• Lưu ý đọc kỹ nội quy trước khi đăng bài để tránh bị bannick, xóa bài. Xem hướng dẫn đăng bài và tính năng UP tin miễn phí
  • Thông báo về việc đăng bài & đăng ký thành viên áp dụng tại thread Hot news, Projects & Developments
    - Phải đăng ký thành viên mới có thể đăng bài tại thread này.
    - Nếu gặp khó khăn khi đăng ký, vui lòng liên hệ qua email : thanhhoaonline.net@gmail.com để được hỗ trợ đăng ký và kích hoạt tài khoản.

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Tổng công ty 36 là một doanh nghiệp của Bộ Quốc phòng, uy tín, thương hiệu.
Dự án này góp phần đẩy mạnh đô thị hóa vùng nối giữa nội thành TPTH với Trung tâm huyện Đông Sơn góp phần đưa trung tâm huyện Đông Sơn trở thành nội thành TPTH mới
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Số liệu dân số của ngành công an liên tục cập Nhật và chính xác hơn số liệu của Cục thống kê rất nhiều
Như vậy có thể coi dân số thường trú của tỉnh ta là hơn 4,2 triệu còn dân số kể cả quy đổi đã gần 4.4 triệu người.
Các nhà phân tích thị trường nên chú ý điều này
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
1.2. Kết quả sau sắp xếp, thành phố Thanh Hóa (mới) có:
1.2.1. Diện tích tự nhiên 228,22 km2 (đạt 152,15% so với tiêu chuẩn).
1.2.2. Quy mô dân số 601.392 người (đạt 400,93% so với tiêu chuẩn).
1.2.3. Số dân là người dân tộc thiểu số (2.928 người; chiếm tỷ lệ 0,49%).
1.2.4. ĐVHC trực thuộc: 47 đơn vị, gồm: 36 phường và 11 xã, đạt tỷ lệ 76,60% số phường trên tổng số ĐVHC cấp xã, trong đó số lượng phường được tính trên cơ sở sắp xếp 02 phường của thành phố hiện nay thành 01 phường mới, giảm 01 phường và thành lập mới các phường: Rừng Thông, Hoằng Quang,Hoằng Đại, Đông Tiến, Đông Khê, Đông Thịnh, Đông Văn trên cơ sở nguyên trạng toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thị trấn Rừng Thông và các xã: Hoằng Quang,
Hoằng Đại, Đông Tiến, Đông Khê, Đông Thịnh, Đông Văn (nội dung đã được xây dựng thành đề án riêng, báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy,Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh cho ý kiến chỉ đạo và sẽ trình cùng với nội dung sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của tỉnh Thanh Hóa).
1.2.5. Thành phố Thanh Hóa (mới) giáp các huyện: Hoằng Hóa, Thiệu
Hóa, Triệu Sơn, Quảng Xương, Nông Cống và thành phố Sầm Sơn.
1.2.6. Nơi đặt trụ sở làm việc: Trụ sở của Thành ủy, HĐND, UBND, Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể thành phố Thanh Hóa hiện nay.
1.2.7. Đánh giá các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn ĐVHC và phân loại ĐVHC:
a) Về sự phù hợp của nhập nguyên trạng huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa với các quy hoạch đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt: Tại Điểm 4 Mục IV Điều 1 Quyết định số 153/QĐ-TTg và tại Khoản 1 Điều 1 Quyết định số 259/QĐ-TTg ngày 17/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ xác định phạm vi quy hoạch đô thị Thanh Hóa gồm thành phố Thanh Hóa và huyện Đông Sơn. Do đó, việc nhập nguyên trạng huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa đã phù hợp với quy hoạch đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Đánh giá loại đô thị; cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội:
(1) Về loại đô thị:
Phạm vi thành phố Thanh Hóa và huyện Đông Sơn đã được rà soát, đánh giá đạt 85,36 – đảm bảo tiêu chuẩn đô thị loại I (nội dung này đã được xây dựng đề án riêng và để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt).
