• Lưu ý đọc kỹ nội quy trước khi đăng bài để tránh bị bannick, xóa bài. Xem hướng dẫn đăng bài và tính năng UP tin miễn phí
  • Thông báo về việc đăng bài & đăng ký thành viên áp dụng tại thread Hot news, Projects & Developments
    - Phải đăng ký thành viên mới có thể đăng bài tại thread này.
    - Nếu gặp khó khăn khi đăng ký, vui lòng liên hệ qua email : thanhhoaonline.net@gmail.com để được hỗ trợ đăng ký và kích hoạt tài khoản.

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Vậy là thành phố sẽ nâng một lúc 13 phường( trước đó đã nhập Đông Tân, Hoằng Long, Hoằng Lý)
Còn lại 4 xã: Hoằng Quang,Đại; Đông Vinh;Thiệu Vân
30 phường! Gấp đôi anh Trung tâm
 

thanhniencung

Người nổi tiếng
phường nhiều mà toàn đồng vs ruộng thì lên làm mẹ gì :))
Haha. Nhiều nơi muốn lên phường quá mà không lên nổi. Nếu ai đó đã từng đi các thị xã hương trà thừa thiên huế, tx.quảng trị tỉnh quảng trị, thị xã hồng lĩnh hà tĩnh, thị xã hoàng mai, thái hòa nghệ an sẽ thấy ruộng đồng bát ngát là như thế nào.
Vấn đề là quy hoạch và tầm nhìn của địa phương. Những thị xã hồi nãy tôi vừa kể chục năm nữa chắc cũng không thay đổi nhiều. Tôi còn nhớ 5 năm trước khối kẻ chê rằng phường đông hải, hay đông hương, quảng thành đầy ruộng, bây giờ hãy nhìn xem, với những đô thị đẳng cấp mọc lên . Thành phố thanh hóa lên một tầm mới. Lên phường để tạo điều kiện mở rộng thành phố ra toàn huyện đông sơn nhé. Ví như thành phố hạ long mở rộng 5 lần, cũng toàn đồi núi có ai dám chê không. Mở rộng là tính cho tương lai, tạo quỹ đất cho sự phát triển. Cái vùng 250 km2 của Vinh bao nhiêu trong đó là ruộng các bạn cũng biết. Nhưng để đến khi nó mở rộng được đến 250km2 cũng là vấn đề. Trong khi thành phố thanh hóa 230 km2 đã rất gần rồi nhé.
 

thanhniencung

Người nổi tiếng
Lãnh đạo tỉnh thanh hóa xác định tỉnh thanh hóa với 4 cực tăng trưởng, vùng trung tâm tương lai của thanh hóa sau này sẽ là thành phố thanh hóa 230 km2 + thành phố sầm sơn hiện tại + huyện hoằng hóa hiện tại ( hạt nhân là liên đô thị hải tiến bút sơn).huyện quảng xương với thị trấn tân phong hiện tại và dải đô thị dọc đường ven biển. Tương lai vùng này rộng khoảng 600-700 km2 với dân số khoảng 2 người có làm anh trung tâm vùng hổ thẹn không nhỉ
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Lãnh đạo tỉnh thanh hóa xác định tỉnh thanh hóa với 4 cực tăng trưởng, vùng trung tâm tương lai của thanh hóa sau này sẽ là thành phố thanh hóa 230 km2 + thành phố sầm sơn hiện tại + huyện hoằng hóa hiện tại ( hạt nhân là liên đô thị hải tiến bút sơn).huyện quảng xương với thị trấn tân phong hiện tại và dải đô thị dọc đường ven biển. Tương lai vùng này rộng khoảng 600-700 km2 với dân số khoảng 2 người có làm anh trung tâm vùng hổ thẹn không nhỉ
Trung tâm vùng chỉ thích xây chung cư xã hội vàng khè để treo silip, nịt vú....
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Với việc sắp tới ngoại ô thành phố chỉ còn 4 xã thì rất hợp lý để nhập 13 xã, 1 thị trấn của Đông Sơn về
Có lẽ mở rộng thì TPTH sẽ lập thêm 6,7 phường nữa
Nói chung chắc khoảng 36 phường, 10 xã
 

