• Lưu ý đọc kỹ nội quy trước khi đăng bài để tránh bị bannick, xóa bài. Xem hướng dẫn đăng bài và tính năng UP tin miễn phí
  • Thông báo về việc đăng bài & đăng ký thành viên áp dụng tại thread Hot news, Projects & Developments
    - Phải đăng ký thành viên mới có thể đăng bài tại thread này.
    - Nếu gặp khó khăn khi đăng ký, vui lòng liên hệ qua email : thanhhoaonline.net@gmail.com để được hỗ trợ đăng ký và kích hoạt tài khoản.

Divephiamattroi

Thành viên tích cực
L
tôi ko may mắn như bạn, những kiến thức lịch sử mà tôi được học chỉ từ nguồn chính thống mà ko có bất kì sự đối chiếu hay tham khảo tài liệu nước ngoài, không hiểu vì sao những kì thi tốt nghiệp về lịch sử 4000 năm của dân tộc đều xoay quanh thế kỉ XX và Nguyễn Huệ, người mà tôi ko đánh giá cao lại có thể trở thành người con vĩ đại nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, mong rằng lịch sử sẽ được trả lại đúng với giá trị thực của nó, và những người có công với dân tộc sẽ mãi được ghi nhận như những gì bạn vừa nói
lee linh, cái tên đẹp nhỉ, như một diễn viên,
Ta mới xem tên 2 lần mà thấy ấn tượng rồi,
Bạn cũng mê sử sao? Hay chỉ tò mò,........
Ở đây thì chỉ nói về Thanh hóa thôi,
Bạn đã đặt ra những vấn đề như vậy, thì có lẽ cũng tự trả lời được rồi!
Đây là theard về Skyscraper city,
Nói ngoài lề một chút thôi, không nên đi quá xa, loãng thớt, hoặc vi phạm nội quy.
Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn, hoặc tranh luận, thì có thể sang thớt chuyên về lĩnh vực sử.
Vậy bạn thông cảm nhé! Chúc bạn tìm thấy cái mình cần.
 
Last edited:

Divephiamattroi

Thành viên tích cực
Ôi trời ơi, hôm nay là ngày gì không biết,
Vừa xong ta đã nói cái gì vậy
Divephiamattroi có phải là mod đâu
Lú lẫn quá rồi, không còn biết mình đang nói gì nữa.
Có lẽ phải tạm nghỉ một thời gian, độ một tuần lễ, hay mươi hôm gì đấy,
Sẽ tốt hơn, ta đành phải khuyên.......................... chính mình.
 
Last edited:
L

lee linh

Khách vãng lai
L


lee linh, cái tên đẹp nhỉ, như một diễn viên,
Ta mới xem tên 2 lần mà thấy ấn tượng rồi,
Bạn cũng mê sử sao? Hay chỉ tò mò,........
Ở đây thì chỉ nói về Thanh hóa thôi,
Bạn đã đặt ra những vấn đề như vậy, thì có lẽ cũng tự trả lời được rồi!
Đây là theard về Skyscraper city,
Nói ngoài lề một chút thôi, không nên đi quá xa, loãng thớt, hoặc vi phạm nội quy.
Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn, hoặc tranh luận, thì có thể sang thớt chuyên về lĩnh vực sử.
Vậy bạn thông cảm nhé! Chúc bạn tìm thấy cái mình cần.
có thể đó chỉ là sự tò mò hay yêu thích.., bạn nghĩ sao cũng được vì bạn ko biết gì về tôi cũng như tôi chẳng biết gì về bạn, tôi cũng là người con của thanh hóa, nên có thể có cái nhìn ko khách quan về lịch sử, và mục đích tôi lên đậy cũng như bạn và những người khác là tìm kiếm thông tin, tìm hiểu về quê hương vậy nên tôi sẽ không làm loãng thớt vì chủ đề này nữa, xin lỗi!
p/s:đây ko phải tên thật của tôi như những nick khác
 
R

Repsol

Khách vãng lai
Ôi trời ơi, hôm nay là ngày gì không biết,
Vừa xong ta đã nói cái gì vậy
Divephiamattroi có phải là mod đâu
Lú lẫn quá rồi, không còn biết mình đang nói gì nữa.
Có lẽ phải tạm nghỉ một thời gian, độ một tuần lễ, hay mươi hôm gì đấy,
Sẽ tốt hơn, ta đành phải khuyên.......................... chính mình.
Cha này đúng mát nặng, rất nặng!:)):)):))
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Ban Thường vụ Tỉnh uỷ xem xét việc điều chỉnh quy hoạch Khu Trung tâm văn hoá xứ Thanh