(2) Về cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội: Phạm vi thành phố
Thanh Hóa và huyện Đông Sơn đã được rà soát, đánh giá đạt 06/06 tiêu chí về cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể như sau:
- Cân đối thu – chi ngân sách: Năm 2023, thu – chi ngân sách của thành phố Thanh Hóa là: thu 4.613 tỷ đồng, chi 2.249 tỷ đồng; huyện Đông Sơn là: thu 2.999 tỷ đồng, chi 1.911 tỷ đồng. Đánh giá: đạt (cân đối thu – chi ngân sách dư).
- Thu nhập bình quân đầu người/tháng so với trung bình cả nước (1,05 lần trở lên): Năm 2023, thu nhập bình quân đầu người của toàn đô thị đạt 6,81 triệu đồng/tháng (81,47 triệu đồng/năm) bằng 1,37 lần thu nhập bình quân đầu người cả nước đạt 4,95 triệu đồng/tháng (59,4 triệu đồng/năm). Đánh giá: đạt.
- Mức tăng trưởng kinh tế trung bình 03 năm gần nhất (%): Thành phố Thanh Hóa là 13,70%; huyện Đông Sơn là 5,50%; trung bình toàn đô thị đạt 9,56%. Đánh giá: đạt (trung bình 03 năm gần nhất của tỉnh đạt 9,55%4).
- Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều trung bình 03 năm gần nhất: Đạt 0,11%, thấp hơn tỷ lệ hộ nghèo trung bình của cả tỉnh. Đánh giá: đạt.
- Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế: Đạt 98,18%. Đánh giá: đạt (quy định từ 80% trở lên).
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành (bao gồm cả 07 phường thành lập mới): Đạt 95,06%. Đánh giá: đạt (quy định từ 80% trở lên)
PS: Nhập Đông Sơn về nhưng tỷ trọng nông nghiệp của thành phố mới chỉ có 1,82%, một mức rất thấp.
Nông dân sống tại các phường là 4,94% /dân số phường.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Hơi bất ngờ khi dân số kể cả quy đổi của TPTH mới chỉ đạt 601.392 người. Tôi cứ nghĩ năm 2020 là 605.000 thì đến hết năm 2023 phải 630-640.000 rồi.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Thành phố Sầm Sơn:
Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Quảng Hùng (có diện tích tự nhiên là 3,94 km2, đạt 13,14% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 7.241 người, đạt 181,03% so với tiêu chuẩn) và toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Quảng Đại (có diện tích tự nhiên là 2,11 km2, đạt 7,03% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 7.054 người, đạt 176,35% so với tiêu chuẩn).
a) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC:
Trước năm 1954, xã Quảng Hùng và xã Quảng Đại thuộc xã Quảng Hải,
sau đó xã Quảng Hải được chia thành các xã nhỏ là: Quảng Đại, Quảng Hùng (thuộc thành phố Sầm Sơn hiện nay), Quảng Giao, Quảng Hải, Quảng Nhân (thuộc huyện Quảng Xương hiện nay). Vì vậy, nhập xã Quảng Hùng và xã Quảng Đại là phù hợp với truyền thống lịch sử, phong tục, tập quán, đặc điểm dân cư, hệ thống giao thông kết nối bảo đảm tạo điều kiện thuận lợi cho lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, quản lý của chính quyền địa phương và sinh hoạt, giao dịch hành chính, học tập, khám chữa bệnh, sản xuất của Nhân dân.
b) Kết quả sau khi sắp xếp, ĐVHC mới có:
  • Diện tích tự nhiên: 6,05 km2 (đạt 20,17% so với tiêu chuẩn).
  • Quy mô dân số: 14.295 người (đạt 357,38% so với tiêu chuẩn).
  • Số dân là người dân tộc thiểu số: 0 người (chiếm tỷ lệ: 0%).
  • Các ĐVHC liền kề: Xã Quảng Minh, phường Quảng Vinh thuộc thành phố Sầm Sơn; giáp huyện Quảng Xương và Biển Đông.
  • Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC: Chưa dự kiến
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
III. LÝ DO ĐVHC CẤP HUYỆN, CẤP XÃ THUỘC DIỆN SẮP XẾP TRONG GIAI ĐOẠN 2023 - 2025 NHƯNG ĐỀ NGHỊ CHƯA SẮP XẾP
1. Đối với ĐVHC cấp huyện: 01 đơn vị - thị xã Bỉm Sơn

