến của một người con xứ Thanh trên quê cha đất tổ.
http://vanhoadoisong.vn/web/trang-chu/kinh-te/milk-36-phong-vi-xu-thanh.html
PS: Chú em này táo bạo thật, bỏ việc nhà nước ở thủ đô, đầu tư về Thanh Hóa, lại dám lấy thương hiệu gắn chữ 36.
Nói chung là tên Milk 36 này rất khó xâm nhập thị trường, nếu lấy là Thanh Hoa Milk hay Lam Sơn Milk, hay QTH Milk( Quê Thanh Hóa).thì sẽ ấn tượng hơn.
 

MINHMUPMIP

Thành viên tích cực
Milk 36 - Phong vị xứ Thanh
Đăng lúc: 18:00:00 31/08/2017 (GMT+7)
(VH&ĐS) Tác giả của “Milk 36”, thương hiệu sữa rất mới và khá ấn tượng này là Lê Nguyên Ngọc, một người con quê gốc Quảng Xương, Thanh Hóa. Sự ra đời của Milk 36 tại quê nhà xứ Thanh là một nỗ lực rất lớn của anh và gia đình trong hành trình đầy gian khó nhằm biến khát vọng thành hiện thực.
Lê Nguyên Ngọc sinh năm 1980, một doanh nhân trẻ nhưng đã có được những thành công đáng trân trọng. Lúc nhỏ, anh từng trải qua một tai nạn bị bỏng nặng cả hai chân, “chết đi sống lại” trong những cơn đau. Nhưng bằng nghị lực của mình, Ngọc đã chiến thắng nỗi đau đớn, dần bình phục. Sau những ngày dài nằm viện, cậu bé Ngọc lại lao vào học tập, luôn giữ vững danh hiệu học sinh giỏi tại những ngôi trường danh tiếng của xứ Thanh. Là học sinh chuyên Hóa của Trường THPT Chuyên Lam Sơn, Ngọc đỗ vào Trường Đại học Xây dựng với điểm số cao, sau khi ra trường anh về công tác tại Sở Xây dựng Hà Nội. Có được vị trí việc làm ổn định ở giữa đất thủ đô, có cơ hội phát triển sự nghiệp đúng ngành nghề như Ngọc là niềm mơ ước đối với nhiều bạn trẻ. Nhưng vì đam mê nghiệp kinh doanh, anh dám bỏ ngang công việc để dấn thân vào thương trường. Anh trai của Lê Nguyên Ngọc cũng đồng chí hướng với Ngọc, sẵn sàng chia tay với nghề bác sỹ quân y, từ trước đến nay vốn được xem là nghề “có giá” nhất trong xã hội, để cùng bước sang lĩnh vực kinh doanh.

Lê Nguyên Ngọc.
Sau 7 năm lập nghiệp, hai anh em Lê Nguyên Ngọc đã gây dựng thành công doanh nghiệp chế biến sữa tại Ba Vì - Hà Nội. Công ty đã hợp tác với hơn 200 hộ nông dân, chăn nuôi trên 1.000 con bò sữa, cung ứng nguồn nguyên liệu tại chỗ lâu dài cho nhà máy; duy trì guồng máy hoạt động với hơn 100 cán bộ, công nhân viên có việc làm thường xuyên, phân phối sản phẩm khắp địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Những thành công nói trên đã tạo tiền đề để Lê Nguyên Ngọc cùng các thành viên trong gia đình tự tin quyết định mở rộng quy mô kinh doanh. Với niềm đam mê, tâm huyết của mình, anh đã về Thanh Hóa xây dựng nhà máy chế biến sữa thứ hai, với mong muốn tạo việc làm cho người lao động trên quê hương, và đóng góp thêm cho xứ Thanh những sản phẩm sữa mang chất lượng dinh dưỡng tốt nhất.

Với sự ra đời của Công ty Cổ phần Sữa Thanh Hóa, Giám đốc Lê Nguyên Ngọc lấy thương hiệu “Milk 36 - Phong vị xứ Thanh” để phát triển, với ý nghĩa đây sẽ là sản phẩm ẩm thực đặc trưng của quê hương Thanh Hóa, nơi “chôn rau cắt rốn” của anh.

