• Lưu ý đọc kỹ nội quy trước khi đăng bài để tránh bị bannick, xóa bài. Xem hướng dẫn đăng bài và tính năng UP tin miễn phí
  • Thông báo về việc đăng bài & đăng ký thành viên áp dụng tại thread Hot news, Projects & Developments
    - Phải đăng ký thành viên mới có thể đăng bài tại thread này.
    - Nếu gặp khó khăn khi đăng ký, vui lòng liên hệ qua email : thanhhoaonline.net@gmail.com để được hỗ trợ đăng ký và kích hoạt tài khoản.

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Ta nhớ hồi 2016, 2017 các mem SSC Thái Bình rất hùng hổ về đô thị loại I, bàn tán nhau năm 2017 sẽ lên được đô thị loại I.
Không biết thế nào mà đến nay vẫn chưa thấy tăm hơi đâu về mục tiêu này
Căn bản là dân thái lọ nhà cháu thích sống ở nông thôn chứ không thích về tỉnh lỵ thái lọ nên tỉnh lỵ thái lọ rất khó thành đô thị lớn
Mặt khác do quá gần TP Nam Định nên bị ngợp!
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Xuyên trục QL 10 TP Thái Lọ nhà cháu xấu quá Huy ạ, đường nhỏ thì bỏ cái dải phân cách giữa ra cho rộng nhưng lại cố gắng đặt vào ra vẻ ta cũng có đường đôi.
Bộ mặt đô thị có khi xấu hơn TP Ninh Bình và Phủ Lý
Thành phố kiểu này thì phải rất lâu nữa mới đạt đẳng cấp của một đô thị loại I của Khu vực Miền Trung.
 

Quandidanhgolf

Thành viên mới
Cháu đọc cho kĩ không lại bảo bác bịa
Đọc cũng ngu. Không hiểu thế nào là phấn đấu và cố gắng à, tìm hộ bình luận nào của thằng nào khẳng định chắc nịch 2017 lên đô thị loại 1 hộ cái. Các anh không có thói quen nổ về những sự việc chưa xảy ra, hiểu chứ.
Trục ql10 cũ nó là trục trung tâm TP. Thái Bình từ bao giờ thế.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member

Than Do

Thành viên tích cực
Tèn còi có phải doanh nhân đếu đâu, dựa vào dòng tiền tham để kinh doanh, dòng tiền đó làm được chăng hay chớ. Dòng vốn đó mà vào tay dân Thanh - Nghệ thì Việt Nam đã có thêm mấy chục cái Vin - Sun rồi. Nói chung dân ngoài đó không hợp với không làm chủ lớn được đâu, làm phèn phèn mấy công ty 1,2 tỷ đô trở lại thôi, chứ muốn lên không nổi vì bản chất dân vùng đó thiếu bản lĩnh, dân ngoài đó làm con buôn thì khá giỏi, nhưng để có tầm nhìn, gan lỳ, bản lĩnh thì không có.
 
Last edited:

Quandidanhgolf

Thành viên mới
Coi nhà máy ô tô cái?

Nhà bác có nhà máy sản xuất ô tô từ gần 20 năm trước cháu nhé

Nhà máy ô tô Geleximco dự kiến xây dựng tại KCN Hưng Phú. Hồ sơ dự án đtxd và kdkcht KCN Hưng Phú của Geleximco hồ sơ xin ý kiến các bộ đã được bộ KHĐT gửi để xin ý kiến. Dự kiến ban đầu là xây dựng tại Lô CN-05-06 KCN Tiền Hải (ý định thuê 100ha), nhưng diện tích đất không đủ nên sẽ thực hiện tại KCN Hưng Phú.
KCN Hưng Phú mới được HĐND tỉnh Thái Bình thông qua phê duyệt quy hoạch tại NQ16-HDND ngày 09/6/2023 thôi. Đến thời điểm này đã đi xin ý kiến các bộ là sớm đấy. Đừng bất ngờ nếu chỉ cuối năm nay có chủ trương dự án đầu tư xây dựng và kdkcht KCN Hưng Phú. Hiện Geleximco đã thành lập ban ô tô, nhân sự từ nhà máy VAP. (Tiền đi lên từ lắp ráp và sản xuất thiết bị xe máy cho Honda).
Còn về nhà máy lắp ráp ô tô thì Thái Bình có từ năm 1993 rồi, nhưng quy mô nhỏ (hiện tại đang lắp ráp các loại xe chuyên dụng tại nhà máy ô tô Coneco An Thái, lô B3, KCN Nguyễn Đức Cảnh, đang xây dựng nhà máy sản xuất tăm bua và sản xuất nước ure ô tô tại lô E3-1 KCN Liên Hà Thái) và nhà máy sản xuất xe điện chuyên dụng của Thái Hưng chuẩn bị đi vào sản xuất
 
