• Lưu ý đọc kỹ nội quy trước khi đăng bài để tránh bị bannick, xóa bài. Xem hướng dẫn đăng bài và tính năng UP tin miễn phí
  • Thông báo về việc đăng bài & đăng ký thành viên áp dụng tại thread Hot news, Projects & Developments
    - Phải đăng ký thành viên mới có thể đăng bài tại thread này.
    - Nếu gặp khó khăn khi đăng ký, vui lòng liên hệ qua email : thanhhoaonline.net@gmail.com để được hỗ trợ đăng ký và kích hoạt tài khoản.

Hac.thanh

Moderator
Staff member
 

Hungda

Người nổi tiếng
Đông Sơn - từ địa danh thôn làng, địa danh cấp huyện tới tên một nền văn hóa
Danh xưng Thanh Hóa đã được xác định là xuất hiện từ năm Thiên Thành thứ 2, đời vua Lý Thái Tông (năm 1029). Đến năm 2024 là kỷ niệm 995 năm danh xưng Thanh Hóa. Năm 2024 cũng là kỷ niệm 100 năm phát hiện trống đồng, di vật của nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ.
Địa danh Đông Sơn và địa giới huyện Đông Sơn
Theo “Đại Nam nhất thống chí”, vào năm 1242, vua Trần Thái Tông đổi 24 lộ thời Lý thành 12 lộ, trong đó có phủ lộ Thanh Hóa. Phủ lộ Thanh Hóa gồm 7 huyện và 3 châu, trong đó có huyện Đông Sơn. Đây là năm đầu tiên ghi nhận sự xuất hiện của địa danh “huyện Đông Sơn”, tính đến nay là 782 năm.
Đến năm Quang Thuận thứ 7 (1466) đời vua Lê Thánh Tông, huyện Đông Sơn thuộc phủ Thiệu Thiên của thừa tuyên Thanh Hóa. Năm Quang Thuận thứ 10 (1469) đổi làm thừa tuyên Thanh Hoa.
Năm Gia Long thứ 14 (1815), huyện Đông Sơn thuộc phủ Thiệu Hóa, trấn Thanh Hoa. Lúc này, huyện Đông Sơn gồm có 6 tổng là Thọ Hạc, Quang Chiếu, Lê Nguyễn, Thạch Khê, Đại Bối, Vận Quy. Từ năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), trấn Thanh Hoa đổi thành tỉnh Thanh Hoa. Năm Minh Mệnh thứ 19 (1838), tách một phần tổng Thọ Hạc để lập tổng Bố Đức, tách một phần tổng Quang Chiếu để lập tổng Quảng Chiếu. Huyện Đông Sơn lúc này gồm có 8 tổng, tương ứng với địa giới hiện nay bao gồm huyện Đông Sơn và phần lớn thành phố Thanh Hóa (20 trong tổng số 30 phường và 2 trong tổng số 4 xã của thành phố), một phần huyện Thiệu Hóa (6 trong tổng số 22 xã cùng với phần nam sông Chu thuộc thị trấn Thiệu Hóa) và một phần nhỏ huyện Triệu Sơn (thôn Phúc Ấm, xã Đồng Tiến).
Năm Thiệu Trị thứ 1 (năm 1841), đổi tỉnh Thanh Hoa thành tỉnh Thanh Hóa, duy trì đến ngày nay.
Năm 1889, theo đạo dụ của vua Thành Thái, 7 thôn thuộc tổng Bố Đức và 3 thôn thuộc tổng Thọ Hạc, huyện Đông Sơn được tách ra để thành lập thị xã Thanh Hóa. Năm 1900, tách 2 tổng Vận Quy và Đại Bối của huyện Đông Sơn để nhập vào huyện Thụy Nguyên (sau là huyện Thiệu Hóa). Năm 1928, huyện Đông Sơn trực thuộc phủ Thiệu Hóa được đổi thành phủ Đông Sơn trực thuộc tỉnh Thanh Hóa. Huyện Đông Sơn lúc này bao gồm 7 tổng là Thạch Khê, Kim Khê, Tuyên Hóa, Quảng Chiếu, Viễn Chiếu, Thọ Hạc và Bố Đức.
Sau Cách mạng Tháng Tám (1945), 7 tổng của huyện Đông Sơn được chia thành 22 xã. Năm 1948, sáp nhập thành 13 xã và đến năm 1954 tổ chức lại 24 xã.
Trong 50 năm từ 1963 đến 2012, lần lượt một số xã của huyện Đông Sơn được sáp nhập về thành phố Thanh Hóa: xã Đông Giang (nay là các phường Hàm Rồng, Nam Ngạn và Trường Thi), Đông Vệ, Đông Hương, Đông Hải, Đông Cương, Đông Lĩnh, Đông Tân, Đông Vinh, Đông Hưng, thị trấn Nhồi (năm 2012 Nhồi đổi thành An Hoạch và năm 2019 sáp nhập với Đông Hưng thành phường An Hưng).
