• Lưu ý đọc kỹ nội quy trước khi đăng bài để tránh bị bannick, xóa bài. Xem hướng dẫn đăng bài và tính năng UP tin miễn phí
  • Thông báo về việc đăng bài & đăng ký thành viên áp dụng tại thread Hot news, Projects & Developments
    - Phải đăng ký thành viên mới có thể đăng bài tại thread này.
    - Nếu gặp khó khăn khi đăng ký, vui lòng liên hệ qua email : thanhhoaonline.net@gmail.com để được hỗ trợ đăng ký và kích hoạt tài khoản.

BacNinh-KinhBac

Thành viên
Theo số liệu này thì Tổng GRDP Thanh Hoá sẽ sớm trở lại vị trí thứ 7!
Thực ra trên cục thống kê GRDP Bà Rịa Vũng Tàu năm 2019 trừ dầu khí là 176.380 tỷ đồng(tăng 7,65% so với 2018). Cả dầu khí là 357.699 tỷ đồng (tăng 1,98% so với 2018). Nếu không tính dầu khí thì BRVT top 9 (sau Quảng Ninh top 8), BN TH top 6-7
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
TIẾP TỤC NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA, LỊCH SỬ, KHÁT VỌNG THỊNH VƯỢNG VÀ SỨC MẠNH ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ, PHÁT TRIỂN KINH TẾ NHANH VÀ BỀN VỮNG; NÂNG CAO ĐỜI SỐNG CỦA NHÂN DÂN; BẢO ĐẢM VỮNG CHẮC QUỐC PHÒNG - AN NINH; PHẤN ĐẤU ĐẾN NĂM 2025 TRONG NHÓM CÁC TỈNH DẪN ĐẦU CẢ NƯỚC, ĐẾN NĂM 2030 TRỞ THÀNH TỈNH CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Mục tiêu đến năm 2020, GRDP bình quân đầu người đạt 3.600 USD; dự kiến năm 2020 chỉ đạt 2.670 USD, thiếu 930 USD so với kế hoạch, nguyên nhân do khâu dự báo các chỉ tiêu tác động đến tính toán GRDP bình quân đầu người đến năm 2020 chưa chuẩn xác, cụ thể như sau:

Xây dựng mục tiêu GRDP bình quân đầu người đến năm 2020 dựa trên dự báo: Giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 12% trở lên; tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm khoảng 0,5%; tốc độ tăng tỷ giá giữa USD và VNĐ hàng năm 0,75%; chỉ số giảm phát GRDP hàng năm 8%.

Qua kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội các năm 2016, 2017, 2018, 2019, dự kiến năm 2020, ước tính: Giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 12,5%; tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm 0,89%; tốc độ tăng tỷ giá giữa USD và VNĐ hàng năm 1,62%; chỉ số giảm phát GRDP hàng năm 3,38%.

Như vậy, trong số 930 USD GRDP bình quân đầu người đến năm 2020 chưa đạt so với kế hoạch bị tác động bởi các yếu tố: Giảm phát GRDP bình quân hàng năm thấp hơn nhiều so với kế hoạch, làm giảm 821 USD. Tốc độ tăng dân số bình quân cao hơn kế hoạch, làm giảm 68 USD. Tốc độ tăng tỷ giá bình quân cao hơn kế hoạch, làm giảm 151 USD. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm cao hơn kế hoạch, tăng 110 USD.
 

Anhds

Người nổi tiếng
Thực ra trên cục thống kê GRDP Bà Rịa Vũng Tàu năm 2019 trừ dầu khí là 176.380 tỷ đồng(tăng 7,65% so với 2018). Cả dầu khí là 357.699 tỷ đồng (tăng 1,98% so với 2018). Nếu không tính dầu khí thì BRVT top 9 (sau Quảng Ninh top 8), BN TH top 6-7
Em ko quan tâm đến con số quy mô, em khoái mỗi GDP đầu người, tỉ lệ hộ nghèo, và thu ngân sách. Bắc ninh đang vượt thanh hoá. Nhất là GDP đầu người gần gấp 3 lần thanh hoá. Và thực tế ko tính các thành thị thì dân bắc ninh vùng nông thôn khá hơn nông thôn đồng bằng ở thanh hoá nhiều. Em hi vọng trong 5 năm tới nông thôn thanh hoá sẽ đạt mức sống nông thôn cua bắc ninh hiện tại. Em vùa đi bắc ninh về.
 

Quechoa

Người nổi tiếng
Bất động sản Thanh Hóa bứt phá ngoạn mục
Thanh Thanh Thứ Hai, ngày 16/3/2020 - 10:46
VietTimes -- Thanh Hóa tăng tốc phát triển nhằm đạt mục tiêu đóng góp tới 1/4 GDP của nước vào năm 2030. Hạ tầng của tỉnh được đầu tư mạnh mẽ, xuất hiện hàng loạt dự án bất động sản "khủng". Giới đầu tư đổ về đây khiến cho thị trường sôi động, giá đất theo xu hướng tăng lên nhanh chóng.