Không đặt doanh số, doanh thu, lợi nhuận lên hàng đầu, Lê Nguyên Ngọc chọn mục tiêu chính là “Dinh dưỡng - ưu thế vượt trội”. Trong khi nhiều nhà sản xuất lớn không dám phát triển dòng sữa tươi thanh trùng, thì anh quyết định đây sẽ là sản phẩm chủ đạo của công ty, bởi sữa tươi thanh trùng có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất, mang lại lợi ích tốt nhất cho người tiêu dùng. Ưu thế vượt trội của sữa tươi thanh trùng so với sữa tươi tiệt trùng là quá trình chế biến bảo toàn gần như 100% vi chất dinh dưỡng của sữa tươi nguyên liệu. Bởi vậy, sản phẩm này phù hợp với nhiều đối tượng người tiêu dùng, rất tốt đối với trẻ em, phụ nữ cần chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, người ốm yếu suy kiệt, người hoạt động thể chất mạnh cần bổ sung dinh dưỡng, người già cần bổ sung can xi...

Sữa tươi thanh trùng có điểm hạn chế là hạn sử dụng ngắn, nên khâu bảo quản phải hết sức đảm bảo, đòi hỏi chi phí cao, và phải xây dựng được hệ thống phân phối hết sức năng động để luân chuyển hàng nhanh, không tồn đọng. Lê Nguyên Ngọc vẫn lựa chọn dòng sản phẩm này, mặc dù biết rằng nhà sản xuất phải chịu nhiều khó khăn, bất lợi. Đây là hướng đi khá táo bạo, chấp nhận tốn kém trong đầu tư ban đầu, nhưng đổi lại là người tiêu dùng được hưởng một sản phẩm sữa có đầy đủ những vi chất dinh dưỡng cần thiết nhất cho cơ thể. Lê Nguyên Ngọc quan niệm: Đích đến cuối cùng của kinh doanh là lợi ích người tiêu dùng, đối với sản phẩm ẩm thực thì sức khỏe người tiêu dùng là quan trọng nhất. Anh tin tưởng đây cũng chính là chìa khóa để dẫn dắt doanh nghiệp đến thành công. Bởi một khi người tiêu dùng đã đặt niềm tin và lựa chọn sản phẩm Milk 36, cũng có nghĩa là doanh nghiệp đã nắm được cơ hội cho sự phát triển bền vững.



Một số sản phẩm của Công ty Cổ phần sữa Milk 36 Thanh Hóa.



Đến nay, Công ty Cổ phần sữa Thanh Hóa đã xây dựng xong nhà máy tại Khu Công nghiệp Tây Bắc Ga, TP Thanh Hóa, với công suất 20 tấn sản phẩm mỗi ngày. Các sản phẩm bao gồm: sữa tươi thanh trùng, tiệt trùng, Sữa chua các loại, Caramen, Váng sữa, Bánh sữa các loại... Song song với hoàn thiện công nghệ để đi vào sản xuất ổn định, Giám đốc Lê Nguyên Ngọc cùng tập thể công nhân, người lao động cũng đã và đang từng bước phát triển hệ thống phân phối đến các vùng miền trong tỉnh, để đồng bào vùng sâu, vùng xa sớm được sử dụng những sản phẩm sữa có chất lượng tốt nhất.

Giai đoạn 1, Công ty Cổ phần Sữa Thanh Hóa chế biến sản phẩm bằng nguồn nguyên liệu lấy từ Ba Vì. Giai đoạn 2, phát huy tiềm năng đồng đất xứ Thanh, công ty sẽ phối hợp với các địa phương hướng dẫn, giúp đỡ cho bà con nông dân trồng cỏ, nuôi bò sữa để cung ứng nguồn nguyên liệu tại chỗ cho nhà máy. Như vậy, vừa tạo thêm việc làm và thu nhập cho người dân, vừa đưa được sản phẩm tốt nhất với giá thành hợp lý nhất tới người tiêu dùng.