Như vậy, có thể thấy lịch sử ra đời của thị xã Thanh Hóa (năm 1889) đến nay là 135 năm cũng như quá trình phát triển, mở rộng thành phố đều gắn liền với huyện Đông Sơn. Không những vậy, trong lòng thành phố Thanh Hóa hiện nay còn có một địa danh nổi tiếng mang tên Đông Sơn: Làng cổ Đông Sơn.
Làng cổ Đông Sơn và nền văn hóa Đông Sơn
Trong khi địa danh “phường Đông Sơn” với ý nghĩa là “phường nằm phía đông của phường Lam Sơn” hình thành năm 1981 trên cơ sở phần đất các làng Lai Thành và Hương Bào Ngoại (tổng Bố Đức xưa) thì làng cổ Đông Sơn (nay thuộc phường Hàm Rồng) lại có lịch sử hình thành xa xưa hơn nhiều.
Năm 1924, từ phát hiện tình cờ của một cư dân làng Đông Sơn, tên thôn/làng Đông Sơn đã trở thành tên gọi cho một nền văn hoá khảo cổ học nổi tiếng thế giới: Văn hoá Đông Sơn. Từ lòng đất làng Đông Sơn, đã phát hiện những bộ nông cụ đa dạng, các loại vũ khí, các loại đồ gốm, đồ trang sức đặc sắc cho đến những chiếc trống đồng hoa văn tinh xảo... Điều đó cho thấy từ thời kỳ dựng nước Văn Lang, Đông Sơn đã là một làng nông nghiệp hình thành và phát triển lâu dài, có vị thế trong khu vực. Phát hiện về di tích làng cổ Đông Sơn với niên đại hơn 2.500 năm đã mở ra chương mới cho việc nghiên cứu văn minh Việt cổ thời dựng nước đầu tiên. Sau đó, suốt ngàn năm Bắc thuộc, làng Đông Sơn vẫn nằm trong địa bàn quan trọng của vùng đất Cửu Chân mà lỵ sở là thành Tư Phố, nay thuộc phường Thiệu Dương, cách làng Đông Sơn chỉ vài kilômet. Dấu vết khu cư trú, khu mộ táng của các thời kỳ Hán, Đường, Lục Triều được phát hiện ở làng Đông Sơn đã cho thấy sự phát triển liên tục của vùng đất này trong thời kỳ giao thoa văn hoá Việt - Hán và các giai đoạn phát triển kế tiếp. Làng Đông Sơn cũng là địa bàn quan trọng với nhiều chứng tích trong các triều đại phong kiến Việt Nam: Lý - Trần - Hậu Lê - Tây Sơn và Nguyễn. Vào thời Trần, tên thôn/làng Đông Sơn được lấy để đặt cho huyện Đông Sơn, điều này khẳng định vị thế quan trọng của làng Đông Sơn.
Theo địa bạ đời vua Minh Mệnh triều Nguyễn (khoảng 1832-1837), làng Đông Sơn, còn gọi là thôn Đông Sơn, thuộc xã Đông Sơn, tổng Thọ Hạc, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Xã Đông Sơn lúc này có 4 thôn gồm các thôn Đông Sơn, Đông Cầu, Phúc Sơn, nay thuộc phường Hàm Rồng và thôn Thổ Sơn, sau đổi thành Hạc Oa, nay thuộc phường Đông Cương. Vào năm 1242, vua Trần Thái Tông cho lập phủ lộ Thanh Hóa trong đó có huyện Đông Sơn, do đó tên thôn/làng Đông Sơn còn xuất hiện từ trước đó. Đơn vị hành chính “tổng” xuất hiện chính thức vào thời Nguyễn, như vậy trong suốt thời Trần cho đến Hậu Lê và Tây Sơn, chúng ta có sự liền mạch, nhất quán về địa danh: thôn Đông Sơn thuộc xã Đông Sơn, huyện Đông Sơn.
Hình: Bản đồ làng Đông Sơn trong tương quan với núi Đọ và các lỵ sở của tỉnh Thanh Hóa trong lịch sử: thành Đông Phố, thành Tư Phố và Hạc Thành, các địa điểm này đều thuộc huyện Đông Sơn trong lịch sử.
Có thể là hình ảnh về bản đồ và văn bản