(TTV) - Tiếp tục ngày làm việc thứ 2, hôm nay, 4/8, dưới sự chủ trì của đồng chí Trịnh Văn Chiến, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã nghe, thảo luận và cho ý kiến về điều chỉnh Quy hoạch Khu Trung tâm Văn hoá tỉnh thuộc khu đô thị Đông Hương, thành phố Thanh Hoá và một số nội dung quan trọng khác.
Tham dự hội nghị có các đồng chí: Đỗ Trọng Hưng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh uỷ; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh uỷ; lãnh đạo các Ban của Trung ương Đảng, Văn phòng Trung ương Đảng; lãnh đạo các sở, ngành, chức năng, thành phố Thanh Hoá và các đơn vị tư vấn thiết kế.
Phát biểu Khai mạc hội nghị, đồng chí Trịnh Văn Chiến, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh: Quy hoạch Khu Trung tâm Văn hoá tỉnh đã được phê duyệt từ năm 2009, trên diện tích gần 57 ha thuộc Khu đô thị Đông Hương, thành phố Thanh Hoá. Để đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng nhanh, mạnh và bền vững của tỉnh cũng như nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao của nhân dân, tỉnh đã có chủ trương điều chỉnh quy hoạch với mục tiêu xây dựng nơi đây trở thành một trung tâm văn hoá lớn, xứng tầm với truyền thống văn hoá, lịch sử hào hùng của xứ Thanh địa linh nhân kiệt và trở thành một điểm tham quan du lịch nổi tiếng trong cả nước.

Ban Thường vụ Tỉnh uỷ xem xét việc điều chỉnh quy hoạch Khu Trung tâm văn hoá xứ Thanh

Tại hội nghị, các đơn vị tư vấn thiết kế đã từng đạt giải nhất, nhì, ba trong cuộc thi thiết kế điều chỉnh quy hoạch Khu Trung tâm Văn hoá tỉnh là: Công ty Tư vấn và thiết kế kiến trúc Việt Nam; Viện Quy hoạch – kiến trúc Thanh Hoá và Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng Thăng Long đã lần lượt trình bày ý tưởng thiết kế của đơn vị mình. Theo đó, cả 3 đồ án quy hoạch được thiết kế dựa trên cơ sở kế thừa, phát huy các giá trị nổi bật về văn hiến, văn vật và văn minh của Thanh Hoá, đồng thời, hứa hẹn tiếp tục tạo ra các giá trị văn hoá mới, góp phần làm rạng rỡ nền văn hoá, lịch sử bề thế và giá trị của quê hương Thanh Hoá anh hùng, nhằm mục tiêu phục vụ sinh hoạt cộng đồng về chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội của nhân dân trong tỉnh và cả nước.

Các thiết kế đều thể hiện sự khác biệt với các trung tâm văn hoá của các tỉnh, thành khác trong cả nước và trên thế giới, mang đậm đặc trưng của văn hoá xứ Thanh thể hiện rõ sự hấp dẫn và kỳ thú đối với dân chúng và du khách qua các công trình độc đáo như: Đền thờ trăm họ; Tháp đế vương; Đại đình làng Việt; Bán kim tháp – hay còn gọi là tháp trí tuệ; Bảo tàng tổng hợp; các khu dịch vụ và không gian giải trí dưới nước.

Dự kiến, dự án được đầu tư chủ yếu bằng nguồn vốn xã hội hoá và một phần được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước. Do đó, các quy hoạch được thiết kế cần tạo sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, thu hút du khách đến tham quan và có khả năng quản lý, vận hành thuận lợi.

Trên cơ sở các ý kiến gợi mở của đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, các đồng chí Thường trực, Thường vụ Tỉnh uỷ đồng tình việc dành toàn bộ quỹ đất đã quy hoạch để xây dựng Khu Trung tâm Văn hoá, đảm bảo yêu cầu đưa nơi đây trở thành một trung tâm văn hoá, lịch sử kết hợp khu tâm linh, vui chơi giải trí số 1 của tỉnh, độc đáo về kiến trúc, thực sự hấp dẫn, khả thi trong đầu tư, xây dựng, và đảm bảo hiệu quả. Tuy nhiên, các đồng chí cũng cho rằng, khi thiết kế, các đơn vị phải đặc biệt lưu ý đến tính khả thi của dự án cho nên, cả 3 đồ án, vẫn cần phải điều chỉnh một số chi tiết cho phù hợp với yêu cầu.

