• Lưu ý đọc kỹ nội quy trước khi đăng bài để tránh bị bannick, xóa bài. Xem hướng dẫn đăng bài và tính năng UP tin miễn phí
  • Thông báo về việc đăng bài & đăng ký thành viên áp dụng tại thread Hot news, Projects & Developments
    - Phải đăng ký thành viên mới có thể đăng bài tại thread này.
    - Nếu gặp khó khăn khi đăng ký, vui lòng liên hệ qua email : thanhhoaonline.net@gmail.com để được hỗ trợ đăng ký và kích hoạt tài khoản.

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Thanh Hoá là tỉnh hiếm hoi có hầu hết dự án của các Tập đoàn BĐS hàng đầu
Vingroup
Sungroup
FLC
Flamingo
T&T
BRG
Sunshine
Ecopark
TNR
TNG
Nguồn thu ngân sách từ đất đai của tỉnh ta sẽ còn tăng mạnh trong những năm sắp tới
Đà Nẵng diện tích đồng bằng chỉ 280km2 mà làm mưa làm gió với đất đai kể cũng giỏi
Ta có 3000 km2 đất đồng bằng và hơn 8000km đất miền núi cơ mà
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member



Các công ty miền Bắc rất ưa chuộng du lịch biển Sầm Sơn
Có lẽ đi 3 ngày 2đêm tổng chi phí kể cả xe đi chỉ khoảng 4 triệu
 

Ratlachoiboi

Người nổi tiếng



Các công ty miền Bắc rất ưa chuộng du lịch biển Sầm Sơn
Có lẽ đi 3 ngày 2đêm tổng chi phí kể cả xe đi chỉ khoảng 4 triệu
Bãi biển Sầm Sơn bờ biển cát trải dài thoai thoải, sóng to nên nếu nói về team building tụ tập đông người thì là số 1 rồi. Bữa rồi đi Cửa Lò, tắm ngay cạnh sân khấu trung tâm hay tổ chức sự kiện em thấy bãi cát ngắn củn, hạ tầng, khách sạn, nhà nghỉ thì đúng là bây giờ đi sau Sầm Sơn quá xa, đi vào ngày cuối tuần mà đường xá xe cộ cũng vắng vẻ, khách cũng ko đông đúc chủ yếu là khách nội tỉnh, ít thấy xe khách, xe con biển tỉnh ngoài. Được cái thành phố Vinh thì cảm nhận khu trung tâm, nội thành của họ rất đông đúc, xe cộ nườm nượp do dân số họ nén chặt vào nội thành hơn so vs mình.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member

Trung tâm quản lý tiền mặt Bắc Ninh của Viettinbank cũng chỉ du lịch Sầm Sơn 2024 thôi
Nói chung quê mình gần thủ đô, bãi biển rộng là lợi thế lớn để phát triển du lịch
Các công ty càng nhiều thì du lịch Thanh Hoá càng phát triển
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Bãi biển Sầm Sơn bờ biển cát trải dài thoai thoải, sóng to nên nếu nói về team building tụ tập đông người thì là số 1 rồi. Bữa rồi đi Cửa Lò, tắm ngay cạnh sân khấu trung tâm hay tổ chức sự kiện em thấy bãi cát ngắn củn, hạ tầng, khách sạn, nhà nghỉ thì đúng là bây giờ đi sau Sầm Sơn quá xa, đi vào ngày cuối tuần mà đường xá xe cộ cũng vắng vẻ, khách cũng ko đông đúc chủ yếu là khách nội tỉnh, ít thấy xe khách, xe con biển tỉnh ngoài. Được cái thành phố Vinh thì cảm nhận khu trung tâm, nội thành của họ rất đông đúc, xe cộ nườm nượp do dân số họ nén chặt vào nội thành hơn so vs mình.
Có bao nhiêu đất xí nghiệp quốc doanh giải thể cắm chung cư hết mà toàn mặt phố
Dọc quốc lộ 1A khoảng vài chục block chung cư nên khi mưa tắc lòi kèn
Quy hoạch đô thị thế là dở
 

NamDu

Người nổi tiếng

Cái khác của Thanh Hóa so với các địa phương khác lân cận là dân khá đồng lòng, ít có hiện tượng ngăn cản hay cố tình chống đối chính quyền khi triển khai các dự án, các chủ trương quyết định. Nên các dự án được triển khai cũng khá thuận lợi.