1.1. Thị xã Bỉm Sơn là trung tâm vùng động lực kinh tế phía Bắc của tỉnh Thanh Hóa; đóng vai trò là một trong 3 cực tăng trưởng vùng đồng bằng trungdu của tỉnh; có vị trí quan trọng về quốc phòng an ninh và đầu mối giao thông,cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Thanh Hóa, kết nối với tỉnh Ninh Bình và các tỉnh phía Bắc; với các chức năng trọng tâm là công nghiệp chế biến, chế tạo, lắp ráp,
sản xuất ô tô, công nghiệp vật liệu xây dựng; trung tâm phát triển dịch vụ kho bãi, trung chuyển hàng hóa, logistics; du lịch văn hóa - tín ngưỡng tâm linh….
1.2. Thị xã Bỉm Sơn có: Diện tích tự nhiên: 63,83 km2; quy mô dân số: 69.826 người; giáp các huyện: Hà Trung, Nga Sơn và tỉnh Ninh Bình.
1.3. Lý do chưa thực hiện sắp xếp thị xã Bỉm Sơn:
(1) Về cơ sở pháp lý:
Tại Điểm 4, Mục IV, Điều 1 Quyết định số 153/QĐ-TTg của Thủ tướng phủ xác định đến năm 2030, toàn tỉnh có 47 đô thị; trong đó, 01 thành phố là đô thị loại I (đô thị Thanh Hóa); 02 đô thị loại III (thành phố Sầm Sơn;thành phố Nghi Sơn); 04 đô thị loại IV (huyện Hà Trung nhập vào thị xã Bỉm
Sơn; thành lập mới 03 thị xã gồm: Thọ Xuân, Hoằng Hóa, Quảng Xương); 40 đô thị loại V.

Phần thứ hai - Báo cáo Quy hoạch tỉnh (là thành phần hồ sơ Quy hoạch tỉnh) xác định giai đoạn 2021 - 2025, đô thị Bỉm Sơn chỉ bao gồm thị xã Bỉm Sơn; giai đoạn 2026 - 2030, đô thị Bỉm Sơn gồm thị xã Bỉm Sơn và huyện Hà Trung. Đồng thời, tại Quyết định số 1268/QĐ-UBND ngày 17/4/2023 của
UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung thị xã Bỉm Sơn đến năm 2045 xác định phạm vi lập quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích quản lý hành chính thị xã Bỉm Sơn (06 phường và 01 xã), chưa bao gồm huyện Hà Trung.
Do đó, đề xuất chưa thực hiện sắp xếp thị xã Bỉm Sơn với ĐVHC cấp huyện liền kề trong giai đoạn 2023 - 2025 do chưa đảm bảo nguyên tắc về sự phù hợp với Quy hoạch tỉnh, Quy hoạch đô thị đã được phê duyệt là theo phạm vi của đô thị Bỉm Sơn đến năm 2025 đã được xác định tại các quy hoạch nêu trên (quy định tại Khoản 3, Điều 2 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15).
(2) Về đánh giá tiêu chuẩn ĐVHC thị xã:
Tiêu chuẩn ĐVHC thị xã tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/6/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC (sửa đổi, bổ sung tại Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022), ngoài tiêu chuẩn về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, ĐVHC trực thuộc còn phải đảm bảo 02 tiêu chuẩn: (1) Đã được công nhận là đô thị loại III hoặc loại IV; (2) Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt quy định.