THAH_THAH

Người nổi tiếng
Lãnh đạo tỉnh thanh hóa xác định tỉnh thanh hóa với 4 cực tăng trưởng, vùng trung tâm tương lai của thanh hóa sau này sẽ là thành phố thanh hóa 230 km2 + thành phố sầm sơn hiện tại + huyện hoằng hóa hiện tại ( hạt nhân là liên đô thị hải tiến bút sơn).huyện quảng xương với thị trấn tân phong hiện tại và dải đô thị dọc đường ven biển. Tương lai vùng này rộng khoảng 600-700 km2 với dân số khoảng 2 người có làm anh trung tâm vùng hổ thẹn không nhỉ
NK 2015-2020, Lãnh đạo TH đã hoàn thành quá tốt nhiệm vụ từ phát triển kinh tế, định hướng quy hoạch, AN-QP... dù vẫn còn những gợn nhỏ. Mong rằng NK 2020-2025, Ban Lãnh đạo mới vừa có tâm, có tầm để Xứ Thanh ta là 1 Quảng Ninh hay Bình Dương của miền Trung còn lôi kéo, thúc đẩy khu vực BTB phát triển như trong Đề án 218
 

THAH_THAH

Người nổi tiếng
phường nhiều mà toàn đồng vs ruộng thì lên làm mẹ gì :))
Nói thì ngu bỏ mẹ, lên Phường hay không phải thông qua UBTV QH, đạt được tất cả các tiêu chí về diện tích, dân số, quy hoạch đô thị, thu nhập đầu người...mới lên được. Chứ sao GĐ 2010-2015 củ Nghệ có CTQH không cho Vĩnh lên 100 phường để đứng thứ 3 cả nước về tổng số phường giống như chung cư XH ấy
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Tôi là tôi rất khoái thành phố, thị xã có nhiều phường. Ít nhất là về mặt hành chính nó chứng tỏ quy mô đô thị hoá
Thật đáng phấn khởi khi Thành phố chúng ta , có lẽ là thành phố trực thuộc tỉnh lớn nhất của phía Bắc về quy mô dân số, quy mô đô thị hoá.
Về chỉ số kinh tế thì thành phố ta chưa thể và khó bằng được các tỉnh lỵ của các tỉnh có FDI giá trị lớn như TP Bắc Ninh, TP Vĩnh Yên, thậm chí cả thị xã Phổ Yên nơi đặt samsung
Tuy nhiên, cũng không cần ôm công nghiệp thật mạnh về thành phố làm gì! TP chỉ cần làm dịch vụ, thương mại cho tốt là ngon lành rồi!
Và điều tôi mong nhất là sau khi nhập Sầm Sơn về thì TP đổi tên sang Đông Sơn!
 

thanhniencung

Người nổi tiếng
Lộ trình đưa 10 xã lên phường
8:45 tối qua - Bài Và Ảnh: Thu Vui
(Baothanhhoa.vn) - Để hoàn thành mục tiêu đến năm 2020, tỷ lệ đô thị hóa của toàn tỉnh đạt 35%, tỷ lệ đô thị hóa của TP Thanh Hóa đạt 96,3%, những năm qua, TP Thanh Hóa đã tiến hành rà soát các tiêu chí và lựa chọn 10 xã ngoại thành để thành lập thêm 10 phường.

Quy hoạch phát triển đô thị trên địa bàn tỉnhTăng cường công tác quản lý Nhà nước lĩnh vực xây dựng
Lộ trình đưa 10 xã lên phường
Thôn Phố Môi, xã Quảng Tâm phát triển đồng bộ, khang trang.