Bất động sản Thanh Hóa bứt phá ngoạn mục - ảnh 1
Biển Hải Tiến, núi Linh Trường – Thanh Hóa (Ảnh: CLB Hàng Không Phía Bắc – Dù Lượn)
Trên đà phát triển thần tốc của miền đất hứa
Với dân số đứng thứ 3 cả nước (trên 3,7 triệu người) và diện tích tự nhiên đứng thứ 5 cả nước (11.120km), Thanh Hóa đã có những bước tiến thần tốc trên tất cả các lĩnh vực, đang vươn mình trở thành trung tâm kinh tế lớn của khu vực Bắc Trung Bộ.
Từ một tỉnh nghèo phụ thuộc vào ngân sách Trung ương, tỉnh Thanh Hóa hiện nay đã cân đối được khoảng trên 90% ngân sách và tiến tới chủ động về ngân sách trong năm 2020.
Báo cáo kinh tế - xã hội trong năm 2019 của Thanh Hóa cho biết thu ngân sách đạt mức trên 27,600 tỷ đồng với nhiều thành tựu ấn tượng trong mọi lĩnh vực.
Tỉnh đặt mục tiêu lớn trong giai đoạn 2025-2030, phấn đấu đóng góp tới 1/4 GDP của quốc gia. Nhằm đạt mục tiêu này, Thanh Hóa tăng tốc phát triển kinh tế với chiến lược mới thúc đẩy các ngành nghề mũi nhọn và tăng cường xây dựng, nâng cấp hạ tầng đô thị.
Theo đà phát triển chung, thị trường bất động sản Thanh Hóa cũng biến chuyển rõ rệt, đặc biệt từ đầu năm 2019, cùng thời điểm Thủ tướng Chính Phủ ban hành quyết định Phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040.
Cú bứt phá của bất động sản xứ Thanh
Ngành bất động sản Thanh Hóa bước vào giai đoạn tăng trưởng mạnh trong bối cảnh thuận lợi chưa từng có. Nhờ quy hoạch đô thị bài bản, hệ thống giai thông mở mang, hàng loạt khu đất vàng xuất hiện cùng các dự án hướng đến tiêu chuẩn quốc tế.
Thị trường năm 2019 chứng kiến các chủ đầu tư lớn ào ạt “đổ bộ” Thanh Hóa, tạo sức nóng khó cưỡng cho thị trường BĐS của tỉnh. Vingroup, Sun Group, Enrowindows… lần lượt “chào sân” thành phố Thanh Hóa với những dự án tầm cỡ, hứa hẹn mang lại một bộ mặt đô thị xứng tầm cho thủ phủ xứ Thanh.
Đáng chú ý hơn nữa, bất động sản du lịch tại Thanh Hóa cũng đang theo đà lên ngôi. Các đơn vị môi giới chuyên nghiệp cho biết nhiều nhà đầu tư cá nhân đặc biệt quan tâm khu vực ven biển. Do chiến lược phát triển du lịch của tỉnh thúc đẩy các dự án BĐS kinh doanh du lịch biển và hạ tầng giao thông phục vụ phát triển du lịch được đầu tư cải tiến mạnh mẽ.
Nhiều dự án xây dựng quy mô lớn được kích hoạt và đôn đốc để đảm bảo tiến độ, như: đường ven biển, đường cao tốc và các dự án hạ tầng về du lịch, hàng không, cảng biển…
Nâng tầm thị trường bất động sản du lịch Thanh Hóa
Thanh Hóa nằm ở vị trí trọng điểm kết nối Nam – Bắc ở cả đường bộ lẫn đường biển, rất nhiều thuận lợi để phát triển thương mại và dịch vụ. Nơi đây cũng là miền đất địa linh nhân kiệt, sở hữu nhiều nguồn tài nguyên quý giá để phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch thể thao…
Theo các quyết định của lãnh đạo tỉnh, Thanh Hóa cũng chú trọng xây dựng các sản phẩm du lịch theo hướng tăng khả năng cạnh tranh, chuyên nghiệp, thu hút khách du lịch quốc tế, nâng cao đánh giá định mức thị trường.
Bờ biển Hải Tiến tuyệt đẹp nhìn từ trên núi Linh Trường – điểm hẹn nổi tiếng của các du khách ưa chuộng bộ môn dù lượn (Ảnh: CLB Hàng Không Phía Bắc – Dù Lượn)
Thanh Hóa có rất nhiều danh lam thắng cảnh, di tích văn hóa lịch sử thu hút du khách, còn được thiên nhiên ban tặng cho những bãi biển đẹp, từ lâu đã thu hút khách du lịch từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.
Thời điểm này, các nhà đầu tư bất động sản và giới kinh doanh du lịch đang nhắm đến khu vực Hải Tiến, nơi có đường bờ biển kéo dài miên man đến 12km. Hải Tiến được ví như một thiên đường nghỉ dưỡng mới ở Thanh Hóa, một ngôi sao mới ở biển Bắc Trung Bộ.
Tại biển Hải Tiến, các sơ sở lưu trú và tiện ích dịch vụ còn tự phát, nhỏ lẻ, chưa có một tổ hợp đủ tiêu chuẩn 5 sao để phục vụ đối tượng du khách có nhu cầu nghỉ dưỡng, hưởng thụ dịch vụ sang trọng.
Cơn khát dự án khách sạn, mặt bằng kinh doanh cao cấp tại Hải Tiến đã âm ỉ từ lâu như chiếc lò xo bị nén lâu ngày, nay bùng lên dữ đội trong nhịp điệu phát triển sôi động của Thanh Hóa.
Thêm vào đó, nhiều nhà đầu tư bộc bạch có nhu cầu làm ăn tại các điểm nghỉ dưỡng ở Hải Tiến như bãi biển trung tâm, bãi biển Linh Trường… nhưng vẫn cố chờ đợi dự án xứng tầm.
Tín hiệu này báo trước sự bùng nổ của bất động sản tại Hải Tiến, hứa hẹn mang đến một diện mạo mới và biến nơi đây thành thiên đường du lịch thực sự. Thời gian tới, cũng như vùng trung tâm thành phố Thanh Hóa, chắc chắn sẽ có những “ông lớn” bất động sản rót tiền vào Hải Tiến với những dự án quy mô và đẳng cấp 5 sao.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Tiến độ thực hiện dự án đường vành đai Đông Tây
10:24 !! 17/03/2020
Dự án đường đại lộ Đông Tây đoạn từ Quốc lộ 1A thành phố Thanh Hóa đến thị trấn Rừng Thông có chiều dài tuyến hơn 4,9km, tổng mức đầu tư giai đoạn 1 gần 797 tỷ đồng.
Dự án được khởi công từ tháng 12/2016, theo kế hoạch hoàn thành ngày 30/6/2020. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, do nhiều nguyên nhân, dự án này đang bị chậm tiến độ. Hiện nay, chủ đầu tư và nhà thầu đang phối hợp với các địa phương, ban, ngành có liên quan để thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng và giải quyết 1 số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi công, đồng thời tập trung trang thiết bị, nhân lực phục vụ thi công, đảm bảo giải phóng mặt bằng đến đâu, triển khai thực hiện đến đó.


