• Lưu ý đọc kỹ nội quy trước khi đăng bài để tránh bị bannick, xóa bài. Xem hướng dẫn đăng bài và tính năng UP tin miễn phí
  • Thông báo về việc đăng bài & đăng ký thành viên áp dụng tại thread Hot news, Projects & Developments
    - Phải đăng ký thành viên mới có thể đăng bài tại thread này.
    - Nếu gặp khó khăn khi đăng ký, vui lòng liên hệ qua email : thanhhoaonline.net@gmail.com để được hỗ trợ đăng ký và kích hoạt tài khoản.
V

Vong Xay Phongxaly

Khách vãng lai
Nếu để xét tỉnh thuần dân địa phương gốc thì tỉnh ta số 1 về TDTT
HN, TPHCM là dân góp nên không tính!
Chuẩn, mấy cái trường kiểu thpt đại học quốc gia HN...... toàn đi gom từ nơi khác về để luyện gà nòi. Thi giải thì ầm ĩ vậy thôi nhưng khi bọn này đi du học hoặc ra nghiên cứu thực tế áp dụng thì gần như mờ nhạt
Kiểu như mấy đại gia vung tiền chiêu mộ xây lên mấy đội PVF gì đó, xây nhà từ nóc nên hết tiền là cũng coi như xóa sổ
 

Md894

Người nổi tiếng
Đúng cháu Thái Lọ nói chuyện vừa ngu vừa dốt, các cụ dạy rồi biết thì thưa thốt, không biết thì ngậm mẹ mồm lại. Cháu có biết PVF xây dựng bóng đá như nào không mà bảo xây nhà từ nóc, người ta là một trong những lò đào tạo hàng đầu cả nước hiện nay, ngoài đào tạo họ còn chuyển nhượng và chiêu mộ. Cái chiến lược của họ là chiến lược của tất cả các đội bóng hàng đầu thế giới hiện nay, hay như Việt Nam thì CLB HN, Viettel cũng từng áp dụng rất thành công, và khác hoàn toàn chiến lược của SLNA hiện nay.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Cứ tưởng năm nay món olimpic này ko được cháu nào nhưng cũng đã có HCB Vật lý
Phong độ olimpic của chuyên Lam Sơn rất đều. Liên tục hàng chục năm, hầu như năm nào cũng có giải
 

VPC-HC

Thành viên tích cực
Cứ tưởng năm nay món olimpic này ko được cháu nào nhưng cũng đã có HCB Vật lý
Phong độ olimpic của chuyên Lam Sơn rất đều. Liên tục hàng chục năm, hầu như năm nào cũng có giải
Trường Chuyên tỉnh liệu đã có trường nào đạt 9 huy chương Olympic khu vực, quốc tế trong 1 năm chưa bác Hạc nhỉ
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Trường Chuyên tỉnh liệu đã có trường nào đạt 9 huy chương Olympic khu vực, quốc tế trong 1 năm chưa bác Hạc nhỉ
Năm nhiều nhất là 6 thôi
Nhưng phong độ đều hàng đầu cả nước
Có năm ít nhưng ấn tượng, chẳng hạn 2008, trong đội IMO chỉ có 2 HCV thì cả hai đều là HS chuyên Lam Sơn
Trưởng đoàn IMO năm nay là TS Lê Anh Vinh người Thanh Hoá
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
GS.TS Lê Anh Vinh sinh năm 1983, quê Thanh Hóa là cựu học sinh chuyên Toán, trường THPT chuyên Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội. Từng giành huy chương bạc Olympic Toán quốc tế và huy chương vàng Toán Châu Á Thái Bình Dương, nhận học bổng toàn phần của chính phủ Úc và tốt nghiệp thủ khoa ngành Toán - Tin đại học New South Wales (Úc).

Ông nhận bằng tiến sĩ ở Đại học Havard (Hoa Kỳ) khi mới 27 tuổi.
ps: Học sinh Thanh Hoá ra học chuyên ĐH KHTN khá nhiều và thường chỉ coi chuyên Lam Sơn là lựa chọn số 2.
GSTS Lê Anh Vinh này là một trường hợp như thế
Cậu này là giáo sư trẻ nhất Việt Nam khi được phong ở tuổi 37.
Thường xuyên là trưởng đoàn IMO
 

Hungda

Người nổi tiếng
GS.TS Lê Anh Vinh sinh năm 1983, quê Thanh Hóa là cựu học sinh chuyên Toán, trường THPT chuyên Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội. Từng giành huy chương bạc Olympic Toán quốc tế và huy chương vàng Toán Châu Á Thái Bình Dương, nhận học bổng toàn phần của chính phủ Úc và tốt nghiệp thủ khoa ngành Toán - Tin đại học New South Wales (Úc).