Một trong những kế hoạch hoạt động của Công ty sữa Thanh Hóa thời gian tới là đồng hành với các chương trình thiện nguyện xã hội, giúp đỡ người nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong và ngoài tỉnh. Đây cũng là hoạt động mà Giám đốc Lê Nguyên Ngọc đặc biệt quan tâm, được phát triển song song với sự nghiệp kinh doanh của anh và gia đình từ nhiều năm nay.

“Milk 36 - phong vị xứ Thanh” không chỉ là tên gọi của một thương hiệu hàng hóa, mà còn là tiếng lòng của doanh nhân Lê Nguyên Ngọc và gia đình hướng về quê hương. Đó là tình yêu đất và người xứ Thanh, là khát khao cống hiến của một người con xứ Thanh trên quê cha đất tổ.
http://vanhoadoisong.vn/web/trang-chu/kinh-te/milk-36-phong-vi-xu-thanh.html
PS: Chú em này táo bạo thật, bỏ việc nhà nước ở thủ đô, đầu tư về Thanh Hóa, lại dám lấy thương hiệu gắn chữ 36.
Nói chung là tên Milk 36 này rất khó xâm nhập thị trường, nếu lấy là Thanh Hoa Milk hay Lam Sơn Milk, hay QTH Milk( Quê Thanh Hóa).thì sẽ ấn tượng hơn.
Ông này dũng cảm thật, dám bước chân ra khỏi vùng an toàn.
Chặng đường còn nhiều gian nan, muốn đc biết đến như TH true milk hay vina milk cần phải huy động đc nguồn VĐT lớn, tăng cường Quảng bá xây dựng thương hiệu, chính sách phát triển đúng đắn mới vươn xa đc.

Thằng TH true milk dám đầu tư mở chương trình tầm vóc việt chiếu giờ vàng vtv1 là biết nó chi đậm ntn.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Ông này dũng cảm thật, dám bước chân ra khỏi vùng an toàn.
Chặng đường còn nhiều gian nan, muốn đc biết đến như TH true milk hay vina milk cần phải huy động đc nguồn VĐT lớn, tăng cường Quảng bá xây dựng thương hiệu, chính sách phát triển đúng đắn mới vươn xa đc.

Thằng TH true milk dám đầu tư mở chương trình tầm vóc việt chiếu giờ vàng vtv1 là biết nó chi đậm ntn.
TH có lão SH hói đỡ đầu thôi.
Làm ăn mà có cốp đỡ đầu dễ thành đại gia, nhưng cũng dễ mọt gông khi mất chỗ dựa.
Hàng loạt đại gia bank đó.
Nay đại gia,mai vào tù.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Mừng khi có nhiều người thành danh ở nơi khác về tỉnh đầu tư như Bình Minh Vũng Tàu, Thanh Sắt, Một loạt doanh nghiệp ở Hải Tiến, hay doanh nghiệp nhỏ như Milk36 trên...
Thằng to đùng là Sungroup để anh em chờ đợi lâu quá.
Sun nó làm cái Sân bay Vân Đồn nhanh khủng khiếp, đón 2.5 tr khách/ năm và là chk quốc tế.
Sun nó đổ cỡ khoảng gần 1 tỷ đô vào Quảng Ninh rồi. Thật chạnh lòng cho Thanh Hoá.
Lãnh đạo tỉnh, người dân... đã tạo đk hết sức mình cho sungroup, nhưng đáp lại là chờ cao tốc khởi công và hứa hẹn dự án Sầm Sơn cùng tổ hợp Sunsport complex chỉ 150 tỷ đồng.
Buồn cho thái độ của đại gia Xứ Thanh!!!
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Theo quy hoạch đã thông báo bằng miệng cho dân, đến 2020 tp thu hồi đất bên bờ bắc Sông Mã để làm công viên.
Có lẽ đúng là phải đến 2020 mới làm được vì khi đó may ra mới cân đối ngân sách nhà nước.
Ngân sách tỉnh mình đúng là phú quý giật lùi.
2015 đạt 13.200 tỷ
2016 đạt 12.300 tỷ
2017 mục tiêu 13.512 tỷ, nhưng mục tiêu giao cho Hải Quan 4000 tỷ, và theo Hải Quan báo cáo lại, chỉ cố gắng hoàn thành được 2000 tỷ nếu dầu được nhập về đều đặn kể từ khi có chuyến đầu tiên.
Nghĩa là may ra cố gắng bán đất để đẩy thu nội địa lên thì 2017 cũng chỉ 12.000 tỷ là cao.
Lẽ ra như một tỉnh phát triển bình thường thì 2015 đã 13.200 thì 2016 phải 16.000, 2017 phải 19.000 tỷ.
Lọc dầu hoạt động chậm so với kế hoạch hồi 2010 là 4 năm( ngày xưa dự kiến 2013 hđ) cùng với đó thủ tục đàm phán nhiệt điện nghi sơn 2 quá lâu do vốn lớn và do sự khó tính quá mức của nhật bản đã làm tốc độ phát triển của tỉnh chậm đi 4 năm theo kế hoạch.
Lẽ ra hết 2017, tỉnh ta đã ở trình độ phát triển của 2021 rồi!!
Nhưng dù sao, thật may mắn khi lọc dầu đã chạy thử!!!
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Quy hoạch Công nghiệp chế biến, chế tạo tỉnh đến 2030.
Tập trung phát triển các ngành công nghiệp chủ lực như: Công nghiệp hóa dầu và chế biến sản phẩm từ hóa dầu; công nghiệp cơ khí, điện tử và sản xuất kim loại; chế biến thực phẩm, đồ uống (sản xuất đường, sản phẩm sữa, chế biến thủy sản, hải sản, sản xuất bia, thuốc lá, ...); công nghiệp dệt may - da giày; sản xuất giấy, chế biến lâm sản; sản xuất phân bón, hóa chất, nhựa; sản xuất vật liệu xây dựng.

