• Lưu ý đọc kỹ nội quy trước khi đăng bài để tránh bị bannick, xóa bài. Xem hướng dẫn đăng bài và tính năng UP tin miễn phí
  • Thông báo về việc đăng bài & đăng ký thành viên áp dụng tại thread Hot news, Projects & Developments
    - Phải đăng ký thành viên mới có thể đăng bài tại thread này.
    - Nếu gặp khó khăn khi đăng ký, vui lòng liên hệ qua email : thanhhoaonline.net@gmail.com để được hỗ trợ đăng ký và kích hoạt tài khoản.
K

Khoai

Khách vãng lai
Trần khát chân xây thành nhà Hồ đoạn phía Đông bị sụt đổ nhiều lần nên bị Hồ Quý Ly nghi tạo phản cho giết đi
Vợ là Bình Khương nghe tin từ miền ngoài vào trong Tây Đô đập đầu vào tường thành chết để kêu oan, nay vẫn còn miếu thờ tại nơi đó.
Vậy nói Trần khát chân là danh tướng người Thanh Hóa là mâu thuẫn????

Thăng long HN thì người gốc Thanh hóa chiếm tỷ lệ lớn là điều đương nhiên khi hàng ngàn năm Đông Đô Thăng Long Hà Nội phần lớn do các triều đại xuất phát từ Thanh Hóa nắm giữ, hoặc là các vị trí quan trọng trong đời sống chính trị của các triều đại khác.... Hơn nữa khoảng cách khá lý tưởng để dòng người di cư(xưa chỉ ngựa xe mà các vua quan vẫn phải hàng năm vào làm lễ bái yết....) quân dân Thanh Hóa lại đông nên dòng người di cư ra kinh thành càng lớn, góp phần lớn vào sự hình thành 36 phố phường......
Cái cột cờ HN, hồ Gươm, Hoàng thành hay những ngôi đền miếu đều ít nhiều liên quan đến Thanh Hóa

Ngày nay đâu đó vẫn bất chợt gặp những nét mặt rất Thanh Hóa ở những khu phố cổ trong nội thành, mặc dù họ được coi như người HN gốc rồi. Người HN gốc rất nhẹ nhàng tinh tế và khiêm nhường chứ không sấn sổ đua tranh, thủ đoạn, khôn vặt như dân nhập cư sau này.

Và một điều nữa có lẽ đã ngấm vào trong máu người Thanh Hóa đó là rất tự tin khi ra Hn (từ sinh viên, viên chức cho đến anh grab, thợ xây, cửu vạn....) coi HN cứ như sân nhà, họ có thể bị lép vế nơi khác nhưng riêng đất HN thì đừng hòng dân nơi khác bắt nạt, át vía..... được họ.
 
K

Khoai

Khách vãng lai
Xem video phải thừa nhận Vinh có địa thế đẹp, nằm ở khu vực khá rộng rải chứ ko ở một địa thế hẹp như Huế. Vinh hay tp Thanh Hóa nếu mà đặt thủ đô tôi thấy cũng hợp lý và rất có lợi cho vùng. Còn cái lý do mấy nơi này gần biển ko thích hợp đặt thủ đô là ngụy biện vì sợ mất lợi ích vì Jakarta, Manila, Bangkoc...cũng gần biển đó thôi
Nghệ An thì chưa dời đô về được vì nhà Tây Sơn chưa kịp làm
trong lịch sử đã từng dỡ gạch ngói cột kèo và gạch nền từ Thăng Long về xây kinh đô ở Thanh Hóa rồi đó
Ngoài 2 nơi trên không có một nơi nào ở miền Bắc có khả năng dám làm như vậy. Trừ Hoa lư thống nhất 12 sứ quân rồi cũng phải dời đô ra Thăng Long nhưng vẫn phải nương tựa vào tài lực liên quan đến Thanh Hóa mới tồn tại được
Nơi khác kéo thủ đô về chắc quân Thanh - Nghệ kéo đến xoá sổ ngay
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Qua những bài viết với chuyên môn rất sâu này mới thấy Thanh Hóa quê ta quan trọng thế nào với đất nước trong thời phong kiến
Không hiểu phong thủy thế nào mà sang chế độ mới hiện nay hình ảnh nổi bật với quốc tế bị kém hẳn so với Đà Nẵng, Khánh Hoà, Huế, HP…
Còn vai trò chính trị vùng thì bị Nghệ An giành mất
Có lẽ giai đoạn hiện nay là giai đoạn tối nhất của tỉnh khi vị thế với quốc gia thấp kém nhất trong hàng ngàn năm nay
 