 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Đông Sơn - từ địa danh thôn làng, địa danh cấp huyện tới tên một nền văn hóa
Danh xưng Thanh Hóa đã được xác định là xuất hiện từ năm Thiên Thành thứ 2, đời vua Lý Thái Tông (năm 1029). Đến năm 2024 là kỷ niệm 995 năm danh xưng Thanh Hóa. Năm 2024 cũng là kỷ niệm 100 năm phát hiện trống đồng, di vật của nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ.
Địa danh Đông Sơn và địa giới huyện Đông Sơn
Theo “Đại Nam nhất thống chí”, vào năm 1242, vua Trần Thái Tông đổi 24 lộ thời Lý thành 12 lộ, trong đó có phủ lộ Thanh Hóa. Phủ lộ Thanh Hóa gồm 7 huyện và 3 châu, trong đó có huyện Đông Sơn. Đây là năm đầu tiên ghi nhận sự xuất hiện của địa danh “huyện Đông Sơn”, tính đến nay là 782 năm.
Đến năm Quang Thuận thứ 7 (1466) đời vua Lê Thánh Tông, huyện Đông Sơn thuộc phủ Thiệu Thiên của thừa tuyên Thanh Hóa. Năm Quang Thuận thứ 10 (1469) đổi làm thừa tuyên Thanh Hoa.
Năm Gia Long thứ 14 (1815), huyện Đông Sơn thuộc phủ Thiệu Hóa, trấn Thanh Hoa. Lúc này, huyện Đông Sơn gồm có 6 tổng là Thọ Hạc, Quang Chiếu, Lê Nguyễn, Thạch Khê, Đại Bối, Vận Quy. Từ năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), trấn Thanh Hoa đổi thành tỉnh Thanh Hoa. Năm Minh Mệnh thứ 19 (1838), tách một phần tổng Thọ Hạc để lập tổng Bố Đức, tách một phần tổng Quang Chiếu để lập tổng Quảng Chiếu. Huyện Đông Sơn lúc này gồm có 8 tổng, tương ứng với địa giới hiện nay bao gồm huyện Đông Sơn và phần lớn thành phố Thanh Hóa (20 trong tổng số 30 phường và 2 trong tổng số 4 xã của thành phố), một phần huyện Thiệu Hóa (6 trong tổng số 22 xã cùng với phần nam sông Chu thuộc thị trấn Thiệu Hóa) và một phần nhỏ huyện Triệu Sơn (thôn Phúc Ấm, xã Đồng Tiến).
Năm Thiệu Trị thứ 1 (năm 1841), đổi tỉnh Thanh Hoa thành tỉnh Thanh Hóa, duy trì đến ngày nay.
Năm 1889, theo đạo dụ của vua Thành Thái, 7 thôn thuộc tổng Bố Đức và 3 thôn thuộc tổng Thọ Hạc, huyện Đông Sơn được tách ra để thành lập thị xã Thanh Hóa. Năm 1900, tách 2 tổng Vận Quy và Đại Bối của huyện Đông Sơn để nhập vào huyện Thụy Nguyên (sau là huyện Thiệu Hóa). Năm 1928, huyện Đông Sơn trực thuộc phủ Thiệu Hóa được đổi thành phủ Đông Sơn trực thuộc tỉnh Thanh Hóa. Huyện Đông Sơn lúc này bao gồm 7 tổng là Thạch Khê, Kim Khê, Tuyên Hóa, Quảng Chiếu, Viễn Chiếu, Thọ Hạc và Bố Đức.
Sau Cách mạng Tháng Tám (1945), 7 tổng của huyện Đông Sơn được chia thành 22 xã. Năm 1948, sáp nhập thành 13 xã và đến năm 1954 tổ chức lại 24 xã.
Trong 50 năm từ 1963 đến 2012, lần lượt một số xã của huyện Đông Sơn được sáp nhập về thành phố Thanh Hóa: xã Đông Giang (nay là các phường Hàm Rồng, Nam Ngạn và Trường Thi), Đông Vệ, Đông Hương, Đông Hải, Đông Cương, Đông Lĩnh, Đông Tân, Đông Vinh, Đông Hưng, thị trấn Nhồi (năm 2012 Nhồi đổi thành An Hoạch và năm 2019 sáp nhập với Đông Hưng thành phường An Hưng).
Như vậy, có thể thấy lịch sử ra đời của thị xã Thanh Hóa (năm 1889) đến nay là 135 năm cũng như quá trình phát triển, mở rộng thành phố đều gắn liền với huyện Đông Sơn. Không những vậy, trong lòng thành phố Thanh Hóa hiện nay còn có một địa danh nổi tiếng mang tên Đông Sơn: Làng cổ Đông Sơn.
Làng cổ Đông Sơn và nền văn hóa Đông Sơn
Trong khi địa danh “phường Đông Sơn” với ý nghĩa là “phường nằm phía đông của phường Lam Sơn” hình thành năm 1981 trên cơ sở phần đất các làng Lai Thành và Hương Bào Ngoại (tổng Bố Đức xưa) thì làng cổ Đông Sơn (nay thuộc phường Hàm Rồng) lại có lịch sử hình thành xa xưa hơn nhiều.