Năm ngoái ở Nghi Sơn, dân cũng có biểu tình phản đối đòi quyền lợi khi triển khai dự án cảng Long Sơn, nhưng rất nhanh sau đó dự án đã được đồng thuận từ dân và đã hợp tác để triển khai .
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Số thu ngân sách của ngành Hải quan Thanh Hóa trong tháng 5 đạt 2.180,94 tỉ đồng (từ nguồn thu thuế giá trị gia tăng là 2.113,32 tỉ đồng, chiếm 96,9%). Lũy kế từ đầu năm đến nay, số thu ngân sách của ngành Hải quan Thanh Hóa đạt 8.389 tỉ đồng, bằng 61,9% chỉ tiêu Bộ Tài chính giao, tăng 31,1% so với cùng kỳ
PS: Năm nay chắc chắn thu ngân sách xuất nhập khẩu vượt 20.000 tỷ rồi, thậm chí là gần 22.000 tỷ
Chủ tịch tỉnh có nói, chỉ cần thu 18.000 tỷ là đã để lại được 5000 tỷ tái đầu tư cho KKT Nghi Sơn rồi
Số tiền này lớn lắm, tha hồ GPMB, làm đường, xây dựng các khu dân cư để thiết kế đô thị và biết đâu có nguồn lớn để phát triển du lịch cho Nghi Sơn như làm đường đôi mặt biển....
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Trước đây khi lập đề án mở rộng thành phố Thanh Hoá thì đề án gọi là Đô thị Thanh Hoá chứ không gọi là TP Thanh Hoá nghĩa là có hàm ý sau này đổi tên là TP Đông Sơn
Tuy nhiên công cuộc đốt lò quá mạnh dẫn tới cán bộ ngại khó ngại sai nên thường tìm phương án an toàn là để tên TP Thanh Hoá như cũ
Lý do được đưa ra là do quy mô thành phố quá lớn nên để nguyên sẽ tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho dân và nhà nước vì các thay đổi hồ sơ. Cái này vừa đúng vừa sai
Thành phố Thủ Đức lập từ 3 quận tới 1 triệu dân họ làm rất nhẹ nhàng thì TPTH bằng 1/2 dân số đó không sẽ dễ hơn
Về khả năng để tên thành phố là Thanh Hoá có mấy cái ta quan tâm thế này
Thứ nhất: Điểm lợi rất lớn
Đến năm 2030 tỉnh ta có 3 thành phố và 5 thị xã
Đến khoảng 2035 có khoảng 6 thành phố và 6-8 thị xã
Các thành phố khi đó là : Thanh Hoá, Nghi Sơn, Sầm Sơn, Bỉm Sơn( Hà Trung, Trung Sơn, Tống Sơn…), Lam Sơn( chắc sẽ đổi tên vì đằng nào cũng bỏ chữ huyện vả lại khi đặt tên Thọ Xuân cho sân bay là ngụ ý sau này có thể bỏ tên này), Hoằng Hoá
Ngày trước cả tỉnh chỉ có 1 thành phố mà đến thời điểm 2035-2040 có tới 6 thành phố thì có vẻ cá mè một lứa
Khi đó tỉnh lỵ cần phải đẳng cấp hơn 5 thành phố còn lại thì phải có cái tên mạnh hơn để phân biệt.
Thành phố Thanh Hoá là thành phố mang tên tỉnh sẽ nổi bật hẳn so với 5 thành phố còn lại nên rõ ràng tên thành phố Thanh Hoá tới thời điểm 2035-2040 hiệu quả hơn tên là thành phố Đông Sơn
Thứ hai: điểm bất lợi nếu thành phố mang tên là Thanh Hoá
Như đồng chí Lê Đình Nam Chủ tịch Hội quy hoạch kiến trúc tỉnh ta phân tích, mục tiêu xây dựng thành phố Thanh Hoá nhập với Đông Sơn là để làm đô thị lõi cho cả tỉnh trở thành TP trực thuộc trung ương trong tương lai gần.
Nội dung này tôi có chung nhận định với chuyên gia quy hoạch Lê Đình Nam và cũng bày tỏ vài lần nhưng một số bạn phản ứng tiêu cực nhất là nếu đem ra ngoại tỉnh để nhận định sẽ nhận được những cái mỉa mai. Một phần vì kiến thức về quy hoạch của các bạn ấy hạn chế, mặt khác họ không hiểu rõ nội lực lớn lao của con người Thanh Hoá chúng ta. Trong lịch sử người Thanh Hoá đã làm được những chuyện rất vĩ đại, đất Thanh thời Lê, Trịnh, Nguyễn quan trọng với triều đình chỉ sau kinh thành.
Không có lý do gì để Thanh Hoá không thể một lần nữa trở thành địa phương nổi bật của quốc gia
Khi Thanh Hoá trở thành thành phố trực thuộc trung ương thì nảy sinh điểm bất lợi với tên thành phố Thanh Hoá vì tỉnh Thanh Hoá khi đó đã trở thành TP TTTW
Không thể có chuyện thành phố TH thuộc thành phố Thanh Hoá được
Khi đó xử lý với thành phố Thanh Hoá hiện tại thế nào?
Trong trường hợp không tách quận thì cũng bắt buộc phải đổi tên
Tôi tin là thành phố Thanh Hoá khi đó nếu để là thành phố trực thuộc thì phải chuyển sang thành phố Đông Sơn thuộc thành phố Thanh Hoá
Nếu tách thành hai quận thì nó cũng sẽ có tên Quận Đông Sơn, quận còn lại sẽ là quận Hạc Thành hoặc quận Tư Phố hoặc quận Thanh Hoa, Thanh Đô( Thanh Hoá từng có trấn Thanh Đô)
Hiện tại để thành phố mang tên Thanh Hoá cũng là phương án tốt. Nếu sau này tỉnh ta trở thành thành phố trực thuộc trung ương có thể chuyển tên tỉnh là Thanh Hoa thành phố Thanh Hoa.
Phương án đẹp nhất đến năm 2040 với khát vọng lớn lao của tỉnh ta nên là
Thành phố Thanh Hoa trực thuộc trung ương rộng 11.000 km, dân số thực tế 4, 7 triệu, kể cả quy đổi 5 triệu người
Thành phố Thanh Hoa gồm có
  • 3 quận: Đông Sơn; Hạc Thành; Sầm Sơn
  • 5 thành phố: Bỉm Sơn; Lam Sơn; Nghi Sơn; Hoằng Hoá, Quảng An
  • 10 thị xã:..,,,
 