K

Khoai

Khách vãng lai
Phá núi xẻ đá lấp sông làm kinh động đến long mạch
Ngu cuồng phá hủy đền miếu, san bằng di tích cổ, rồi con đấu tố cha mẹ, anh em đấu tố giết hại nhau ...... lòng dân oán thán, trời đất bất bình...... gây nghiệp nặng nên phải trả nghiệp mà chịu nhiều oan trái, thiên tai, rẻ khinh cho hậu thế gánh chịu.
 
K

Khoai

Khách vãng lai
Nói Vận khí Thanh Hóa đã xuống thấp nhất trong ngàn năm lịch sử cũng không ngoa
Khí trời linh thiêng bao trùm, mây ngũ sắc lảng vảng trên những đỉnh núi, chim Hạc về mỗi năm bay lượn...... không thấy nữa.
Đổ xương máu sức người sức của nhiều nhưng lại ít được nhắc đến, sự ghi nhận không tương xứng, công lao bị lờ đi để những kẻ cơ hội hưởng thành quả và lấn lướt, coi thường.....
Anh hùng thức thủ tiểu nhân đắc chí, tà ác lại được tôn vinh...
Đó cũng chính là đang phải trả nghiệp nặng, nhân quả không đến ngay nhưng cũng không bỏ sót một ai
Trả xong nghiệp thì lại sáng lạn lại địa linh nhân kiệt như xưa
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Nói Vận khí Thanh Hóa đã xuống thấp nhất trong ngàn năm lịch sử cũng không ngoa
Khí trời linh thiêng bao trùm, mây ngũ sắc lảng vảng trên những đỉnh núi, chim Hạc về mỗi năm bay lượn...... không thấy nữa.
Đổ xương máu sức người sức của nhiều nhưng lại ít được nhắc đến, sự ghi nhận không tương xứng, công lao bị lờ đi để những kẻ cơ hội hưởng thành quả và lấn lướt, coi thường.....
Anh hùng thức thủ tiểu nhân đắc chí, tà ác lại được tôn vinh...
Đó cũng chính là đang phải trả nghiệp nặng, nhân quả không đến ngay nhưng cũng không bỏ sót một ai
Trả xong nghiệp thì lại sáng lạn lại địa linh nhân kiệt như xưa
Nay lại yêu đời thế Huy mỏ
Vào giao lưu tử tế, đưa số liệu, hình ảnh rõ ràng chứ rút kinh nghiệm đừng nói mồm
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Tất tần tật về công nghiệp điện của tỉnh Thanh Hóa
Tình hình phát triển các dự án nguồn điện trên địa bàn tỉnh
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 33 dự án nguồn điện đã được bổ sung vào quy hoạch với tổng công suất 5.033,2 MW, gồm: 23 dự án thủy điện (846,2 MW), 03 dự án nhiệt điện (2.400 MW), 01 dự án điện khí LNG (1.500 MW), 03 dự án điện mặt trời (235 MW), 02 dự án phát điện từ nhiệt dư của nhà máy xi măng (34 MW), 01 dự án điện rác (18 MW); bên cạnh đó còn một số dự án điện gió, điện sinh khối, điện rác đã trình Bộ Công thương bổ sung quy hoạch và đưa vào Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII). Tình hình phát triển các loại nguồn điện cụ thể như sau:
Về thủy điện (TĐ): Toàn tỉnh có 23 dự án thủy điện với tổng công suất 846,2MW đã được quy hoạch, trong đó: có 11 dự án tổng công suất 607,7 MW đã đi vào vận hành, gồm: Cửa Đạt (260 MW), Trung Sơn (260 MW), Bá Thước 1 (60 MW), Bá Thước 2 (80 MW), Dốc Cáy (15 MW), Bái Thượng (6MW), Thành Sơn (30MW), Xuân Minh (15MW), Cẩm Thủy 1 (28,8MW), Trí Năng (5,4MW), Trung Xuân (10,5MW); có 02 dự án đang đầu tư, gồm: Hồi Xuân (102 MW), Sông Âm (14 MW); 02 dự án đã chấp chủ trương đầu tư nhưng chưa được triển khai xây dựng, gồm: Sơn Lư (7MW), Tam Thanh (7MW); 08 dự án chưa được chấp thuận chủ trương đầu tư, gồm: Xuân Khao (7,5MW), Mường Mìn (13MW), Sơn Điện (13MW), Nam Động 1 (12MW), Nam Động 2 (12MW), Bản Khả (7MW), Cẩm Thủy 2 (32MW), Thủy điện - thủy lợi Tén Tằn (12MW). Ngoài ra, còn có 02 nhà máy thủy điện nhỏ không có trong quy hoạch đang hoạt động là Sông Mực (2 MW), Bàn Thạch (0,96 MW).