Năm 1924, từ phát hiện tình cờ của một cư dân làng Đông Sơn, tên thôn/làng Đông Sơn đã trở thành tên gọi cho một nền văn hoá khảo cổ học nổi tiếng thế giới: Văn hoá Đông Sơn. Từ lòng đất làng Đông Sơn, đã phát hiện những bộ nông cụ đa dạng, các loại vũ khí, các loại đồ gốm, đồ trang sức đặc sắc cho đến những chiếc trống đồng hoa văn tinh xảo... Điều đó cho thấy từ thời kỳ dựng nước Văn Lang, Đông Sơn đã là một làng nông nghiệp hình thành và phát triển lâu dài, có vị thế trong khu vực. Phát hiện về di tích làng cổ Đông Sơn với niên đại hơn 2.500 năm đã mở ra chương mới cho việc nghiên cứu văn minh Việt cổ thời dựng nước đầu tiên. Sau đó, suốt ngàn năm Bắc thuộc, làng Đông Sơn vẫn nằm trong địa bàn quan trọng của vùng đất Cửu Chân mà lỵ sở là thành Tư Phố, nay thuộc phường Thiệu Dương, cách làng Đông Sơn chỉ vài kilômet. Dấu vết khu cư trú, khu mộ táng của các thời kỳ Hán, Đường, Lục Triều được phát hiện ở làng Đông Sơn đã cho thấy sự phát triển liên tục của vùng đất này trong thời kỳ giao thoa văn hoá Việt - Hán và các giai đoạn phát triển kế tiếp. Làng Đông Sơn cũng là địa bàn quan trọng với nhiều chứng tích trong các triều đại phong kiến Việt Nam: Lý - Trần - Hậu Lê - Tây Sơn và Nguyễn. Vào thời Trần, tên thôn/làng Đông Sơn được lấy để đặt cho huyện Đông Sơn, điều này khẳng định vị thế quan trọng của làng Đông Sơn.
Theo địa bạ đời vua Minh Mệnh triều Nguyễn (khoảng 1832-1837), làng Đông Sơn, còn gọi là thôn Đông Sơn, thuộc xã Đông Sơn, tổng Thọ Hạc, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Xã Đông Sơn lúc này có 4 thôn gồm các thôn Đông Sơn, Đông Cầu, Phúc Sơn, nay thuộc phường Hàm Rồng và thôn Thổ Sơn, sau đổi thành Hạc Oa, nay thuộc phường Đông Cương. Vào năm 1242, vua Trần Thái Tông cho lập phủ lộ Thanh Hóa trong đó có huyện Đông Sơn, do đó tên thôn/làng Đông Sơn còn xuất hiện từ trước đó. Đơn vị hành chính “tổng” xuất hiện chính thức vào thời Nguyễn, như vậy trong suốt thời Trần cho đến Hậu Lê và Tây Sơn, chúng ta có sự liền mạch, nhất quán về địa danh: thôn Đông Sơn thuộc xã Đông Sơn, huyện Đông Sơn.
Hình: Bản đồ làng Đông Sơn trong tương quan với núi Đọ và các lỵ sở của tỉnh Thanh Hóa trong lịch sử: thành Đông Phố, thành Tư Phố và Hạc Thành, các địa điểm này đều thuộc huyện Đông Sơn trong lịch sử.
Có thể là hình ảnh về bản đồ và văn bản
Thật tiếc khi thành phố Thanh Hoá không thể chuyển sang thành phố Đông Sơn được mà nguyên nhân chính nhiều người hiểu chưa rõ
Thành phố Ninh Bình 132.000 còn huyện Hoa Lư có 74.000 người nên tương quan không chênh lệch vì vậy đổi tên thành phố sang Hoa Lư rất dễ chấp nhận
Với Thanh Hoá không đơn giản như vậy khi thành phố Thanh Hoá hiện nay dân số thường trú đã tới 420.000 còn dân số kể cả quy đổi hơn 500.000 lớn gấp hơn 5 lần dân số Đông Sơn
Quy mô thành phố Thanh Hoá đã quá lớn so với thành phố nhỏ bé như TP Ninh Bình nên số lượng giấy tờ thủ tục công vụ phải thay đổi nó nhiều
Nếu quy mô tpth dưới 200.000 dân thì chắc chắn sự việc đã khác rồi
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Theo kỹ sư Lê Đình Nam, Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị tỉnh Thanh Hóa cho biết: “Việc thực hiện nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa và thành lập các phường thuộc TP Thanh Hóa là phù hợp chủ trương, chỉ đạo của Trung ương và tỉnh Thanh Hóa. Là bước cụ thể hóa Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa đến năm 2040 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Từ đó, tạo ra không gian của đô thị loại I đủ tầm phát triển trong tương lai và tạo được một vùng động lực mở cho thành phố phát triển. Cùng với vai trò đô thị loại I lớn trực thuộc tỉnh và mang sức mạnh mới cho mô hình phát triển “một tâm, hai tuyến, đa chiều” của tỉnh Thanh Hóa, thành phố mới còn là “hạt nhân” của thành phố trực thuộc Trung ương trong tương lai gần. Đồng thời mở ra không gian phát triển rộng lớn trong thể thống nhất của đơn vị hành chính; có quỹ đất lớn để phát triển kinh tế - xã hội, phát triển công nghiệp.
PS: nhiều bạn cứ chửi tôi hay nói quá.
bạn đọc dòng bôi đậm phát biểu của một trong các chuyên gia quy hoạch đi
Trong dự định chắc chắn đã có ý tưởng đưa Thanh Hoá trở thành thành phố trực thuộc trung ương nhưng tại thời điểm hiện tại chưa thể bày tỏ đề xuất này vì sẽ bị đánh giá trái chiều
Tin tôi đi, sau khi thành lập được một loạt thị xã, cân đối ngân sách và có GRDP vượt bình quân đầu người của cả nước thì tỉnh ta sẽ có đề xuất định hướng trở thành thành phố trực thuộc trung ương
 