Đơn vị thi công huy động phương tiện thực hiện dự án
Dự án đường đại lộ Đông Tây là dự án có ý nghĩa quan trọng trong kết nối giao thông và phát triển kinh tế xã hội thành phố Thanh Hoá và một số huyện phụ cận phía Tây. Đây là công trình được tỉnh chọn là công trình chào mừng đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 19. Do đó yêu cầu đặt ra là phải đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm hoàn thành và đưa công trình vào sử dụng. Chủ đầu tư khẳng định, nếu đến ngày 30/4, toàn bộ mặt bằng được bàn giao thì dự án sẽ hoàn thành trước ngày 31/12/2020 theo đúng chỉ đạo của tỉnh./.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Về chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân hàng năm

Phương án 1 (phương án cao):
Tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2025 đạt 11% trở lên và GRDP bình quân đầu người năm 2025 đạt 5.200 USD.

Phương án này được tính toán dựa trên cơ sở: Trong lĩnh vực công nghiệp, Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn hoạt động ổn định, công suất đạt 95% trở lên (đạt 7,6 triệu tấn sản phẩm trở lên); các cơ sở công nghiệp hiện có duy trì sản xuất và mở rộng hoạt động, nâng cao công suất, sản lượng; các dự án công nghiệp đang triển khai thực hiện bảo đảm tiến độ theo kế hoạch; thu hút thêm một số dự án công nghiệp quy mô lớn và được triển khai thực hiện, có sản phẩm trong giai đoạn 2021 - 2025, đóng góp khoảng 25,5% tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2025. Các ngành dịch vụ phát triển trong điều kiện thuận lợi; các dự án trong lĩnh vực dịch vụ (du lịch, vận tải, cảng biển, đô thị...) được triển khai thực hiện bảo đảm kế hoạch. Ngành nông nghiệp không gặp thiên tai, dịch bệnh lớn; các dự án lớn trong lĩnh vực nông nghiệp được triển khai nhanh, phát huy hiệu quả.

Phương án 2 (phương án khá): Tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2025 đạt 10% trở lên và GRDP bình quân đầu người năm 2025 đạt 5.000 USD.