Về nhiệt điện (NĐ): Đã quy hoạch 03 dự án nhiệt điện than, tổng công suất 2.400 MW, trong đó: có 02 nhà máy NĐ Nghi Sơn 1 (600MW) và NĐ BOT Nghi Sơn 2 (1.200 MW) đã vận hành phát điện, còn lại dự án NĐ Công Thanh (600 MW) đang đề nghị cấp có thẩm quyền cho phép chuyển đổi sang sử dụng khí LNG và nâng công suất lên 1.500 MW.
Về điện khí LNG: Quy hoạch điện VIII đã phê duyệt, bổ sung dự án LNG Nghi Sơn (1.500 MW) tại KKT Nghi Sơn, đồng thời sẽ xem xét các vị trí tiềm năng tại khu vực Nghi Sơn (Thanh Hóa) và Quỳnh Lập (Nghệ An) để phát triển dự án LNG Quỳnh Lập/Nghi Sơn (1.500 MW) trong Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII; các dự án này đều thuộc danh mục các dự án nguồn điện quan trọng, ưu tiên đầu tư. Hiện tại, UBND tỉnh đang tập trung chỉ đạo khẩn trương triển khai các hồ sơ, thủ tục đảm bảo các điều kiện lựa chọn nhà đầu tư triển khai dự án LNG Nghi Sơn.
Về điện mặt trời (ĐMT): Có 03 dự án nhà máy điện mặt trời với tổng công suất 235MW đã được phê duyệt quy hoạch, trong đó: Nhà máy ĐMT Yên Thái (30MW) đã vận hành; 02 dự án ĐMT Thanh Hóa I (160MW) và ĐMT Kiên Thọ (45 MW) đang đầu tư, các dự án triển khai chậm tiến độ do hiện chưa có cơ chế giá bán điện. Có 619 hệ thống ĐMT mái nhà với tổng công suất 57,05MW đã được lắp đặt, hiện đang vận hành ổn định. Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng đã đề nghị Bộ Công Thương bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực quốc gia 09 dự án điện mặt trời với tổng công suất 561,6 MW; tuy nhiên, theo Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia đến năm 2030 (QH điện VIII) được phê duyệt, các dự án ĐMT này chỉ có thể phát triển theo hình thức tự sản, tự tiêu, không phát lên lưới.
Về điện nhiệt dư: Đã bổ sung quy hoạch phát triển điện lực của tỉnh 02 hệ thống phát điện tận dụng nhiệt dư của các nhà máy xi măng Nghi Sơn (20 MW), Công Thanh (14 MW), hiện đang triển khai đầu tư. Bên cạnh đó, còn có các hệ thống điện nhiệt dư gắn với các nhà máy xi măng Công Thanh (16,2MW), xi măng Long Sơn (24 MW) đang vận hành; hệ thống nhiệt dư của các nhà máy xi măng Đại Dương (15 MW), dây chuyền 4 xi măng Long Sơn (10 MW) đang được đầu tư (các hệ thống này gắn luôn với dây chuyền sản xuất của nhà máy giai đoạn lập dự án nên không bổ sung quy hoạch phát triển điện lực). Ngoài ra, còn có 01 hệ thống phát điện tự dùng của Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn công suất 349,4MW.
Về điện rác (điện đốt chất thải rắn): có 01 dự án Nhà máy đốt rác thải sinh hoạt phát điện tại phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn (18 MW) đã được bổ sung quy hoạch, hiện đang chuẩn bị đầu tư. Còn có 02 dự án là điện rác Thọ Xuân (12MW) và điện rác Nghi Sơn (20 MW) đã trình Bộ Công Thương đề nghị bổ sung vào quy hoạch.