Hoan nghênh các đơn vị kiến trúc đã dành nhiều thời gian và tâm huyết để đưa ra các ý tưởng mới lạ với không gian kiến trúc khá độc đáo cho công trình mà tỉnh yêu cầu, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ Trịnh Văn Chiến nêu rõ quan điểm của tỉnh: Quy hoạch Khu Trung tâm văn hoá của tỉnh đã được phê duyệt từ rất lâu nên tỉnh tiếp tục cho các đơn vị tư vấn nghiên cứu, hoàn chỉnh các đồ án theo yêu cầu của tỉnh và khi đủ các điều kiện cần thiết, tỉnh sẽ cho tiến hành đầu tư, dứt khoát để không kéo dài việc thực hiện quy hoạch hơn nữa. Đồng chí cho rằng, nếu các đồ án thực sự tốt và tỉnh quyết tâm thì sẽ xây dựng khu vực này trở thành một công trình văn hoá tầm cỡ, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hình ảnh, vị thế của Thanh Hoá với cả nước. Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ yêu cầu: Với tên gọi là Công viên Văn hoá xứ Thanh, bản thiết kế điều chỉnh quy hoạch được duyệt sẽ phải có không gian kiến trúc thực sự đặc sắc, độc đáo, hấp dẫn mang những nét đặc trưng nổi bật của nền văn hoá xứ Thanh gắn liền với các hoạt động du lịch, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của du khách đến thăm quan, thưởng lãm. Bản đồ án nhất thiết phải đảm bảo tính khả thi, hiệu quả và trường tồn với thời gian.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh: Việc điều chỉnh quy hoạch Khu Trung tâm Văn hoá của tỉnh là việc lớn, quan trọng, rất có ý nghĩa đối với sự phát triển bền vững của tỉnh. Vì vậy, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh phải tập trung xem xét các bản quy hoạch thật kỹ càng, thấu đáo và chỉ đạo các sở, ngành chức năng tích cực phối hợp với các đơn vị tư vấn cố gắng hoàn chỉnh đồ án trước 30/8/2016 và tổ chức lấy ý kiến rộng rãi, sau đó trình Ban Thường vụ Tỉnh uỷ xem xét quyết định. Ngay từ bây giờ, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh phải tích cực đấu mối, kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh tham gia dự án để khi bản điều chỉnh quy hoạch chính thức được phê duyệt, sẽ cho tiến hành triển khai thực hiện ngay để sớm xây dựng được một Công viên văn hoá tầm cỡ để phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hoá ngày càng cao của nhân dân các dân tộc trong tỉnh và du khách./.Việt Hà – Hồng Thư
 

payasoaimar

Thành viên mới
tôi ko may mắn như bạn, những kiến thức lịch sử mà tôi được học chỉ từ nguồn chính thống mà ko có bất kì sự đối chiếu hay tham khảo tài liệu nước ngoài, không hiểu vì sao những kì thi tốt nghiệp về lịch sử 4000 năm của dân tộc đều xoay quanh thế kỉ XX và Nguyễn Huệ, người mà tôi ko đánh giá cao lại có thể trở thành người con vĩ đại nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, mong rằng lịch sử sẽ được trả lại đúng với giá trị thực của nó, và những người có công với dân tộc sẽ mãi được ghi nhận như những gì bạn vừa nói
Từ trước đến nay mình chỉ theo dõi diễn đàn, giờ mình mới đăng ký vì ý kiến này của bạn.
Lịch sử từ trước đến nay có thể bị bóp méo, nhưng ai có công trạng, trước sau cũng sẽ được ghi nhận. Ai quan tâm một chút cũng đều biết các vị chúa Nguyễn là ai và thành phố mình cũng đã có đại lộ Nguyễn Hoàng thênh thang.
Còn về Quang Trung, đơn giản thôi, bỏ qua hết những thị phi mà nhà nước phong kiến nào cũng khó tránh, có một sự thật mà chúng ta vẫn luôn phải nhớ: Ông là người gần đây nhất đánh đuổi giặc Tàu ra khỏi bờ cõi. Vài trăm năm rồi chúng nó vẫn phải sợ, phải nể. Điều này không ai có thể bóp méo được.
Nếu như không phải là một người tài giỏi, được lòng dân, sẽ không bao giờ làm được như thế.
Mình cũng hay đọc một số nguồn khác nhau, nhưng mình luôn tự nhủ với bản thân là, đánh giá một con người thuộc lịch sử, mình sẽ căn cứ chính vào những sự kiện chính, còn những cái tiểu tiết chỉ mang tính tham khảo. Không ai là hoàn hảo cả. Thân.
 