Hiện nay, phạm vi thị xã Bỉm Sơn và các ĐVHC cấp huyện liền kề chưa được phê duyệt quy hoạch đô thị, chưa có cơ sở xây dựng chương trình phát triển đô thị nên chưa thực hiện được phân loại đô thị; chưa lập và phê duyệt được quy hoạch phân khu nên chưa đánh giá được trình độ phát triển cơ sở hạ tầng của các xã dự kiến thành lập phường. Mặt khác, dựa trên hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội hiện nay của các ĐVHC cấp huyện liền kề, chưa có đơn vị đảm bảo cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội khi nhập vào thị xã Bỉm Sơn, đòi hỏi thời gian đầu tư, phát triển, đảm bảo tiêu chuẩn của ĐVHC đô thị.
Do đó, chưa thực hiện sắp xếp thị xã Bỉm Sơn với ĐVHC cấp huyện liền kề giai đoạn 2023 - 2025 do chưa đảm bảo các tiêu chuẩn đô thị của ĐVHC thị xã (quy định tại Khoản 3, Điều 4 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 và Khoản 4, Khoản 5 Điều 6 Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH).
PS: Tỉnh nói rất rõ tại sao chưa nhập Bỉm Sơn vào Hà Trung trước 2025 là vì Hà Trung không đạt tiêu chí đô thị. Nếu nhập vào thì đơn vị mới không đạt tiêu chuẩn của một thị xã.
Huyện Hà Trung phải nói là huyện ù lỳ nhất tỉnh, có quốc lộ 1 A và Cao tốc đi qua mà đến nay chưa đạt nông thôn mới. Thu hút đầu tư, thành lập doanh nghiệp cũng rất kém.
Đặc biệt là chưa biết khi nào có thể nhập với Bỉm Sơn do quá chậm đô thị hóa.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
LÝ DO ĐỂ KHÔNG NHẬP 8 XÃ PHƯỜNG CỦA TP THANH HÓA NHƯ SAU
1. Phường Điện Biên:

a) Diện tích tự nhiên: 0,68 km2.
b) Quy mô dân số: 15.641 người.
c) ĐVHC liền kề: các phường: Đông Thọ, Trường Thi, Lam Sơn, Tân Sơn.
d) Lý do không thực hiện sắp xếp:
(1) Có địa giới ĐVHC đã hình thành ổn định và từ năm 1945 đến nay chưa có thay đổi, điều chỉnh lần nào: Sau Cách mạng tháng 08 năm 1945, thị xã Thanh Hóa được chia thành các khu phố. Phường Điện Biên ngày nay là một trong những khu phố đầu tiên của thị xã Thanh Hóa khi này, giai đoạn 1960 - 1961, khu phố đổi thành tiểu khu, đến năm 1981, phường Điện Biên được thành
lập trên cơ sở tiểu khu Điện Biên. Địa giới hành chính phường Điện Biên khi thành lập là trên cơ sở ranh giới đã hình thành ổn định của khu phố, tiểu khu có từ năm 1945 và đến nay chưa có thay đổi, điều chỉnh (theo quy định tại Điểm b,Khoản 1, Điều 3 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15).
(2) Có vị trí trọng yếu về quốc phòng, an ninh:
Phường Điện Biên có vị trí trung tâm, giữ vai trò đặc biệt quan trọng đốivới thành phố Thanh Hóa; nơi đặt trụ sở làm việc của các cơ quan trung ương và của tỉnh, quảng trường, nhà hát, ngân hàng thương mại. Phường được công nhận là phường trọng điểm về quốc phòng theo Quyết
định số 2414/QĐ-BQP ngày 01/7/2022 của Bộ Quốc phòng.
Theo Công văn số 3431/BQP-TM ngày 16/9/2023 của Bộ Quốc phòng,hướng dẫn: Xã, phường, thị trấn được công nhận là trọng điểm về quốc phòng,an ninh có thể được áp dụng trường hợp không bắt buộc sắp xếp trong trường hợp khi sắp xếp với ĐVHC liền kề khác sẽ dẫn đến mất ổn định về quốc phòng,an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Phường Điện Biên thuộc trường hợp không bắt buộc sắp xếp để đảm bảo ổn định quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn, xã hội
(theo quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 3 Nghị quyết số
35/2023/UBTVQH15).
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
2. Phường Lam Sơn:
a) Diện tích tự nhiên: 0,93 km2.
b) Quy mô dân số: 16.319 người.
c) ĐVHC liền kề: các phường: Điện Biên, Trường Thi, Đông Hương,Đông Sơn, Đông Vệ, Ngọc Trạo, Ba Đình, Tân Sơn.
d) Lý do không thực hiện sắp xếp:
(1) Có địa giới ĐVHC đã hình thành ổn định và từ năm 1945 đến naychưa có thay đổi, điều chỉnh lần nào: Sau Cách mạng tháng 08 năm 1945, thị xãThanh Hóa được chia thành các khu phố. Phường Lam Sơn ngày nay là mộttrong những khu phố đầu tiên của thị xã Thanh Hóa khi này; giai đoạn 1960 -1961, khu phố đổi thành tiểu khu; đến năm 1981, phường Lam Sơn thành lậptrên cơ sở tiểu khu Hoàng Hoa Thám. Địa giới hành chính phường Lam Sơn khithành lập là trên cơ sở ranh giới ổn định của khu phố, tiểu khu có từ năm 1945và đến nay chưa có thay đổi, điều chỉnh lần nào (theo quy định tại Điểm b,Khoản 1, Điều 3 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15).
(2) Có vị trí trọng yếu về quốc phòng, an ninh:
Phường Lam Sơn có vị trí trung tâm, giữ vài trò đặc biệt quan trọng đốivới thành phố; nơi đặt trụ sở làm việc của UBND tỉnh và các sở, ban, ngành cấptỉnh, Khu tượng đài Lê Lợi, Khu tưởng niệm Bác Hồ, Công viên Hội An….Phường được công nhận là phường trọng điểm về quốc phòng theo Quyết địnhsố 2414/QĐ-BQP ngày 01/7/2022 của Bộ Quốc phòng; thuộc trường hợp không bắt buộc sắp xếp để đảm bảo ổn định quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn, xãhội (theo quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 3 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15)
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
3. Phường Ba Đình:
a) Diện tích tự nhiên: 0,70 km2.
b) Quy mô dân số: 16.721 người.
c) ĐVHC liền kề: các phường: Lam Sơn, Ngọc Trạo, Tân Sơn.
d) Lý do không thực hiện sắp xếp:
(1) Có địa giới ĐVHC đã hình thành ổn định và từ năm 1945 đến naychưa có thay đổi, điều chỉnh lần nào: Sau Cách mạng tháng 08 năm 1945, thị xãThanh Hóa được chia thành các khu phố. Phường Ba Đình ngày nay là mộttrong những khu phố đầu tiên của thị xã Thanh Hóa khi này; giai đoạn 1960 -1961, khu phố đổi thành tiểu khu; đến năm 1981, phường Ba Đình thành lập trên
cơ sở tiểu khu Ba Đình. Địa giới hành chính phường Ba Đình khi thành lập làtrên cơ sở ranh giới đã hình thành ổn định của khu phố, tiểu khu có từ năm 1945và đến nay chưa có thay đổi, điều chỉnh lần nào (theo quy định tại Điểm b,Khoản 1, Điều 3 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15).
(2) Có vị trí trọng yếu về quốc phòng, an ninh:
Phường Ba Đình có vị trí trung tâm, giữ vài trò đặc biệt quan trọng đốivới thành phố; nơi đặt trụ sở làm việc của Tỉnh ủy Thanh Hóa, Đảng ủy khối Cơquan và Doanh nghiệp tỉnh, Công an tỉnh và các sở, ban, ngành cấp tỉnh. Phườngđược công nhận là phường trọng điểm về quốc phòng theo Quyết định số2414/QĐ-BQP ngày 01/7/2022 của Bộ Quốc phòng; thuộc trường hợp không