Phương án này được tính toán dựa trên cơ sở: Trong lĩnh vực công nghiệp, Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn hoạt động ổn định, công suất đạt 90% - 95% (đạt 7,4 triệu tấn sản phẩm); các cơ sở công nghiệp hiện có duy trì sản xuất và mở rộng hoạt động, nâng cao công suất, sản lượng; các dự án công nghiệp đang triển khai thực hiện bảo đảm tiến độ theo kế hoạch; thu hút thêm một số dự án công nghiệp quy mô lớn và được triển khai thực hiện, có sản phẩm trong giai đoạn 2021 - 2025, đóng góp khoảng 22% tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2025. Các ngành dịch vụ phát triển tương đối thuận lợi; các dự án trong lĩnh vực dịch vụ (du lịch, vận tải, cảng biển, đô thị...) được triển khai thực hiện bảo đảm kế hoạch. Ngành nông nghiệp không gặp thiên tai, dịch bệnh lớn; các dự án lớn trong lĩnh vực nông nghiệp triển khai bảo đảm kế hoạch.

Phương án 3 (phương án trung bình): Tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2025 đạt 9% trở lên và GRDP bình quân đầu người năm 2025 đạt 4.750 USD.

Phương án này được tính toán dựa trên cơ sở: Trong lĩnh vực công nghiệp, Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn hoạt động ổn định, công suất tối đa đạt 90% (đạt 7,2 triệu tấn sản phẩm); các cơ sở công nghiệp hiện có duy trì sản xuất và mở rộng hoạt động, nâng cao công suất, sản lượng; các dự án công nghiệp đang triển khai thực hiện bảo đảm tiến độ theo kế hoạch; thu hút thêm một số dự án công nghiệp quy mô lớn và được triển khai thực hiện, có sản phẩm trong giai đoạn 2021 - 2025, đóng góp khoảng 18% tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2025. Các ngành dịch vụ có bước phát triển; các dự án trong lĩnh vực dịch vụ (du lịch, vận tải, cảng biển, đô thị...) được triển khai thực hiện bảo đảm kế hoạch. Ngành nông nghiệp không gặp thiên tai, dịch bệnh lớn; các dự án lớn trong lĩnh vực nông nghiệp cơ bản bảo đảm theo kế hoạch.

Đề xuất lựa chọn phương án 2 (phương án khá), vừa đảm bảo tính phấn đấu và tính khả thi trong quá trình thực hiện.
PS: Như thế này gọi là phát triển không bền vững. Thanh Hóa đang phụ thuộc cực lớn vào lọc dầu Nghi Sơn. Tuy không đến mức như Quảng Ngãi phụ thuộc Dung Quất nhưng tỉnh ta cũng nên phát triển thật mạnh phụ trợ cho Lọc dầu để tăng các nhà máy vệ tinh và các nhà máy công nghiệp khác để thoát dần sự phụ thuộc vào lọc dầu.
tách lọc dầu ra thì công nghiệp Thanh Hóa vẫn có giá trị cao để so với gần 50 tỉnh trong cả nước.
Công nghiệp miền Bắc nói chung chỉ có Hải Phòng và Quảng Ninh là không phụ thuộc vào số ít doanh nghiệp lớn( nhưng giá trị của Quảng Ninh thì là bán than và nhiệt điện nên không được đánh giá cao), không mạnh bằng công nghiệp của Bình Dương, Đồng Nai, Long An. Bà Rịa Vũng tàu thì phụ thuộc dầu mỏ nên tôi đánh giá cũng không cao.
Hải Dương phụ thuộc vào Ford, Vĩnh Phúc phụ thuộc Honda, Toyota, Bắc Ninh, Thái Nguyên phụ thuộc vào Samsung.
Công nghiệp ngoài bắc giá trị có thể dần cân bằng với trong nam, nhưng phụ thuộc mạnh vào vài doanh nghiệp cỡ bự của Nhật, Hàn chứ rất ít doanh nghiệp Âu, Mỹ như miền Nam.
 

BanmaixanhTM

Người nổi tiếng
Về chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân hàng năm

Phương án 1 (phương án cao):
Tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2025 đạt 11% trở lên và GRDP bình quân đầu người năm 2025 đạt 5.200 USD.

Phương án này được tính toán dựa trên cơ sở: Trong lĩnh vực công nghiệp, Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn hoạt động ổn định, công suất đạt 95% trở lên (đạt 7,6 triệu tấn sản phẩm trở lên); các cơ sở công nghiệp hiện có duy trì sản xuất và mở rộng hoạt động, nâng cao công suất, sản lượng; các dự án công nghiệp đang triển khai thực hiện bảo đảm tiến độ theo kế hoạch; thu hút thêm một số dự án công nghiệp quy mô lớn và được triển khai thực hiện, có sản phẩm trong giai đoạn 2021 - 2025, đóng góp khoảng 25,5% tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2025. Các ngành dịch vụ phát triển trong điều kiện thuận lợi; các dự án trong lĩnh vực dịch vụ (du lịch, vận tải, cảng biển, đô thị...) được triển khai thực hiện bảo đảm kế hoạch. Ngành nông nghiệp không gặp thiên tai, dịch bệnh lớn; các dự án lớn trong lĩnh vực nông nghiệp được triển khai nhanh, phát huy hiệu quả.