L

lee linh

Khách vãng lai
Từ trước đến nay mình chỉ theo dõi diễn đàn, giờ mình mới đăng ký vì ý kiến này của bạn.
Lịch sử từ trước đến nay có thể bị bóp méo, nhưng ai có công trạng, trước sau cũng sẽ được ghi nhận. Ai quan tâm một chút cũng đều biết các vị chúa Nguyễn là ai và thành phố mình cũng đã có đại lộ Nguyễn Hoàng thênh thang.
Còn về Quang Trung, đơn giản thôi, bỏ qua hết những thị phi mà nhà nước phong kiến nào cũng khó tránh, có một sự thật mà chúng ta vẫn luôn phải nhớ: Ông là người gần đây nhất đánh đuổi giặc Tàu ra khỏi bờ cõi. Vài trăm năm rồi chúng nó vẫn phải sợ, phải nể. Điều này không ai có thể bóp méo được.
Nếu như không phải là một người tài giỏi, được lòng dân, sẽ không bao giờ làm được như thế.
Mình cũng hay đọc một số nguồn khác nhau, nhưng mình luôn tự nhủ với bản thân là, đánh giá một con người thuộc lịch sử, mình sẽ căn cứ chính vào những sự kiện chính, còn những cái tiểu tiết chỉ mang tính tham khảo. Không ai là hoàn hảo cả. Thân.
tôi và bạn có 2 cái nhìn về lịch sử khác nhau nhưng tôi tôn trọng ý kiến của bạn, tôi sẽ trình bày quan điểm cá nhân của mình để bạn hiểu rõ: tôi chưa bao giờ phủ nhận công lao chống ngoại xâm của Nguyễn Huệ,nhưng để ca tụng ông thành người anh hùng vĩ đại nhất phong kiến Việt Nam như sách sử viết tôi thấy chưa xứng, Tây Sơn hình thành trong cuộc chiến đàng trong đang ngoài, nông dân rơi vào cảnh khốn cùng, nhà Tây Sơn tận dụng thời cơ lật đổ được các tập đoàn phong kiến cũ, nhưng để lại là sự cát cứ nhiều hơn của các thế lực mới, đất nước lại lâm vào tình cảnh loạn lạc khác, anh em tây sơn chia ba, đàng ngoài chưa triệt tiêu được nhà lê trung hưng, Nguyễn Huệ có lẽ là một thiên tài quân sự nhưng lại không giỏi trị nước, cắt cử bao nhiêu tướng ra bắc hà thì bấy nhiêu làm phản, những vụ chiếm đất Nghệ An, tận diệt nhà nguyễn và chiếm Quảng Nam của Nguyễn nhạc là nguyên do dẫn đến những hậu quả mà quang Trung phải gánh, Lê Chiêu Thống mất đất mất quyền phải cầu cứu nhà thanh, nguyễn Nhạc từ mặt, nguyễn Ánh nung nấu ý định phục thù, và khi Nguyễn Huệ ra đi hầu hết các quan thần đều làm phản, còn bạn nói nhà thanh sợ nguyễn Huệ tôi không hoàn toàn đồng ý lắm bởi vì chưa có một vị hoàng đế nào sang tận thanh triều để quỳ lạy như Quang Trung đã làm ( dù rằng người ta cố giảm tội cho ông bàng cách gán là quang trung giả, nhưng đó vẫn là nỗi ô uế của dân tộc)
p/s:Quang Trung ko được lòng dân nam bộ(họ hết lòng che trở bảo vệ Nguyễn ánh) và tôi luôn tôn trọng ông với tư cách là người có công với dân tộc nhưng không phải là người con vĩ đại nhất, vẫn còn những vị khác xứng đáng hơn như vậy, chúng ta cũng đã lan man ngoài chủ đề rồi, hãy để lịch sử phán xét lại tất cả
 