VPC-HC

Thành viên tích cực
Cái này ko phải chê bai hay nói xấu mà trên số liệu thực tế đưa ra dự đoán
SSamsung đi lùi là Bắc Ninh ngáp luôn
Bắc Ninh GRDP 6 tháng ước đạt tăng 2,32%, tuy vẫn là mức thấp nhưng so với quý 1 -3,83% mà hết quý 2 đảo chiều lên dương là phục hồi khá nhanh
Vậy là dự đoán của bác Hạc đã sai ngay từ quý 2 và tăng âm liên tiếp vài năm đã không xảy ra như "dự đoán trên số liệu thực tế" của bác Hạc
 
Last edited:

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Bắc Ninh GRDP 6 tháng ước đạt tăng 2,32%, tuy vẫn là mức thấp nhưng so với quý 1 -3,83% mà hết quý 2 đảo chiều lên dương là phục hồi khá nhanh
Vậy là dự đoán của bác Hạc đã sai ngay từ quý 2 và tăng âm liên tiếp vài năm đã không xảy ra như "dự đoán trên số liệu thực tế" của bác Hạc
Tôi cũng mong là tôi dự đoán sai vì chẳng vui vẻ gì khi đất nước có tỉnh thành bị tăng trưởng âm, tăng trưởng chậm lại.
Tuy nhiên Samsung đã phát triển cực đại và giờ chỉ có suy thoái, ngành hàng điện tử đã phát triển cực đại nên khó tăng trưởng thêm
Rất có thể thời gian tới nhiều doanh nghiệp sẽ rút khỏi bắc ninh để tìm tỉnh khác thuận lợi hơn về thuế má, giá thuê đất, nhân công.....
 

NamDu

Người nổi tiếng

Phấn đấu xây dựng huyện Yên Định trở thành đô thị trực thuộc tỉnh trước năm 2030

Ngày 30/5, đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã kiểm tra tình hình, kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 đến nay tại huyện Yên Định và một số nội dung quan trọng khác. Tham gia đoàn công tác có các đồng chí: Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; cùng lãnh đạo các ngành cấp tỉnh, Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng và đoàn công tác đã đến thăm, kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tại Cụm công nghiệp trung tâm thị trấn Quán Lào, huyện Yên Định. Được thành lập từ năm 2019 với quy mô diện tích gần 73 ha, đến nay cụm Công nghiệp Trung tâm thị trấn Quán Lào do Tập đoàn Hong Phu làm chủ đầu tư đã cơ bản hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, thu hút được 7 nhà đầu tư thứ cấp, tạo việc làm cho hơn 20 nghìn lao động, dự kiến đến hết năm 2025 sẽ thu hút thêm từ 7 đến 10 nghìn lao động.

Phấn đấu xây dựng huyện Yên Định trở thành đô thị trực thuộc tỉnh trước năm 2030- Ảnh 1.


Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đánh giá cao huyện Yên Định đã có nhiều nỗ lực trong việc quy hoạch và thu hút đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp, các dự án sản xuất công nghiệp và dịch vụ thương mại vào địa bàn, qua đó góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, tạo nhiều việc làm cho người lao động và đóng góp cho ngân sách nhà nước. Đồng thời, đề nghị chủ đầu tư nhanh chóng hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, phối hợp với các ngành của tỉnh và huyện Yên Định tiếp tục thu hút các nhà đầu tư thứ cấp, sớm lấp đầy diện tích cụm công nghiệp.

Phấn đấu xây dựng huyện Yên Định trở thành đô thị trực thuộc tỉnh trước năm 2030- Ảnh 2.


Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng và các thành viên trong đoàn thăm và kiểm tra khu công viên Quảng trường trung tâm huyện Yên Định
Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng và đoàn công tác cũng đã đi kiểm tra tình hình thi công dự án đường giao thông nối xã Định Liên với quốc lộ 47B tại xã Yên Trường; dự án khu Công viên quảng trường trung tâm huyện Yên Định. Bí thư Tỉnh ủy lưu ý: trong đầu tư các công trình hạ tầng, huyện cần lựa chọn công trình có trọng tâm, trọng điểm; quy hoạch và thiết kế phải có tầm nhìn, gắn với mục tiêu xây dựng huyện Nông thôn mới nâng cao và định hướng phát triển huyện Yên Định trở thành đô thị trực thuộc tỉnh trong tương lai. Đồng thời, phải hết sức quan tâm đến công tác quản lý, sử dụng công trình để phát huy cao nhất hiệu quả sau đầu tư

Phấn đấu xây dựng huyện Yên Định trở thành đô thị trực thuộc tỉnh trước năm 2030- Ảnh 3.


Sau gần 04 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025, đến nay, huyện Yên Định đã có 8/27 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 26. Kinh tế duy trì đà tăng trưởng khá; tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hằng năm ước đạt 11,3%, đứng thứ 5 toàn tỉnh. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, năng lực và quy mô sản xuất ngày càng tăng. Thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 66,85 triệu đồng, gấp 1,44 lần năm 2020 và đứng thứ 4 toàn tỉnh. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển và đạt kết quả tương đối toàn diện. Chương trình xây dựng nông thôn mới tiếp tục được quan tâm, đến nay toàn huyện đã đạt 5/9 tiêu chí huyện Nông thôn mới nâng cao; có 7 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, 2 xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu, có 31 sản phẩm OCOP, đứng thứ 4 toàn tỉnh.