Về điện gió (ĐG): UBND tỉnh đã báo cáo, đề nghị Bộ Công thương bổ sung quy hoạch 05 dự án với tổng công suất 1.749 MW, gồm: ĐG Bắc Phương - Nghi Sơn (150 MW), ĐG Hải Lâm (49,5 MW) và ĐG Thanh Phú (49,5 MW) đều tại KKT Nghi Sơn; ĐG Thái Hải Hùng (500 MW) tại huyện Quảng Xương, ĐG Mường Lát (1.000 MW) tại huyện Mường Lát. Quy hoạch điện VIII ưu tiên, khuyến khích phát triển điện gió; hiện trên địa bàn tỉnh mới có dự án ĐG Bắc Phương triển khai khảo sát đo gió trên thực địa, tuy nhiên kết quả số liệu ban đầu không cao, phải có cơ chế giá điện phù hợp mới đảm bảo hiệu quả kinh tế khi triển khai đầu tư.
Về điện sinh khối (ĐSK): Có 03 dự án điện sinh khối dùng nhiên liệu bã mía của các nhà máy đường đã vận hành với tổng công suất 47,7MW, gồm: ĐSK Nhà máy đường Lam Sơn 33,2MW, ĐSK Nhà máy đường Việt Đài 10MW, ĐSK Nhà máy đường Nông Cống 4,5MW; ngoài ra, UBND tỉnh đã báo cáo Bộ Công thương đề nghị bổ sung quy hoạch điện lực 03 dự án, gồm: ĐSK Như Thanh (10 MW), ĐSK Ngọc Lặc (60MW), ĐSK Bá Thước (50MW).
Đến nay, toàn tỉnh có 19 nhà máy điện đang vận hành với tổng công suất 2.488,3 MW (gồm: 02 nhà máy nhiệt điện, 13 nhà máy thủy điện, 03 nhà máy điện sinh khối, 01 nhà máy điện mặt trời); sản lượng điện năng phát lên lưới điện quốc gia theo thiết kế đạt gần 14 tỷ kwh/năm; sản lượng điện sản xuất năm 2023 ước đạt khoảng 11,08 tỷ kwh, gấp 1,81 lần so với năm 2021. Tuy nhiên, việc phát triển các dự án nguồn điện trên địa bàn tỉnh hiện còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, đó là: một số chủ đầu tư dự án khó khăn trong bố trí nguồn vốn để thực hiện, chậm tiến độ kéo dài (TĐ Hồi Xuân, NĐ Công Thanh); việc xem xét chủ trương triển khai các dự án thủy điện còn nhiều vướng mắc; các dự án điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối, điện LNG còn phải phụ thuộc về cơ chế giá và các quy định về hợp đồng mua bán điện của Trung ương,.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Theo kế hoạch đã có từ trước thì UBND tỉnh sẽ ban hành Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư LNG Nghi Sơn trước 10/10/2023
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Dự kiến một số chỉ tiêu 2023 tỉnh ta
Kinh tế tăng trưởng với tốc độ khá cao; tốc độ tăng GRDP bình quân hàng năm của tỉnh giai đoạn 2021-2023 ước đạt 9,69%, trong nhóm các tỉnh, thành phố có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của cả nước. Quy mô GRDP (theo giá hiện hành) năm 2023 ước đạt 282.735 tỷ đồng, gấp 1,5 lần năm 2020, đứng thứ 8 cả nước và cao nhất các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ. GRDP bình quân đầu người năm 2023 ước đạt 3.144 USD, gấp 1,42 lần năm 2020. Tổng thu ngân sách nhà nước 3 năm 2021 - 2023 ước đạt 132.418 tỷ đồng, vượt dự toán Trung ương giao hằng năm; trong đó, năm 2022 đạt 51.173 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay và đứng thứ 9 cả nước. Tốc độ tăng thu ngân sách nhà nước bình quân hàng năm ước đạt 11,3%, cao hơn so với mục tiêu nghị quyết (tăng 10% trở lên)
PS: Không biết là đến năm nào thu ngân sách nhà nước trở lại được mức trên 51.000 tỷ của 2022
Khối doanh nghiệp FDI ở các Khu công nghiệp sau này cũng nạp ngân sách rất nhỏ thôi, chủ yếu ngân sách tỉnh ta đến từ xăng dầu, nhiệt điện, thép.....và đất đai