VPC-HC

Thành viên tích cực
Tháng 4, IIP giảm 4% so với tháng trước nhưng tăng 6,25% so với cùng tháng năm trước.

Tính chung 4 tháng, IIP toàn ngành công nghiệp vẫn giảm so với CK (-5,6%), đây là năm thứ hai liên tiếp IIP có mức giảm, tuy nhiên mức giảm của năm nay đã cải thiện thấp hơn năm trước (4 tháng 2023 giảm nhiều -18,47%)
PS: Năm nay tỉnh Công lại tăng trưởng âm rồi
Chuẩn bị tâm thế nhường vị trí số 9,10,11 cho Bắc Giang, Hải Dương, Nghệ An thôi. Năm 2025 tôi dự đoán tỉnh em sẽ xuống thứ 12 và tiếp tục là năm tăng trưởng âm thứ ba liên tiếp
Có lẽ Bắc Ninh đã phát triển hết dư địa, giờ chỉ có đi ngang, đi lùi hoặc tăng trưởng với tốc độ thấp
Hơi giống với vị thế Vĩnh Phúc cách đây 10 năm
Tháng 5, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trên địa bàn tỉnh tăng cao 13,11% so với tháng trước, tăng 27,11% cùng tháng năm trước. Tính chung 5 tháng, IIP đã đạt mức tăng trưởng dương 0,16% so với cùng kỳ.
Đã thoát âm rồi...
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Lần thứ 2 TGĐ SS làm việc tại TH, tham dự có 9 huyện, TX, TP.
Lần này Thanh Hóa sắp có 3 KCN WHA HH, Thiệu Hóa và Sumitomo.
Hy vọng Samsung dịch chuyển đầu tư bớt thì Bắc Ninh, Thái Nguyên về Thanh Hóa được không nhỉ?
Thái Nguyên cách HN 80km, Thanh Hóa cách HN 150km, cũng không đáng kể.
Cảng hàng không quốc tế thì khi Samsung đầu tư vào TH sẽ nâng cấp thêm các đường bay quốc tế vận chuyển hàng hóa và hành khách thôi
 

VPC-HC

Thành viên tích cực
Lần này Thanh Hóa sắp có 3 KCN WHA HH, Thiệu Hóa và Sumitomo.
Hy vọng Samsung dịch chuyển đầu tư bớt thì Bắc Ninh, Thái Nguyên về Thanh Hóa được không nhỉ?
Thái Nguyên cách HN 80km, Thanh Hóa cách HN 150km, cũng không đáng kể.
Cảng hàng không quốc tế thì khi Samsung đầu tư vào TH sẽ nâng cấp thêm các đường bay quốc tế vận chuyển hàng hóa và hành khách thôi
Samsung chủ yếu sử dụng sân bay nội bài để xuất hàng bác ơi :)) TH làm gì có sb quốc tế. Chưa kể TH làm gì có hệ thống vendor xây dựng cả chục năm như khu vực BN BG TN. Vậy nên bao nhiêu lần mở rộng nó cũng vẫn chỉ mở rộng quanh Hà Nội. Chuyên gia của bên Hàn Quốc nó chỉ thích ở Hà Nội thôi :v xây ở TH thì tan ca về đến nhà chắc hết ngày
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Thanh Hóa ta hụt nhiều dự án công nghệ vì hạ tầng KCN không đảm bảo cho họ, hy vọng tới đây sẽ khác.
Tỉnh ta chỉ cần vớ được 1 đại bàng công nghệ làm đẹp chỉ số kinh tế cho đa dạng là ổn
Cùng với hình thành nhiều thị xã
Khi đó ta sẽ đề xuất quy hoạch Thanh Hóa trở thành TP trực thuộc trung ương ở thời điểm phù hợp
Dĩ nhiên tời điểm đó không phải bây giờ.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Samsung chủ yếu sử dụng sân bay nội bài để xuất hàng bác ơi :)) TH làm gì có sb quốc tế. Chưa kể TH làm gì có hệ thống vendor xây dựng cả chục năm như khu vực BN BG TN. Chuyên gia của bên Hàn Quốc nó chỉ thích ở Hà Nội thôi :v xây ở TH thì tan ca về đến nhà chắc hết ngày
  • Sân bay quốc tế nâng cấp từ SB Thọ Xuân không quá khó khăn
  • Chuyên gia HQ ở đâu thuận lợi cho làm ăn thì họ ở chứ làm gì có chuyện thích ở HN. Có nhu cầu sẽ có dịch vụ, cái đấy bạn Công khỏi lo. Thanh Hóa đủ điều kiện để thành trung tâm du lịch giải trí tầm cỡ quốc gia vì đây là tỉnh mạnh về du lịch
  • Hệ thống vendor chưa có sẽ hình thành, không có chuyện bây giờ không có là vĩnh viễn không có
  • Các công trình do con người làm ra, có thể nay không có ngày mai sẽ có còn các yếu tố trời đất sinh ra như không có biển, không có rừng, không có hải đảo, không có biên giới quốc gia thì vĩnh viễn không có cách nào khắc phục được
 

VPC-HC

Thành viên tích cực
Lần này Thanh Hóa sắp có 3 KCN WHA HH, Thiệu Hóa và Sumitomo.
Hy vọng Samsung dịch chuyển đầu tư bớt thì Bắc Ninh, Thái Nguyên về Thanh Hóa được không nhỉ?
Thái Nguyên cách HN 80km, Thanh Hóa cách HN 150km, cũng không đáng kể.
Cảng hàng không quốc tế thì khi Samsung đầu tư vào TH sẽ nâng cấp thêm các đường bay quốc tế vận chuyển hàng hóa và hành khách thôi
Từ SEVT đến cầu Nhật Tân có 50km thôi bác ơi :)) lại còn chạy cao tốc nữa nên chỉ 1 tiếng là đến
 