Last edited:

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Nhà máy ô tô Geleximco dự kiến xây dựng tại KCN Hưng Phú. Hồ sơ dự án đtxd và kdkcht KCN Hưng Phú của Geleximco hồ sơ xin ý kiến các bộ đã được bộ KHĐT gửi để xin ý kiến. Dự kiến ban đầu là xây dựng tại Lô CN-05-06 KCN Tiền Hải (ý định thuê 100ha), nhưng diện tích đất không đủ nên sẽ thực hiện tại KCN Hưng Phú.
KCN Hưng Phú mới được HĐND tỉnh Thái Bình thông qua phê duyệt quy hoạch tại NQ16-HDND ngày 09/6/2023 thôi. Đến thời điểm này đã đi xin ý kiến các bộ là sớm đấy. Đừng bất ngờ nếu chỉ cuối năm nay có chủ trương dự án đầu tư xây dựng và kdkcht KCN Hưng Phú. Hiện Geleximco đã thành lập ban ô tô, nhân sự từ nhà máy VAP. (Tiền đi lên từ lắp ráp và sản xuất thiết bị xe máy cho Honda).
Còn về nhà máy lắp ráp ô tô thì Thái Bình có từ năm 1993 rồi, nhưng quy mô nhỏ (hiện tại đang lắp ráp các loại xe chuyên dụng tại nhà máy ô tô Coneco An Thái, lô B3, KCN Nguyễn Đức Cảnh, đang xây dựng nhà máy sản xuất tăm bua và sản xuất nước ure ô tô tại lô E3-1 KCN Liên Hà Thái) và nhà máy sản xuất xe điện chuyên dụng của Thái Hưng chuẩn bị đi vào sản xuất
thằng dở này, tao bảo cho tao xem nhà máy lắp ráp ô tô mày lại đi dẫn link thằng coneco bán ô tô
 
K

Khoai

Khách vãng lai
Tèn còi có phải doanh nhân đếu đâu, dựa vào dòng tiền tham để kinh doanh, dòng tiền đó làm được chăng hay chớ. Dòng vốn đó mà vào tay dân Thanh - Nghệ thì Việt Nam đã có thêm mấy chục cái Vin - Sun rồi. Nói chung dân ngoài đó không hợp với không làm chủ lớn được đâu, làm phèn phèn mấy công ty 1,2 tỷ đô trở lại thôi, chứ muốn lên không nổi vì bản chất dân vùng đó thiếu bản lĩnh, dân ngoài đó làm con buôn thì khá giỏi, nhưng để có tầm nhìn, gan lỳ, bản lĩnh thì không có.
tính cách của người phía ngoài nhanh nhạy, khéo léo và chớp thời cơ tốt nên về kinh doanh buôn bán nhỏ và vừa rất có lợi thế. Đa số người thành đạt đi lên từ làm kinh tế giàu lên rất nhanh thường dựa vào phe nhóm, sân sau, thế lực, và không loại trừ cả kiểu mafia rửa tiền, ở các địa phương nghèo miền núi thì có thể đi lên từ kiểu băng nhóm xhđ thao túng thị trường, quan chức..... nhảy sang làm kinh doanh dưới vỏ bọc các tập đoàn, cty, đầu tư liên doanh......
Điểm chung của phần lớn các doanh nhân tỷ phú này là rất nhanh giàu, quan hệ rộng, có sự bao che của thế lực..... nhưng nó chỉ làm cho một bộ phận giàu, siêu giàu chi tiêu khét tiếng chứ không mang lại nhiều lợi ích cho xã hội, nền kinh tế. Nói một cách khác là không thể trở thành một tập đoàn kinh tế có ảnh hưởng đến sự phát triển của cả nước.
Trong chính trị thì hay kiểu bè phái, thủ đoạn và giả tạo.