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Nhà khách 435/Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thanh Hoá số 165, đường Dương Đình Nghệ, phường Tân Sơn, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa chuẩn bị được xây mới: Nhà khách 10 tầng diện tích xây dựng 930 m2 , tổng diện tích sàn khoảng 7.060 m2 ; Nhà ăn + Hội trường (03 tầng) diện tích xây dựng 350 m2 , tổng diện tích sàn khoảng 1.050 m2 ) và các hạng mục công trình phụ trợ, hạ tầng kỹ thuật.
Thêm được công trình dịch vụ thương mại nào tốt tý ấy, các công trình thương mại dịch vụ nó làm cho đường phố đẹp hơn.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh ta có mục tiêu đến 2025 như sau
Năm 2023 đạt 230.000 tỷ đồng
Năm 2024 đạt 250.000 tỷ đồng
Năm 2025 đạt 280.000 tỷ đồng
Có thể nói là giá trị sản xuất công nghiệp còn rất thấp do không có doanh nghiệp xuất khẩu mang tính toàn cầu. Dĩ nhiên các thống kê giá trị sản xuất công nghiệp này không đánh giá được chính xác GRDP của địa phương vì thực tế như Thái Nguyên có giá trị sản xuất công nghiệp tới 920.000 tỷ trong năm 2022 nhờ chủ lực hoàn toàn Samsung. Bóc anh Samsung ra thì công nghiệp Thái Nguyên tròn 0, 0 đúng nghĩa khi nhà máy thép Thái Nguyên đã phá sản nhiều năm và thép Thái Nguyên giờ không cạnh tranh nổi với các doanh nghiệp tư nhân hiện đại
PS: ở miền Bắc có Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bắc Giang, Hải Phòng, Phú Thọ là những tỉnh có giá trị xuất khẩu lớn đồng nghĩa với giá trị sản xuất công nghiệp cao, chủ yếu là làm hộ nước ngoài nên giá trị thực tế tính vào GRDP khá khiêm tốn.
Nghệ An thì chắc là không có được giá trị sản xuất cao như vậy trong các năm tới mặc dù cũng có Luxshre, Foxconn, Goeterk....nhưng chỉ làm những phần phụ
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Samsung giờ cũng mất thị phần với những Huawei, Xiaomi, OPPO.... Giá thành đắt do chi phí quảng cáo quá nhiều, điện thoại màu mè nhiều chức năng thừa nhưng mau xuống cấp.... Chắc sẽ lại như Nokia.
Ở VN thì nó góp phần cho vn tạo được cái tiếng lắp ráp xk smartphone ra thế giới từ đó tạo hiệu ứng chim mồi cho các Cty công nghệ nổi tiếng tìm đến đầu tư, kinh tế vn bị coi là kinh tế Samsung
Chính vì nhờ có SS đẩy chỉ số kinh tế lên cao chót vót sau một đêm hóa rồng như vậy nên những địa phương ăn theo fdi không dám vỗ ngực to mồm khi ra ngoài
Nghệ An, BG, BN chả có cái sản phẩm tiêu dùng nào thiết yếu nổi bật cho thị trường nội địa có mặt trong các siêu thị chuỗi phân phối bán lẻ....
Thanh Hóa tuy chỉ công nghiệp nặng ô nhiễm và dệt may da giày nhưng ít ra còn có mía đường, xi măng, thuốc lào, nước mắm... bày bán khắp nơi.
Thái nguyên thì chỉ chè, mà giờ cũng không bằng chè HG, YB, Sơn La.... Cảng biển không có, cửa khẩu không, con người cũng nhàng nhàng chỉ giỏi ăn chơi không giỏi làm
Mấy cái nhà máy được định hướng đầu tư ăn theo danh hiệu trung tâm vùng thì chết hẳn, càng duy trì càng lãng phí tốn tiền nhà nước.
Nói chung những địa phương như Thái nguyên, Phú Thọ, Nam định..... Chả có gì để thiên hạ phải để tâm nhiều
Thời trước( 196x) chủ tịch HCM quy định các nơi sau gọi là thành phố: Thái Nguyên, Việt Trì, Nam Định, Vinh. Còn lại gọi là thị xã
Hoàn toàn theo chỉ định đông Tây nam Bắc để đặt các nhà máy XHCN như thép thái nguyên, hóa chất việt trì, dệt nam định còn ông Vinh chẳng biết có công nghiệp gì thời bao cấp
 