Phương án 2 (phương án khá): Tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2025 đạt 10% trở lên và GRDP bình quân đầu người năm 2025 đạt 5.000 USD.

Phương án này được tính toán dựa trên cơ sở: Trong lĩnh vực công nghiệp, Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn hoạt động ổn định, công suất đạt 90% - 95% (đạt 7,4 triệu tấn sản phẩm); các cơ sở công nghiệp hiện có duy trì sản xuất và mở rộng hoạt động, nâng cao công suất, sản lượng; các dự án công nghiệp đang triển khai thực hiện bảo đảm tiến độ theo kế hoạch; thu hút thêm một số dự án công nghiệp quy mô lớn và được triển khai thực hiện, có sản phẩm trong giai đoạn 2021 - 2025, đóng góp khoảng 22% tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2025. Các ngành dịch vụ phát triển tương đối thuận lợi; các dự án trong lĩnh vực dịch vụ (du lịch, vận tải, cảng biển, đô thị...) được triển khai thực hiện bảo đảm kế hoạch. Ngành nông nghiệp không gặp thiên tai, dịch bệnh lớn; các dự án lớn trong lĩnh vực nông nghiệp triển khai bảo đảm kế hoạch.

Phương án 3 (phương án trung bình): Tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2025 đạt 9% trở lên và GRDP bình quân đầu người năm 2025 đạt 4.750 USD.

Phương án này được tính toán dựa trên cơ sở: Trong lĩnh vực công nghiệp, Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn hoạt động ổn định, công suất tối đa đạt 90% (đạt 7,2 triệu tấn sản phẩm); các cơ sở công nghiệp hiện có duy trì sản xuất và mở rộng hoạt động, nâng cao công suất, sản lượng; các dự án công nghiệp đang triển khai thực hiện bảo đảm tiến độ theo kế hoạch; thu hút thêm một số dự án công nghiệp quy mô lớn và được triển khai thực hiện, có sản phẩm trong giai đoạn 2021 - 2025, đóng góp khoảng 18% tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2025. Các ngành dịch vụ có bước phát triển; các dự án trong lĩnh vực dịch vụ (du lịch, vận tải, cảng biển, đô thị...) được triển khai thực hiện bảo đảm kế hoạch. Ngành nông nghiệp không gặp thiên tai, dịch bệnh lớn; các dự án lớn trong lĩnh vực nông nghiệp cơ bản bảo đảm theo kế hoạch.

Đề xuất lựa chọn phương án 2 (phương án khá), vừa đảm bảo tính phấn đấu và tính khả thi trong quá trình thực hiện.
PS: Như thế này gọi là phát triển không bền vững. Thanh Hóa đang phụ thuộc cực lớn vào lọc dầu Nghi Sơn. Tuy không đến mức như Quảng Ngãi phụ thuộc Dung Quất nhưng tỉnh ta cũng nên phát triển thật mạnh phụ trợ cho Lọc dầu để tăng các nhà máy vệ tinh và các nhà máy công nghiệp khác để thoát dần sự phụ thuộc vào lọc dầu.
tách lọc dầu ra thì công nghiệp Thanh Hóa vẫn có giá trị cao để so với gần 50 tỉnh trong cả nước.
Công nghiệp miền Bắc nói chung chỉ có Hải Phòng và Quảng Ninh là không phụ thuộc vào số ít doanh nghiệp lớn( nhưng giá trị của Quảng Ninh thì là bán than và nhiệt điện nên không được đánh giá cao), không mạnh bằng công nghiệp của Bình Dương, Đồng Nai, Long An. Bà Rịa Vũng tàu thì phụ thuộc dầu mỏ nên tôi đánh giá cũng không cao.
Hải Dương phụ thuộc vào Ford, Vĩnh Phúc phụ thuộc Honda, Toyota, Bắc Ninh, Thái Nguyên phụ thuộc vào Samsung.
Công nghiệp ngoài bắc giá trị có thể dần cân bằng với trong nam, nhưng phụ thuộc mạnh vào vài doanh nghiệp cỡ bự của Nhật, Hàn chứ rất ít doanh nghiệp Âu, Mỹ như miền Nam.
Kết thúc năm 2017, lúc đó nhà máy lọc dầu Nghi Sơn và nhiều nhà máy lớn khác còn chưa đi vào hoạt động thì giá trị sxcn của Thanh Hóa đã đạt 71.000 tỷ, đứng thứ 16/63 tỉnh trong cả nước.
Năm 2019 giá trị sxcn đạt 126.000 tỷ, lọc dầu chiếm gần 40.000 tỷ, trừ lọc dầu Thanh Hóa vẫn còn gần 90.000 tỷ. Nếu như các tỉnh có những dự án đầu tư lớn cũng trừ đi thì giá trị sxcn Thanh Hóa không tính lọc dầu vẫn thừa sức đứng thứ 11 toàn quốc. Năm 2020 mục tiêu tăng trưởng 12,5% khó đạt vì mãi tới cuối năm các dự án lớn mới đi vào hoạt động, em côvít19 chưa biết nhảy múa thế nào, năm 2021 thừa sức tăng trưởng 15% vì xi măng Long Sơn 3, nhiệt điện NS2, thép NS, xi măng Đại Dương..đã đi vào hoạt động. Nếu như sắp tới tỉnh không thu hút được thêm các dự án quy mô lớn thì từ năm 2022 đến 2025 sẽ đuối sức hoặc sẽ chìm nghỉm luôn các bác ạ :))
 