Giới doanh nhân thương mại miền Nam thì giỏi làm kinh tế, dám làm lớn, dám đua với bên ngoài..... họ được thừa hưởng cái tố chất làm kinh tế cởi mở vốn có và cả giai đoạn miền Nam được tiếp cận nền kinh doanh sản xuất tư bản từ trước 1975.
Tuy nhiên họ chỉ giỏi làm kinh tế nhưng về chính trị lại sẵn sàng thỏa hiệp, ngả theo, miễn sao mình có lợi

Dân miền Trung (cũng chỉ vùng Bắc Trung Bộ) bộc trực mạnh mẽ, có khả năng chịu đựng cao, trung thành nhưng lại khô khan và thiếu đi sự tế nhị khéo léo, bù lại có khả năng hoạt động độc lập, tạo được sự đột biến và nhất là có có độ tin tưởng cao
Trong làm kinh tế họ thường đi lên từ nền móng, chậm không ồn ào nhưng khá vững chắc và có tiềm lực. Những tập đoàn kinh tế xuất thân từ miền Trung thường có đóng góp của cải cho xã hội trong sự hoạt động của mình, không giàu có nhanh chóng từ lũng đoạn, bắt tay......
Trong chính trị thì có lẽ lời Bác Hồ suy rộng ra cũng mới hiểu được cái tầm nhìn của nhà lãnh đạo lớn là hoàn toàn chính xác
"- Miền Trung là cái đòn gánh gánh 2 đầu đất nước...." Hay nói một cách khác là vai trò và sứ mệnh của miền Trung là phải nắm lấy quyền lãnh đạo đất nước, chèo lái con thuyền VN đi đúng hướng luôn tiến về phía trước để không bị quốc tế bỏ lại..
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Dự toán thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2023 là 35.340 tỷ đồng; thực hiện 8 tháng năm 2023 đạt 26.452 tỷ đồng, bằng 75% dự toán năm 2023 và 73% so với cùng kỳ; ước thực hiện cả năm 2023 đạt 33.456 tỷ đồng, bằng 95% dự toán. Đối với nhiệm vụ chi ngân sách địa phương, dự toán năm 2023 là 40.091 tỷ đồng; thực hiện 8 tháng năm 2023 đạt 26.176 tỷ đồng, bằng 65% dự toán.
PS: Tỉnh ta năm nay chắc chắn tổng thu thấp hơn tổng chi
Một năm chi hơn 40.000 tỷ cũng là nhiều
Cứ 5 năm ngân sách chi tiêu của tỉnh ta là hơn 200.000 tỷ đồng
Số tiền này nếu cho hấp thụ tốt thì sẽ hình thành được rất nhiều doanh nghiệp
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Sau thời gian thiếu việc, giãn việc thì hiện nay tình hình các nhà máy dệt may đã ổn định trở lại và tuyển thêm công nhân.
Công ty TNHH Giày Alena VN tuyển được 847 người; Rollsport VN tuyển được 846; Welina VN tuyển được 455; Sundaje VN tuyển được 407 công nhân…

Để tuyển được công nhân mới, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện chính sách khuyến khích. Theo đó, nếu công nhân đang làm việc giới thiệu thêm 1 công nhân mới sẽ được thưởng 500.000 đồng; công nhân mới vào làm việc không thông qua giới thiệu thì được nhận 1 triệu đồng.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Đề xuất bổ sung quy hoạch Bến cảng chuyên dùng phục vụ Nhà máy nhiệt điện LNG Nghi Sơn
Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được quy hoạch các nhà máy nhiệt điện LNG gồm: LNG Nghi Sơn (1500 MW) và LNG Quỳnh Lập/Nghi Sơn (1500 MW).
Để đáp ứng tiến độ triển khai thực hiện dự án nhà máy nhiệt điện LNG Nghi Sơn theo ý kiến kết luận của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tại Thông báo số 252/TB-BCT ngày 11/8/2023 về tình hình triển khai và giải pháp thực hiện đầu tư xây dựng các dự án nhiệt điện sử dụng LNG. Mới đây UBND tỉnh Thanh Hóa đã có Công văn số 12239/UBND-CN đề nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét chấp thuận cho phép bổ sung bến cảng chuyên dùng phục vụ Nhà máy nhiệt điện LNG Nghi Sơn vào Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển Bắc Trung bộ (Nhóm 2) đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và Quy hoạch chi tiết cảng biển Nghi Sơn giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Vị trí bến cảng tại khu tổng hợp, container số 2, khu bến Nam Nghi Sơn; quy mô bến có chiều dài bến khoảng 360m, diện tích khoảng 4,8ha, có thể tiếp nhận cỡ tàu LNG đến 218.000m3 (tương đương 100.000DWT); công suất bến khoảng 1,2 triệu tấn/năm. Vũng quay tàu được bố trí phía trước cầu cảng, có đường kính khoảng 500m đáp ứng cho tàu LNG trọng tải đến 100.000 DWT quay trở. Tuyến luồng nhánh kết nối từ luồng công cộng đến vũng quay tàu trước bến dài khoảng 2,13km, rộng khoảng 230m. Tiến độ thực hiện bến cảng chuyên dùng phục vụ phù hợp với tiến độ Nhà máy nhiệt điện LNG theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia.
UBND tỉnh cũng đề nghị Bộ Giao thông vận tải cho phép Sở Giao thông vận tải trực tiếp làm việc với các đơn vị liên quan của Bộ để tiếp thu, giải trình, cung cấp tài liệu và các nội dung có liên quan.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Tiềm năng của năng lượng LNG tại Việt Nam
Xã hội - 0oho1/08/2023
VTV.vn - Tập đoàn JERA và đối tác tại Việt Nam đã đặt mục tiêu đưa Dự án Nhiệt điện LNG Nghi Sơn vào vận hành trong quý IV/2030.
PS: phóng viên VTV phỏng vấn chính giám đốc Jera, ông này nói ưu tiên hàng đầu cho dự án LNG Nghi Sơn
Theo kế hoạch của tỉnh thì tháng 10/2023 lựa chọn xong nhà đầu tư
Cuối năm nay hoặc đầu năm sau chấp thuận dự án 5,8 tỷ USD này.
Dự án này thi công sẽ đem lại nguồn thu ngân sách rất lớn và ổn định đều đặn cho ngân sách tỉnh
 