- Đến năm 2020 GTSXCN chế biến, chế tạo đạt 145.348 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 95,8%; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 22,7%/năm.

- Đến năm 2025 GTSXCN chế biến, chế tạo đạt 241.863 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 95,9%; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2025 đạt 10,7%/năm.

- Đến năm 2030 GTSXCN chế biến, chế tạo đạt 377.785 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 96,1%; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2026 - 2030 đạt 9,3%/năm, giai đoạn 2021 - 2030 đạt 10,0%/năm.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng

Cải tạo mạng lưới phân phối điện để cấp điện ổn định và an toàn cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt ngày càng tăng; tăng dần công suất cực đại của mạng lưới lên 1.800 - 2.000 MW đến năm 2020 và khoảng 6.000 - 6.500 MW vào năm 2030.

- Đến năm 2020 GTSXCN ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng đạt 3.216 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 2,1%; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 10,7%/năm.

- Đến năm 2025 GTSXCN ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng đạt 5.855 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 2,3%; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2025 đạt 12,7%/năm.

- Đến năm 2030 GTSXCN ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng đạt 8.693 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 2,2%; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2026 - 2030 đạt 8,2%/năm, giai đoạn 2021 - 2030 đạt 10,5%/năm.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
1- Vùng đồng bằng
Bao gồm: Thành phố Thanh Hóa, thị xã Bỉm Sơn và các huyện: Hà Trung, Vĩnh Lộc, Yên Định, Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Đông Sơn, Nông Cống.

Phát triển các ngành công nghiệp chủ lực như: Lắp ráp ô tô, xi măng, dệt may, giày da và một số ngành sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo khác; phát triển TTCN và ngành nghề nông thôn. Ưu tiên thu hút và tạo điều kiện phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp công nghệ cao, công nghệ phục vụ hóa dầu.

- Đến năm 2020 GTSXCN đạt 56.774 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 37,4%%; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 6,7%/năm.

- Đến năm 2025 GTSXCN đạt 79.582 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 31,5%; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2025 đạt 7,0%/năm.

- Đến năm 2030 GTSXCN đạt 137.982 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 35,1%; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2026 - 2030 đạt 11,6%/năm, giai đoạn 2021 - 2030 đạt 9,3%/năm.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
2- Vùng ven biển

Bao gồm: Thị xã Sầm Sơn, huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Tĩnh Gia.