VPC-HC

Thành viên tích cực
  • Sân bay quốc tế nâng cấp từ SB Thọ Xuân không quá khó khăn
  • Chuyên gia HQ ở đâu thuận lợi cho làm ăn thì họ ở chứ làm gì có chuyện thích ở HN. Có nhu cầu sẽ có dịch vụ, cái đấy bạn Công khỏi lo. Thanh Hóa đủ điều kiện để thành trung tâm du lịch giải trí tầm cỡ quốc gia vì đây là tỉnh mạnh về du lịch
  • Hệ thống vendor chưa có sẽ hình thành, không có chuyện bây giờ không có là vĩnh viễn không có
  • Các công trình do con người làm ra, có thể nay không có ngày mai sẽ có còn các yếu tố trời đất sinh ra như không có biển, không có rừng, không có hải đảo, không có biên giới quốc gia thì vĩnh viễn không có cách nào khắc phục được
Bác lưu ý, dịch vụ ở đây là tiêu dùng, giải trí, ăn uống chứ không phải du lịch :)) họ không thể nào lấy cái tắm biển, với mấy cái khu vui chơi như Sunworld ra làm tiêu chuẩn sống đâu :)) không phải tự nhiên LG Samsung Intel nó đều đặt ở gần các TP lớn như HN HP TPHCM
Hệ thống vendor chưa có sẽ hình thành, vậy theo bác lý do gì đủ thuyết phục để Samsung về Thanh Hóa? đất rộng hay nhiều người? Samsung đâu có cần điều đó, nó đâu có thiếu nhân lực, đăng tuyển cái là 1 mớ vào ứng tuyển, nó cần là nguồn nhân lực chất lượng cao ở HN + chính sách thuế, chứ dăm ba cái tiền thuê đất khác gì mấy đồng tiền lẻ. Thứ 2 đó chính là hệ thống vendor điện tử xây dựng đã rất hoàn thiện, chẳng có lý do gì để chuyển sang 1 khu vực khác rồi xây dựng lại từ đầu :)) vừa tốn kém, vừa mất thời gian ;))
Nói chung Thanh Hóa chỉ có 2 cái lợi thế so với ĐBSH là người và đất, nhưng với tầm cỡ Samsung thì mấy cái đó không là vấn đề vì CP và chính quyền địa phương sẽ luôn tạo điều kiện hết mức
 
Last edited:

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Thanh Hóa dự tính quảng bá du lịch địa phương với quốc tế
Thanh Phương • 28/05/2024 - 16:17
Các đơn vị chức năng có liên quan đang tiến hành làm việc với đại diện Tập đoàn BBC về kế hoạch hợp tác quảng bá du lịch Thanh Hóa trong thời gian tới, từ đó thu hút thêm các nhà đầu tư tới địa phương này.
Tập đoàn BBC là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực truyền thông quốc tế và hiện là công ty truyền thông hàng đầu của Vương quốc Anh. Đây là một trong những tổ chức truyền thông có ảnh hưởng nhất trên thế giới và đang nỗ lực không ngừng để đưa hình ảnh đất nước, văn hóa và cảnh quan thiên nhiên Việt Nam đến khán giả toàn cầu.
quangba.jpg

Đại diện kênh BBC tham quan di sản Thành nhà Hồ.
Làm việc với đại diện BBC, lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã giới thiệu tổng quan về du lịch địa phương với các sản phẩm đa dạng, khẳng định vị thế của mình trên bản đồ du lịch quốc gia.
Sự phát triển vượt bậc của du lịch Thanh Hóa trong thời gian gần đây không chỉ thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư lớn và du khách mà đây còn là lý do mà các cơ quan, tổ chức truyền thông uy tín trong nước ngày càng dành sự quan tâm đặc biệt tới các điểm đến và sản phẩm du lịch xứ Thanh.
Đơn vị này đề nghị Tập đoàn BBC hỗ trợ tuyên truyền về du lịch Thanh Hóa trên các phương tiện, nền tảng số của BBC; hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm xây dựng các trailer, TVC quảng cáo có giá trị, hấp dẫn, chuyên nghiệp, truyên tải thông điệp “Du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa” đến với bạn bè thế giới; góp phần khai thác tốt hơn nữa tiềm năng du lịch của Thanh Hóa.
puluongth.jpg