Thanh Hóa là đô thị tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh, được thành lập trên cơ sở nguyên trạng thị xã Thanh Hóa theo Nghị định số 37-CP ngày 1-5-1994 của Chính phủ. Từ năm 1994 đến năm 2013, TP Thanh Hóa đã nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính, sáp nhập thêm nhiều xã, thị trấn của các huyện Đông Sơn, Quảng Xương, Thiệu Hóa, Hoằng Hóa. Tháng 4-2014, TP Thanh Hóa được công nhận là đô thị loại I. Nhiều năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Trung ương, của tỉnh, cấp ủy, chính quyền, nhân dân TP Thanh Hóa đã nỗ lực phấn đấu và đạt nhiều kết quả quan trọng, tạo ra sự phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển của đô thị, đưa thành phố trở thành một trong những đô thị có quy mô lớn và hạ tầng hiện đại hàng đầu khu vực phía Bắc.

Để thành phố phát triển nhanh và toàn diện hơn nữa, TP Thanh Hóa đã chọn 10 xã là Quảng Phú, Quảng Tâm, Quảng Cát, Quảng Đông, Quảng Thịnh, Thiệu Khánh, Thiệu Dương, Đông Tân, Đông Lĩnh và Long Anh để thành lập phường. Đây là những xã giáp ranh trực tiếp với khu vực nội thành, chịu sự tác động của quá trình đô thị hóa cao. Trên địa bàn các xã này đã và đang diễn ra quá trình dịch chuyển dân cư từ khu vực nội thành ra sinh sống, từng bước hình thành lối sống đô thị. Dân cư ở đây cũng chuyển dần sang sinh sống bằng các ngành nghề kinh doanh, thương mại, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nên tỷ lệ lao động nông nghiệp ngày càng giảm. Sau 10 năm thực hiện Quyết định số 84/QĐ-TTg ngày 16-1-2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, UBND tỉnh đã từng bước lập, phê duyệt quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết cơ bản phủ kín diện tích của 10 xã này. Vì thế, 10 xã được chọn thành lập phường đã bảo đảm các tiêu chí đô thị loại I.

Thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính, hiện nay TP Thanh Hóa còn 34 phường, xã (gồm 20 phường và 14 xã), tỷ lệ đô thị hóa năm 2020 ước đạt 96,3%. Sau khi thành lập thêm 10 phường, TP Thanh Hóa sẽ có 30 phường và 4 xã, bảo đảm cơ cấu nội, ngoại thành trong tương lai. Qua đánh giá hiện trạng và rà soát các tiêu chí thành lập phường ở 10 xã được chọn, có 5 xã đạt cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số là Quảng Phú, Quảng Cát, Thiệu Dương, Đông Lĩnh, Long Anh; 5 xã đạt trên 50% tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên nhưng vượt tiêu chuẩn về quy mô dân số là Quảng Đông, Quảng Thịnh, Quảng Tâm, Thiệu Khánh và Đông Tân. Việc thành lập các phường trên cơ sở nguyên trạng toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của các địa phương theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn thành kinh tế đô thị gắn với dịch vụ, thương mại, công nghiệp. Cơ sở hạ tầng như giao thông, điện, các thiết chế văn hóa, giáo dục, y tế... cũng được đầu tư, nâng cấp đáp ứng yêu cầu xây dựng phường văn minh đô thị, đời sống tinh thần và phúc lợi của người dân được tốt hơn. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được hưởng đầy đủ cơ chế ưu đãi theo quy định. Việc sắp xếp, điều chỉnh bộ máy Nhà nước từ cấp xã thành phường cũng sẽ góp phần đổi mới phương thức quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền cơ sở theo hướng đô thị để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Sau khi trở thành phường, việc thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển cũng có nhiều thuận lợi, tạo điều kiện để các phường đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Đề án thành lập các phường thuộc TP Thanh Hóa đã được HĐND TP Thanh Hóa khóa XXI, nhiệm kỳ 2016-2021 thông qua tại Kỳ họp thứ 13 vừa qua. Đây là cơ hội để các phường nói riêng, TP Thanh Hóa nói chung phát triển nhanh và toàn diện hơn, xứng tầm là đô thị hạt nhân, là trung tâm công nghiệp và đầu mối giao lưu quan trọng của vùng Bắc Trung bộ, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Vì thế, sau khi thành lập phường, các địa phương cần tập trung mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, trong đó đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thương mại – dịch vụ, công nghiệp – xây dựng, tạo ra nhiều việc làm và đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế; đồng thời đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa, nông nghiệp chất lượng cao, chú trọng ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất để tăng thu nhập cho người dân. Rà soát tổng thể các tiêu chí về kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế, hạ tầng, kiến trúc cảnh quan đô thị để có giải pháp khắc phục những tiêu chí còn thiếu, còn yếu và khai thác các thế mạnh để điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Phát triển không gian đô thị theo đúng quy hoạch, kêu gọi các dự án đầu tư xây dựng các khu đô thị mới, khu du lịch nghỉ dưỡng nhằm đáp ứng nhu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong tương lai. Đối với người dân, việc xây dựng xã lên phường là một tín hiệu vui, hứa hẹn mở ra những cơ hội mới trong phát triển kinh tế theo hướng đô thị. Vì vậy, bên cạnh việc khuyến khích các gia đình đầu tư, mở rộng kinh doanh các loại hình dịch vụ..., các địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền để đổi mới tư duy, nếp nghĩ của người dân nhằm xây dựng nếp sống văn minh đô thị
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Lộ trình đưa 10 xã lên phường
8:45 tối qua - Bài Và Ảnh: Thu Vui
(Baothanhhoa.vn) - Để hoàn thành mục tiêu đến năm 2020, tỷ lệ đô thị hóa của toàn tỉnh đạt 35%, tỷ lệ đô thị hóa của TP Thanh Hóa đạt 96,3%, những năm qua, TP Thanh Hóa đã tiến hành rà soát các tiêu chí và lựa chọn 10 xã ngoại thành để thành lập thêm 10 phường.