Phát triển công nghiệp tập trung ở KKT Nghi Sơn chủ yếu các ngành công nghiệp nặng (lọc hóa dầu, cơ khí, luyện kim, nhiệt điện…) đồng thời tiếp tục phát triển các ngành công nghiệp nhẹ (sản xuất hàng xuất khẩu, chế biến nông thủy sản, chế biến thực phẩm, TTCN…) theo hướng tập trung ở các KCN, CCN; phát triển du lịch, đô thị và khu dân cư.

- Đến năm 2020 GTSXCN đạt 89.992 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 59,3%; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 48,7%/năm.

- Đến năm 2025 GTSXCN đạt 164.681 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 65,3%; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2025 đạt 12,8%/năm.

- Đến năm 2030 GTSXCN đạt 237.288 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 60,4%; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2026 - 2030 đạt 7,6%/năm, giai đoạn 2021 - 2030 đạt 10,2%/năm.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Nếu theo quy hoạch này của tỉnh, đến 2020 Lọc dầu cho giá trị sx công nghiệp khoảng 75-80.000 tỷ, nghĩa là chưa chạy hết công suất.
Hoặc các vị tính giá trị sx theo giá dầu mức thấp
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Định hướng Quy hoạch giao thông Sầm Sơn

* Giao thông đối ngoại:

- Đường bộ:
+Quốc lộ 10 kết nối giữa Sầm Sơn và các tỉnh thuộc Đồng Bằng Bắc Bộ, Khu kinh tế Nghi Sơn và tỉnh Nghệ An, đoạn qua đô thị có lộ giới 71,0m;
+Tuyến đường bộ Ven biển đoạn qua đô thị có lộ giới 48,0m;
+Đại lộ Nam sông Mã có lộ giới 67,0m;
+ Các tuyến nhánh của đại lộ Nam sông Mã là đường Nguyễn Khuyến và đường Trần Nhân Tông có lộ giới 46,0m;
+Quốc lộ 47 lộ giới 34,0m;
+Đường Ngã ba Voi - Nam Sầm Sơn lộ giới 44,0 m;
+Đường vành đai phía Nam Thành Phố - Sầm Sơn: Lộ giới 50,0m;

- Hàng không: Sử dụng sân bay Thanh Hóa quy hoạch tại huyện Thọ Xuân. Khoảng cách đến Sầm Sơn khoảng 50 km.

- Đường thủy: Xây dựng mới cảng Lễ Môn với công suất khoảng 1,5 triệu tấn/năm, mở rộng và nâng công suất cảng cá Hới kết hợp với âu tránh trú bão. Xây dựng bến tầu du lịch phía Đông cảng cá Hới.

* Giao thông đối nội:

- Đường trục chính đô thị: phục vụ giao thông toàn đô thị, kết nối các khu chức năng của thành phố gồm 2 hướng chính là Bắc - Nam và Đông Tây.

- Đường khu vực: Trên cơ sở các tuyến giao thông hiện có, cải tạo và mở rộng đảm bảo việc kết nối giao thông trong thành phố.

- Phát triển vận tải công cộng: Bố trí các tuyến xe buýt liên vùng, xe điện phục vụ khách du lịch trong khu vực nội thị.

* Các công trình đầu mối giao thông:

- Bến xe: Bố trí trong khu vực 03 bến xe, bao gồm: 02 bến xe đối ngoại ở phía Bắc Sầm Sơn và Nam Sầm Sơn có quy mô 3,0 ha/bến; 01 bến xe bus trung tâm bố trí tại phía Đông Bắc giao quốc lộ 47 và đường Duyên Hải với quy mô 3,0 ha; hình thành và phân bố hợp lý các điểm đậu, đỗ xe thuận lợi cho người sử dụng, khuyến khích xây dựng các điểm đậu, đỗ xe ngầm trong các khuôn viên khách sạn.

- Cầu vượt qua sông Mã: Xây dựng 01 cầu qua sông Mã tại vị trí đường Ven biển phường Quảng Châu.

- Nút giao thông: Xây dựng nút giao thông khác cốt tại vị trí giao cắt giữa Quốc lộ 47 và đường Ven biển; nút giao cắt đường Ngã ba Voi - Nam Sầm Sơn với Quốc lộ 10.

- Xây dựng đảo giao thông tự điều chỉnh tại các nút giao giữa đường Trần Hưng Đạo với đường Lê Lợi và trục Quảng trường biển.
 