payasoaimar

Thành viên mới
tôi và bạn có 2 cái nhìn về lịch sử khác nhau nhưng tôi tôn trọng ý kiến của bạn, tôi sẽ trình bày quan điểm cá nhân của mình để bạn hiểu rõ: tôi chưa bao giờ phủ nhận công lao chống ngoại xâm của Nguyễn Huệ,nhưng để ca tụng ông thành người anh hùng vĩ đại nhất phong kiến Việt Nam như sách sử viết tôi thấy chưa xứng, Tây Sơn hình thành trong cuộc chiến đàng trong đang ngoài, nông dân rơi vào cảnh khốn cùng, nhà Tây Sơn tận dụng thời cơ lật đổ được các tập đoàn phong kiến cũ, nhưng để lại là sự cát cứ nhiều hơn của các thế lực mới, đất nước lại lâm vào tình cảnh loạn lạc khác, anh em tây sơn chia ba, đàng ngoài chưa triệt tiêu được nhà lê trung hưng, Nguyễn Huệ có lẽ là một thiên tài quân sự nhưng lại không giỏi trị nước, cắt cử bao nhiêu tướng ra bắc hà thì bấy nhiêu làm phản, những vụ chiếm đất Nghệ An, tận diệt nhà nguyễn và chiếm Quảng Nam của Nguyễn nhạc là nguyên do dẫn đến những hậu quả mà quang Trung phải gánh, Lê Chiêu Thống mất đất mất quyền phải cầu cứu nhà thanh, nguyễn Nhạc từ mặt, nguyễn Ánh nung nấu ý định phục thù, và khi Nguyễn Huệ ra đi hầu hết các quan thần đều làm phản, còn bạn nói nhà thanh sợ nguyễn Huệ tôi không hoàn toàn đồng ý lắm bởi vì chưa có một vị hoàng đế nào sang tận thanh triều để quỳ lạy như Quang Trung đã làm ( dù rằng người ta cố giảm tội cho ông bàng cách gán là quang trung giả, nhưng đó vẫn là nỗi ô uế của dân tộc)
p/s:Quang Trung ko được lòng dân nam bộ(họ hết lòng che trở bảo vệ Nguyễn ánh) và tôi luôn tôn trọng ông với tư cách là người có công với dân tộc nhưng không phải là người con vĩ đại nhất, vẫn còn những vị khác xứng đáng hơn như vậy, chúng ta cũng đã lan man ngoài chủ đề rồi, hãy để lịch sử phán xét lại tất cả
Tôi hiểu quan điểm của bạn, cái gì cũng cần phải làm chi tiết, rõ ràng, chính xác. Còn tôi lại nghĩ, một hành động cụ thể lại phụ thuộc hoàn cảnh ở thời điểm ấy, chúng ta không nắm rõ được nên rất khó để phán xét. Quy tắc ứng xử thời phong kiến cũng khác xa với bây giờ.
Tôi cũng không quan tâm đến việc Nguyễn Huệ có phải là anh hùng vĩ đại nhất thời phong kiến hay không, mà chỉ để ý đến những gì ông đã làm được. Đó là về công trạng.
Về tài năng, bạn đã đồng ý rồi nên không cần phải tranh luận thêm. Chắc chắn phải là người giỏi nhất mới là lãnh đạo của những Bùi Thị Xuân, Ngô Thì Nhậm hay Nguyễn Thiếp.
Về tính cách, rất khó đánh giá, bởi bây giờ chẳng ai xác thực được nguồn tư liệu còn lại là đúng hay sai. Với tôi, thông qua bài thơ khóc thương của Lê Ngọc Hân, có thể đưa ra nhận xét: nếu là một người không nhạy cảm và sâu sắc, không thể chinh phục được công chúa nhà đối nghịch, khác vùng miền, xa tuổi tác như vậy.
Những loạn lạc, cát cứ bạn nói tới sẽ đỡ hơn rất nhiều nếu có những vấn đề nếu thuộc về vận số sau đây:
- Nếu Nguyễn Huệ là anh Nguyễn Nhạc. Nếu như vậy Nguyễn Nhạc đã không hậm hực mà tranh giành với em.
- Nếu Nguyễn Ánh không thoát chết thần kỳ vài lần.
- Đương nhiên, nếu Nguyễn Huệ không mất sớm. 3 năm là quá ngắn. Vừa ổn định được đất nước thì đã không còn. Thế nên đã không có thời gian để thể hiện việc trị nước (Mình nghĩ với một người đánh đâu thắng đó và tán được gái đẹp :), sẽ làm tốt).
Với tôi, giai đoạn này chỉ tiếc nhất một điều: Các tư liệu về Tây Sơn đã bị tiêu hủy một cách không thương tiếc, nên những nhân vật lịch sử như Đô đốc Long, đô đốc Bảo hay đô đốc Tuyết mãi ở trong bóng tối. Và như vậy, lịch sử muốn phán xét lại cũng không dễ dàng gì.
 

Kinh_do_Thanh_Hoa

Thành viên
Tôi hiểu quan điểm của bạn, cái gì cũng cần phải làm chi tiết, rõ ràng, chính xác. Còn tôi lại nghĩ, một hành động cụ thể lại phụ thuộc hoàn cảnh ở thời điểm ấy, chúng ta không nắm rõ được nên rất khó để phán xét. Quy tắc ứng xử thời phong kiến cũng khác xa với bây giờ.
Tôi cũng không quan tâm đến việc Nguyễn Huệ có phải là anh hùng vĩ đại nhất thời phong kiến hay không, mà chỉ để ý đến những gì ông đã làm được. Đó là về công trạng.
Về tài năng, bạn đã đồng ý rồi nên không cần phải tranh luận thêm. Chắc chắn phải là người giỏi nhất mới là lãnh đạo của những Bùi Thị Xuân, Ngô Thì Nhậm hay Nguyễn Thiếp.
Về tính cách, rất khó đánh giá, bởi bây giờ chẳng ai xác thực được nguồn tư liệu còn lại là đúng hay sai. Với tôi, thông qua bài thơ khóc thương của Lê Ngọc Hân, có thể đưa ra nhận xét: nếu là một người không nhạy cảm và sâu sắc, không thể chinh phục được công chúa nhà đối nghịch, khác vùng miền, xa tuổi tác như vậy.
Những loạn lạc, cát cứ bạn nói tới sẽ đỡ hơn rất nhiều nếu có những vấn đề nếu thuộc về vận số sau đây:
- Nếu Nguyễn Huệ là anh Nguyễn Nhạc. Nếu như vậy Nguyễn Nhạc đã không hậm hực mà tranh giành với em.
- Nếu Nguyễn Ánh không thoát chết thần kỳ vài lần.
- Đương nhiên, nếu Nguyễn Huệ không mất sớm. 3 năm là quá ngắn. Vừa ổn định được đất nước thì đã không còn. Thế nên đã không có thời gian để thể hiện việc trị nước (Mình nghĩ với một người đánh đâu thắng đó và tán được gái đẹp :), sẽ làm tốt).
Với tôi, giai đoạn này chỉ tiếc nhất một điều: Các tư liệu về Tây Sơn đã bị tiêu hủy một cách không thương tiếc, nên những nhân vật lịch sử như Đô đốc Long, đô đốc Bảo hay đô đốc Tuyết mãi ở trong bóng tối. Và như vậy, lịch sử muốn phán xét lại cũng không dễ dàng gì.

