• Lưu ý đọc kỹ nội quy trước khi đăng bài để tránh bị bannick, xóa bài. Xem hướng dẫn đăng bài và tính năng UP tin miễn phí
  • Thông báo về việc đăng bài & đăng ký thành viên áp dụng tại thread Hot news, Projects & Developments
    - Phải đăng ký thành viên mới có thể đăng bài tại thread này.
    - Nếu gặp khó khăn khi đăng ký, vui lòng liên hệ qua email : thanhhoaonline.net@gmail.com để được hỗ trợ đăng ký và kích hoạt tài khoản.
K

Kim Jong Un

Khách vãng lai
Bác phân tích gì dài thế
Bản chất của du lịch là nghỉ ngơi, thư giãn, vui chơi,... và hiện nay đi Đà Nẵng Nha Trang hay hơn đi Thanh Hóa gấp 10 lần, đấy là e phải nói thật :)))
Đi Đà Nẵng thường kết hợp với Hội An và Huế. Thanh Hóa làm du lịch hay được như thế không? bác kể nhiều địa điểm đấy nhưng chẳng có cái nào thú vị cả, ừ thì chuyên gia hay người nghiên cứu lịch sử họ thích, nhưng những người này được bao nhiêu? nói gì thì nói du lịch TH vẫn chỉ ở tầng lớp bình dân :)) ĐN NT so về đẳng cấp vẫn trên TH. 2 nơi này đều có tên tuổi trên thế giới, được nhiều tạp chí du lịch nhắc đến và vinh danh, Thanh Hóa có những địa điểm nào được vinh danh chưa nhỉ?

Ừ thì khởi đầu, vậy là tự bản thân bác cũng thấy TH kém hấp dẫn hơn 2 nơi kia đúng chứ, khách du lịch người ta chỉ biết ở đâu vui hơn chứ quan tâm gì đến mấy cái khởi đầu khởi cuối bác kể????
Mấy cái siêu dự án Sun bác nói, thực sự 2 nơi kia họ cũng không thiếu các resort cao cấp, dự án bác kể thì cứ để thì tương lai trả lời, còn hiện tại Đà Nẵng Nha Trang nó là trung tâm du lịch quốc tế, Thanh Hóa chưa cùng level được, cái đấy phải nhìn nhận thẳng thắn.
Cu này chuyên có kiểu dài dòng đánh tráo khái niệm :))

Đang trọng điểm du lịch quốc gia, khách nội địa lại lái ngay sang Trung Tâm Du Lịch Quốc Tế, còn ít tuổi, ít trải nghiệm thì nên nói những gì mà mình thực sự hiểu, nói ít xúc tích nhưng đủ ý, chứ đừng gồng lên tỏ ra rất hiểu biết, cậu chắc còn khá trẻ
 
S

Shinzo Abe

Khách vãng lai
Những cái bác kể như thành nhà hồ (quá chán, thực sự chẳng có dịch vụ gì), suối cá thần, điện Lam Kinh (hàng phục dựng), Pù Luông (đi Cao Bằng, Lào Cai,... hay hơn)
Thực sự những địa điểm này nhiều người miền Bắc còn chẳng biết chứ đừng nói người miền Nam
Sao cay cú thế thanh niên, thanh niên không thể lấy suy nghĩ cá nhân đại diện cho hơn 40 triệu dân Miền Bắc được, thanh niên không biết, bạn bè không biết, thậm chí cả lò, cả họ thanh niên không biết, không có nghĩa là người Miền Bắc không biết đến các điểm du lịch ở Thanh Hoá, trái lại họ còn biết nhiều điểm hơn cả người Thanh Hoá bản địa, tiềm năng, tài nguyên du lịch của Thanh Hoá thì không cần bàn cãi rồi, sau bỏ cái tật nói năng giống thằng Khá Bảnh đi nhé
 
