• Lưu ý đọc kỹ nội quy trước khi đăng bài để tránh bị bannick, xóa bài. Xem hướng dẫn đăng bài và tính năng UP tin miễn phí
  • Thông báo về việc đăng bài & đăng ký thành viên áp dụng tại thread Hot news, Projects & Developments
    - Phải đăng ký thành viên mới có thể đăng bài tại thread này.
    - Nếu gặp khó khăn khi đăng ký, vui lòng liên hệ qua email : thanhhoaonline.net@gmail.com để được hỗ trợ đăng ký và kích hoạt tài khoản.

NamDu

Người nổi tiếng
Bỏ đi cấp huyện, đồng nghĩa với việc, các phường xã mới, sẽ không còn liên quan gì với nhau, Phường Hạc Thành mới, sẽ không liên quan tới, phường Hàm Rồng mới, không liên quan tới, Phường Đông Sơn mới,

Tương tự đó, Sầm Sơn 1 và Sầm Sơn 2, là 2 địa phương khác nhau. không còn chung một đơn vị, như trước khi còn cấp huyện nữa.

Bỏ đi cấp huyện đồng nghĩa với việc, thị trấn trước đây giờ không còn là huyện lị, thành phố trước đây, giờ không còn là tỉnh lị, chỉ đơn giản là phường đó có vị trí thuận lợi, nên đặt trụ sở tỉnh mà thôi. giờ là thời đại mạnh ai nấy phát triển, ai yếu sẽ bị bỏ lại phía sau. không còn dựa hơi vào nhau để ăn theo như trước nữa,

TP.HCM không chỉ xóa ranh giới cấp huyện, mà còn xóa luôn ranh giới cấp tỉnh,để điều chỉnh sắp xếp cấp xã mới. một xã mới sẽ là hạt nhân phải triển mới, cho toàn tỉnh, chứ không chỉ nằm bó hẹp trong 1 huyện như bây giờ.

Vậy nên, mỗi địa phương mới, cần nên chọn ra những cái tên phù hợp, địa giới phù hợp, với văn hóa, địa lý, lịch sử và hành trình phát triển của riêng mình, thay vì cứ bám vào địa danh cấp huyện như hiện nay.
 

Hungda

Người nổi tiếng
Ngày 26/4, Phó bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Lại Thế Nguyên đã ký ban hành công văn yêu cầu Ban Thường vụ Thành ủy Sầm Sơn, Ban Thường vụ Thị ủy Nghi Sơn, Bỉm Sơn và Ban Thường vụ huyện ủy các huyện: Hoằng Hóa, Nga Sơn, Hà Trung, Yên Định, Vĩnh Lộc, Ngọc Lặc khẩn trương họp bàn kỹ càng, thấu đáo để thống nhất lại tên gọi của các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã mới. Tên gọi mới không được trùng với tên của các ĐVHC cấp xã khác đã được sắp xếp trong tỉnh. Các đơn vị cần báo cáo Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh để tổng hợp và đồng thời chỉ đạo lấy ý kiến nhân dân. Các hồ sơ, đề án phải được hoàn thành và trình lên HĐND tỉnh trước 11 giờ 30 ngày 28/4
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Ngày 26/4, Phó bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Lại Thế Nguyên đã ký ban hành công văn yêu cầu Ban Thường vụ Thành ủy Sầm Sơn, Ban Thường vụ Thị ủy Nghi Sơn, Bỉm Sơn và Ban Thường vụ huyện ủy các huyện: Hoằng Hóa, Nga Sơn, Hà Trung, Yên Định, Vĩnh Lộc, Ngọc Lặc khẩn trương họp bàn kỹ càng, thấu đáo để thống nhất lại tên gọi của các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã mới. Tên gọi mới không được trùng với tên của các ĐVHC cấp xã khác đã được sắp xếp trong tỉnh. Các đơn vị cần báo cáo Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh để tổng hợp và đồng thời chỉ đạo lấy ý kiến nhân dân. Các hồ sơ, đề án phải được hoàn thành và trình lên HĐND tỉnh trước 11 giờ 30 ngày 28/4
Vậy là cả tỉnh gỡ số
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
KẾT QUẢ LẤY Ý KIẾN CỬ TRI VỀ ĐỀ ÁN SẮP XẾP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BỈM SƠN
Thực hiện chỉ đạo của UBND thị xã, sáng ngày 27/4/2025, các địa phương đồng loạt tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn qua hình thức phát phiếu lấy ý kiến đến họ gia đình.

Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của Nhân dân và định hướng của cấp trên, thị xã Bỉm Sơn đã xây dựng phương án điều chỉnh, lấy tên hai phường mới là phường Bỉm Sơn (gồm các phường Ba Đình, Lam Sơn, Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn) và xã Hà Vinh thuộc huyện Hà Trung) và phường Quang Trung (gồm các phường Ngọc Trạo, Phú Sơn, Bắc Sơn và xã Quang Trung).