Bạn này kiến thức lịch sử còn kém lắm.

1. Ai Gây Ra Tai Họa 29 Vạn Quân Thanh Xâm Lược?
Đây là tội rất lớn của Nguyễn Huệ. Nhà Lê chính danh ở ngôi thiên tử. Chúa Trịnh hơn 200 năm nắm thực quyền mà không dám phế bỏ vua Lê. Vậy mà Nguyễn Huệ dám uy hiếp vua Lê đến nỗi vua phải bỏ chạy khỏi kinh thành, ẩn nấp trong nhà dân.
Đây là cái nguyên nhân dẫn đến Trung Quốc có lý do đưa 29 vạn quân sang Việt Nam.

2. Nguyễn Huệ gặp may về quân sự
khi bắt đầu được cầm quân đội, thì Nguyễn Huệ đã có một lực lượng quân sự lớn rồi. Đối thủ của Huệ thường đang ở thế không có ý chí chiến đấu:
- Quân chúa Nguyễn: đang có sự tranh chấp ngôi chúa ở đàng trong
- Quân chúa Trịnh: đang có sự tranh chấp ngôi chúa ở đàng ngoài
- Quân Thanh: mục đích quân Thanh sang Việt Nam không phải để chiến đấu mà để tạo thanh thế cho các thế lực trung thành với nhà Lê nổi lên. Nhưng vua Lê hơn 200 năm không điều hành chính sự nên không có kinh nghiệm sử dụng quân đội.
- Quân Xiêm: so sánh tương quan lực lượng quá ít so với quân đội và hậu cần của Nguyễn Huệ.

3. Nguyễn Huệ không được lòng người:
- Nguyễn Huệ bị người dân Nam Bộ rất căm ghét. Điển hình là vụ tàn sát ở Cù Lao Phố.
- Khi vua Lê chạy trốn Nguyễn Huệ thì được người dân miền Bắc che trở. Khi con trai Nguyễn Huệ chạy trốn Nguyễn Phúc Ánh thì bị người dân miền bắc bắt trói đem nộp.
- Tướng dưới quyền Huệ nhiều người làm phản: Vũ Văn Nhậm, Nguyễn Hữu Chỉnh.
- Tướng dưới quyền Huệ nhiều người về hàng Nguyễn Phúc Ánh. Vị chỉ huy thủy quân giỏi nhất của Huệ theo về với Nguyễn Ánh, làm quân đội Tây Sơn suy yếu rất nhiều ở giai đoạn sau.

4. Nguyễn Huệ mang danh vua nước Việt sang quỳ lạy, ôm chân Càn Long
chưa có vị vua nào trong lịch sử Việt Nam làm hành động nhục nhã như Quang Trung. Cho người đóng vai vua nước Việt sang Trung Quốc làm lễ quỳ lạy, hôn chân vua Càn Long.

5. Nguyễn Huệ hiếu chiến, vắt kiệt sức dân
Huệ liên tiếp gây ra chiến tranh trong gần 30 năm.
- đánh nhau với chúa Nguyễn
- đánh nhau với chúa Trịnh
- đánh nhau với quân Thanh và vua Lê
- đánh nhau với quân Xiêm
- đánh nhau với Nguyễn Nhạc
 

Kinh_do_Thanh_Hoa

Thành viên
Với tôi, thông qua bài thơ khóc thương của Lê Ngọc Hân, có thể đưa ra nhận xét: nếu là một người không nhạy cảm và sâu sắc, không thể chinh phục được công chúa nhà đối nghịch, khác vùng miền, xa tuổi tác như vậy.


Ngọc Hân là do vua Lê Hiến Tông gả cho Huệ. là phận con, thì cha mẹ đặt đâu ngồi đấy.

Khi lấy chồng rồi thì quyền lợi bản thân và các con của Ngọc Hân gắn liền với Nguyễn Huệ. Vợ khóc chồng là lẽ đương nhiên.

Bạn này còn quá trẻ con không hiểu sự đời.
 

Kinh_do_Thanh_Hoa

Thành viên
Những loạn lạc, cát cứ bạn nói tới sẽ đỡ hơn rất nhiều nếu có những vấn đề nếu thuộc về vận số sau đây:
- Nếu Nguyễn Huệ là anh Nguyễn Nhạc. Nếu như vậy Nguyễn Nhạc đã không hậm hực mà tranh giành với em.
Tây Sơn là do một tay Nguyễn Nhạc gây dựng từ con số không. Nguyễn Huệ không có đủ khả năng để gây dựng lực lượng từ một chức quan nhỏ như Nguyễn Nhạc.

Nguyễn Huệ đánh anh ruột để giành lấy ngôi vua đấy là phản loạn.