Ông nhận bằng tiến sĩ ở Đại học Havard (Hoa Kỳ) khi mới 27 tuổi.
ps: Học sinh Thanh Hoá ra học chuyên ĐH KHTN khá nhiều và thường chỉ coi chuyên Lam Sơn là lựa chọn số 2.
GSTS Lê Anh Vinh này là một trường hợp như thế
Cậu này là giáo sư trẻ nhất Việt Nam khi được phong ở tuổi 37.
Thường xuyên là trưởng đoàn IMO
Đúng là có nhiều Học sinh Thanh Hoá ra học chuyên ở HN. Nhưng Lê Anh Vinh không phải là trong nhóm này anh ạ. Bố của Vinh là TS. Lê Văn Tri quê Nông Công (một trong những người Việt có nhiều bằng sáng chế nhất), Vinh sinh ra và lớn lên ở Hà Nội.
 

VPC-HC

Thành viên tích cực
Năm nhiều nhất là 6 thôi
Nhưng phong độ đều hàng đầu cả nước
Có năm ít nhưng ấn tượng, chẳng hạn 2008, trong đội IMO chỉ có 2 HCV thì cả hai đều là HS chuyên Lam Sơn
Trưởng đoàn IMO năm nay là TS Lê Anh Vinh người Thanh Hoá
Mấy năm gần đây chất lượng thi quốc gia, quốc tế của BN tăng dần theo từng năm, năm nào cũng có giải quốc tế mang về, thi quốc gia cũng luôn trong top đầu.
Việc tuyển được một số các giáo viên có bằng tiến sĩ (bằng TS của ĐH nước ngoài) trước mắt đã cho thấy được hiệu quả.
 
B

Bodoi

Khách vãng lai
Nam nay có mấy giải mới tổ chức lần đầu như Olympic Hóa học quốc tế Abu Reikhan Beruniy , là cái giải vô danh, chỉ có hơn chục nước tham gia, ông VN thi vớ vẩn cũng xếp nhất toàn đoàn, nên cũng chỉ như cái giải làng

Còn Olympic Vật Lý Châu Âu thì tùy, có năm VN tổ chức đoàn tham gia, có năm không, giải này trước kia chủ yếu chỉ định học sinh Ams tham gia

Còn đỉnh cao vẫn là 5 cuộc thi Toán (IMO, Vật Lý (IPhO), Hóa Học (IChO), Sinh Học (IBO) , Tin Học (IOI), đây là các cuộc thi danh giá nhất, và Việt Nam luôn ưu tiên đầu bảng để tham gia

Thanh Hóa còn 1 bạn thi Tin Học (IOI) vào tháng 8
 
B

Bodoi

Khách vãng lai
Năm nhiều nhất là 6 thôi
Nhưng phong độ đều hàng đầu cả nước
Có năm ít nhưng ấn tượng, chẳng hạn 2008, trong đội IMO chỉ có 2 HCV thì cả hai đều là HS chuyên Lam Sơn
Trưởng đoàn IMO năm nay là TS Lê Anh Vinh người Thanh Hoá
9 cái mất 2 cái giải vớ vẩn, tính xếp hạng người ta chỉ tính HCV, 1 cái HCV bằng trăm cái HCB, HCĐ, chứ ai tính tổng HC bao giờ
 
K

Kim Jong Un

Khách vãng lai
Năm nhiều nhất là 6 thôi
Nhưng phong độ đều hàng đầu cả nước
Có năm ít nhưng ấn tượng, chẳng hạn 2008, trong đội IMO chỉ có 2 HCV thì cả hai đều là HS chuyên Lam Sơn
Trưởng đoàn IMO năm nay là TS Lê Anh Vinh người Thanh Hoá
HCV của IMO quý hơn vàng 10, đây là môn được coi là danh giá nhất trong tất cả cuộc thi mà Việt Nam tham gia, vì tính chất nền tảng cho tất cả các môn tự nhiên khác, cũng như độ khó của đề
 