X

Xi Jingping

Khách vãng lai
Những cái bác kể như thành nhà hồ (quá chán, thực sự chẳng có dịch vụ gì), suối cá thần, điện Lam Kinh (hàng phục dựng), Pù Luông (đi Cao Bằng, Lào Cai,... hay hơn)
Thực sự những địa điểm này nhiều người miền Bắc còn chẳng biết chứ đừng nói người miền Nam
Cũng giống Bắc Ninh thì người Miền Trung và Miền Nam có biết nó nằm ở đâu đâu, thậm chí họ còn chẳng biết tỉnh này hình thù, văn hoá, sản vật như thế nào, đại khái nó là một tỉnh bé nằm ở Phía Bắc, chứ nói thủ phủ công nghiệp hay xuất khẩu, khoa bảng gì gì đó họ còn chẳng thèm bận tâm
 
B

Bodoi

Khách vãng lai
Cũng giống Bắc Ninh thì người Miền Trung và Miền Nam có biết nó nằm ở đâu đâu, thậm chí họ còn chẳng biết tỉnh này hình thù, văn hoá, sản vật như thế nào, đại khái nó là một tỉnh bé nằm ở Phía Bắc, chứ nói thủ phủ công nghiệp hay xuất khẩu, khoa bảng gì gì đó họ còn chẳng thèm bận tâm
Thì có mỗi mấy thằng như Công Công lên diễn đàn các tỉnh thủ dâm chứ dân nơi khác, nhất là miền trong có quan tâm đéo gì, cứ cố đi khoe nhưng đéo ai bận tậm mới khổ, cứ thi thoảng đi chõ mõm thả vài câu sủa tăng tương tác :))
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Thành nhà Hồ giá trị di sản hơn kinh thành Huế nhiều, sau này nếu phục dựng được thì không còn gì để nói nữa
 
B

Bodoi

Khách vãng lai
Thành nhà Hồ giá trị di sản hơn kinh thành Huế nhiều, sau này nếu phục dựng được thì không còn gì để nói nữa
Chưa còn gì nữa, khảo cổ sơ sơ tận 55.000 m2 gấp mấy lần Hoàng Thành Thăng Long, đôi rồng không đầu ở đây chính là đôi rồng đầu thời Trần được bốc về, giá trị điêu khắc rất giá trị
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Dự án Trung tâm hội nghị Hàm Rồng: thực hiện chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy tại Công văn số 2645-CV/VPTU ngày 15/6/2022 về xem xét đề nghị của Sở Văn hóa -Thể thao và Du lịch về phương án địa điểm thực hiện dự án đầu tư xây dựng Trung tâm đào tạo bóng đá Thanh Hóa tại Khu trung tâm hội nghị Hàm Rồng; hiện UBND tỉnh đang chỉ đạo các ngành chức năng tham mưu, báo cáo.
 

Hungda

Người nổi tiếng
Các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc diện sắp xếp trong giai đoạn 2026 - 2030 gồm:
Đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đồng thời có diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 100% tiêu chuẩn của đơn vị hành chính tương ứng;
Tiêu chuẩn này 11 huyện miền núi thoát vì chỉ cần dân số 16.000 người là xong nên tất cả các huyện đều đạt quy định dân số theo áp dụng đặc thù. Vậy không thuộc diện đồng thời cả diện tích và dân số đều không đạt
Đơn vị hành chính cấp huyện đồng thời có diện tích tự nhiên dưới 30% và quy mô dân số dưới 200% tiêu chuẩn của đơn vị hành chính tương ứng;
Với tiêu chí này ta hiểu 30%x850=255km2. Huyện nhỏ nhất của miền núi là Ngọc Lặc đã có 497km2 vượt xa 30% tiêu chuẩn diện tích nên không thuộc diện này
Lang Chánh là có diện tích xấp xỉ 70%, dân số < 70% mức quy định nên thuộc diện sáp nhập. Nếu sáp nhập Lang Chánh với Ngọc Lặc thành Lương Ngọc như thời kỳ 1977-1982 thì vỡ quy hoạch đôn Ngọc Lặc lên thị xã. Cũng có thể cắt một phần Ngọc Lặc về Lang Chánh để Lang Chánh đủ tiêu chí và Ngọc Lặc cũng có tỷ lệ đô thị hóa cao hơn, nhưng hiện không khuyến khích chia tách kiểu này.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Chính điện Thành nhà Hồ và khả năng dựng lại kinh đô cổ
06:54 - 16/12/2021
PGS-TS Tống Trung Tín, Chủ tịch HộiKhảo cổ học Việt Nam, cho biết việc tìm thấy Chính điện Thành nhà Hồ là một thành công lớn. Bản thân ông cũng quá ngạc nhiên trước sự vĩ đại của công trình.