yeah_haha

Người nổi tiếng
Trên nhóm fb diễn đàn kinh tế đô thị có lão nào ác thật :)) lấy tên nick: Hac thành nghĩ gì xong toàn đi hỏi đểu chủ đề về Thanh Hoá để mọi người vào chửi. Giọng văn này không giống bác Hạc cho lắm. Bác Hạc cũng nổ thật nhưng không có kiểu hỏi như lão kia đăng bài.

p/s: còn thanh niên Thái Bình thì y bài nào có liên quan Thanh Hoá nói bất chấp và ăn nói đúng kiểu bất cần đời. hài phết. chắc xưa có thù gì với Thanh Hoá nên cay cú :)
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Mày có bản lĩnh thì show cái địa chỉ thật lên đây con trai, tao hứa sẽ tìm gặp mày bất kể ở đâu
Còn không dám thì khỏi rep tao bỏ qua hạng người như mày
Đoàn Quang Huy 1993 cựu học sinh THPT Tây Tiền Hải 2008-2021
Đến múc đi!!!
Chú ý thằng này có thuốc nổ
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Tình hình thực hiện một số công trình, dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh
(1) Dự án tuyến đường bộ ven biển đoạn Nga Sơn - Hoằng Hóa :
được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 4500/QĐ-UBND ngày 22/10/2020, với quy mô đầu tư xây dựng mới 23,723km đường giao thông cấp III đồng bằng trên địa phận các huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng hóa. Đến nay, đã hoàn thành, bàn giao mặt bằng 21,85km/23,72km (đạt 92,1%), cơ bản đáp ứng mặt bằng phục vụ thi công dự án, cụ thể: huyện Nga Sơn bàn giao 7,12km/7,12km (đạt 100%), huyện Hậu Lộc bàn giao 9,4km/11,27km (đạt 83,4%), huyện Hoằng Hóa bàn giao 5,33km/5,33km (đạt 100%); hiện còn 1,87km/43 hộ dân tại huyện Hậu Lộc chưa GPMB xong, UBND huyện cam kết phấn đấu hoàn thành GPMB trước ngày 31/12/2023 (tại Công văn số 2333/UBND-BQLDA ngày 05/9/2023 của UBND huyện Hậu Lộc).
Dự án gồm 02 gói thầu xây lắp với tổng giá trị 1.514,67 tỷ đồng (gồm: gói thầu số 05 là 587,39 tỷ đồng, gói thầu số 06 là 927,28 tỷ đồng), thời gian thực hiện là 1.095 ngày kể từ ngày 09/12/2021. Các nhà thầu đang triển khai nhiều mũi thi công, đến nay giá trị thực hiện khoảng 704,2 tỷ đồng, trong đó: gói thầu số 05 (đoạn Km0+00-Km7+645) hoàn thành 157,7 tỷ đồng (đạt 27%, chậm 29% so với hợp đồng); gói thầu số 06 (đoạn Km7+645-Km23+723) hoàn thành 546,5 tỷ đồng (đạt 58%, vượt 5% so với hợp đồng). Tổng kế hoạch vốn giao (gồm cả GPMB) đến nay là 1.413,931 tỷ đồng (ngân sách Trung ương 1.100 tỷ đồng; ngân sách địa phương 313,931 tỷ đồng); đã giải ngân 1.104,42 tỷ đồng, bằng 78% kế hoạch vốn giao.