VPC-HC

Thành viên tích cực
Nam nay có mấy giải mới tổ chức lần đầu như Olympic Hóa học quốc tế Abu Reikhan Beruniy , là cái giải vô danh, chỉ có hơn chục nước tham gia, ông VN thi vớ vẩn cũng xếp nhất toàn đoàn, nên cũng chỉ như cái giải làng

Còn Olympic Vật Lý Châu Âu thì tùy, có năm VN tổ chức đoàn tham gia, có năm không, giải này trước kia chủ yếu chỉ định học sinh Ams tham gia

Còn đỉnh cao vẫn là 5 cuộc thi Toán (IMO, Vật Lý (IPhO), Hóa Học (IChO), Sinh Học (IBO) , Tin Học (IOI), đây là các cuộc thi danh giá nhất, và Việt Nam luôn ưu tiên đầu bảng để tham gia

Thanh Hóa còn 1 bạn thi Tin Học (IOI) vào tháng 8
Thanh Hoá năm nay có những giải gì nhỉ?
Giải vô danh mà hs TH cũng không được chọn à?
Bắc Ninh năm nay theo thông tin thì sau mỗi Chuyên KHTN về cả số lượng lẫn chất lượng, trong đó có e Nguyễn Tuấn Phong đạt điểm cao nhất toàn đoàn ở cả 2 cuộc thi IPhO và APhO
 
Last edited:

Hungda

Người nổi tiếng
Trường Chuyên tỉnh liệu đã có trường nào đạt 9 huy chương Olympic khu vực, quốc tế trong 1 năm chưa bác Hạc nhỉ
Có giải thì khoe là bình thường. Nhưng cái "Olympic Hóa học quốc tế Abu Reikhan Beruniy" là giải quốc tế tự phong do Uzbekistan tự tổ chức, 2023 cũng là năm đầu tiên. Đánh đồng với Olympic Hóa học quốc tế sao được. Cho nên bớt 1 vàng 1 bạc đi, dù sao vẫn nhiều mà ^_^
 

VPC-HC

Thành viên tích cực
Có giải thì khoe là bình thường. Nhưng cái "Olympic Hóa học quốc tế Abu Reikhan Beruniy" là giải quốc tế tự phong do Uzbekistan tự tổ chức, 2023 cũng là năm đầu tiên. Đánh đồng với Olympic Hóa học quốc tế sao được. Cho nên bớt 1 vàng 1 bạc đi, dù sao vẫn nhiều mà ^_^
Sao lại bớt nhỉ :)) giải nào mà chẳng có lần đâu tiên :)) các tỉnh, tp có hs đạt giải này cũng đang tính cả đấy chứ có trừ gì đâu nhỉ. Và vẫn được mức thưởng tương đương như IChO
Giải này tổ chức cũng toàn mấy nước truyền thống mạnh thôi
 
Last edited:
V

vongxay

Khách vãng lai
mấy cái giải vô danh kiểu như thi Hoa hậu quý bà, hoa hậu vùng chè....hay giải tứ hùng đna trong bóng đá mấy đội góp tiền thuê trọng tài sân bãi, đặt làm cờ cúp để giao lưu với nhau......hay mấy cái giải thi học sinh giỏi kiểu để xin tài trợ, quảng bá thương hiệu thì chỉ mang tính chất giao lưu, lập đoàn tham dự kết hợp đi thực tế cọ xát, du lịch
Cho vui thôi chứ chả để làm gì, mấy cái bằng cấp danh hiệu kiểu đó sang Mỹ du học họ vứt vào sọt rác
giải thi Olympic nào mà có hàng mấy chục quốc gia tham gia trong đó có Nga, Mỹ, TQ.... thì mới là uy tín, mà thường những giải đó thì đoàn VN may lắm được cái huy chương đồng còn không thì mang về toàn giải không chính thức như triển vọng, vượt khó, đồng đội..... gọi là an ủi đi ra ngoài cho biết là chính
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Tỉnh ta có 27 đơn vị cấp huyện thì có 11 huyện miền núi và 16 đơn vị đồng bằng
Đến nay chưa có huyện miền núi nào đạt chuẩn nông thôn mới
Với 16 đơn vị đồng bằng thì còn Hà Trung; Hậu Lộc sẽ xong trong năm nay
Bôi bác nhất là TX Nghi Sơn, đơn vị còn lại duy nhất của đồng bằng chưa đạt chuẩn nông thôn mới sau khi kết thúc 2023 và phấn đấu 2025 mới đạt
 