Roosevelt

Thành viên mới
Milk 36 - Phong vị xứ Thanh
Đăng lúc: 18:00:00 31/08/2017 (GMT+7)
(VH&ĐS) Tác giả của “Milk 36”, thương hiệu sữa rất mới và khá ấn tượng này là Lê Nguyên Ngọc, một người con quê gốc Quảng Xương, Thanh Hóa. Sự ra đời của Milk 36 tại quê nhà xứ Thanh là một nỗ lực rất lớn của anh và gia đình trong hành trình đầy gian khó nhằm biến khát vọng thành hiện thực.
Lê Nguyên Ngọc sinh năm 1980, một doanh nhân trẻ nhưng đã có được những thành công đáng trân trọng. Lúc nhỏ, anh từng trải qua một tai nạn bị bỏng nặng cả hai chân, “chết đi sống lại” trong những cơn đau. Nhưng bằng nghị lực của mình, Ngọc đã chiến thắng nỗi đau đớn, dần bình phục. Sau những ngày dài nằm viện, cậu bé Ngọc lại lao vào học tập, luôn giữ vững danh hiệu học sinh giỏi tại những ngôi trường danh tiếng của xứ Thanh. Là học sinh chuyên Hóa của Trường THPT Chuyên Lam Sơn, Ngọc đỗ vào Trường Đại học Xây dựng với điểm số cao, sau khi ra trường anh về công tác tại Sở Xây dựng Hà Nội. Có được vị trí việc làm ổn định ở giữa đất thủ đô, có cơ hội phát triển sự nghiệp đúng ngành nghề như Ngọc là niềm mơ ước đối với nhiều bạn trẻ. Nhưng vì đam mê nghiệp kinh doanh, anh dám bỏ ngang công việc để dấn thân vào thương trường. Anh trai của Lê Nguyên Ngọc cũng đồng chí hướng với Ngọc, sẵn sàng chia tay với nghề bác sỹ quân y, từ trước đến nay vốn được xem là nghề “có giá” nhất trong xã hội, để cùng bước sang lĩnh vực kinh doanh.

Lê Nguyên Ngọc.
Sau 7 năm lập nghiệp, hai anh em Lê Nguyên Ngọc đã gây dựng thành công doanh nghiệp chế biến sữa tại Ba Vì - Hà Nội. Công ty đã hợp tác với hơn 200 hộ nông dân, chăn nuôi trên 1.000 con bò sữa, cung ứng nguồn nguyên liệu tại chỗ lâu dài cho nhà máy; duy trì guồng máy hoạt động với hơn 100 cán bộ, công nhân viên có việc làm thường xuyên, phân phối sản phẩm khắp địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Những thành công nói trên đã tạo tiền đề để Lê Nguyên Ngọc cùng các thành viên trong gia đình tự tin quyết định mở rộng quy mô kinh doanh. Với niềm đam mê, tâm huyết của mình, anh đã về Thanh Hóa xây dựng nhà máy chế biến sữa thứ hai, với mong muốn tạo việc làm cho người lao động trên quê hương, và đóng góp thêm cho xứ Thanh những sản phẩm sữa mang chất lượng dinh dưỡng tốt nhất.

Với sự ra đời của Công ty Cổ phần Sữa Thanh Hóa, Giám đốc Lê Nguyên Ngọc lấy thương hiệu “Milk 36 - Phong vị xứ Thanh” để phát triển, với ý nghĩa đây sẽ là sản phẩm ẩm thực đặc trưng của quê hương Thanh Hóa, nơi “chôn rau cắt rốn” của anh.

Không đặt doanh số, doanh thu, lợi nhuận lên hàng đầu, Lê Nguyên Ngọc chọn mục tiêu chính là “Dinh dưỡng - ưu thế vượt trội”. Trong khi nhiều nhà sản xuất lớn không dám phát triển dòng sữa tươi thanh trùng, thì anh quyết định đây sẽ là sản phẩm chủ đạo của công ty, bởi sữa tươi thanh trùng có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất, mang lại lợi ích tốt nhất cho người tiêu dùng. Ưu thế vượt trội của sữa tươi thanh trùng so với sữa tươi tiệt trùng là quá trình chế biến bảo toàn gần như 100% vi chất dinh dưỡng của sữa tươi nguyên liệu. Bởi vậy, sản phẩm này phù hợp với nhiều đối tượng người tiêu dùng, rất tốt đối với trẻ em, phụ nữ cần chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, người ốm yếu suy kiệt, người hoạt động thể chất mạnh cần bổ sung dinh dưỡng, người già cần bổ sung can xi...