PGS-TS Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam, cho biết việc tìm thấy Chính điện Thành nhà Hồ là một thành công lớn. Bản thân ông cũng quá ngạc nhiên trước sự vĩ đại của công trình.
Chính điện cổ nhất trong lịch sử kinh đô Việt Nam được phát hiện
Cuộc khai quật ở Thành nhà Hồ (Thanh Hóa) từ năm 2020 đến nay được đánh giá là cuộc khai quật có quy mô lớn nhất trong lịch sử khảo cổ Việt Nam với diện tích 25.000 m2. Cuộc khai quật đã phát hiện được 4 cụm dấu tích có niên đại thời Trần - Hồ, 2 cụm kiến trúc thời Lê Sơ, 1 cụm kiến trúc thời Lê Trung hưng với trên 20 đơn nguyên kiến trúc. Những đơn nguyên này có giá trị to lớn khẳng định các giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản thế giới Thành nhà Hồ đã được UNESCO vinh danh năm 2011.
Chính điện Thành nhà Hồ và khả năng dựng lại kinh đô cổ
Mặt bằng kiến trúc đã rõ nét hơn sau cuộc khai quật
Th.S Nguyễn Thắng, Viện Khảo cổ học Việt Nam, cho biết đã phát hiện được nhiều di tích kiến trúc thời Trần - Hồ tại các hố khai quật ở khu vực Trung tâm (Nền Vua), khu vực Đông Nam và Tây Nam. “Nhận định bước đầu về cụm kiến trúc Trung tâm: Với dấu tích nhiều cổng, hành lang bao quanh, nhiều kiến trúc lớn ở phía bắc kết nối với nhau cho thấy đây có thể là không gian trung tâm, không gian Chính điện của Thành nhà Hồ”, ông Thắng nói.
PGS-TS Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam, cho biết: “Tổ hợp kiến trúc ở đây đã phát hiện khá đầy đủ các kiến trúc tạm xác định gồm có 6 đơn nguyên: Kiến trúc Chính điện, Tiền điện, Hậu điện, Tả vu, Hữu vu, Hành lang Đông Tây, có thể còn có kiến trúc cổng ở phía trước được bố trí khá cân xứng, hài hòa”.
Với dấu tích kiến trúc thời Lê Sơ và Lê Trung hưng, các nhà khảo cổ cho biết đã phát hiện 4 dấu tích kiến trúc thời Lê Sơ với đặc điểm xây bằng gạch vồ, ngói âm dương, kích thước móng cột nhỏ, được xây dựng bằng gạch ngói vụn. Họ cũng phát hiện 2 dấu tích kiến trúc thời Lê Trung hưng với đặc điểm xây bằng gạch vồ, ngói âm dương, kích thước móng cột trung bình được xây dựng bằng gạch ngói vụn.
Chính điện Thành nhà Hồ và khả năng dựng lại kinh đô cổ
Các hiện vật tìm thấy cho thấy dấu tích vương triều ở Thành nhà Hồ
Theo PGS-TS Tín, đã xác định dấu tích kiến trúc độc đáo, có quy mô nằm trong số lớn nhất cho đến nay trong lịch sử nghiên cứu kiến trúc cổ truyền Việt Nam ở khu vực Trung tâm Thành nhà Hồ (hay còn gọi là Nền Vua). “Theo tính toán ban đầu cộng với địa danh Nền Vua, các nhà khảo cổ học dự đoán đó có thể là dấu tích Chính điện của thành Tây Đô. Nếu đúng như vậy, đây là dấu tích Chính điện cổ nhất trong lịch sử kinh đô Việt Nam được phát hiện cho tới ngày hôm nay”, ông Tín nói.
PGS-TS Tín cho biết, qua khai quật lần này đã xác định tổ hợp kiến trúc phía đông nam khá hoàn chỉnh được tương truyền đó là Đông Thái Miếu thờ tổ tiên của nhà Hồ. Nếu xác định điều này là chính xác thì đây cũng là một dấu tích Tổ miếu thuộc loại cổ nhất trong lịch sử kinh đô Việt Nam.
Bài học từ Nara để phục dựng chính điện
Theo PGS-TS Tống Trung Tín, có thể học bài học từ cố đô Nara của Nhật Bản để khôi phục lại Chính điện. Các nhà khảo cổ người Nhật đã bảo tồn Nara trong nhiều năm. Sau đó, khi phục dựng họ dựng lại một Chính điện và cửa Chu Tước. “Hai cái nền của họ rất quan trọng khi phục dựng. Cái giếng Vua của Nara, bên cạnh còn thấy cả bếp, lò nấu sake, họ phục dựng rất giống. Bên trái là vườn thượng uyển”, ông Tín nói.