(2) Dự án đường từ Khu công nghiệp Bỉm Sơn đến đường bộ ven biển Nga Sơn - Hoằng Hóa
được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 490/QĐ-UBND ngày 05/02/2021, với quy mô đầu tư xây dựng mới 18,807km đường giao thông (trong đó đoạn Km15+139,47-Km17+505,02 dài 2,365km trùng với dự án đường bộ ven biển đoạn Nga Sơn - Hoằng Hóa nên không đầu tư trong dự án này); chiều dài thực tế của Dự án là 16,442km; dự án đi qua địa phận thị xã Bỉm Sơn, huyện Hà Trung, huyện Nga Sơn. Đến nay, đã bàn giao mặt bằng 12,34/16,442km (đạt 75%), trong đó: huyện Hà Trung 2,25/2,25km, thị xã Bỉm Sơn 1,427/1,427km; huyện Nga Sơn đã GPMB 10,24km, đã bàn giao 8,5/12,765km (đạt 68%), còn lại 4,265km chưa bàn giao mặt bằng (trong đó 1,74km đã GPMB nhưng không có đường vào thi công nên chưa bàn giao và 2,525km chưa GPMB).
Dự án có 01 gói thầu xây lắp với giá trị là 564,82 tỷ đồng, thời gian thực hiện 1.095 ngày kể từ ngày 01/01/2022; tổng giá trị thực hiện đến nay đạt 163,46 tỷ đồng, bằng 29% giá trị hợp đồng. Vốn đã giao cho Sở Giao thông vận tải là 452,832 tỷ đồng, đã giải ngân 280,95 tỷ đồng (đạt 62%); còn lại 171,88 tỷ đồng (bao gồm 24,321 tỷ đồng vốn năm 2022 kéo dài sang năm 2023). Phần vốn ngân sách địa phương bố trí thực hiện GPMB, gồm: ngân sách thị xã Bỉm Sơn đã giải ngân 20,931/22,58 tỷ đồng; vốn ngân sách huyện Nga Sơn đã giải ngân 20,22/40 tỷ đồng.

(3) Dự án Đường giao thông nối Quốc lộ 217 với Quốc lộ 45 và Quốc lộ 47
được UBND tỉnh phê duyệt dự án đầu tư tại Quyết định số 4495/QĐ-UBND ngày 31/10/2019; quy mô đầu tư xây dựng mới 14,66km đường giao thông với tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng trên địa phận các huyện: Yên Định, Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Triệu Sơn; thời gian thực hiện không quá 05 năm (2019-2023). Công tác GPMB đã được các huyện bàn giao đến điểm dừng kỹ thuật của dự án, cụ thể: bàn giao cho nhà thầu thi công được 9,326km, trong đó: huyện Yên Định bàn giao 0,3km/0,3km, huyện Thiệu Hóa bàn giao 3,536km/3,536km, huyện Thọ Xuân bàn giao 5,49km/7,464km, huyện Triệu Sơn 0/3,36km.
Về thi công dự án, giá trị khối lượng thực hiện từ đầu dự án đến nay là 300/409,76 tỷ đồng, cụ thể: cơ bản hoàn thành thi công cầu Sông Chày đến cầu Sông Chu (từ Km0+00 đến Km4+800). Về thi công cầu Sông Chu (từ Km4+800-Km5+800) đã xong trụ T1, T4, T6, T9, T10, T11, T12, mố M1, M2, 33/50 phiến dầm, lao lắp 03 nhịp dầm, 0,1km/0,52km nền đường đầu cầu K95 phía mố M1, đường công vụ và bãi thi công phía Quốc lộ 47, Quốc lộ 217 cầu Sông Chu. Về thi công từ cầu Sông Chu đến nút giao QL.47C lý trình (từ Km5+800- Km9+326) đoạn tuyến từ Km5+800 - cầu Đa Đình (Km6+364) đã thi công được 0,3/0,564km lớp móng cấp phối đá dăm loại I, đang chuẩn bị thảm bê tông nhựa mặt đường; đoạn tuyến từ cầu Đa Đình (Km6+364) - Km9+326 (nút giao QL.47C) đã thi công cơ bản hoàn thành, đang thi công hạng mục an toàn giao thông. Đối với đoạn tuyến từ Km9+326 đến Km14+660: Ngày 08/9/2023, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với UBND các huyện Triệu Sơn, Thọ Xuân và một số đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra hiện trường để đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét phương án tiếp tục đầu tư hoàn thành toàn bộ dự án.
Tổng vốn đã giao cho dự án 528,549 tỷ đồng; đã giải ngân 359,140 tỷ đồng, đạt 67,9% vốn đã giao. Vốn năm 2023 giao cho Sở Giao thông vận tải 90,304 tỷ đồng; đã giải ngân đạt 81,637 tỷ đồng, bằng 90,4% vốn giao.
 

Facebook Comment

Chủ đề tương tự

Chủ đề được quan tâm nhất

Top