Quy hoạch phát triển đô thị trên địa bàn tỉnhTăng cường công tác quản lý Nhà nước lĩnh vực xây dựng
Lộ trình đưa 10 xã lên phường
Thôn Phố Môi, xã Quảng Tâm phát triển đồng bộ, khang trang.

Thanh Hóa là đô thị tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh, được thành lập trên cơ sở nguyên trạng thị xã Thanh Hóa theo Nghị định số 37-CP ngày 1-5-1994 của Chính phủ. Từ năm 1994 đến năm 2013, TP Thanh Hóa đã nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính, sáp nhập thêm nhiều xã, thị trấn của các huyện Đông Sơn, Quảng Xương, Thiệu Hóa, Hoằng Hóa. Tháng 4-2014, TP Thanh Hóa được công nhận là đô thị loại I. Nhiều năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Trung ương, của tỉnh, cấp ủy, chính quyền, nhân dân TP Thanh Hóa đã nỗ lực phấn đấu và đạt nhiều kết quả quan trọng, tạo ra sự phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển của đô thị, đưa thành phố trở thành một trong những đô thị có quy mô lớn và hạ tầng hiện đại hàng đầu khu vực phía Bắc.

Để thành phố phát triển nhanh và toàn diện hơn nữa, TP Thanh Hóa đã chọn 10 xã là Quảng Phú, Quảng Tâm, Quảng Cát, Quảng Đông, Quảng Thịnh, Thiệu Khánh, Thiệu Dương, Đông Tân, Đông Lĩnh và Long Anh để thành lập phường. Đây là những xã giáp ranh trực tiếp với khu vực nội thành, chịu sự tác động của quá trình đô thị hóa cao. Trên địa bàn các xã này đã và đang diễn ra quá trình dịch chuyển dân cư từ khu vực nội thành ra sinh sống, từng bước hình thành lối sống đô thị. Dân cư ở đây cũng chuyển dần sang sinh sống bằng các ngành nghề kinh doanh, thương mại, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nên tỷ lệ lao động nông nghiệp ngày càng giảm. Sau 10 năm thực hiện Quyết định số 84/QĐ-TTg ngày 16-1-2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, UBND tỉnh đã từng bước lập, phê duyệt quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết cơ bản phủ kín diện tích của 10 xã này. Vì thế, 10 xã được chọn thành lập phường đã bảo đảm các tiêu chí đô thị loại I.

Thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính, hiện nay TP Thanh Hóa còn 34 phường, xã (gồm 20 phường và 14 xã), tỷ lệ đô thị hóa năm 2020 ước đạt 96,3%. Sau khi thành lập thêm 10 phường, TP Thanh Hóa sẽ có 30 phường và 4 xã, bảo đảm cơ cấu nội, ngoại thành trong tương lai. Qua đánh giá hiện trạng và rà soát các tiêu chí thành lập phường ở 10 xã được chọn, có 5 xã đạt cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số là Quảng Phú, Quảng Cát, Thiệu Dương, Đông Lĩnh, Long Anh; 5 xã đạt trên 50% tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên nhưng vượt tiêu chuẩn về quy mô dân số là Quảng Đông, Quảng Thịnh, Quảng Tâm, Thiệu Khánh và Đông Tân. Việc thành lập các phường trên cơ sở nguyên trạng toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của các địa phương theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn thành kinh tế đô thị gắn với dịch vụ, thương mại, công nghiệp. Cơ sở hạ tầng như giao thông, điện, các thiết chế văn hóa, giáo dục, y tế... cũng được đầu tư, nâng cấp đáp ứng yêu cầu xây dựng phường văn minh đô thị, đời sống tinh thần và phúc lợi của người dân được tốt hơn. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được hưởng đầy đủ cơ chế ưu đãi theo quy định. Việc sắp xếp, điều chỉnh bộ máy Nhà nước từ cấp xã thành phường cũng sẽ góp phần đổi mới phương thức quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền cơ sở theo hướng đô thị để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Sau khi trở thành phường, việc thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển cũng có nhiều thuận lợi, tạo điều kiện để các phường đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Đề án thành lập các phường thuộc TP Thanh Hóa đã được HĐND TP Thanh Hóa khóa XXI, nhiệm kỳ 2016-2021 thông qua tại Kỳ họp thứ 13 vừa qua. Đây là cơ hội để các phường nói riêng, TP Thanh Hóa nói chung phát triển nhanh và toàn diện hơn, xứng tầm là đô thị hạt nhân, là trung tâm công nghiệp và đầu mối giao lưu quan trọng của vùng Bắc Trung bộ, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Vì thế, sau khi thành lập phường, các địa phương cần tập trung mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, trong đó đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thương mại – dịch vụ, công nghiệp – xây dựng, tạo ra nhiều việc làm và đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế; đồng thời đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa, nông nghiệp chất lượng cao, chú trọng ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất để tăng thu nhập cho người dân. Rà soát tổng thể các tiêu chí về kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế, hạ tầng, kiến trúc cảnh quan đô thị để có giải pháp khắc phục những tiêu chí còn thiếu, còn yếu và khai thác các thế mạnh để điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Phát triển không gian đô thị theo đúng quy hoạch, kêu gọi các dự án đầu tư xây dựng các khu đô thị mới, khu du lịch nghỉ dưỡng nhằm đáp ứng nhu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong tương lai. Đối với người dân, việc xây dựng xã lên phường là một tín hiệu vui, hứa hẹn mở ra những cơ hội mới trong phát triển kinh tế theo hướng đô thị. Vì vậy, bên cạnh việc khuyến khích các gia đình đầu tư, mở rộng kinh doanh các loại hình dịch vụ..., các địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền để đổi mới tư duy, nếp nghĩ của người dân nhằm xây dựng nếp sống văn minh đô thị
Rất mừng khi 10 năm nay lãnh đạo các cấp đã quan tâm đến tỉnh lỵ hơn giai đoạn trước 2010
Thành phố cấp tỉnh 30 phường hình như là nhiều nhất nước !
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
 