bắt buộc sắp xếp để đảm bảo ổn định quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn, xã hội (theo quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 3 Nghị quyết số35/2023/UBTVQH15)
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
4. Phường Ngọc Trạo:
a) Diện tích tự nhiên: 0,54 km2.
b) Quy mô dân số: 14.236 người.
c) ĐVHC liền kề: các phường: Ba Đình, Lam Sơn, Tân Sơn, Đông Vệ.
d) Lý do không thực hiện sắp xếp:
(1) Có địa giới ĐVHC đã hình thành ổn định và từ năm 1945 đến naychưa có thay đổi, điều chỉnh lần nào: Sau Cách mạng tháng 08 năm 1945, thị xãThanh Hóa được chia thành các khu phố. Phường Ngọc Trạo ngày nay là mộttrong những khu phố đầu tiên của thị xã Thanh Hóa khi này; giai đoạn 1960 -1961, khu phố đổi thành tiểu khu; đến năm 1981, phường Ngọc Trạo thành lậptrên cơ sở tiểu khu Quang Trung. Địa giới hành chính phường Ngọc Trạo khithành lập là trên cơ sở ranh giới đã hình thành ổn định của khu phố, tiểu khu cótừ năm 1945 và đến nay chưa có thay đổi, điều chỉnh (theo quy định tại Điểm b,Khoản 1, Điều 3 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15).
(2) Có đặc điểm về văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng riêng biệt:
Phường Ngọc Trạo có Nhà thờ Tin lành thuộc Tổng hội thánh Tin lành Việt Nam (Miền Bắc), là nhà thờ tin lành duy nhất của tỉnh Thanh Hóa, được xây dựng từ năm 1936,
là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của tín đồ địa phương và tín đồ ở các địa phương khác trên địa bàn tỉnh. Phường thuộc trường hợp không bắt buộc sắp xếp do có đặc điểm về văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng riêng biệt (theo quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 3 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15)
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
5. Phường Đông Sơn:
a) Diện tích tự nhiên: 1,00 km2.
b) Quy mô dân số: 15.621 người.
c) ĐVHC liền kề: các phường: Lam Sơn, Đông Vệ, Đông Hương, Đông Hải, Quảng Hưng, Quảng Thành.
d) Lý do không thực hiện sắp xếp:
(1) Có địa giới ĐVHC đã hình thành ổn định và từ năm 1945 đến nay chưa có thay đổi, điều chỉnh lần nào: Sau Cách mạng tháng 08 năm 1945,phường Đông Sơn ngày nay là làng Lai Thành; năm 1971, chuyển về thị xã Thanh Hóa, lấy tên là khối Lai Thành; đến năm 1981, phường Đông Sơn thành lập trên cơ sở khối Lai Thành. Địa giới hành chính phường Đông Sơn khi thành lập là trên cơ sở ranh giới đã hình thành ổn định của làng, khối Lai Thành có từ năm 1945 và đến nay chưa có thay đổi, điều chỉnh (theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 3 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15).
(2) Có đặc điểm về truyền thống lịch sử, văn hóa, dân cư riêng biệt:
Phường Đông Sơn có truyền thống lịch sử, văn hóa đậm nét của văn hóa vùng ven sông Lai Thành cổ với nhiều công trình, kiến trúc lịch sử tiêu biểu: đền Vặng, phủ Vặng và các hoạt động văn hóa, nghệ thuật dân gian có giá trị: trò chèo chải, trò tú huần, hát bội; nơi đặt sân bay Lai Thành. Đặc điểm dân cư của phường cũng khác biệt, với đa số dân cư là cán bộ hưu trí, sỹ quan quân đội,
công an, giáo viên, sinh viên, học sinh; do trước đây là nơi bố trí nhà ở cho cán bộ, sỹ quan quân đội, công an (khu gia binh), giảng viên các trường đại học, cao đẳng, đồng bào miền nam tập kết và hiện nay là nơi tập trung các cơ sở giáo dục quan trọng của tỉnh (01 trường chuyên, 03 trường cấp 3). Phường thuộc trường hợp không bắt buộc sắp xếp ĐVHC do có đặc điểm
về truyền thống lịch sử, văn hóa, dân cư riêng biệt (theo quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 3 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15)
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
6. Xã Hoằng Đại:
a) Diện tích tự nhiên: 4,67 km2.
b) Quy mô dân số: 4.900 người.
c) ĐVHC liền kề xã Hoằng Đại: xã Hoằng Quang, phường Quảng Hưng thuộc thành phố Thanh Hóa và giáp huyện Hoằng Hóa.
d) Lý do không thực hiện sắp xếp:
(1) Có địa giới ĐVHC đã hình thành ổn định và từ năm 1945 đến nay chưa có thay đổi, điều chỉnh lần nào: Sau Cách mạng tháng 08 năm 1945, xã Hoằng Đại là 01 trong 54 xã thuộc huyện Hoằng Hóa; đến năm 2012 chuyển về thành phố Thanh Hóa. Xã có địa giới ĐVHC đã hình thành ổn định và từ năm 1945 đến nay chưa có thay đổi, điều chỉnh (theo quy định tại Điểm b, Khoản 1,Điều 3 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15).
(2) ĐVHC nông thôn thuộc diện sắp xếp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phát triển thành ĐVHC đô thị:

Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa đến năm 20406: Xác định sau khi nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa, khu vực nội thành của thành phố:
Gồm 30 phường hiện nay của thành phố Thanh Hóa và thành lập thêm 07 phường mới, trên cơ sở 07 xã, thị trấn hiện nay, trong đó có xã Hoằng Đại. Xã Hoằng Đại là ĐVHC nông thôn được quy hoạch phát triển thành ĐVHC đô thị thuộc trường hợp không bắt buộc sắp xếp ĐVHC (theo quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 3 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15).
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
7. Xã Đông Vinh:
a) Diện tích tự nhiên: 4,36 km2.
b) Quy mô dân số: 4.216 người.

c) ĐVHC liền kề: các phường: An Hưng, Quảng Thịnh, Quảng Thắng thuộc thành phố Thanh Hóa và giáp các huyện: Đông Sơn, Quảng Xương.
d) Lý do không thực hiện sắp xếp:
(1) Khó tổ chức giao thông kết nối thuận lợi với các ĐVHC liền kề:

Xã Đông Vinh khó tổ chức giao thông kết nối thuận lợi với ĐVHC liền kề, do bị chia cắt với các phường: Quảng Thịnh, Quảng Thắng bởi sông nhà Lê, chia cắt với phường An Hưng bởi dãy núi Vức. Xã thuộc trường hợp không bắt buộc sắp xếp do khó tổ chức giao thông kết nối với đơn vị liền kề (theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 3 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15).
(2) Có đặc điểm về truyền thống lịch sử, văn hóa, dân cư riêng biệt:
Xã Đông Vinh mang bản sắc của vùng đất cổ Đông Sơn, có di tích khảo cổ học gốm cổ Tam Thọ (di tích gốm cổ nhất Đông Dương), di tích lịch sử văn hóa nghè Đa Sỹ, khác biệt với văn hóa vùng đất cổ Quảng Xương (Vĩnh Xương) của các phường: Quảng Thắng, Quảng Thịnh. Xã thuộc trường hợp không bắt buộc sắp xếp do có đặc điểm về truyền thống lịch sử, văn hóa riêng biệt (theo
quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 3 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15).
(3) Không đảm bảo nguyên tắc về sự phù hợp với quy hoạch tỉnh, quy
hoạch đô thị khi sắp xếp các ĐVHC liền kề khác:

Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030 và Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa đến năm 2040: Xã Đông Vinh được xác định thuộc khu vực ngoại thành; xã chỉ giáp các phường nội thành nên sắp xếp với các phường này sẽ không đảm bảo nguyên tắc về sự phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt (theo quy định tại Khoản 3, Điều 2 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15)
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
8. Xã Thiệu Vân:
a) Diện tích tự nhiên: 3,69 km2.
b) Quy mô dân số: 6.135 người.

c) ĐVHC liền kề xã Thiệu Vân: các phường: Thiệu Dương, Đông Cương,Thiệu Khánh thuộc thành phố Thanh Hóa và giáp huyện Thiệu Hóa.
d) Lý do không thực hiện sắp xếp:
Tại Mục 3.10, Phần 3 Thuyết minh tổng hợp Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040 (là thành phần hồ sơ quy hoạch) ban hành kèm theo Quyết định số 259/QĐ-TTg ngày 17/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định xã Thiệu Vân thuộc khu vực ngoại thành. Trong khi xã Thiệu Vân chỉ giáp các phường nội thành: Thiệu Dương, Đông Cương, Thiệu
Khánh thuộc thành phố Thanh Hóa, không giáp ĐVHC nông thôn.
Để thực hiện sắp xếp xã Thiệu Vân vào các phường liền kề nêu trên phải điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa (điều chỉnh mở rộng phạm vi khu vực nội thành gồm cả xã Thiệu Vân); phân loại lại đô thị; điều chỉnh quy hoạch phân khu; công nhận trình độ phát triển cơ sở hạ tầng của khu vực mở rộng phường.
Do đó, tuy không thuộc các yếu tố đặc thù quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 nhưng thuộc trường hợp không đảm bảo nguyên tắc về sự phù hợp với các quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy định tại Khoản 3, Điều 2 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15.
 