Bảo sao tướng dưới quyền Huệ lần lượt làm phản. Chủ nào thì tớ nấy thôi
 
M

Mienquexuthanh

Khách vãng lai
Tây Sơn là do một tay Nguyễn Nhạc gây dựng từ con số không. Nguyễn Huệ không có đủ khả năng để gây dựng lực lượng từ một chức quan nhỏ như Nguyễn Nhạc.

Nguyễn Huệ đánh anh ruột để giành lấy ngôi vua đấy là phản loạn.

Bảo sao tướng dưới quyền Huệ lần lượt làm phản. Chủ nào thì tớ nấy thôi
 

payasoaimar

Thành viên mới
Bạn này kiến thức lịch sử còn kém lắm.

1. Ai Gây Ra Tai Họa 29 Vạn Quân Thanh Xâm Lược?
Đây là tội rất lớn của Nguyễn Huệ. Nhà Lê chính danh ở ngôi thiên tử. Chúa Trịnh hơn 200 năm nắm thực quyền mà không dám phế bỏ vua Lê. Vậy mà Nguyễn Huệ dám uy hiếp vua Lê đến nỗi vua phải bỏ chạy khỏi kinh thành, ẩn nấp trong nhà dân.
Đây là cái nguyên nhân dẫn đến Trung Quốc có lý do đưa 29 vạn quân sang Việt Nam.

2. Nguyễn Huệ gặp may về quân sự
khi bắt đầu được cầm quân đội, thì Nguyễn Huệ đã có một lực lượng quân sự lớn rồi. Đối thủ của Huệ thường đang ở thế không có ý chí chiến đấu:
- Quân chúa Nguyễn: đang có sự tranh chấp ngôi chúa ở đàng trong
- Quân chúa Trịnh: đang có sự tranh chấp ngôi chúa ở đàng ngoài
- Quân Thanh: mục đích quân Thanh sang Việt Nam không phải để chiến đấu mà để tạo thanh thế cho các thế lực trung thành với nhà Lê nổi lên. Nhưng vua Lê hơn 200 năm không điều hành chính sự nên không có kinh nghiệm sử dụng quân đội.
- Quân Xiêm: so sánh tương quan lực lượng quá ít so với quân đội và hậu cần của Nguyễn Huệ.

3. Nguyễn Huệ không được lòng người:
- Nguyễn Huệ bị người dân Nam Bộ rất căm ghét. Điển hình là vụ tàn sát ở Cù Lao Phố.
- Khi vua Lê chạy trốn Nguyễn Huệ thì được người dân miền Bắc che trở. Khi con trai Nguyễn Huệ chạy trốn Nguyễn Phúc Ánh thì bị người dân miền bắc bắt trói đem nộp.
- Tướng dưới quyền Huệ nhiều người làm phản: Vũ Văn Nhậm, Nguyễn Hữu Chỉnh.
- Tướng dưới quyền Huệ nhiều người về hàng Nguyễn Phúc Ánh. Vị chỉ huy thủy quân giỏi nhất của Huệ theo về với Nguyễn Ánh, làm quân đội Tây Sơn suy yếu rất nhiều ở giai đoạn sau.

4. Nguyễn Huệ mang danh vua nước Việt sang quỳ lạy, ôm chân Càn Long
chưa có vị vua nào trong lịch sử Việt Nam làm hành động nhục nhã như Quang Trung. Cho người đóng vai vua nước Việt sang Trung Quốc làm lễ quỳ lạy, hôn chân vua Càn Long.

5. Nguyễn Huệ hiếu chiến, vắt kiệt sức dân
Huệ liên tiếp gây ra chiến tranh trong gần 30 năm.
- đánh nhau với chúa Nguyễn
- đánh nhau với chúa Trịnh
- đánh nhau với quân Thanh và vua Lê
- đánh nhau với quân Xiêm
- đánh nhau với Nguyễn Nhạc
Những điều bạn đưa ra tôi đều có đọc. Nhưng nói thật là tôi chẳng bận tâm nhiều. Với kiểu đánh giá soi mói, tỉ mỉ như bạn thì Lê Hoàn, Lê Lợi nhà mình cũng đâu phải minh quân. Còn ở đời, thắng làm vua, thua làm giặc, người ta sự nghiệp hiển hách, lưu truyền hậu thế, có một vài ý kiến trái chiều thì cũng không làm mờ đi danh tiếng người ta được. Các thế hệ người già, cha chú vẫn cung kính thắp hương ở đền ông ấy thôi. Và bạn tự tin là bạn biết nhiều hơn, thông minh hơn và "ít trẻ con" hơn họ? :)
 

payasoaimar

Thành viên mới
Trong 139 vua chúa của lịch sử Việt Nam thì có 74 vua chúa là gốc Thanh Hóa.
chỉ có 6 vua chúa là gốc Nghệ An
Giờ thì đã hiểu vì sao bạn ghét Nguyễn Huệ.
Thế thì người ta ghét Lê Hoàn, Lê Lợi cũng dễ hiểu thôi. Bạn là người đọc sử, hiểu biết, mong là đừng để vấn đề vùng miền ảnh hưởng sự công tâm.
 