TS Phạm Quốc Quân, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia, cho biết lần khai quật này đã cho thấy điều quý giá là mặt bằng kiến trúc rõ ràng hơn trước đây. Ông Quân cho rằng có thể đẩy mạnh nghiên cứu cũng như đẩy mạnh bảo vệ, tôn tạo. “Làm kiểu Nhật thôi nghĩa là từng phần một. Từ mặt bằng nghiên cứu so sánh để tái phục hồi điện, cổng. Cũng cần có bảo vệ để giữ di tích, tránh bị hủy hoại bởi mưa gió, nước ngập ảnh hưởng”, ông Quân nói.
Chính điện Thành nhà Hồ và khả năng dựng lại kinh đô cổ
Chân tảng bằng đá
Cũng theo ông Quân, từ tư liệu hóa, các nhà khảo cổ cần tập trung vào xác định những gì tái hiện trước. “Đó là việc có định hướng để tập trung, để nó ra được một cái gì phục dựng. Làm để phục hưng văn hóa, biến văn hóa thành công nghiệp thì di sản cũng là một phần cần được phát huy hơn nữa. Thành nhà Hồ cũng có nhiều hứa hẹn”, ông Quân nói.
GS Phạm Mai Hùng, nguyên Giám đốc Bảo tàng Cách mạng, cho rằng khi Thành nhà Hồ trở thành Di sản văn hóa UNESCO, quy hoạch tổng thể bảo tồn cũng được xây dựng. Vì thế, nếu bây giờ có tiến hành các bước để tiến tới xây dựng lại các công trình xưa thì cũng là từng bước thực hiện dự án thành phần của tổng thể đã duyệt. “Đơn nguyên liên quan đến chính điện phù hợp với chính sử ghi chép và các nghiên cứu về Thành nhà Hồ. Qua các công trình này cũng bắt đầu nhận diện được bề thế của khu vực”, ông Hùng chia sẻ.
Cũng theo ông Hùng, tại Nara, ngoài phục hồi di tích còn có bảo tàng với nội dung chính là hệ thống các hiện vật, các công trình nghiên cứu phát lộ. “Họ xây dựng hồ sơ rõ ràng để trưng bày. Việc này cũng phải đặt ra để đưa kế hoạch nghiên cứu chuẩn bị”, ông Hùng gợi ý. Điều này, theo ông Hùng, có thể giúp cải thiện mức thu từ bán vé của Thành nhà Hồ, vốn đang thấp nhất so với các di sản khác mà UNESCO vinh danh.
GS Đặng Văn Bài, Phó chủ tịch Hội đồng Di sản quốc gia, cho rằng việc tổ chức khảo cổ học với mặt bằng lớn này cho thấy Thanh Hóa đang thay đổi nhận thức về di sản này. “Về bảo tồn, tôi cho rằng, bảo quản cấp thiết đi rồi từng bước tôn tạo để diễn giải lịch sử. Cần diễn giải bằng hình thức nào đấy để tạo hấp dẫn du lịch. Có thể thí điểm cái gì dễ thì làm trước”, ông Bài nói
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Lang Chánh là có diện tích xấp xỉ 70%, dân số < 70% mức quy định nên thuộc diện sáp nhập. Nếu sáp nhập Lang Chánh với Ngọc Lặc thành Lương Ngọc như thời kỳ 1977-1982 thì vỡ quy hoạch đôn Ngọc Lặc lên thị xã. Cũng có thể cắt một phần Ngọc Lặc về Lang Chánh để Lang Chánh đủ tiêu chí và Ngọc Lặc cũng có tỷ lệ đô thị hóa cao hơn, nhưng hiện không khuyến khích chia tách kiểu này.
Em sai rồi, Lang Chánh có dân tộc thiểu số chiếm 86% nên tiêu chí dân số xét như sau
"Đơn vị hành chính nông thôn có 30% dân số là người dân tộc thiểu số ở miền núi, vùng cao hoặc có đường biên giới quốc gia thì mức tối thiểu của tiêu chuẩn quy mô dân số bằng 50% mức quy định đối với đơn vị hành chính nông thôn tương ứng; cứ thêm 10% dân số là người dân tộc thiểu số thì được giảm thêm 5% nhưng tối thiểu phải đạt 20% "
30% thiểu số thì chỉ cần đạt 50%x80.000=40.000 dân
40% thiểu số thì chỉ cần đạt 45% chuẩn dân số 80.000;
50% thiểu số thì chỉ cần đạt 40% chuẩn dân số 80.000;
60% thiểu số thì chỉ cần đạt 35% chuẩn dân số 80.000;
70% thiểu số thì chỉ cần đạt 30% chuẩn dân số 80.000;
80% thiểu số thì chỉ cần đạt 25% chuẩn dân số 80.000;
Lang Chánh 86% dân tộc là thiểu số nên chỉ cần đạt 25%x80.000=20.000 dân, mà thực tế dân số Lang Chánh là hơn 50.000 người nên vượt chỉ tiêu về dân số khi áp dụng yếu tố đặc thù
 