Harley Quinn

Người nổi tiếng
Truyền thống thi thư tạo nên một thiên tài Ngô Bảo Châu

Với câu hỏi “vai trò của gia đình đã quyết định như thế nào trong việc tạo nên một thiên tài toán học Ngô Bảo Châu ngày nay”, PGS-TS Trần Lưu Vân Hiền – mẹ của GS Châu – khẳng định: “Chúng tôi không có một cách giáo dục nào đặc biệt".

Những dòng họ “thi thư”

Không có điều gì đặc biệt trong cách giáo dục của gia đình chúng tôi với Châu cả” - bà Hiền chậm rãi mở đầu cuộc trò chuyện. “Có lẽ, những gì tạo nên một Ngô Bảo Châu hôm nay được hun đúc, truyền qua từ nhiều thế hệ của hai dòng họ với truyền thống “thi thư” có từ rất lâu đời. Tôi tin là, chính ân đức của tổ tiên đã giúp Châu có được thành công như ngày hôm nay” - bà nhấn mạnh.

Xin được trích lược những kết quả sưu tầm khá công phu về hai dòng họ Ngô (họ nội) và Trần Lưu (họ ngoại) do những người bạn của hai ông bà thực hiện.

Theo đó, cao tổ họ nội của GS Châu là cụ Ngô Phúc Xuyến (quê ở Thanh Hóa), là bậc trung nhân, đỗ Hương cống, làm học quan giữ chức Huấn đạo đời Hậu Lê. Vào khoảng năm 1616, cụ mở trường dạy học ở thôn Tảo Khê, xã Tảo Dương Văn, huyện Ứng Hòa, Hà Tây (nay là Hà Nội). Hiếu học đã thành truyền thống lâu đời của họ Ngô. Nhà thờ họ Ngô vẫn còn lưu giữ “giáo huấn dòng tộc”, xin chép lại như sau:

“Phúc Xuyến” Ngô tộc chốn từ đường
Tiên tổ nguồn khơi những tấm gương
Tiền đại cổ nhân lưu đức trạch
Hậu nhân kết thiện tại thư hương
Kiệm, cần, liêm, chính trọn trung hiếu
Tín, nghĩa, nhân, luân vẹn kỷ cương
Gia giáo tử tôn luôn tiếp bước
Kế thừa truyền thống nghiệp văn chương.

Theo Ngô tộc phả, đời thứ 14 họ Ngô nở rộ sự nghiệp “Tiến vi quan, đạt vi sư”, trong đó nổi bật là GS Ngô Thúc Lanh với cuốn sách “Đại số tuyến tính” là một trong những cuốn sách nằm lòng về toán học. GS-TSKH Ngô Huy Cẩn - con trai thứ ba của cụ Ngô Huy Tân, thân phụ của GS Ngô Bảo Châu - cũng là một trong những nhà cơ học hàng đầu của Việt Nam.