Phấn đấu xây dựng huyện Yên Định trở thành đô thị trực thuộc tỉnh trước năm 2030- Ảnh 4.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng và Phó Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Tuấn Sinh cùng Bí thư Huyện ủy Yên Định Trịnh Xuân Thúy chủ trì buổi làm việc

Các lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng phát triển mạnh, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 16,3%. Tỷ lệ đô thị hoá đạt 39,3%, vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội. Thương mại - dịch vụ tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2023 đạt 6,1%. Các hoạt động kêu gọi, thu hút đầu tư được quan tâm, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế của huyện và góp phần giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động trên địa bàn. Thu ngân sách hằng năm đều vượt dự toán được giao.
Các lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ, giáo dục mũi nhọn nằm trong nhóm dẫn đầu của tỉnh. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội được quan tâm. Quốc phòng an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể có chuyển biến tích cực.
Cùng với thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, huyện Yên Định đã và đang tập trung thực hiện các nội dung theo Thông báo số 163 của Văn phòng Tỉnh ủy về ý kiến Kết luận của Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy tháng 8/022.

Phấn đấu xây dựng huyện Yên Định trở thành đô thị trực thuộc tỉnh trước năm 2030- Ảnh 5.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Tuấn Sinh phát biểu tại buổi làm việc

Ngoài ra, ý kiến phát biểu của đồng chí Phó bí thư Tỉnh ủy Trịnh Tuấn Sinh và các đồng chí lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các ngành cấp tỉnh đã bổ sung, làm rõ thêm một số kết quả nổi bật mà huyện Yên Định đạt được từ đầu nhiệm kỳ đến nay, nhất là những chuyển biến tích cực trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành của cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở.

Phấn đấu xây dựng huyện Yên Định trở thành đô thị trực thuộc tỉnh trước năm 2030- Ảnh 6.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm phát biểu tại buổi làm việc

Các ý kiến cũng chỉ ra những thời cơ thuận lợi và khó khăn thách thức tác động đến sự phát triển của huyện, đồng thời gợi mở những định hướng và giải pháp để Yên Định có bước phát triển nhanh hơn, bền vững hơn trong thời gian tới.

Phấn đấu xây dựng huyện Yên Định trở thành đô thị trực thuộc tỉnh trước năm 2030- Ảnh 7.


Phát biểu kết luận buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương những thành tích, kết quả mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Yên Định đã nỗ lực phấn đấu đạt được trong thời gian qua. Bên cạnh đó, Bí thư Tỉnh ủy cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục, đó là: tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của huyện. Phát triển nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, theo chuỗi giá trị có chuyển biến song chưa rõ nét, chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp; chưa có sản phẩm OCOP 4 sao, 5 sao; chưa xây dựng, hình thành được các sản phẩm chủ lực, mũi nhọn, mang tính đặc trưng của địa phương để quảng bá, gắn với phát triển du lịch. Du lịch và thương mại phát triển còn chậm. Chất lượng một số lĩnh vực văn hóa - xã hội có mặt còn hạn chế; trật tự an toàn xã hội, an ninh nông thôn, an ninh tôn giáo có mặt còn diễn biến phức tạp. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của một số cấp ủy đảng; trình độ của đội ngũ cán bộ ở một số địa phương còn hạn chế. Công tác quản lý đảng viên có lúc, có nơi chưa chặt chẽ; vẫn còn để xảy ra trường hợp cán bộ vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Phấn đấu xây dựng huyện Yên Định trở thành đô thị trực thuộc tỉnh trước năm 2030- Ảnh 8.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng phát biểu kết luận buổi làm việc.

Về định hướng trong thời gian tới, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh: Yên Định là vùng đất cổ, một trong những chiếc nôi của người Việt; có bề dày lịch sử văn hóa lâu đời; có nhiều đóng góp quan trọng cho tỉnh, cho đất nước qua các giai đoạn lịch sử. Trong giai đoạn hiện nay, Yên Định đang hội tụ nhiều yếu tố lợi thế để phát triển, do nằm gần các trung tâm kinh tế động lực của tỉnh; có nhiều tuyến giao thông trọng điểm qua địa bàn; đồng thời cũng là địa phương có nguồn tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản phong phú, đa dạng; có nhiều di tích lịch sử văn hóa, nhiều di sản văn hóa phi vật thể, nhiều làng nghề truyền thống, tiềm năng lớn để phát triển du lịch. Nhân dân trong huyện có truyền thống đoàn kết, cần cù, năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất, có khát vọng vươn lên làm giàu cho quê hương, đất nước. Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng khẳng định: đây là thời cơ rất lớn để Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân huyện Yên Định khai thác và phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh sẵn có, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; phấn đấu trở thành huyện nông thôn mới nâng cao trong năm 2024, đến năm 2025, nằm trong nhóm các huyện dẫn đầu của tỉnh và trở thành thị xã trước năm 2030.

Phấn đấu xây dựng huyện Yên Định trở thành đô thị trực thuộc tỉnh trước năm 2030- Ảnh 9.


Để đạt được mục tiêu trên, Bí thư Tỉnh ủy gợi mở 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới, trong đó nhấn mạnh: huyện cần tiếp tục nêu cao tinh thần đoàn kết, thống nhất trong các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể từ huyện đến cơ sở; khơi dậy và phát huy ý chí tự lực, tự cường, sự nỗ lực, phấn đấu của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong tổ chức thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, tạo chuyển biến rõ nét trên tất cả các lĩnh vực. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình trọng tâm, khâu đột phá theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 19, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 26, gắn với thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2024; phấn đấu hoàn thành thắng lợi tất cả các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra. Cùng với đó, phải làm tốt công tác xây dựng quy hoạch, quản lý quy hoạch và huy động nguồn lực để thực hiện quy hoạch, biến quy hoạch thành nguồn lực, là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm tới, Yên Định cần tiếp tục xác định phát triển nông nghiệp là nền tảng, là trụ đỡ trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện, trong đó, nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao là đột phá để phát triển nhanh và bền vững. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp - xây dựng, thương mại, dịch vụ, gắn với phát triển đô thị. Ưu tiên phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng cao, công nghiệp chế biến nông sản và một số ngành công nghiệp có nhiều lợi thế, tạo chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho Nhân dân, tăng thu ngân sách cho huyện. Phát triển đồng bộ các ngành dịch vụ; đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, phấn đấu đưa Yên Định trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn của tỉnh.