VPC-HC

Thành viên tích cực
Cu này chuyên có kiểu dài dòng đánh tráo khái niệm :))

Đang trọng điểm du lịch quốc gia, khách nội địa lại lái ngay sang Trung Tâm Du Lịch Quốc Tế, còn ít tuổi, ít trải nghiệm thì nên nói những gì mà mình thực sự hiểu, nói ít xúc tích nhưng đủ ý, chứ đừng gồng lên tỏ ra rất hiểu biết, cậu chắc còn khá trẻ
Đánh tráo gì thế, chưa ai phủ nhận cái trọng điểm du lịch nội đại của TH cả, vấn đề đang nói là du lịch TH chưa cùng level với ĐN NT, nói level dưới cái lắm thằng cắn đít thật :)))
 
Last edited:

Md894

Người nổi tiếng
Các bố so sánh đéo gì với Đà Nẵng Nha Trang mà con trai cứ thích đem ra đánh tráo.
Con có hiểu xúc tiến du lịch là gì không? Cái đất đéo có tí du lịch gì đừng dạy các bố cách làm du lịch nghe nó buồn ỉa lắm.
 
B

Bodoi

Khách vãng lai
Đánh tráo gì thế, chưa ai phủ nhận cái trọng điểm du lịch nội đại của TH cả, vấn đề đang nói là du lịch TH chưa cùng level với ĐN NT
Chưa cùng level gì thế Công ?

Chúng tao đang nói đến khách NỘI ĐỊA hiểu không Công, khách Miền Tây, Miền Nam là khách quốc tế à, mày cứ nói đi tận đâu ấy :))
 
B

Bodoi

Khách vãng lai
Các bố so sánh đéo gì với Đà Nẵng Nha Trang mà con trai cứ thích đem ra đánh tráo.
Con có hiểu xúc tiến du lịch là gì không? Cái đất đéo có tí du lịch gì đừng dạy các bố cách làm du lịch nghe nó buồn ỉa lắm.
Cháu nó tay nhanh hơn não, đhs thao thao bất tuyệt trung tâm du lịch quốc tế cái cc gì không biết
 

VPC-HC

Thành viên tích cực
Các bố so sánh đéo gì với Đà Nẵng Nha Trang mà con trai cứ thích đem ra đánh tráo.
Con có hiểu xúc tiến du lịch là gì không? Cái đất đéo có tí du lịch gì đừng dạy các bố cách làm du lịch nghe nó buồn ỉa lắm.
Mày xách dép tao còn chưa xứng chứ mà đòi các bố, mấy thằng như md894 Bodoi là phải nhét ứt vào mồm
 