NamDu

Người nổi tiếng
8. Xã Thiệu Vân:
a) Diện tích tự nhiên: 3,69 km2.
b) Quy mô dân số: 6.135 người.

c) ĐVHC liền kề xã Thiệu Vân: các phường: Thiệu Dương, Đông Cương,Thiệu Khánh thuộc thành phố Thanh Hóa và giáp huyện Thiệu Hóa.
d) Lý do không thực hiện sắp xếp:
Tại Mục 3.10, Phần 3 Thuyết minh tổng hợp Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040 (là thành phần hồ sơ quy hoạch) ban hành kèm theo Quyết định số 259/QĐ-TTg ngày 17/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định xã Thiệu Vân thuộc khu vực ngoại thành. Trong khi xã Thiệu Vân chỉ giáp các phường nội thành: Thiệu Dương, Đông Cương, Thiệu
Khánh thuộc thành phố Thanh Hóa, không giáp ĐVHC nông thôn.
Để thực hiện sắp xếp xã Thiệu Vân vào các phường liền kề nêu trên phải điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa (điều chỉnh mở rộng phạm vi khu vực nội thành gồm cả xã Thiệu Vân); phân loại lại đô thị; điều chỉnh quy hoạch phân khu; công nhận trình độ phát triển cơ sở hạ tầng của khu vực mở rộng phường.
Do đó, tuy không thuộc các yếu tố đặc thù quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 nhưng thuộc trường hợp không đảm bảo nguyên tắc về sự phù hợp với các quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy định tại Khoản 3, Điều 2 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15.
Kể mà Thanh Hoá nhập Đông Sơn vào Tp.TH rùi cắt xã Thiệu Giao về lun Tp và nhập với xã Thiệu Vân là ok rùi. Chứ tương lai xã Thiệu Giao cũng nằm sâu tròn nội địa Tp Thanh Hoá ít có liên kết với Huyện Thiệu Hoá.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Kể mà Thanh Hoá nhập Đông Sơn vào Tp.TH rùi cắt xã Thiệu Giao về lun Tp và nhập với xã Thiệu Vân là ok rùi. Chứ tương lai xã Thiệu Giao cũng nằm sâu tròn nội địa Tp Thanh Hoá ít có liên kết với Huyện Thiệu Hoá.
Chắc các sếp không muốn thu nhỏ Thiệu Hóa vì sợ Thiệu Hóa cũng không đủ tiêu chuẩn diện tích của huyện nông thôn nếu mất thêm đất
 

NamDu

Người nổi tiếng
Chắc các sếp không muốn thu nhỏ Thiệu Hóa vì sợ Thiệu Hóa cũng không đủ tiêu chuẩn diện tích của huyện nông thôn nếu mất thêm đất


Nếu nhập Thiệu Giao vào Tp.Thanh Hóa mới thì bản đồ thành phố sẽ liền mạch hơn. tỉnh giảm được 1 xã. Tuy nhiên lại khiến huyện Thiệu Hóa bị thu nhỏ diện tích lại chỉ còn khoảng 154,11km2.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member


Nếu nhập Thiệu Giao vào Tp.Thanh Hóa mới thì bản đồ thành phố sẽ liền mạch hơn. tỉnh giảm được 1 xã. Tuy nhiên lại khiến huyện Thiệu Hóa bị thu nhỏ diện tích lại chỉ còn khoảng 154,11km2.
[/QUOTE]
Tiêu chuẩn của huyện đồng bằng là 400km2, thì Thiệu Hóa đã không đạt( mà thực tế ở nước ta chẳng có huyện đồng bằng nào rộng 400km2 cả. Không hiểu sao lại có tham mưu quy định huyện đồng bằng rộng đến vậy. Theo quy định này thì tỉnh Bắc Ninh chỉ tổ chức thành 2 huyện)
Nếu Thiệu Hóa lên thị xã thì tiêu chuẩn vẫn cần tới 200km2
Chỉ có khi lên thành phố thì diện tích chỉ cần 150km2.
Thế nên Thiệu Hóa không thể bị mất thêm đất.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Thủ tướng khóa này ăn đứt các thủ tướng tiền nhiệm.
Ngoại giao tốt, nói không cần giấy tờ, hiểu việc, am hiểu công tác Đảng và cả công tác Chính phủ
Hiểu cả vấn đề ngoại giao, an ninh, quốc phòng, hạ tầng kĩ thuật( chuyên môn xây dựng)
Nói chung đây là nhân tài lãnh đạo của nước ta, vài chục năm mới có 1 người như vậy.
 

Facebook Comment

Chủ đề tương tự

Chủ đề được quan tâm nhất

Top