H

Humg.k55

Khách vãng lai
Tỉnh ta có 27 đơn vị cấp huyện thì có 11 huyện miền núi và 16 đơn vị đồng bằng
Đến nay chưa có huyện miền núi nào đạt chuẩn nông thôn mới
Với 16 đơn vị đồng bằng thì còn Hà Trung; Hậu Lộc sẽ xong trong năm nay
Bôi bác nhất là TX Nghi Sơn, đơn vị còn lại duy nhất của đồng bằng chưa đạt chuẩn nông thôn mới sau khi kết thúc 2023 và phấn đấu 2025 mới đạt
Tôi thấy Thanh Hóa bỏ ra mấy chục nghìn tỷ xây dựng nông thôn mới chỉ là để xài cho hoang phí, bỏ tiền ra để chi tiêu đáp ứng mấy cái tiêu chí vớ vẩn của NTM. Xã nào cũng xây svđ, xây nhà văn hóa, .... Xã nào cũng như xã nào, không có sự phát triển tập trung đặc thù vào những vị trí quan trọng. Tận thu ngân sách năm sau cao hơn năm trước để lấy thành tích trong khi người ta thì ém đi.
Ngay mấy cái đề án xây dựng huyện của Thanh Hóa cũng rất không thực tế, đi vào Nghệ An hay ra bắc thì các trung tâm huyện của họ đều phát triển hơn nhiều.
Ví dụ như tôi đang làm dự án ở Thái Bình. Trước đây họ nghèo rớt vậy mà giờ thị trấn của người ta dân giàu, phố xá sầm uất tầm gấp 2 Bỉm Sơn trở lên, các xã của nó cũng tầm gần bằng hoặc ~ tt Hà Trung.
Đi dọc trục QL 1A vào từ Hoàng Mai, Cầu Giát, Diễn Châu, Quán Hành nhìn đều tăm tắp. Sang Thanh Hóa thì ối zồi ôi.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
UBND tỉnh đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận chuyển đổi nhiên liệu than sang LNG của Nhà máy Nhiệt điện Công Thanh tại Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa và cập nhật vào Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII
Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc đầu tư Dự án Nhiệt điện Công Thanh, ngày 11/7/2023, UBND tỉnh đã ban hành văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận chuyển đổi nhiên liệu than sang LNG của Nhà máy Nhiệt điện Công Thanh tại Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa và cập nhật vào Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII.
Theo nội dung Văn bản: Tại Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII); Dự án Nhiệt điện Công Thanh có công suất 600MW tại Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa được triển khai đầu tư trong giai đoạn 2021 - 2030, nhưng đồng thời cũng nằm trong Danh mục các dự án nhiệt điện than chậm tiến độ, gặp khó khăn trong thay đổi cổ đông, thu xếp vốn; theo đó, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo: “Bộ Công Thương làm việc với nhà đầu tư, cho phép kéo dài đến tháng 6/2024 mà không triển khai được thì phải xem xét chấm dứt theo quy định của pháp luật”. Trên cơ sở đề xuất của nhà đầu tư, UBND tỉnh xét thấy việc đề xuất chuyển đổi nhiên liệu than sang khí LNG của Công ty Cổ phần Nhiệt điện Công Thanh là phù hợp với chiến lược phát triển nguồn năng lượng sạch, chống biến đổi khí hậu theo hướng bền vững và đã có Văn bản số 9651/UBND-CN ngày 04/7/2022 báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận cho dự án Nhà máy Nhiệt điện Công Thanh chuyển đổi nhiên liệu sử dụng than sang khí LNG nhập khẩu với công suất nhà máy 1.500MW, cụ thể: Công suất nhà máy sau khi chuyển đổi nhiên liệu từ 600MW lên 1.500MW; vị trí nhà máy trên địa bàn Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá (vị trí hiện trạng của dự án Nhà máy Nhiệt điện Công Thanh); sản lượng điện phát lên lưới trung bình hàng năm tăng từ 3,9 tỷ kWh lên 9,0 tỷ kWh; tổng diện tích sử dụng đất của dự án tăng từ 92,99ha lên 197,3ha; nhiên liệu chính chuyển đổi từ than sang khí LNG nhập khẩu, tiêu thụ 1,2 - 1,5 triệu tấn/năm; công nghệ Tuabin khí chu trình hỗn hợp; cung cấp nước làm mát từ nước biển; phương án đấu nối dự kiến đấu nối về TBA 500kV Hưng Yên (trong trường hợp tiến độ của TBA 500kV Hưng Yên phù hợp với tiến độ dự án) hoặc đấu nối về TBA 500 kV Nam Hà Nội (trong trường hợp tiến độ của TBA 500kV Nam Hà Nội phù hợp với tiến độ dự án) hoặc đấu nối về TBA 500kV Long Biên; tổng mức đầu tư tăng từ 1,2 tỷ USD lên 2,0 tỷ USD; thời gian vận hành thương mại chuyển từ giai đoạn 2021-2025 sang năm 2028.
Thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nêu rõ “phân bổ tối ưu hệ thống năng lượng quốc gia trong tất cả các lĩnh vực trên cơ sở lợi thế so sánh của từng địa phương”; đồng thời, Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 định hướng “đưa tỉnh Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm lớn của vùng Bắc Trung bộ và cả nước về công nghiệp nặng, mà trọng tâm là phát triển công nghiệp năng lượng và chế biến, chế tạo”; tỉnh Thanh Hóa đang tập trung thu hút đầu tư các dự án năng lượng, đặc biệt là các dự án điện khí LNG nhằm tận dụng lợi thế của Cảng nước sâu Nghi Sơn và hạ tầng đồng bộ của Khu kinh tế Nghi Sơn, nhằm sớm hiện thực hóa chủ trương nêu trên của Bộ Chính trị, đưa tỉnh Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm về năng lượng của cả nước.
Trong khi đó, dự án Nhiệt điện Công Thanh đã cơ bản hoàn thành việc GPMB, san lấp, đầu tư hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo các điều kiện về mặt bằng để đầu tư nhà máy; Công ty CP Nhiệt điện Công Thanh đã tích cực làm việc với các nhà đầu tư uy tín nước ngoài (như các Tập đoàn BP, GE, Quỹ đầu tư Actis) để nghiên cứu tính khả thi của việc đầu tư dự án Nhiệt điện Công Thanh bằng nhiên liệu khí LNG. Vì vậy, dự án Nhiệt điện Công Thanh có nhiều điều kiện thuận lợi để triển khai dự án đầu tư và hoàn thành đưa dự án đi vào vận hành trước năm 2030 (dự kiến trong năm 2028) nếu chuyển sang nhiên liệu khí LNG, đảm bảo các mục tiêu theo Quy hoạch điện VIII của Thủ tướng Chính phủ.
Mặt khác, tại trang 8, Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ về cơ cấu nguồn điện đến năm 2030 có nội dung: “Với các nguồn điện than đang gặp khó khăn trong việc triển khai sẽ cập nhật quá trình xử lý để thay thế bằng các nguồn điện LNG hoặc năng lượng tái tạo”; tại điểm 2 mục 3.6 (trang 19) Tờ trình số 2842/TTr-BCT ngày 14/5/2023, Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Quy hoạch điện VIII có nội dung: “xem xét đề nghị chuyển đổi nhiên liệu sang LNG của dự án Công Thanh trong Kế hoạch thực hiện Quy hoạch. Các dự án đã quá hạn theo quy định không xem xét kéo dài, các dự án khác nếu sau 2 năm trong thể triển khai được thì đề xuất thay thế bằng các nguồn điện LNG hoặc năng lượng tái tạo”.
Trên cơ sở đó, UBND tỉnh đề nghị Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà xem xét, thống nhất cho dự án Nhiệt điện Công Thanh chuyển đổi nhiên liệu sử dụng than sang khí LNG nhập khẩu với công suất 1500MW thuộc dự án LNG Quỳnh Lập/Nghi Sơn 1.500MW trong Quy hoạch điện VIII và cập nhật dự án vào Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII.
PS: Gửi những thành phần phản bác đọc cho rõ
Cả bộ phận tham mưu lẫn lãnh đạo của cả tỉnh Thanh Hóa không phải mơ hồ trong việc chuyển đổi nhiệt điện công thanh 600mw có vốn 1,2 tỷ đô la sang LNG công suất 1500MW tổng vốn 2 tỷ USD được
Về bản chất, thực chất ở đây dự án LNG Công Thanh 1500MW không khác gì dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn với PVN góp cổ phần( chỉ góp bằng đất đai của tỉnh Thanh Hóa mà PVN đại diện, quy đổi ra 25% cổ phần).
Công Thanh đã đàm phán liên kết đầu tư, vay vốn rất chắc chắn, mặt khách mặt bằng đã sẵn
Bây giờ chỉ cần PTT Trần Hồng Hà đồng ý là dự án sẽ bước vào khởi động ngay, rất nhanh.
Dự án có số vốn tới 2 tỷ đô la FDI.
Thêm dự án LNG Nghi Sơn có số vốn 5,8 tỷ đô la nữa
Nếu suôn sẻ thì trước 2025 tỉnh ta có thêm 7,8 tỷ đô la vốn FDI.
Năm 2022, tổng vốn FDI của 143 dự án tỉnh ta là 14,6 tỷ USD(https://truyenhinhthanhhoa.vn/thanh-hoa-dung-thu-8-ca-nuoc-ve-thu-hut-von-dau-tu-nuoc-ngoai-180230219174325695.htm)
Thêm được 7,8 tỷ USD này nữa thì tỉnh ta sẽ có 22,4 tỷ USD vốn FDI trước 2025 mà chưa cần quan tâm đến các dự án FDI thu hút thêm của các năm 2024,2025 từ các KCN sẽ hình thành.
Chơi công nghiệp nặng thì ít dự án thật đấy, nhưng nếu xơi được dự án lớn thì tổng vốn rất khủng khiếp.
Hai dự án LNG này triển khai thì không khác gì Thanh Hóa có dự án Lọc dầu thứ 2 vì tổng vốn cũng gần 8 tỷ đô la so với 9,2 tỷ đô của dự án Lọc dầu.
Thêm nữa nguồn LNG nhập khẩu sẽ làm tăng thu thêm rất nhiều loại thuế cả nội địa lẫn xuất nhập khẩu.
Mừng quá! Mong TT Phạm Minh Chính và PTT Trần Hồng Hà tạo điều kiện về cơ chế cho Thanh Hóa sớm có dự án LNG Công Thanh. Đây sẽ là một trong những dự án làm thay đổi hoàn toàn Kinh tế, ngân sách của tỉnh Thanh Hóa nhằm thực hiện thành công NQ 58
 

