Vào thời kỳ Tây sơn - Nguyễn Huệ thì triều Lê đã suy tàn, vua Lê chỉ là bù nhìn, quyền lực rơi vào tay Chúa Trịnh, thế lực đã giúp nhà Lê quét sạch tàn dư nhà Mạc, thống nhất Bắc kỳ.
Những tên vua bù nhìn như Lê tương Dực, Lê uy Mục đã làm lòng dân oán ghét, bộ máy nhà nước phong kiến suy yếu, báo hiệu sắp kết thúc một triều đại kéo dài hơn 300 năm.
Trong bối cảnh ấy, nhưng chúa Trịnh vẫn không dám công khai lên ngôi, vì biết dấu ấn công lao nhà Lê vẫn còn sâu đậm trong lòng dân, họ chỉ coi triều Lê mới là chính thống.
Còn Nhà Nguyễn, mà khởi xướng là Nguyễn Hoàng đã dời vào phương nam khai khẩn lập cơ đồ, tránh cuộc huynh đệ tương tàn với nhà Lê Trịnh.
Và tại mảnh đất Sài gòn -Gia định ngày ấy người ta rất yêu mến nhà Nguyễn, gọi là Chúa Tiên, Chúa Sãi.... hình thành cuộc chiến Trịnh - Nguyễn phân tranh.
Nhà Tây sơn nổi lên, Nguyễn Ánh rút về phía nam cố thủ, còn nhà Tây sơn đem quân ra Bắc..... rồi đánh đuổi quân Thanh, thay thế nhà Lê.
Nhưng có một điều khó lý giải đó là: trong nhiều lần đem quân ra Bắc, thì Nguyễn Huệ đều dừng ở Thanh hóa củng cố quân đội trước khi tiến vào Thăng long , tại đây nhận được rất nhiều trợ giúp của dân chúng.
Thay vì trả ơn vùng đất này thì Nguyễn Huệ lại cho quân tàn phá các công trình mang dấu ấn Nhà Lê, đặc biệt nhắm vào các đền miếu, lăng tẩm, mà Lam kinh là một ví dụ, bị đốt cháy gần như hoàn toàn.
Sự tàn phá này còn độc ác và ghê gớm hơn cả giặc Minh, Thanh thời bây giờ.
Có lẽ trong người ông ta có một sự căm hận rất lớn với mảnh đất phát tích ra triều Lê và chúa Trịnh đằng ngoài, chúa Nguyễn đằng trong.
Nhưng Nguyễn Huệ chỉ giỏi trên chiến trường, mà không có khả năng quản lý điều hành bộ máy nhà nước.
Và kết quả là sụp đổ nhanh chóng, ngay tại nơi đã hình thành nhà Tây sơn.
Còn chúa Nguyễn Ánh, lúc này là hoàng đế Gia Long (người đã được Bá Đa Lộc giúp, như kinh đô th đã nói đến) đã thực hiện một cuộc trả thù tàn khốc và triệt để nhất trong lịch sử phong kiến VN, với sự biến mất không còn một vết tích gì về Nguyễn huệ, từ hậu duệ cho tới lăng mộ, không một ai có thể tìm ra tung tích.
Cũng nói thêm là vùng đất Quảng Nam phần lớn là những người di cư từ châu Ái vào.
Nên tại đây nhiều nơi giọng nói có khác nhau so với bản quán, nhưng từ ngữ, phong tục tập quán... giống một cách kỳ lạ..
Trước 1975 người Nam bộ tôn vinh Triều Nguyễn, nhiều di tích của triều đại ấy còn rất đậm nét ở khắp nơi. Đường Gia Long là một con đường chính rất đẹp, hay trường Gia Long rất nổi tiếng thời VNCH.
Ngay bức tranh rất lớn ở phòng khách dinh Độc lập cũng mô tả cuộc chiến của nghĩa quân Lam Sơn, nay vẫn còn.