thanhniencung

Người nổi tiếng
Lên báo Thanh Hóa rồi. HDND họp rồi chắc trong năm 2020 sẽ thành lập thị xã nghi sơn và mở rộng thành phố thanh hóa thêm 10 phường. Riêng năm 2020 thành phố thanh hóa tăng thêm 26 phường, con số không tưởng không những với bắc trung bộ và cả nước. Tiện đây bác Hạc cho e hỏi cả nước có bao nhiêu tỉnh trên 26 phường vậy
Nghệ An: vinh 16+ cửa lò 7+ hoàng mai 5+ thái hòa 4. Tổng 32 phường
Hà Tĩnh: tp. Hà tĩnh 10, thị xã hồng lĩnh 5, tx. Kỳ anh 6. Tổng 21 phường
Quảng bình: đồng hới 9 phường . Tx ba đồn 6 phường. Tổng 15 phường
Quảng trị : đông hà 9 phường, tx quảng trị 4 phường. Tổng 13 phường
Thừa thiên huế: huế 27 phường. Hương thủy 5 phường, hương trà 7 phường, tổng 29 phường.
Thanh Hóa. Tp thanh hóa 30 phường. Tp sầm sơn 8 phường, tx. Nghi sơn 16 phường, tx bỉm sơn 6 phường. Tổng 60 phường
 

thanhniencung

Người nổi tiếng
Một số thị xã của nước ta chỉ có 4, 5 phường nên bỏ đi vì để lại mang tiếng quá. Thị xã 4, 5 phường chỉ ngang mấy thị trấn ngọc lặc, thị xuân....
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Sau khi Thanh Hóa có 60 phường thì tổng số phường cũng top đó:
  1. TPHCM
  2. HN
  3. Quảng Ninh
  4. .Hải Phòng
5.Thanh Hóa
15-20 năm nữa thì tổng số phường của Thanh Hóa sẽ chỉ sau HCM,HN,Bình Dương, Đồng Nai mà thôi.
Đua nhau lập phường, thị xã, tp cũng tốt
Từ 1981 đến nay, Thanh Hóa không có thêm một thị xã mới nào.
Năm 81, có 3 thị xã cũng oách lắm đó! Sau này các tỉnh họ nâng cấp đô thị mạnh, TH tụt hậu. Ngay anh 37 trong khoảng thời gian đó lập một lúc 3 thị xã Cửa Lò, Thái Hòa, Hoàng Mai.
 
Last edited:

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Quảng Ninh hiện có 72 phường, nhiều thật
Hải Phòng:66 phường, Thanh Hóa sẽ sớm vượt
Bình Dương:45 phường, đơn giản là vì mật độ họ đông, hình thành phường trên xã sẵn có. Đồng Nai số phường cũng không nhiều
Đà Nẵng, Cần thơ cũng khoảng hơn 40 phường.
 

THAH_THAH

Người nổi tiếng
Quảng Ninh hiện có 72 phường, nhiều thật
Hải Phòng:66 phường, Thanh Hóa sẽ sớm vượt
Bình Dương:45 phường, đơn giản là vì mật độ họ đông, hình thành phường trên xã sẵn có. Đồng Nai số phường cũng không nhiều
Đà Nẵng, Cần thơ cũng khoảng hơn 40 phường.
Quảng Ninh 4 TP, 2 TX
Bình Dương 3 TP, 2 TX
Trong khi đó TH chỉ mới 2 TP, 2 TX (sau khi NS lên TX)
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Quảng Ninh 4 TP, 2 TX
Bình Dương 3 TP, 2 TX
Trong khi đó TH chỉ mới 2 TP, 2 TX (sau khi NS lên TX)
Quảng Ninh 4 TP, 2 TX
Bình Dương 3 TP, 2 TX
Trong khi đó TH chỉ mới 2 TP, 2 TX (sau khi NS lên TX)
Các tỉnh giàu mà chủ trương phát triển đồng đều thì sẽ nhiều thành phố thị xã
Đồng Nai thì tụ cả về Biên Hoà nên Biên Hoà nó có tổng dân số đô thị lớn hơn HP, Đà Nẵng, Cần Thơ
Anh Cần Thơ là hãm nhất! Được đeo mác trực thuộc trung ương 16 năm nay mà ko ai phục! Chẳng có điểm nào nổi bật trên toàn quốc: ko cảng, ko công nghiệp, ko du lịch,..,
Chẳng lẽ chuyển nó về tỉnh Cần Thơ như cũ
 

Facebook Comment

Bài viết mới

Chủ đề được quan tâm nhất

Top