Phấn đấu xây dựng huyện Yên Định trở thành đô thị trực thuộc tỉnh trước năm 2030- Ảnh 10.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng phát biểu kết luận buổi làm việc.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cũng đề nghị huyện Yên Định cần khai thác tối đa lợi thế của các tuyến tỉnh lộ, quốc lộ để phát triển các loại hình dịch vụ, gắn với phát triển đô thị, mở rộng không gian, dư địa phát triển. Huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, hiện đại, tính kết nối cao. Tăng cường cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tập trung giải quyết tốt các "nút thắt", "điểm nghẽn" để thu hút, lựa chọn các dự án lớn, có giá trị gia tăng cao, tạo động lực mới thúc đẩy hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp đẩy nhanh tiến độ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2024. Tiếp tục làm tốt công tác giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án trên địa bàn. Thường xuyên chăm lo nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá - xã hội; quan tâm cải thiện đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần cho Nhân dân. Tiếp tục tăng cường công tác quốc phòng - an ninh, đảm bảo ổn định trật tự an toàn ở từng cộng đồng dân cư. Chăm lo làm tốt công tác tổ chức xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh. Chuẩn bị chu đáo các điều kiện để tổ chức Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, tiến tới Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 27 theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương và của Tỉnh ủy.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng bày tỏ tin tưởng: với truyền thống văn hóa lịch sử và cách mạng, với nền tảng đã tạo dựng được trong những năm qua, cùng với sự quan tâm của tỉnh và sự nỗ lực, quyết tâm vươn lên của Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân trong huyện, Yên Định sẽ có bước phát triển nhanh hơn, bền vững hơn, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ mà Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 26 đã đề ra, góp phần vào sự phát triển chung của cả tỉnh.
Nguồn: Bản tin Thời sự tối/TTV
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member

Phấn đấu xây dựng huyện Yên Định trở thành đô thị trực thuộc tỉnh trước năm 2030

Ngày 30/5, đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã kiểm tra tình hình, kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 đến nay tại huyện Yên Định và một số nội dung quan trọng khác. Tham gia đoàn công tác có các đồng chí: Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; cùng lãnh đạo các ngành cấp tỉnh, Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng và đoàn công tác đã đến thăm, kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tại Cụm công nghiệp trung tâm thị trấn Quán Lào, huyện Yên Định. Được thành lập từ năm 2019 với quy mô diện tích gần 73 ha, đến nay cụm Công nghiệp Trung tâm thị trấn Quán Lào do Tập đoàn Hong Phu làm chủ đầu tư đã cơ bản hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, thu hút được 7 nhà đầu tư thứ cấp, tạo việc làm cho hơn 20 nghìn lao động, dự kiến đến hết năm 2025 sẽ thu hút thêm từ 7 đến 10 nghìn lao động.

Phấn đấu xây dựng huyện Yên Định trở thành đô thị trực thuộc tỉnh trước năm 2030- Ảnh 1.


Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đánh giá cao huyện Yên Định đã có nhiều nỗ lực trong việc quy hoạch và thu hút đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp, các dự án sản xuất công nghiệp và dịch vụ thương mại vào địa bàn, qua đó góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, tạo nhiều việc làm cho người lao động và đóng góp cho ngân sách nhà nước. Đồng thời, đề nghị chủ đầu tư nhanh chóng hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, phối hợp với các ngành của tỉnh và huyện Yên Định tiếp tục thu hút các nhà đầu tư thứ cấp, sớm lấp đầy diện tích cụm công nghiệp.

Phấn đấu xây dựng huyện Yên Định trở thành đô thị trực thuộc tỉnh trước năm 2030- Ảnh 2.


Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng và các thành viên trong đoàn thăm và kiểm tra khu công viên Quảng trường trung tâm huyện Yên Định
Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng và đoàn công tác cũng đã đi kiểm tra tình hình thi công dự án đường giao thông nối xã Định Liên với quốc lộ 47B tại xã Yên Trường; dự án khu Công viên quảng trường trung tâm huyện Yên Định. Bí thư Tỉnh ủy lưu ý: trong đầu tư các công trình hạ tầng, huyện cần lựa chọn công trình có trọng tâm, trọng điểm; quy hoạch và thiết kế phải có tầm nhìn, gắn với mục tiêu xây dựng huyện Nông thôn mới nâng cao và định hướng phát triển huyện Yên Định trở thành đô thị trực thuộc tỉnh trong tương lai. Đồng thời, phải hết sức quan tâm đến công tác quản lý, sử dụng công trình để phát huy cao nhất hiệu quả sau đầu tư

Phấn đấu xây dựng huyện Yên Định trở thành đô thị trực thuộc tỉnh trước năm 2030- Ảnh 3.


Sau gần 04 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025, đến nay, huyện Yên Định đã có 8/27 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 26. Kinh tế duy trì đà tăng trưởng khá; tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hằng năm ước đạt 11,3%, đứng thứ 5 toàn tỉnh. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, năng lực và quy mô sản xuất ngày càng tăng. Thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 66,85 triệu đồng, gấp 1,44 lần năm 2020 và đứng thứ 4 toàn tỉnh. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển và đạt kết quả tương đối toàn diện. Chương trình xây dựng nông thôn mới tiếp tục được quan tâm, đến nay toàn huyện đã đạt 5/9 tiêu chí huyện Nông thôn mới nâng cao; có 7 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, 2 xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu, có 31 sản phẩm OCOP, đứng thứ 4 toàn tỉnh.