Kết quả, về việc thành lập phường Bỉm Sơn, phường Đông Sơn có 3.710/3.782 cử tri tham gia ý kiến, trong đó có 3.706 cử tri đồng ý, chiếm 98%; 4 cử tri không đồng ý, chiếm 0,1%. Phường Lam Sơn có 2.455/2455 cử tri tham gia ý kiến, trong đó có 2.455 cử tri đồng ý, đạt 100%. Phường Ba Đình có 2.916/2.931 cử tri tham gia ý kiến, trong đó có 2.913 cử tri đồng ý, chiếm 99,39%; 3 cử tri không đồng ý, chiếm 0,1%.
Về thành lập phường Quang Trung, phường Bắc Sơn có 2.575/2.575 cử tri tham gia ý kiến, trong đó có 2.552 cử tri đồng ý, chiếm 99,1%; 23 cử tri không đồng ý, chiếm 0,9%. Phường Ngọc Trạo có 1.984/2016 cử tri tham gia ý kiến, trong đó có 1.949 cử tri đồng ý, chiếm 96,68%; 36 cử tri không đồng ý, chiếm 1,79%. Phường Phú Sơn có 1.572/1.588 cử tri tham gia ý kiến, trong đó có 1.487 cử tri đồng ý, chiếm 94,59%; 85 cử tri không đồng ý, chiếm 5,41%. Xã Quang Trung có 1.390/1.390 cử tri tham gia ý kiến, trong đó có 1.390 cử tri đồng ý, đạt 100%.
Vệc lấy tên Bỉm Sơn và Quang Trung làm tên gọi cho các đơn vị hành chính cấp xã mới thay cho phương án cũ không làm thay đổi bản chất phương án trước đó, mà chỉ là sự hoàn thiện, nâng cao hơn về hình thức và ý nghĩa, phục vụ tốt hơn cho yêu cầu phát triển lâu dài của của Nhân dân.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Nhiều người thắc mắc vì sao 4 xã Vĩnh Hùng, Minh Tân, Vĩnh Thịnh, Vĩnh An lại đang khảo sát để lấy tên là Biện Thượng. Thì đây, mình sẽ show thêm nhiều tư liệu để mọi người hiểu rõ hơn.

Vùng đất cổ Biện Thượng, nay là xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, nằm bên tả ngạn sông Mã, đây là đất quý hương của dòng dõi 12 đời chúa Trịnh, là nơi sinh ra Trịnh Kiểm, người mở đầu cho vương triều Trịnh, cùng vua Lê bảo vệ đất nước.

Theo tài liệu của Viễn Đông Bác Cổ thì xã Vĩnh Hùng đã có người sinh sống cách đây trên 7.000 năm, trong địa bàn xã còn khai quật được nhiều cổ vật trong đó có cả trống đồng Đông Sơn.

Xã Vĩnh Hùng với trung tâm là làng Bồng Thượng hay còn gọi là Biện Thượng là ngôi làng cổ có tên từ thời Bắc thuộc. Làng nằm ven sông Mã hùng vĩ gối đầu vào núi Báo với thế Rồng cuộn Hổ ngồi,dân gian vẫn còn truyền tụng câu sấm về làng Bồng Thượng:

"Mạch tòng Hùng Lĩnh trung linh khí

Thế xuất khanh hầu tráng đế vương."

Vĩnh Hùng là vùng đất địa linh nhân kiệt sản sinh ra nhiều danh nhân cho đất nước như Bác Đô Vương Trịnh Ra thời nhà Đường, Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm và 12 đời chúa Trịnh, Thái tể Hoàng Đình Ái, Tiến sĩ Trịnh Khắc Tụy, Tiến sĩ Lê Đăng Phụ, Trạng nguyên Trịnh Tuệ, Nữ học giả/Chính cung Hoàng Hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc, Đường công Lê Quang Lộc, Quận công Hoàng Đình Phùng, Quận Công Hoàng Đình Thái...

12 đời chúa, đã cùng vua Lê cầm quyền, xây dựng và bảo vệ đất nước từ năm 1533 - 1789 với 256 năm lịch sử thời kỳ phong kiến.

Như vậy, có thể nói, vùng đất cổ Biện Thượng, nay là xã Vĩnh Hùng có nền văn hóa, lịch sử rất dày. Việc lấy tên gọi là Biện Thượng rất hay, chúng ta có thể tự hào vì quê mình là nơi sinh ra chúa Trịnh Kiểm và 12 đời chúa Trịnh đã góp công phò vua Lê bảo vệ đất nước.
 

Facebook Comment

Bài viết mới

Chủ đề được quan tâm nhất

Top