N

NGUOI QUAN SAT

Khách vãng lai
E nói thật, vụ này không biết lđ Thanh Hóa nghĩ sao chứ nếu là e ở ĐBSCL thì e bay ra Nha Trang Đà Nẵng cho khỏe chứ đến Sầm Sơn làm gì không biết, từ cảnh quan đến cái chơi thì ĐN NT hơn hẳn. Trên 10 triệu thì đi nước ngoài còn dưới thì e ưu tiên NT ĐN, 2 tp này e đã đi hơn chục lần vẫn cứ ok nhưng SS thì chưa quá 3 lần
Chuẩn. Thanh Hóa cảm giác cấy chi cụng có nhưng nó ko được đặc sắc nổi tiếng như Đà năng, Hạ long, Nha trang, Hội an, Đà lạt... nên rất khó thu hút được khách quốc tế và khách nội địa ở xa. Cấy ni phải nói thiệt rứa, chưa cần bàn đến chất lượng dịch vụ.
 

Md894

Người nổi tiếng
Mày xách dép tao còn chưa xứng chứ mà đòi các bố, mấy thằng như md894 Bodoi là phải nhét ứt vào mồm
Tầm mày loại khố rách áo ôm chứ có cái lol ấy mà khoe. Cỡ mày chỉ dép cắp nách sợ mòn thôi con.
Loại cu li lắp ráp chúng mày thì hiểu thế đéo nào được du lịch mà chỏ móm vào
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Ta đang nói chuyện lãnh đạo Thanh Hóa vào miền Nam xúc tiến du lịch để khách miền Nam đến Thanh Hóa nhiều hơn
Công bày tỏ rằng khách miền Nam đi Đà Nẵng và Nha Trang chứ ra Thanh Hóa làm gì và còn bày tỏ thêm ý kiến cá nhân là Công thấy Đà Nẵng và Nha Trang du lịch hấp dẫn gấp 10 lần Thanh Hóa, công đi ĐN, Nha Trang vài chục lần vẫn muốn đi nhưng Sầm Sơn chưa muốn đi quá 3 lần
Ta luận giải rằng du lịch là cần đa dạng chứ không phải so sánh chuyện hơn kém, năm này đi chỗ này, năm khác đi chỗ khác chứ làm quái gì có chuyện đi du lịch lại còn bó khuôn ĐN, NT. Người ta có thể ra TH để đi biển, thành nhà Hồ, Lam Kinh, Pù Luông...
Công lại so kè từng điểm của Thanh Hóa với cái mạnh nhất của các địa phương khác như Pù Luông thì so với Cao Bằng, Lào Cai; biển thì so với Nha Trang, Đà Nẵng....mà thực ra không biết rằng tất cả các loại hình dịch vụ đó mà nằm trong cùng 1 tỉnh thì chỉ có tỉnh Thanh Hóa mới có.
Tiếp theo là ra vấn đề xa hơn là Đẳng cấp du lịch của TH kém hơn Nha Trang và Đà Nẵng 10 lần!!
Tôi nói rồi, mục đích của lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa là vào miền Nam để xúc tiến khách du lịch, đó là cái quyết tâm của họ và tôi cho là đúng khi khách miền Bắc đã quá biết và hiếm khách chưa đi Thanh Hóa lắm. Nhiều khách, nhiều gia đình năm nào cũng làm chuyến ngắn ngày vào Thanh Hóa. Mùa hè thì đi các biển, mùa lúa chín thì đi Pù Luông.
Việc người miền Nam đi Đà Nẵng, Nha Trang nhiều hơn TH là quá hiển nhiên và không ai cãi, nhưng mỉa mai quyết tâm xúc tiến khách miền nam của lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa thì quả là cũng hơi quá!
Họ thể hiện trách nhiệm với công việc như thế là tốt!
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, nhiều người vẫn ví Khu Du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông (Bá Thước) tựa như vườn treo trên cao, với nhiều khu nghỉ dưỡng đẹp như: Pù Luông Retreat, Pù Luông Bocbandi, Pù Luông Eco Garden, Pu Luong Jungle Lodge, Pù Luông Natura, Pù Luông Casa Resort... Điều khác biệt ở đây là không có lịch trình tham quan dày đặc, không cuốn du khách vào những “thiên đường” mua sắm, không có những buổi tiệc tùng thâu đêm suốt sáng... Pù Luông luôn hướng du khách đến một kỳ nghỉ “xanh” thực thụ. Là điểm đến mới, song mỗi năm Pù Luông đều thu hút hàng trăm nghìn lượt khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm và nghỉ dưỡng. Đặc biệt, với nguồn dược liệu có sẵn trong tự nhiên, là điều kiện thuận lợi để nơi đây phát triển du lịch kết hợp chăm sóc sức khỏe, bắt kịp xu hướng và nhu cầu của khách du lịch thời kỳ hậu COVID-19.