Phấn đấu xây dựng huyện Yên Định trở thành đô thị trực thuộc tỉnh trước năm 2030- Ảnh 4.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng và Phó Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Tuấn Sinh cùng Bí thư Huyện ủy Yên Định Trịnh Xuân Thúy chủ trì buổi làm việc

Các lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng phát triển mạnh, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 16,3%. Tỷ lệ đô thị hoá đạt 39,3%, vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội. Thương mại - dịch vụ tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2023 đạt 6,1%. Các hoạt động kêu gọi, thu hút đầu tư được quan tâm, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế của huyện và góp phần giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động trên địa bàn. Thu ngân sách hằng năm đều vượt dự toán được giao.
Các lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ, giáo dục mũi nhọn nằm trong nhóm dẫn đầu của tỉnh. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội được quan tâm. Quốc phòng an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể có chuyển biến tích cực.
Cùng với thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, huyện Yên Định đã và đang tập trung thực hiện các nội dung theo Thông báo số 163 của Văn phòng Tỉnh ủy về ý kiến Kết luận của Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy tháng 8/022.

Phấn đấu xây dựng huyện Yên Định trở thành đô thị trực thuộc tỉnh trước năm 2030- Ảnh 5.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Tuấn Sinh phát biểu tại buổi làm việc

Ngoài ra, ý kiến phát biểu của đồng chí Phó bí thư Tỉnh ủy Trịnh Tuấn Sinh và các đồng chí lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các ngành cấp tỉnh đã bổ sung, làm rõ thêm một số kết quả nổi bật mà huyện Yên Định đạt được từ đầu nhiệm kỳ đến nay, nhất là những chuyển biến tích cực trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành của cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở.

Phấn đấu xây dựng huyện Yên Định trở thành đô thị trực thuộc tỉnh trước năm 2030- Ảnh 6.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm phát biểu tại buổi làm việc

Các ý kiến cũng chỉ ra những thời cơ thuận lợi và khó khăn thách thức tác động đến sự phát triển của huyện, đồng thời gợi mở những định hướng và giải pháp để Yên Định có bước phát triển nhanh hơn, bền vững hơn trong thời gian tới.

Phấn đấu xây dựng huyện Yên Định trở thành đô thị trực thuộc tỉnh trước năm 2030- Ảnh 7.


Phát biểu kết luận buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương những thành tích, kết quả mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Yên Định đã nỗ lực phấn đấu đạt được trong thời gian qua. Bên cạnh đó, Bí thư Tỉnh ủy cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục, đó là: tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của huyện. Phát triển nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, theo chuỗi giá trị có chuyển biến song chưa rõ nét, chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp; chưa có sản phẩm OCOP 4 sao, 5 sao; chưa xây dựng, hình thành được các sản phẩm chủ lực, mũi nhọn, mang tính đặc trưng của địa phương để quảng bá, gắn với phát triển du lịch. Du lịch và thương mại phát triển còn chậm. Chất lượng một số lĩnh vực văn hóa - xã hội có mặt còn hạn chế; trật tự an toàn xã hội, an ninh nông thôn, an ninh tôn giáo có mặt còn diễn biến phức tạp. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của một số cấp ủy đảng; trình độ của đội ngũ cán bộ ở một số địa phương còn hạn chế. Công tác quản lý đảng viên có lúc, có nơi chưa chặt chẽ; vẫn còn để xảy ra trường hợp cán bộ vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Phấn đấu xây dựng huyện Yên Định trở thành đô thị trực thuộc tỉnh trước năm 2030- Ảnh 8.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng phát biểu kết luận buổi làm việc.

Về định hướng trong thời gian tới, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh: Yên Định là vùng đất cổ, một trong những chiếc nôi của người Việt; có bề dày lịch sử văn hóa lâu đời; có nhiều đóng góp quan trọng cho tỉnh, cho đất nước qua các giai đoạn lịch sử. Trong giai đoạn hiện nay, Yên Định đang hội tụ nhiều yếu tố lợi thế để phát triển, do nằm gần các trung tâm kinh tế động lực của tỉnh; có nhiều tuyến giao thông trọng điểm qua địa bàn; đồng thời cũng là địa phương có nguồn tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản phong phú, đa dạng; có nhiều di tích lịch sử văn hóa, nhiều di sản văn hóa phi vật thể, nhiều làng nghề truyền thống, tiềm năng lớn để phát triển du lịch. Nhân dân trong huyện có truyền thống đoàn kết, cần cù, năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất, có khát vọng vươn lên làm giàu cho quê hương, đất nước. Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng khẳng định: đây là thời cơ rất lớn để Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân huyện Yên Định khai thác và phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh sẵn có, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; phấn đấu trở thành huyện nông thôn mới nâng cao trong năm 2024, đến năm 2025, nằm trong nhóm các huyện dẫn đầu của tỉnh và trở thành thị xã trước năm 2030.

Phấn đấu xây dựng huyện Yên Định trở thành đô thị trực thuộc tỉnh trước năm 2030- Ảnh 9.