Quechoa

Người nổi tiếng
VinGroup đề nghị tài trợ kinh phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt đô thị Văn Cao – Hòa Lạc
THỨ 5, 19/03/2020, 14:05
281CHIA SẺ


Tuyến đường sắt đô thị số 5 được quy hoạch chạy từ Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc. Tổng chiều dài ước tính dài 37,5km, ước tính vốn đầu tư khoảng gần 70.000 tỷ đồng.
VinGroup đề nghị tài trợ kinh phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt đô thị Văn Cao – Hòa Lạc

Mới đây, Tập đoàn VinGroup đã có văn bản đề nghị về việc tiếp tục tài trợ kinh phí lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi tuyến đường sắt đô thị số 5 Văn Cao – Hòa Lạc.

UBND TP Hà Nội cũng vừa có văn số 990 về việc giao ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội thực hiện thủ tục lập, trình phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án tuyến đường sắt đô thị TP Hà Nội "tuyến số 5 Văn Cao – Ngọc Khánh – Láng – Hòa Lạc" theo quy định của Luật đầu tư công, theo Nghị định 131 năm 2015 của Chính phủ và Nghị định 02 năm 2020 sửa đổi một số điều Nghị định 131.
VinGroup đề nghị tài trợ kinh phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt đô thị Văn Cao – Hòa Lạc - Ảnh 1.

Quy hoạch đường sắt đô thị Hà Nội
UBND TP giao Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội có trách nhiệm phối hợp với Tập đoàn VinGroup, Tổng Công ty Tư vấn thiết kê giao thông vận tải -CTCP (TEDI) thực hiện các thủ tục tiếp nhận hồ sơ, hoàn thiện và trình duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; đồng thời triển khai ngay việc lập báo cáo nghiên cứu khả thi, khảo sát, thiết kế, dự toán theo đúng quy định của pháp luật đầu tư công.


Tập đoàn VinGroup bố trí kinh phí hoàn thiện hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cho đến khi Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án theo văn bản đã cam kết.
Các sở, ngành, UBND các quận huyện và các đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp, hướng dẫn Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội trong quá trình nghiên cứu lập hồ sơ Dự án.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 6/3/2020 và thay thế nội dung giao Tập đoàn VinGroup lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi tuyến đường sắt đô thị số 5 tại Quyết định số 881/QĐ-UBND ngày 23/2/2018.
Bình An
Ps : Việt Nam mà có 6,7 tập đoàn như vin thì pt mạnh rồi !
 
V

Vutrinh

Khách vãng lai
VinGroup đề nghị tài trợ kinh phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt đô thị Văn Cao – Hòa Lạc
THỨ 5, 19/03/2020, 14:05
281CHIA SẺ


Tuyến đường sắt đô thị số 5 được quy hoạch chạy từ Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc. Tổng chiều dài ước tính dài 37,5km, ước tính vốn đầu tư khoảng gần 70.000 tỷ đồng.
VinGroup đề nghị tài trợ kinh phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt đô thị Văn Cao – Hòa Lạc

Mới đây, Tập đoàn VinGroup đã có văn bản đề nghị về việc tiếp tục tài trợ kinh phí lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi tuyến đường sắt đô thị số 5 Văn Cao – Hòa Lạc.

UBND TP Hà Nội cũng vừa có văn số 990 về việc giao ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội thực hiện thủ tục lập, trình phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án tuyến đường sắt đô thị TP Hà Nội "tuyến số 5 Văn Cao – Ngọc Khánh – Láng – Hòa Lạc" theo quy định của Luật đầu tư công, theo Nghị định 131 năm 2015 của Chính phủ và Nghị định 02 năm 2020 sửa đổi một số điều Nghị định 131.
VinGroup đề nghị tài trợ kinh phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt đô thị Văn Cao – Hòa Lạc - Ảnh 1.