Cảnh đẹp mê ly của Pù Luông.
Mr.John, S.Williams - Phó Chủ tịch Nam Á, Công ty Truyền thông và Trực tuyến toàn cầu BBC Studios, Tập đoàn truyền thông BBC cam kết ưu tiên hỗ trợ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong quảng bá du lịch tỉnh Thanh Hóa đến bạn bè quốc tế.
Thanh Hóa đang trở thành cực tăng trường mới của khu vực phía Bắc. Trong đó, du lịch được xem là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng. Địa phương này đã có kế hoạch bài bản nâng tầm ngành kinh tế không khói. Năm 2024, tỉnh hướng tới đón 13,8 triệu lượt khách, tổng thu du lịch đạt 32.387 tỷ đồng.
dulich.jpg
Sản phẩm du lịch mới của xứ Thanh
Với lợi thế được thiên nhiên ban tặng nhiều khu vực có cảnh quan tuyệt đẹp, có cảng biển, cảng hàng không quốc tế, được cao tốc Bắc- Nam, quốc lộ 1A và nhiều tuyến đường kết nối liên vùng, Thanh Hóa thu hút được một lượng khách du lịch ngày càng đông, nhưng đa số vẫn là khách nội địa, thời gian lưu trú ngắn hạn.
Ngành du lịch xứ Thanh quyết tâm, đổi mới cách làm, các khu, điểm du lịch với nhiều sản phẩm mới lạ để giữ chân du khách trong và ngoài nước. Trong năm 2024, Thanh Hóa sẽ tổ chức 145 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch góp phần hiện thực hóa thông điệp “Du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa”.
Việc giới thiệu sản phẩm du lịch trên kênh BBC không chỉ mở ra cơ hội mới trong việc tận dụng sức mạnh của truyền thông quốc tế nhằm quảng bá hình ảnh du lịch Thanh Hóa, mà qua đó còn thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư lớn, uy tín.
Chủ động giới thiệu các sản phẩm du lịch ra thế giới cũng là để nâng cấp du lịch địa phương, phục vụ tốt hơn đối với những du khách có yêu cầu cao.
Trước đó, nhiều điểm du lịch của các tỉnh, thành phố như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế, Ninh Bình, Quảng Ninh, một số tỉnh miền Tây Nam bộ từng xuất hiện trên một số kênh truyền thông quốc tế như BBC, CNN, Reuters, và những điểm đến này đã thu hút được lượng khách quốc tế lớn trong những năm gần đây.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Từ SEVT đến cầu Nhật Tân có 50km thôi bác ơi :)) lại còn chạy cao tốc nữa nên chỉ 1 tiếng là đến
Thanh Hóa sẽ tự xây dựng để trở thành một trung tâm kinh tế văn hóa lớn trong tương lai một cách độc lập với HN giống như Hải Phòng
Sân bay Thọ Xuân khi cần thiết đủ điều kiện nâng lên CHK Quốc tế phục vụ các dự án lớn của đất nước rất đơn giản, cần gì phải đi Nội Bài
Khi các chuyên gia có nhu cầu, chẳng cần phải bảo, tự nhiên sẽ có dịch vụ cao cấp đi kèm
 

VPC-HC

Thành viên tích cực
Thanh Hóa sẽ tự xây dựng để trở thành một trung tâm kinh tế văn hóa lớn trong tương lai một cách độc lập với HN giống như Hải Phòng
Sân bay Thọ Xuân khi cần thiết đủ điều kiện nâng lên CHK Quốc tế phục vụ các dự án lớn của đất nước rất đơn giản, cần gì phải đi Nội Bài
Khi các chuyên gia có nhu cầu, chẳng cần phải bảo, tự nhiên sẽ có dịch vụ cao cấp đi kèm
Độc lập nhưng sẽ không bao giờ bằng được HN :)) cũng không thể có nguồn nhân lực chất lượng cao như HN
Hệ thống dịch vụ cho bọn nước ngoài ở tpBN còn hơn tpTH đấy bác, nhưng 60% chuyên gia tại Samsung họ vẫn về Hà Nội :)) đô thị loại đặc biệt mức độ dịch vụ nó vẫn khác bác nhé :))
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Bác lưu ý, dịch vụ ở đây là tiêu dùng, giải trí, ăn uống chứ không phải du lịch :)) họ không thể nào lấy cái tắm biển, với mấy cái khu vui chơi như Sunworld ra làm tiêu chuẩn sống đâu :)) không phải tự nhiên LG Samsung Intel nó đều đặt ở gần các TP lớn như HN HP TPHCM đâu
Hệ thống vendor chưa có sẽ hình thành, vậy theo bác lý do gì đủ thuyết phục để Samsung về Thanh Hóa? đất rộng hay nhiều người? Samsung đâu có cần điều đó, nó đâu có thiếu nhân lực, đăng tuyển cái là 1 mớ vào ứng tuyển, nó cần là nguồn nhân lực chất lượng cao ở HN + chính sách thuế, chứ dăm ba cái tiền thuê đất là cái gì đâu. Thứ 2 đó chính là hệ thống vendor điện tử xây dựng đã rất hoàn thiện, chẳng có lý do gì để chuyển sang 1 khu vực khác rồi xây dựng lại từ đầu :)) vừa tốn kém, vừa mất thời gian ;))
Nói chung Thanh Hóa chỉ có 2 cái lợi thế so với ĐBSH là người và đất, nhưng với tầm cỡ Samsung thì mấy cái đó không là vấn đề vì CP và chính quyền địa phương sẽ luôn tạo điều kiện hết mức
Thứ nhất: Đây là lần thứ hai Tổng Giám đốc Samsung về Thanh Hóa. Nếu không quan tâm đầu tư dự án thì họ không rảnh để đi vớ vẩn. Công có thích đi làm việc mà không có mục đích không?
Thứ hai: Nhân công samsung cần nhiều, hình như tới hơn 100.000 người, số này nếu giảm được quỹ lương cũng không nhỏ lắm đâu
Thêm nữa, cứ một khoảng thời gian nhất định, Samsung sẽ có thể dịch chuyển đầu tư từ tỉnh hết dư địa, nhân công cao, hết hạn ưu đãi thuế sang tỉnh khác để thuận lơi cho sản xuất kinh doanh trong bối cảnh suy thoái kinh tế.
Thứ tư: Tôi không tin việc có người ngoại tỉnh đang làm ở Samsung bắc ninh hay Thái nguyên chẳng hạn với mức lương 60-100 triệu/tháng nhưng nhận được thông báo hình thành cơ sở sản xuất ở Thanh Hóa chẳng hạn, bạn này vẫn khăng khăng tôi vẫn nhất quyết phải ở Bắc Ninh chứ không chịu về Thanh Hóa làm vì tôi không thích.
Tôi không tin có bạn không phải người Hà Nội bỏ công việc, thu nhập cao ở Samsung chẳng hạn chỉ vì thích ở Thái Nguyên, Bắc Ninh hơn ở Thanh Hóa.
 