Để đạt được mục tiêu trên, Bí thư Tỉnh ủy gợi mở 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới, trong đó nhấn mạnh: huyện cần tiếp tục nêu cao tinh thần đoàn kết, thống nhất trong các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể từ huyện đến cơ sở; khơi dậy và phát huy ý chí tự lực, tự cường, sự nỗ lực, phấn đấu của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong tổ chức thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, tạo chuyển biến rõ nét trên tất cả các lĩnh vực. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình trọng tâm, khâu đột phá theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 19, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 26, gắn với thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2024; phấn đấu hoàn thành thắng lợi tất cả các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra. Cùng với đó, phải làm tốt công tác xây dựng quy hoạch, quản lý quy hoạch và huy động nguồn lực để thực hiện quy hoạch, biến quy hoạch thành nguồn lực, là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm tới, Yên Định cần tiếp tục xác định phát triển nông nghiệp là nền tảng, là trụ đỡ trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện, trong đó, nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao là đột phá để phát triển nhanh và bền vững. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp - xây dựng, thương mại, dịch vụ, gắn với phát triển đô thị. Ưu tiên phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng cao, công nghiệp chế biến nông sản và một số ngành công nghiệp có nhiều lợi thế, tạo chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho Nhân dân, tăng thu ngân sách cho huyện. Phát triển đồng bộ các ngành dịch vụ; đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, phấn đấu đưa Yên Định trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn của tỉnh.

Phấn đấu xây dựng huyện Yên Định trở thành đô thị trực thuộc tỉnh trước năm 2030- Ảnh 10.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng phát biểu kết luận buổi làm việc.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cũng đề nghị huyện Yên Định cần khai thác tối đa lợi thế của các tuyến tỉnh lộ, quốc lộ để phát triển các loại hình dịch vụ, gắn với phát triển đô thị, mở rộng không gian, dư địa phát triển. Huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, hiện đại, tính kết nối cao. Tăng cường cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tập trung giải quyết tốt các "nút thắt", "điểm nghẽn" để thu hút, lựa chọn các dự án lớn, có giá trị gia tăng cao, tạo động lực mới thúc đẩy hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp đẩy nhanh tiến độ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2024. Tiếp tục làm tốt công tác giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án trên địa bàn. Thường xuyên chăm lo nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá - xã hội; quan tâm cải thiện đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần cho Nhân dân. Tiếp tục tăng cường công tác quốc phòng - an ninh, đảm bảo ổn định trật tự an toàn ở từng cộng đồng dân cư. Chăm lo làm tốt công tác tổ chức xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh. Chuẩn bị chu đáo các điều kiện để tổ chức Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, tiến tới Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 27 theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương và của Tỉnh ủy.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng bày tỏ tin tưởng: với truyền thống văn hóa lịch sử và cách mạng, với nền tảng đã tạo dựng được trong những năm qua, cùng với sự quan tâm của tỉnh và sự nỗ lực, quyết tâm vươn lên của Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân trong huyện, Yên Định sẽ có bước phát triển nhanh hơn, bền vững hơn, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ mà Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 26 đã đề ra, góp phần vào sự phát triển chung của cả tỉnh.
Nguồn: Bản tin Thời sự tối/TTV
Huyện Yên Định năm 2024 có hai thành tựu: Cả huyện được công nhận huyện nông thôn mới nâng cao và Vùng thị trấn Quán Lào là đô thị loại IV và huyện cũng đặt mục tiêu trở thành thị xã trước 2030
Ba huyện cơ cấu cứng trong quy hoạch của tỉnh trở thành thị xã trước 2030 là Hoằng Hóa, Thọ Xuân, Quảng Xương
Hai huyện không có trong quy hoạch nhưng phấn đấu trở thành thị xã trước 2030 là Triệu Sơn và Yên Định.
Nói chung nếu Luật mà không đổi thì với việc các tiêu chí về đô thị của Bắc Trung bộ chỉ bằng 80% đồng bằng sông Hồng thì việc một huyện như Yên Định, Triệu Sơn 6 năm nữa trở thành thị xã là rất khả thi
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2024
Tổng lượt khách du lịch trong tháng ước đạt gần 1,815 triệu lượt, tăng 17,1% so với cùng kỳ (trong đó, khách quốc tế ước đạt 84,5 nghìn lượt, tăng 20,4% so với cùng kỳ); tổng thu du lịch ước đạt 4.520 tỉ đồng, tăng 36,8% so với cùng kỳ (trong đó, thu từ khách du lịch quốc tế ước đạt 48,3 triệu USD, tăng 40% so với cùng kỳ).

Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách du lịch ước đạt gần 6,77 triệu lượt, tăng 16,8% so với cùng kỳ (trong đó, khách quốc tế ước đạt 142,5 nghìn lượt, tăng 19% so với cùng kỳ); tổng thu du lịch ước đạt 11.889 tỉ đồng, tăng 30,8% so với cùng kỳ (trong đó, tổng thu từ khách du lịch quốc tế đạt 75,87 triệu USD, tăng 39,4% so với cùng kỳ).
 