Quy hoạch đường sắt đô thị Hà Nội
UBND TP giao Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội có trách nhiệm phối hợp với Tập đoàn VinGroup, Tổng Công ty Tư vấn thiết kê giao thông vận tải -CTCP (TEDI) thực hiện các thủ tục tiếp nhận hồ sơ, hoàn thiện và trình duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; đồng thời triển khai ngay việc lập báo cáo nghiên cứu khả thi, khảo sát, thiết kế, dự toán theo đúng quy định của pháp luật đầu tư công.


Tập đoàn VinGroup bố trí kinh phí hoàn thiện hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cho đến khi Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án theo văn bản đã cam kết.
Các sở, ngành, UBND các quận huyện và các đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp, hướng dẫn Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội trong quá trình nghiên cứu lập hồ sơ Dự án.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 6/3/2020 và thay thế nội dung giao Tập đoàn VinGroup lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi tuyến đường sắt đô thị số 5 tại Quyết định số 881/QĐ-UBND ngày 23/2/2018.
Bình An
Ps : Việt Nam mà có 6,7 tập đoàn như vin thì pt mạnh rồi !
Có liên quan gì thanh hóa ko bạn
 

BanmaixanhTM

Người nổi tiếng
.
Có liên quan gì thanh hóa ko bạn
Thỉnh thoảng mở mang tầm mắt, nhìn rộng ra tý cũng có sao đâu bác, ở quanh nhà ăn rau muống mãi cũng chán :)) Ý của bác ấy là muốn nói đến tập đoàn VinGroup, đúng là VN mà có 5, 7 tập đoàn thế này thì sẽ phát triển nhanh, cứ nhìn các dự án của Vin, FLC đã thay đổi Thanh Hóa thế nào là rõ.
 

Quechoa

Người nổi tiếng
.
Thỉnh thoảng mở mang tầm mắt, nhìn rộng ra tý cũng có sao đâu bác, ở quanh nhà ăn rau muống mãi cũng chán :)) Ý của bác ấy là muốn nói đến tập đoàn VinGroup, đúng là VN mà có 5, 7 tập đoàn thế này thì sẽ phát triển nhanh, cứ nhìn các dự án của Vin, FLC đã thay đổi Thanh Hóa thế nào là rõ.
Phải thay đổi, ra ngoài ăn món khác, chứ ăn hoài một món cũng chán bác nhờ :D
 

Thienda

Người nổi tiếng
Quy hoạch Cảng hàng không Thọ Xuân
Tại hội nghị, các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy cũng đã cho ý kiến vào Đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết Cảng hàng không Thọ Xuân giai đoạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050. Cảng hàng không Thọ Xuân là sân bay quân sự, được đưa vào khai thác dân dụng từ năm 2013 và luôn duy trì tốc độ phát triển cao, trung bình trên 17% năm. Đến năm 2019, cảng đã đạt hơn 1 triệu lượt hành khách. Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn đến năm 2030, Cảng hàng không Thọ Xuân là cảng Quốc tế, dự bị cho Cảng hàng không quốc tế Nội Bài với khả năng đón 5 triệu lượt hành khách, đến năm 2050 sẽ đón 20 triệu lượt hành khách.
Trên cơ sở quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ và dự báo phát triển, việc lập điều chỉnh quy hoạch chi tiết Cảng Thọ Xuân giai đoạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 là rất cần thiết. Theo đó, tư vấn đề xuất điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không Thọ Xuân theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, đến năm 2030 tính toán lại quy mô các hạng mục công trình đủ đáp ứng công suất 5 triệu hành khách năm, tăng 2,5 triệu hành khách /năm theo quy hoạch cũ. Giai đoạn 2, định hướng đến năm 2050, sẽ xây dựng thêm 1 đường cất hạ cánh và hệ thống các đường lăn, sân đỗ, các công trình đồng bộ đảm bảo đáp ứng khai thác tối thiểu 20 triệu hành khách/năm, phù hợp với chiến lược phát triển lâu dài của Cảng hàng không.
Việc xây dựng thêm một đường cất hạ cánh theo hai phương án: Phương án 1: xây dựng hai đường cất hạ cánh độc lập, cách xa nhau và phương án 2, xây mới đường cất hạ cánh gần đường cất hạ cánh hiện hữu 380m hoạt động phụ thuộc nhau.
Sau khi nghe ý kiến thảo luận của các đồng chí Thường trực Tỉnh uỷ, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ kết luận chọn phương án 2 theo đề nghị của Bộ Giao thông vận tải. Tuy nhiên, đất dự trữ phát triển Cảng phải bao gồm toàn bộ đất của cả phương án 1 để phục vụ cho việc phát triển cảng trong tương lai xa. Đồng chí yêu cầu: Sau khi có quyết định của Bộ Giao thông vận tải, UBND tỉnh phải chỉ đạo cắm mốc giới ngay để quản lý chặt chẽ quy hoạch.
 