Về phía họ ngoại, cũng theo tài liệu này, cao tổ họ Trần là cụ Trần Xỉ, quê Thanh Hóa, là nghĩa dũng quân thời Hậu Lê. Năm 1558, cụ cùng Chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa. Sau đó, cụ ở lại khai hoang, lập ấp, nay là làng Vĩnh Xương, xã Điền Môn, huyện Phong Điền, Thừa Thiên – Huế.

Các thế hệ họ Trần ở Hà Nội cũng có nhiều người tài đức, thành danh như cụ Trần Gia Chiểu (đời 12) được nhà vua ban chiếu thụ chức Hàm Chủ sự ty Bộ Công lĩnh tri Bộ Thủy quân năm 1832; Tư thiên Đại phu Lễ Bộ Thượng thư năm 1838. Phần mộ của cụ nay vẫn còn ở chợ Châu Long (HN). Đến đời thứ 13, cụ Trần Gia Minh - con thứ hai của cụ Trần Gia Chiểu đỗ tú tài vào các năm 1855, 1858, 1864 và cử nhân vào năm 1867, được Vua Thành Thái bổ nhiệm làm quan với các trọng trách khác nhau.

Dưới triều Nguyễn, học vị Trạng nguyên bị bãi bỏ. Vì vậy khoa thi vào khoảng thập niên 70 thế kỷ XIX, cụ Trần Gia Minh đỗ đầu và được nhận học vị Đông các Đại học sĩ, hàm Thái tử Thiếu bảo, chuyên dạy cho thái tử triều Nguyễn. Sau đó, cụ được Vua Thành Thái bổ nhiệm các chức vụ Tổng đốc 2 tỉnh Bình Định, Phú Yên; sau đó là Tổng đốc Nghệ An, rồi tới Hà Giang, Yên Bái, Sơn Tây, Hưng Hóa và Tuyên Quang. Năm 1887, cụ nhận chức Thị lang Bộ Hộ. Năm 1888, được Vua Đồng Khánh giao trông coi Nha Kinh lược xứ Bắc Kỳ. Do có nhiều công đóng góp với triều đình, cụ được Vua Thành Thái ban cho tên mới là Trần Lưu Huệ. Từ đó, hậu duệ họ Trần ở Hà Nội có tên đệm là Trần Lưu...
 

Harley Quinn

Người nổi tiếng
Thanh Hóa - Thăng Long: “Mối lương duyên nghìn năm”

Sau khi đất nước ta giành độc lập, tự chủ - từ đầu thế kỷ X, nhiều luồng cư dân Thanh Hóa đã thiên di ra các địa phương phía Bắc, ra Thăng Long. Đối tượng “di cư” này phần lớn là tầng lớp Nho sĩ đỗ đạt, được bổ nhiệm quan chức ở các địa phương và định cư tại nơi trị nhậm; một bộ phận là những người buôn bán, là thợ thủ công, ngược xuôi khắp nơi và “đất lành, chim đậu”.

Từ thời Lý -Trần, sự nghiệp của một số nhân vật người Thanh Hóa được sử sách ghi chép lại như Đào Cam Mộc - một công thần có công lớn trong việc phò trợ Lý Công Uẩn lên ngôi năm 1009; Lê Phụng Hiểu với công lao dẹp “loạn Tam vương”, phò Lý Phật Mã lên ngôi (tức Lý Thái tông) năm 1028... Tuy sử liệu không thể hiện cụ thể, nhưng chắc chắn trong suốt thời Lý (1009-1225), đã có nhiều người Thanh Hóa định cư ở Thăng Long.


Từ thời Trần (1225-1400), nhiều văn thần người gốc Thanh Hóa đã có những đóng góp cho sự phát triển thịnh trị của vương triều. Về khoa bảng có Lê Văn Hưu, Lưu Diễm, Lưu Miễn; về chính trị có Lê Quát, trung thần tiết nghĩa có Lê Giốc, võ tướng nổi tiếng trung liệt có Trần Khát Chân... Đây mới chỉ là một số nhân vật tiêu biểu xứ Thanh có nhiều đóng góp với hai triều đại Lý - Trần (thế kỷ XI-XV). Trong tình hình tư liệu hiện nay việc xác định quá trình người Thanh Hóa chuyển cư đến các địa phương khác thời Lý - Trần rất khó khăn.