VPC-HC

Thành viên tích cực
Tôi cũng mong là tôi dự đoán sai vì chẳng vui vẻ gì khi đất nước có tỉnh thành bị tăng trưởng âm, tăng trưởng chậm lại.
Tuy nhiên Samsung đã phát triển cực đại và giờ chỉ có suy thoái, ngành hàng điện tử đã phát triển cực đại nên khó tăng trưởng thêm
Rất có thể thời gian tới nhiều doanh nghiệp sẽ rút khỏi bắc ninh để tìm tỉnh khác thuận lợi hơn về thuế má, giá thuê đất, nhân công.....
Bác Hạc lại nói vớ vẩn rồi, ngành hàng điện tử nào đã phát triển cực đại? thời đại công nghệ lại kêu ngành hàng điện tử phát triển cực đại?????
Rất có thể thời gian tới nhiều doanh nghiệp sẽ rút khỏi bắc ninh, bác Hạc bị ảo à :)) BN vẫn đang hút FDI rất rất tốt mặc dù các doanh nghiệp thừa biết năm 2025 sẽ bắt đầu áp thuế tối thiểu toàn cầu. Họ đã đầu tư là xác định làm ăn dài hạn chứ không phải vài ba năm thích là chuyển :)) trong sản xuất quan trọng là tính ổn định. Việc rút, chuyển nhà máy sẽ luôn gây gián đoạn không nhỏ trong chuỗi sản xuất. Samsung có suy giảm nhưng nó vẫn là 1 doanh nghiệp siêu lớn.
Hiện nay BN là tỉnh có mức thuê đất cao nhất miền Bắc, nhưng FDI họ vẫn kéo đến đầu tư. Thuế má, giá thuê đất, nhân công mà đem lại lợi thế tuyệt đối trong hút vốn thì BN 10 năm nay có lẽ chẳng đến lượt. Chung quy bác Hạc kiến thức về các ngành công nghiệp nhẹ và KCN hầu như mù tịt

Bác Hạc có thể lý giải tại sao Bắc Ninh giá thuê đất cao nhất miền Bắc, lương bình quân công nhân trong KCN thuộc top đầu nhưng tại sao các dn FDI họ vẫn đều đặn hút cả tỷ USD mỗi năm không? và tại sao tỉnh Nghệ An hiện đang có tất cả các điều kiện như KCN đồng bộ (TH chưa có) + giá thuê đất rẻ (giống TH), nhân công rẻ (giống TH), thuế rẻ (giống TH) + sân bay quốc tế (TH chưa có) nhưng hút FDI vẫn không bằng BN vậy?
Hoặc đơn giản như Goertek - một cty đối tác của Apple, đã có dự án tại Nghệ An nhưng chiến lược của họ vẫn là đầu tư trọng điểm tại Bắc Ninh bất chấp những lợi thế đất, nhân công, rẻ đều không bằng NA. Bác Hạc chắc chắn không thể hiểu được vấn đề này đâu vì suy nghĩ của bác khá đơn giản, cứ rẻ, rộng là chắc chắn dn họ sẽ ùn ùn kéo vào nhưng lại bỏ sót các yếu tố logistics, chất lượng nhân lực, tính kết nối.
Thanh Hóa sẽ chỉ phù hợp hút các dự án may mặc, dự án công nghiệp vốn nhỏ/trung bình, ăn nhiều đất thôi. Chứ các dự án CNC thì có lẽ chưa đến lượt.
KCN Yên Phong 2C có diện tích 219ha, nhưng hiện nay đã thu hút được 2,16 tỷ USD, diện tích đã cho thuê là 120ha, suất đầu tư trung bình 18 triệu USD/ha, gấp 4,86 lần bình quân cả nước. CNC nó phải thế bác Hạc ạ
 
Last edited:

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Tin buồn: Theo thông tin nhận được, sau buổi làm việc với Bộ Xây dựng thì các xã Đông Khê, Đông Tiến, Đông Văn chưa đủ điều kiện để trở thành phường
Do đó lần này chỉ thành lập được 4 phường: Rừng Thông, Đông Thịnh, Hoằng Quang, Hoằng Đại
PS: Người ta làm việc có tiêu chuẩn, tiêu chí chứ không phải thích là nhấc xã lên phường được hết như các thành viên Nghệ An hay xuyên tạc.
Thôi cũng được, 3 đơn vị còn lại sẽ tiếp tục phấn đấu lên phường cùng các đơn vị mới
Như vậy TPTH sau khi nhập Đông Sơn và nhập Tân Sơn với Phú Sơn có 33 phường, 13 xã
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Như vậy có thể nói báo chí tiếp cận thông tin rất kém, 100% báo chí khi truyền thông đến nay vẫn nói thành lập 7 phường nhưng thực tế sẽ chỉ thành lập 4 phường.
Ngay báo xây dựng là cơ quan của Bộ Xây dựng thì vẫn sử dụng thông tin cũ
 
Last edited:

NamDu

Người nổi tiếng
Tin buồn: Theo thông tin nhận được, sau buổi làm việc với Bộ Xây dựng thì các xã Đông Khê, Đông Tiến, Đông Văn chưa đủ điều kiện để trở thành phường
Do đó lần này chỉ thành lập được 4 phường: Rừng Thông, Đông Thịnh, Hoằng Quang, Hoằng Đại
PS: Người ta làm việc có tiêu chuẩn, tiêu chí chứ không phải thích là nhấc xã lên phường được hết như các thành viên Nghệ An hay xuyên tạc.
Thôi cũng được, 3 đơn vị còn lại sẽ tiếp tục phấn đấu lên phường cùng các đơn vị mới
Như vậy TPTH sau khi nhập Đông Sơn và nhập Tân Sơn với Phú Sơn có 33 phường, 13 xã
1 thành phố thuộc tỉnh mà có tới 47 đơn vị hành chính, 33 phường nội thành cũng đã là rất mênh mông rùi bác.
TpTH đơn vị hành chính cấp huyện hiện chỉ kém đơn vị hành chính cấp tỉnh là Đà Nẵng 9 đơn vị hành chính cấp xã. 3 xã kia nâng cấp lên phường trước năm 2030 là đẹp, đủ thời gian để cho địa phương hoàn thiện tiêu chí.
 

Facebook Comment

Bài viết mới

Chủ đề được quan tâm nhất

Top