Sữa tươi thanh trùng có điểm hạn chế là hạn sử dụng ngắn, nên khâu bảo quản phải hết sức đảm bảo, đòi hỏi chi phí cao, và phải xây dựng được hệ thống phân phối hết sức năng động để luân chuyển hàng nhanh, không tồn đọng. Lê Nguyên Ngọc vẫn lựa chọn dòng sản phẩm này, mặc dù biết rằng nhà sản xuất phải chịu nhiều khó khăn, bất lợi. Đây là hướng đi khá táo bạo, chấp nhận tốn kém trong đầu tư ban đầu, nhưng đổi lại là người tiêu dùng được hưởng một sản phẩm sữa có đầy đủ những vi chất dinh dưỡng cần thiết nhất cho cơ thể. Lê Nguyên Ngọc quan niệm: Đích đến cuối cùng của kinh doanh là lợi ích người tiêu dùng, đối với sản phẩm ẩm thực thì sức khỏe người tiêu dùng là quan trọng nhất. Anh tin tưởng đây cũng chính là chìa khóa để dẫn dắt doanh nghiệp đến thành công. Bởi một khi người tiêu dùng đã đặt niềm tin và lựa chọn sản phẩm Milk 36, cũng có nghĩa là doanh nghiệp đã nắm được cơ hội cho sự phát triển bền vững.



Một số sản phẩm của Công ty Cổ phần sữa Milk 36 Thanh Hóa.



Đến nay, Công ty Cổ phần sữa Thanh Hóa đã xây dựng xong nhà máy tại Khu Công nghiệp Tây Bắc Ga, TP Thanh Hóa, với công suất 20 tấn sản phẩm mỗi ngày. Các sản phẩm bao gồm: sữa tươi thanh trùng, tiệt trùng, Sữa chua các loại, Caramen, Váng sữa, Bánh sữa các loại... Song song với hoàn thiện công nghệ để đi vào sản xuất ổn định, Giám đốc Lê Nguyên Ngọc cùng tập thể công nhân, người lao động cũng đã và đang từng bước phát triển hệ thống phân phối đến các vùng miền trong tỉnh, để đồng bào vùng sâu, vùng xa sớm được sử dụng những sản phẩm sữa có chất lượng tốt nhất.

Giai đoạn 1, Công ty Cổ phần Sữa Thanh Hóa chế biến sản phẩm bằng nguồn nguyên liệu lấy từ Ba Vì. Giai đoạn 2, phát huy tiềm năng đồng đất xứ Thanh, công ty sẽ phối hợp với các địa phương hướng dẫn, giúp đỡ cho bà con nông dân trồng cỏ, nuôi bò sữa để cung ứng nguồn nguyên liệu tại chỗ cho nhà máy. Như vậy, vừa tạo thêm việc làm và thu nhập cho người dân, vừa đưa được sản phẩm tốt nhất với giá thành hợp lý nhất tới người tiêu dùng.

Một trong những kế hoạch hoạt động của Công ty sữa Thanh Hóa thời gian tới là đồng hành với các chương trình thiện nguyện xã hội, giúp đỡ người nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong và ngoài tỉnh. Đây cũng là hoạt động mà Giám đốc Lê Nguyên Ngọc đặc biệt quan tâm, được phát triển song song với sự nghiệp kinh doanh của anh và gia đình từ nhiều năm nay.