Theo gia phả họ Bùi ở Thịnh Liệt (dòng Bùi Xương Trạch, Bùi Huy Bích...) cho biết dòng họ này gốc từ Cát Xuyên (Hoằng Hóa), chuyển ra ở Định Công rồi rời về Thịnh Liệt (nay thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội) vào thời cuối Trần. Dòng họ này từ thời Lê đã nổi danh nhiều người đỗ đạt: Tiến sĩ Bùi Xương Trạch (1478); Bảng nhãn Bùi Vĩnh (1532); Tiến sĩ Bùi Bỉnh Quân (1619); Hoàng giáp Bùi Huy Bích (1769)...

Năm 1428, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng lợi trọn vẹn, vương triều Lê được thành lập với vị vua khai sáng là Lê Thái tổ. Từ thời điểm này, các luồng chuyển cư của người Thanh Hóa ra Thăng Long trở nên rõ nét hơn. Đặc biệt đội ngũ công thần Lũng Nhai tham gia bộ máy chính quyền nhà Lê ở Thăng Long rất đông đảo.

Những công thần mà sử chép lại như Lê Văn Linh, Lê Sát, Lê Ngân, Phạm Vấn, Đinh Lễ... chỉ là con số rất ít trong tất cả những người tham gia khởi nghĩa Lam Sơn từ buổi đầu. Chắc chắn, với những công trạng ấy, một bộ phận không nhỏ trong số họ đã theo Lê Thái tổ chuyển cư ra Thăng Long. Kinh Bắc Như Quỳnh Trương thị quý thích thế phả, dòng họ Trương ở Như Quỳnh (Gia Lâm, Hà Nội) nguồn gốc từ ông tổ là Trương Lôi - một khai quốc công thần thời Lê Thái tổ.

Trong 100 năm tồn tại của vương triều Lê sơ, con cháu công thần khai quốc triều Lê vẫn chiếm giữ những vị trí trọng yếu trong bộ máy chính quyền ở Trung ương và các địa phương. Đó là con cháu công thần Lê Lai, của Lê Văn Linh, Trịnh Khắc Phục, Ngô Kinh, Ngô Từ... Riêng con cháu của Ngô Kinh, Ngô Từ ở Đồng Phang (Yên Định) có hàng chục người tham gia bộ máy chính quyền nhà Lê và nắm giữ những vị trí trọng yếu như Ngô Hồng, Ngô Lan...

Ngoài ra còn hàng vạn binh lính xứ Thanh sau khởi nghĩa thắng lợi đã trở thành chỗ dựa cho triều đình và chuyển cư cùng gia đình ra sinh sống tại Thăng Long và nhiều địa phương phía Bắc. Sự chuyển cư này hầu như không được sử sách ghi chép song chắc chắn nó chiếm số lượng đáng kể và có những đóng góp nhất định đối với sự phát triển của các vùng miền lúc bấy giờ.

Thời Lê sơ, người Thanh Hóa ra Thăng Long không chỉ bằng con đường hoạn lộ, binh nghiệp mà còn bởi mục đích học hành, thi cử. Thời Lê sơ, Thanh Hóa có 46 người đỗ đại khoa trong tổng số 1.005 tiến sĩ cả nước, chiếm gần 4,6%. Nhiều người sau này trở thành những văn thần nổi tiếng, có nhiều đóng góp đối với sự phát triển của lịch sử dân tộc như Trịnh Thiết Trường, Lương Đắc Bằng...

Sau tròn 1 thế kỷ tồn tại với đỉnh cao thịnh trị thời Lê Thánh tông (1460-1497), triều Lê dần suy vi, khủng hoảng dẫn đến sự thay thế của nhà Mạc vào năm 1527. Tuy nhiên từ năm 1533, trên lãnh thổ Đại Việt đã hình thành một cục diện chính trị mới: sự tồn tại của hai thế lực phong kiến, hai vương triều đối nghịch: Nam triều (tức triều đình Lê Trung hưng) và Bắc triều (tức triều Mạc). Từ năm 1545 đến năm 1592 diễn ra nội chiến khốc liệt giữa hai thế lực phong kiến: Lê - Trịnh và Mạc với 38 trận đánh lớn nhỏ. Năm 1592, quân Lê - Trịnh thắng trận, thu phục Thăng Long. Vua Lê trở lại Thăng Long và theo sau là một đội ngũ đông đảo quan lại và binh lính cùng gia quyến.