Hiện nay, du khách khi đến với một số khu nghỉ dưỡng tại Pù Luông không chỉ được đắm mình trong nguồn nước thiên nhiên tươi mát của bể bơi vô cực, thưởng thức trà thơm, ngắm cảnh đồi núi... mà còn được tận hưởng những dịch vụ chăm sóc sức khỏe thực sự thư giãn, thoải mái. Trong đó, một số khu nghỉ dưỡng như Pù Luông Retreat, Ebino Pù Luông Resort & Spa, Pù Luông Casa Resort... bước đầu đã cung cấp đến du khách một số dịch vụ chăm sóc sức khỏe kết hợp nghỉ dưỡng như: ngâm chân dược liệu, đạp xe trong rừng, massage trị liệu... Trong đó, Ebino Pù Luông Resort & Spa hiện đang cung cấp đến du khách các dịch vụ, như: massage toàn thân, massage chân, đầu - cổ - vai - gáy bằng dược liệu tự nhiên và massage đá nóng. Ngoài ra, hầu hết các khu nghỉ dưỡng đều bố trí không gian dành cho du khách ngồi thiền, tập yoga, aerobic... Qua đó góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, kéo dài thời gian lưu trú và gia tăng tính trải nghiệm, khả năng chi tiêu của du khách.

Ông Quách Văn Linh, Quản lý khu nghỉ dưỡng Pù Luông Casa Resort, cho biết: “Ngay từ khi du lịch mở cửa trở lại đến nay, du khách đặc biệt quan tâm đến các không gian du lịch “xanh”, du lịch kết hợp chăm sóc sức khỏe. Theo đó, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và hướng tới đa dạng hóa dịch vụ, kể từ đầu năm 2023 chúng tôi đã đưa một số dịch vụ mới vào hoạt động như dịch vụ ngâm chân bằng dược liệu, liên kết với các công ty lữ hành tổ chức các hoạt động khám phá, trải nghiệm cảnh quan bản làng, đi bộ, leo núi”.

Nhận định về xu hướng du lịch kết hợp chăm sóc sức khỏe, nhiều chuyên gia du lịch cho rằng, đại dịch COVID-19 xuất hiện và tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng sẽ khiến con người quan tâm nhiều hơn đến du lịch chăm sóc sức khỏe. Bởi vậy, trong thời gian tới xu hướng du lịch sẽ có sự thay đổi rõ rệt, đặc biệt những chuyến du lịch của du khách sẽ không còn đơn thuần là hoạt động tham quan mà thay vào đó là hình thức du lịch tận hưởng nghỉ dưỡng kết hợp chăm sóc, cải thiện sức khỏe.

Cùng với các điểm du lịch nghỉ dưỡng kết hợp chăm sóc sức khỏe hiện có, quần thể nghỉ dưỡng khoáng nóng Sun Beauty Onsen Thanh Hóa tại xã Quảng Yên (Quảng Xương) đã được Công ty CP Tập đoàn Mặt Trời (Sun Group) khởi công vào cuối năm 2021. Đây là dự án được kỳ vọng sẽ đưa Thanh Hóa trở thành “thủ phủ” mới của du lịch nghỉ dưỡng kết hợp chăm sóc sức khỏe. Với quy mô gần 100 ha, tổng mức đầu tư gần 7.000 tỷ đồng, quần thể nghỉ dưỡng sẽ kết hợp các dịch vụ vui chơi giải trí, du lịch văn hóa, chăm sóc sức khỏe. Điểm nhấn ấn tượng trong quần thể là công viên Onsen với đa dạng hoạt động vui chơi giải trí trong nhà và ngoài trời cùng dịch vụ tắm Onsen, spa và trị liệu phục hồi sức khỏe đặc biệt.
 

Facebook Comment

Chủ đề tương tự

Bài viết mới

Chủ đề được quan tâm nhất

Top