VPC-HC

Thành viên tích cực
Thứ nhất: Đây là lần thứ hai Tổng Giám đốc Samsung về Thanh Hóa. Nếu không quan tâm đầu tư dự án thì họ không rảnh để đi vớ vẩn. Công có thích đi làm việc mà không có mục đích không?
Thứ hai: Nhân công samsung cần nhiều, hình như tới hơn 100.000 người, số này nếu giảm được quỹ lương cũng không nhỏ lắm đâu
Thêm nữa, cứ một khoảng thời gian nhất định, Samsung sẽ có thể dịch chuyển đầu tư từ tỉnh hết dư địa, nhân công cao, hết hạn ưu đãi thuế sang tỉnh khác để thuận lơi cho sản xuất kinh doanh trong bối cảnh suy thoái kinh tế.
Thứ tư: Tôi không tin việc có người ngoại tỉnh đang làm ở Samsung bắc ninh hay Thái nguyên chẳng hạn với mức lương 60-100 triệu/tháng nhưng nhận được thông báo hình thành cơ sở sản xuất ở Thanh Hóa chẳng hạn, bạn này vẫn khăng khăng tôi vẫn nhất quyết phải ở Bắc Ninh chứ không chịu về Thanh Hóa làm vì tôi không thích.
Tôi không tin có bạn không phải người Hà Nội bỏ công việc, thu nhập cao ở Samsung chẳng hạn chỉ vì thích ở Thái Nguyên, Bắc Ninh hơn ở Thanh Hóa.
Hiện nay Samsung mở rộng đầu tư theo công thức: Gần hết thời gian ưu đãi => mở rộng đầu tư tại các nhà máy hiện hữu => xin gộp dự án => cả dự án cũ và mới reset ưu đãi thuế (do đã gộp)
Hơn nữa SS về Thanh Hóa nói là hỗ trợ TH thu hút đầu tư chứ có kêu sẽ đầu tư trực tiếp vào TH đâu :)))
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Độc lập nhưng sẽ không bao giờ bằng được HN :)) cũng không thể có nguồn nhân lực chất lượng cao như HN
Hệ thống dịch vụ cho bọn nước ngoài ở tpBN còn hơn tpTH đấy bác, nhưng 60% chuyên gia tại Samsung họ vẫn về Hà Nội :)) đô thị loại đặc biệt mức độ dịch vụ nó vẫn khác bác nhé :))
Tôi bảo Thanh Hóa bằng HN khi nào đấy?
Ta chỉ bảo, khi có đại bàng và vender, tự khắc Thanh Hóa sẽ biết phải làm gì để đáp ứng nhu cầu của các chuyên gia.
Người ta đi là đi theo công việc, khi cần không gian làm việc mới thì phải theo thôi
Ở Trung Quốc trước đây, nhiều vùng là khỉ ho cò gáy, rồi các doanh nghiệp lớn đến, nó rực sáng thành các trung tâm kinh tế như bây giờ.
Bạn thấy nó gần Bắc Kinh lắm à?
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Hiện nay Samsung mở rộng đầu tư theo công thức: Gần hết thời gian ưu đãi => mở rộng đầu tư tại các nhà máy hiện hữu => xin gộp dự án => cả dự án cũ và mới reset ưu đãi thuế (do đã gộp)
Hơn nữa SS về Thanh Hóa nói là hỗ trợ TH thu hút đầu tư chứ có kêu sẽ đầu tư trực tiếp vào TH đâu :)))
Thế trả lời câu hỏi: Tổng Giám đốc Samsung về Thanh Hóa mục đích làm gì? Du lịch à? =))=))=))=))
 

VPC-HC

Thành viên tích cực
Tôi bảo Thanh Hóa bằng HN khi nào đấy?
Ta chỉ bảo, khi có đại bàng và vender, tự khắc Thanh Hóa sẽ biết phải làm gì để đáp ứng nhu cầu của các chuyên gia.
Người ta đi là đi theo công việc, khi cần không gian làm việc mới thì phải theo thôi
Ở Trung Quốc trước đây, nhiều vùng là khỉ ho cò gáy, rồi các doanh nghiệp lớn đến, nó rực sáng thành các trung tâm kinh tế như bây giờ.
Bạn thấy nó gần Bắc Kinh lắm à?
TQ mỗi tính nó như 1 quốc gia :)) bác đừng so sánh khập khiễng vậy :)) nó có hàng chục hàng trăm đô thị như HN HCM
 

Facebook Comment

Bài viết mới

Chủ đề được quan tâm nhất

Top