Sự di dời từ Thanh Hóa ra Thăng Long của triều đình Lê - Trịnh từ cuối thế kỷ XVI đã khiến cho diện mạo của luồng chuyển cư từ Thanh Hóa ra Bắc, ra Thăng Long có nhiều nét khác biệt so với các thời kỳ trước, đặc biệt luồng di cư thời kỳ này đã mạnh mẽ hơn, đông đảo hơn, gồm nhiều thành phần dân cư hơn. Nếu như trước đây chỉ là những tướng lĩnh, công thần có công với nhà vua di cư theo vua ra Thăng Long thì đến thời kỳ này, cùng hộ giá vua Lê hồi Kinh không chỉ là những công thần, tướng lĩnh mà còn có tôn thất nhà Lê, thân thích, họ tộc của chúa Trịnh. Riêng dòng họ chúa Trịnh, có các chi nhánh lập cư xung quanh và nội vùng Thăng Long khá nhiều.

Dòng trực hệ của chúa Trịnh Tùng định cư tại Thanh Oai, Thạch Thất, Chương Mỹ (Hà Nội), Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên
... Dòng của Trịnh Đỗ (em Trịnh Tùng) định cư ở Hưng Yên. Di duệ của chúa Trịnh Khải là Thái tử Trịnh Vân được một vị quan họ Lê đưa về sinh sống tại làng Hưng Giáo, huyện Thanh Oai, Hà Nội và chuyển sang họ Lê để tránh sự truy sát của triều đại sau... Trên đây mới chỉ là những thống kê sơ lược các chi nhánh thuộc dòng dõi các chúa Trịnh sinh sống ở vùng Thăng Long và vùng ven Thăng Long.

Bên cạnh đó là đội ngũ tướng lĩnh, binh lính tham gia trong sự nghiệp trung hưng nhà Lê và phụng sự vương triều sau này. Đội ngũ võ tướng, văn thần được biết đến với các nhân vật lịch sử người Thanh Hóa như Phạm Đốc, Hoàng Đình Ái, Vũ Sư Thước, Hà Thọ Lộc, Lại Thế Khanh, Bùi Khắc Nhất...

Sau khi trung hưng, trở về định đô tại Thăng Long, toàn bộ số quân tuyển được từ Thanh Hóa và Nghệ An gồm 12 vạn đã chuyển cư ra Thăng Long cùng xa giá vua Lê. Luồng chuyển cư của người Thanh Hóa ra Thăng Long lúc này tiếp nhận thêm một bộ phận đông đảo binh lính. Thành phần binh lính triều Lê - Trịnh nhập cư ở Thăng Long trong các thế kỷ XVII-XVIII phần lớn là Ưu binh, lực lượng tin cậy tâm phúc của cung vua, phủ Chúa.

Bên cạnh đông đảo các tướng lĩnh, binh lính chuyển cư cùng vua Lê, chúa Trịnh ra kinh thành Thăng Long, người Thanh Hóa ở Thăng Long thời kỳ này còn có sự góp mặt của tầng lớp quan lại. Truyền thống học hành, khoa cử của người Thanh Hóa được tiếp nối và phát huy. Thời kỳ này, có tới 108 người Thanh Hóa đỗ tiến sĩ qua các kỳ thi, chiếm số lượng nhiều nhất so với các thời kỳ trước. Trong số này nhiều người làm quan tại triều đình hoặc các chức quan địa phương và họ đã nhập cư ở Thăng Long hoặc các tỉnh ở phía Bắc.

Theo gia phả một số dòng họ cho thấy:

  • Hậu duệ của Bảng nhãn Bùi Khắc Nhất đã nhập cư ở phường Kim Liên

  • Tiến sĩ Mai Thế Chuẩn (người Thạch Giản, Nga Sơn) đỗ năm 1731, nhập cư tại Hoàng Cầu; hiện nay các nhánh họ Mai ở Hà Nội rất đông đảo.

  • Tiến sĩ Nguyễn Hiệu, người Nông Trường (Triệu Sơn) làm quan ở Thăng Long, đến đời con ông là Nguyễn Hoàn - một trụ cột của triều đình Lê Trịnh - đã định cư ở làng Đa Sĩ (nay thuộc phường Kiến Hưng, quận Hà Đông)...
Một trong những thành phần cư dân nguồn gốc Thanh Hóa bổ sung cho cộng đồng dân cư Thăng Long và các tỉnh phía Bắc chính là tầng lớp thợ thủ công và người buôn bán. Tại làng rèn Thị Hòe (còn gọi là làng Canh, Từ Liêm, Hà Nội) còn lưu giữ tấm bia đá khắc năm Khải Định thứ 9 (1924) với tiêu đề Đắc tộc đại tôn lập phả, cho biết cụ tổ nghề vốn quê gốc ở xã Cổ Định, huyện Nông Cống, Thanh Hóa, di cư ra Thị Hòe đem theo nghề rèn truyền đạt cho dân làng. Sau đó, dân làng Thị Hòe lại di cư ra Thăng Long, lập nên phố hàng Bừa (sau là phố Lò Rèn).