Kinh_do_Thanh_Hoa

Thành viên
Những điều bạn đưa ra tôi đều có đọc. Nhưng nói thật là tôi chẳng bận tâm nhiều. Với kiểu đánh giá soi mói, tỉ mỉ như bạn thì Lê Hoàn, Lê Lợi nhà mình cũng đâu phải minh quân. Còn ở đời, thắng làm vua, thua làm giặc, người ta sự nghiệp hiển hách, lưu truyền hậu thế, có một vài ý kiến trái chiều thì cũng không làm mờ đi danh tiếng người ta được.
Đúng là trẻ con.

Những gì tôi nêu lên là các yếu tố tối quan trọng của một người làm chính trị.

những thứ to lớn như vậy mà dám bảo là tiểu tiết thì biết là đang còn trẻ con rồi.
 

Kinh_do_Thanh_Hoa

Thành viên
Các thế hệ người già, cha chú vẫn cung kính thắp hương ở đền ông ấy thôi. Và bạn tự tin là bạn biết nhiều hơn, thông minh hơn và "ít trẻ con" hơn họ? :)
Bị nhồi sọ từ bé thì đến lúc già vẫn lú lẫn thôi.

thời này nó đang ca ngợi kẻ không đáng ca ngợi. thằng nào dám ho he trái chiều, rước vạ vào thân à.

thế thì phải cung kính mà thắp hương thôi.
 
A

anhhung

Khách vãng lai
Bị nhồi sọ từ bé thì đến lúc già vẫn lú lẫn thôi.

thời này nó đang ca ngợi kẻ không đáng ca ngợi. thằng nào dám ho he trái chiều, rước vạ vào thân à.

thế thì phải cung kính mà thắp hương thôi.
trong thâm tâm con người , họ tin vào điều họ muốn tin. Họ yêu cái họ cần.Bởi vậy th có hàng nghìn vua chúa thì họ ghét thì vẫn cứ ghét như thường .À mà nên đoi thear này thành thear lịch sự đi là vừa
 

Divephiamattroi

Thành viên tích cực
Giờ thì đã hiểu vì sao bạn ghét Nguyễn Huệ.
Thế thì người ta ghét Lê Hoàn, Lê Lợi cũng dễ hiểu thôi. Bạn là người đọc sử, hiểu biết, mong là đừng để vấn đề vùng miền ảnh hưởng sự công tâm
Bạn và cả người bạn trích dẫn ở trên đều quan tâm tới lịch sử, một tín hiệu rất tốt và
đáng trân trọng trong bối cảnh lớp trẻ thờ ơ, thậm chí là quay lưng với lịch sử.
Bác Hồ đã từng nói: , " Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt nam."
Chưa bàn đến nội dung ở bài đăng của mọi người, thì tôi cũng có đồng tình với một suy nghĩ của bạn:
Nickname kinh đô t h. Và chữ ký của anh ta khiến người xem hơi ức chế, bạn ấy tự hào về quê hương mình là chính đáng, nhưng lại mang ra so sánh với một địa phương cụ thể, với sự vượt trội về số lượng để làm gì.
Sao lại cứ phải là Nghệ an mà không phải một nơi nào khác.
Làm như vậy khác nào chọc tức người ta.
Còn xưa nay người ta chỉ quen gọi thành Tây đô, hay Tây Giai đã có giai đoạn là kinh đô Đại Việt, chứ không quen với cái tên Kinh đô TH.
Chưa biết bạn ấy nói gì, nhưng xem cái tên cùng chữ ký đập vào mắt là thấy gò bó rồi.

Tuy nhiên tôi cũng rất ấn tượng với các bạn đã có những hiểu biết sâu sắc về lịch sử, và với bạn đã có sự chừng mực trong câu nói, một điều rất cần trên các diễn đàn mạng xã hội.
Không ai biết tất cả, chúng ta cùng trao đổi là để bổ sung kiến thức, chia sẻ thông tin cho nhau.

Tôi không liên quan gì tới Thanh hóa, mà chắc cũng không phải đồng hương của bạn,
Tôi chỉ có vài ý nhỏ thêm vào cho vui.

Tiện đây bạn có thể cho biết cái đường Nguyễn Hoàng mà bạn đã nhắc đến nó ở đâu không? ^#(^
 
Last edited:

Mienque

Thành viên tích cực
Tôi cũng thấy lịch sử bất công.
Nguyễn ánh có công lớn mở mang bờ cỏi , xây dựng nền kinh tế mạnh thời bấy giờ.
Còn sự trả thù nhà Tây Sơn là điều tất yếu thôi. Người có công đã không được ghi nhận, thu phục, mà còn bị đuổi đánh. Nguyễn Huệ đã gây thù gây oán với Nguyễn ánh mà
 

Facebook Comment

Chủ đề tương tự

Chủ đề được quan tâm nhất

Top