“Milk 36 - phong vị xứ Thanh” không chỉ là tên gọi của một thương hiệu hàng hóa, mà còn là tiếng lòng của doanh nhân Lê Nguyên Ngọc và gia đình hướng về quê hương. Đó là tình yêu đất và người xứ Thanh, là khát khao cống hiến của một người con xứ Thanh trên quê cha đất tổ.
http://vanhoadoisong.vn/web/trang-chu/kinh-te/milk-36-phong-vi-xu-thanh.html
PS: Chú em này táo bạo thật, bỏ việc nhà nước ở thủ đô, đầu tư về Thanh Hóa, lại dám lấy thương hiệu gắn chữ 36.
Nói chung là tên Milk 36 này rất khó xâm nhập thị trường, nếu lấy là Thanh Hoa Milk hay Lam Sơn Milk, hay QTH Milk( Quê Thanh Hóa).thì sẽ ấn tượng hơn.

Sao không đặt thương hiệu Tây Đô Milk nhỉ?

Nghe cực sang, mà lại đậm đà xứ Thanh.
 

Another Joker

Thành viên tích cực
Định hướng Quy hoạch giao thông Sầm Sơn

* Giao thông đối ngoại:

- Đường bộ:
+Quốc lộ 10 kết nối giữa Sầm Sơn và các tỉnh thuộc Đồng Bằng Bắc Bộ, Khu kinh tế Nghi Sơn và tỉnh Nghệ An, đoạn qua đô thị có lộ giới 71,0m;
+Tuyến đường bộ Ven biển đoạn qua đô thị có lộ giới 48,0m;
+Đại lộ Nam sông Mã có lộ giới 67,0m;
+ Các tuyến nhánh của đại lộ Nam sông Mã là đường Nguyễn Khuyến và đường Trần Nhân Tông có lộ giới 46,0m;
+Quốc lộ 47 lộ giới 34,0m;
+Đường Ngã ba Voi - Nam Sầm Sơn lộ giới 44,0 m;
+Đường vành đai phía Nam Thành Phố - Sầm Sơn: Lộ giới 50,0m;

- Hàng không: Sử dụng sân bay Thanh Hóa quy hoạch tại huyện Thọ Xuân. Khoảng cách đến Sầm Sơn khoảng 50 km.

- Đường thủy: Xây dựng mới cảng Lễ Môn với công suất khoảng 1,5 triệu tấn/năm, mở rộng và nâng công suất cảng cá Hới kết hợp với âu tránh trú bão. Xây dựng bến tầu du lịch phía Đông cảng cá Hới.

* Giao thông đối nội:

- Đường trục chính đô thị: phục vụ giao thông toàn đô thị, kết nối các khu chức năng của thành phố gồm 2 hướng chính là Bắc - Nam và Đông Tây.

- Đường khu vực: Trên cơ sở các tuyến giao thông hiện có, cải tạo và mở rộng đảm bảo việc kết nối giao thông trong thành phố.

- Phát triển vận tải công cộng: Bố trí các tuyến xe buýt liên vùng, xe điện phục vụ khách du lịch trong khu vực nội thị.

* Các công trình đầu mối giao thông:

- Bến xe: Bố trí trong khu vực 03 bến xe, bao gồm: 02 bến xe đối ngoại ở phía Bắc Sầm Sơn và Nam Sầm Sơn có quy mô 3,0 ha/bến; 01 bến xe bus trung tâm bố trí tại phía Đông Bắc giao quốc lộ 47 và đường Duyên Hải với quy mô 3,0 ha; hình thành và phân bố hợp lý các điểm đậu, đỗ xe thuận lợi cho người sử dụng, khuyến khích xây dựng các điểm đậu, đỗ xe ngầm trong các khuôn viên khách sạn.

- Cầu vượt qua sông Mã: Xây dựng 01 cầu qua sông Mã tại vị trí đường Ven biển phường Quảng Châu.

- Nút giao thông: Xây dựng nút giao thông khác cốt tại vị trí giao cắt giữa Quốc lộ 47 và đường Ven biển; nút giao cắt đường Ngã ba Voi - Nam Sầm Sơn với Quốc lộ 10.

- Xây dựng đảo giao thông tự điều chỉnh tại các nút giao giữa đường Trần Hưng Đạo với đường Lê Lợi và trục Quảng trường biển.
Không có tiền thì tất cả chỉ là tưởng tượng
 

Facebook Comment

Chủ đề tương tự

Bài viết mới

Chủ đề được quan tâm nhất

Top