Anh Dung

Thành viên mới
Quy hoạch Cảng hàng không Thọ Xuân
Tại hội nghị, các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy cũng đã cho ý kiến vào Đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết Cảng hàng không Thọ Xuân giai đoạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050. Cảng hàng không Thọ Xuân là sân bay quân sự, được đưa vào khai thác dân dụng từ năm 2013 và luôn duy trì tốc độ phát triển cao, trung bình trên 17% năm. Đến năm 2019, cảng đã đạt hơn 1 triệu lượt hành khách. Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn đến năm 2030, Cảng hàng không Thọ Xuân là cảng Quốc tế, dự bị cho Cảng hàng không quốc tế Nội Bài với khả năng đón 5 triệu lượt hành khách, đến năm 2050 sẽ đón 20 triệu lượt hành khách.
Trên cơ sở quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ và dự báo phát triển, việc lập điều chỉnh quy hoạch chi tiết Cảng Thọ Xuân giai đoạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 là rất cần thiết. Theo đó, tư vấn đề xuất điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không Thọ Xuân theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, đến năm 2030 tính toán lại quy mô các hạng mục công trình đủ đáp ứng công suất 5 triệu hành khách năm, tăng 2,5 triệu hành khách /năm theo quy hoạch cũ. Giai đoạn 2, định hướng đến năm 2050, sẽ xây dựng thêm 1 đường cất hạ cánh và hệ thống các đường lăn, sân đỗ, các công trình đồng bộ đảm bảo đáp ứng khai thác tối thiểu 20 triệu hành khách/năm, phù hợp với chiến lược phát triển lâu dài của Cảng hàng không.
Việc xây dựng thêm một đường cất hạ cánh theo hai phương án: Phương án 1: xây dựng hai đường cất hạ cánh độc lập, cách xa nhau và phương án 2, xây mới đường cất hạ cánh gần đường cất hạ cánh hiện hữu 380m hoạt động phụ thuộc nhau.
Sau khi nghe ý kiến thảo luận của các đồng chí Thường trực Tỉnh uỷ, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ kết luận chọn phương án 2 theo đề nghị của Bộ Giao thông vận tải. Tuy nhiên, đất dự trữ phát triển Cảng phải bao gồm toàn bộ đất của cả phương án 1 để phục vụ cho việc phát triển cảng trong tương lai xa. Đồng chí yêu cầu: Sau khi có quyết định của Bộ Giao thông vận tải, UBND tỉnh phải chỉ đạo cắm mốc giới ngay để quản lý chặt chẽ quy hoạch.
Sân bay Thọ Xuân nằm vị trí xa trung tâm quá. Khách chủ yếu từ trung tâm đồng bằng họ có điều kiện, có nhu cầu đi lại cao hơn là đặt chỗ miền núi Thọ Xuân xa xôi hạ tầng nghèo nàn. Khách có nhu cầu hưởng thụ các dịch vụ, nhưng hạ tầng còn thiếu k đáp ứng đc nhu cầu. Nên cũng mất đi nguồn thu. Hạ tầng ở đồng bằng, nhất là Tp TH và vùng ven có cơ sở hạ tầng đa dạng tốt nhất tỉnh tha hồ cho Kh lựa chọn các loại hình dịch vụ. Đặt sân bay ở gần đây sẽ thuận tiện rút ngắn thời gian đi lại. Thu hút khách tứ phương Tp TH, Sầm Sơn, Nghi Sơn, Bái Đính...
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Sân bay Thọ Xuân nằm vị trí xa trung tâm quá. Khách chủ yếu từ trung tâm đồng bằng họ có điều kiện, có nhu cầu đi lại cao hơn là đặt chỗ miền núi Thọ Xuân xa xôi hạ tầng nghèo nàn. Khách có nhu cầu hưởng thụ các dịch vụ, nhưng hạ tầng còn thiếu k đáp ứng đc nhu cầu. Nên cũng mất đi nguồn thu. Hạ tầng ở đồng bằng, nhất là Tp TH và vùng ven có cơ sở hạ tầng đa dạng tốt nhất tỉnh tha hồ cho Kh lựa chọn các loại hình dịch vụ. Đặt sân bay ở gần đây sẽ thuận tiện rút ngắn thời gian đi lại. Thu hút khách tứ phương Tp TH, Sầm Sơn, Nghi Sơn, Bái Đính...
Sân bay đặt xa 45 km như trên là đúng rồi
 

Facebook Comment

Bài viết mới

Chủ đề được quan tâm nhất

Top