Dân làng Bát Tràng còn tương truyền về nguồn gốc của những người đầu tiên đem nghề làm gốm truyền dạy cho dân làng là người gốc Thanh Hóa. Đó chính là những người thợ thuộc họ Nguyễn Ninh Tràng (Trường) từ Vĩnh Ninh (Vĩnh Lộc) - nơi sản xuất loại gạch xây thành nổi tiếng trong lịch sử.

Trong rất nhiều Tạp ký có nhắc đến người Thanh Hóa nhập cư ở Thăng Long. Trong Bà tâm huyền kính lục, truyện Cát tâm định đà (Lòng lành giữ vững được lái thuyền) kể chuyện về người lái buôn Phùng Cát Khánh ở Hải Vạn, Thanh Hóa, trong hơn 40 năm ông thường xuyên đi thuyền vượt biển ra Bắc Thành buôn bán.

Hay trong Vân nang tiểu sử có truyện Vị tha nhân phu (Nhận làm cha người), có nhắc đến một người ở xã Hoằng Nghĩa (nay là xã Hoằng Lộc), huyện Hoằng Hóa là khách buôn, trọ tại một ngôi chùa ở Hồ Gươm. Vốn là vùng đất có truyền thống học hành và có nhiều người đỗ đạt tại các kỳ thi tổ chức ở Thăng Long do đó đi học, đi thi được nhiều người Thanh Hóa chọn như một nghề để tiến thân. Lan trì kiến văn lục, truyện Nguyễn Quỳnh còn kể một giai thoại về vị danh sĩ đất Thanh Hóa này khi ông còn là một Nho sinh học ở Quốc Tử Giám, hay truyện Tái sinh (Sống lại) kể lại chuyện chàng Đào Sinh, người huyện Đông Sơn, vốn là Nho sinh nghèo khó, vì không hỏi được vợ, bỏ lên kinh du học, ba năm sau thi Hương đỗ đầu.

Nhiều người Thanh Hóa có học hành, lấy nghề dạy học làm nghề nuôi thân cũng được nhắc đến trong các truyện như truyện Trúc mộ báo thù (Đắp mộ được đáp đền) hay truyện Vị tha nhân phụ (Nhận làm cha người) trong Vân nang tiểu sử kể chuyện về một anh họ Nguyễn, xã Hoằng Nghĩa, Hoằng Hóa và anh họ Lưu, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, cãi nhau với vợ, trốn ra Bắc dạy học.


Những người làm nghề múa hát họ Đào di cư từ Thanh Hóa ra Thăng Long, thường đi diễn trò phục vụ các đình đám hội hè, tụ tập sống ở một thôn gọi là thôn Giáo Phường. Hiện nay vẫn còn ngôi đình Giáo Phường ở phố Huế, Hà Nội.

Tuỳ từng địa phương, từng thời điểm mà hát Ca trù còn gọi là hát ả đào, hát cô đầu, hay hát nhà tơ… tuy nhiên dù có tồn tại ở dạng tên gọi nào thì sự tồn tại của Ca trù luôn gắn liền với các đào nương "không có đào nương bất thành Ca trù, khi nói đến Ca trù không thể không nói tới đào nương"

Ca trù bắt đầu có từ thời nhà Lê (thế kỷ XV) sau khi cây đàn đáy do Đinh Lễ (hay Đinh Dự theo một số Giáo phường) sáng chế ra

Tóm lại, trong tiến trình lịch sử, người Thanh Hóa nhập cư ở Thăng Long từ nhiều luồng ngả khác nhau, với nhiều đối tượng khác nhau (hoàng tộc nhà Lê, tôn thất họ Trịnh, quan lại, binh lính và các hạng dân...). Đội ngũ này đã đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của lịch sử dân tộc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục và ngoại giao thông qua sự nghiệp của từng nhân vật cụ thể. Riêng Thăng Long không chỉ là nơi tập trung dân “tứ chiếng” mà có sự góp mặt đông đảo của người xứ Thanh, tạo nên Thăng Long - Hà Nội một diện mạo với nền văn hóa, văn hiến đa dạng, phong phú nhiều sắc màu.
 
Last edited:

Facebook Comment

Chủ đề tương tự

Chủ đề được quan tâm nhất

Top