Than Do

Thành viên tích cực
mấy cái giải vô danh kiểu như thi Hoa hậu quý bà, hoa hậu vùng chè....hay giải tứ hùng đna trong bóng đá mấy đội góp tiền thuê trọng tài sân bãi, đặt làm cờ cúp để giao lưu với nhau......hay mấy cái giải thi học sinh giỏi kiểu để xin tài trợ, quảng bá thương hiệu thì chỉ mang tính chất giao lưu, lập đoàn tham dự kết hợp đi thực tế cọ xát, du lịch
Cho vui thôi chứ chả để làm gì, mấy cái bằng cấp danh hiệu kiểu đó sang Mỹ du học họ vứt vào sọt rác
giải thi Olympic nào mà có hàng mấy chục quốc gia tham gia trong đó có Nga, Mỹ, TQ.... thì mới là uy tín, mà thường những giải đó thì đoàn VN may lắm được cái huy chương đồng còn không thì mang về toàn giải không chính thức như triển vọng, vượt khó, đồng đội..... gọi là an ủi đi ra ngoài cho biết là chính
Tào lao
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Tôi thấy Thanh Hóa bỏ ra mấy chục nghìn tỷ xây dựng nông thôn mới chỉ là để xài cho hoang phí, bỏ tiền ra để chi tiêu đáp ứng mấy cái tiêu chí vớ vẩn của NTM. Xã nào cũng xây svđ, xây nhà văn hóa, .... Xã nào cũng như xã nào, không có sự phát triển tập trung đặc thù vào những vị trí quan trọng. Tận thu ngân sách năm sau cao hơn năm trước để lấy thành tích trong khi người ta thì ém đi.
Ngay mấy cái đề án xây dựng huyện của Thanh Hóa cũng rất không thực tế, đi vào Nghệ An hay ra bắc thì các trung tâm huyện của họ đều phát triển hơn nhiều.
Ví dụ như tôi đang làm dự án ở Thái Bình. Trước đây họ nghèo rớt vậy mà giờ thị trấn của người ta dân giàu, phố xá sầm uất tầm gấp 2 Bỉm Sơn trở lên, các xã của nó cũng tầm gần bằng hoặc ~ tt Hà Trung.
Đi dọc trục QL 1A vào từ Hoàng Mai, Cầu Giát, Diễn Châu, Quán Hành nhìn đều tăm tắp. Sang Thanh Hóa thì ối zồi ôi.
Thị trấn nào của Thái Bình gấp 2 Bỉm Sơn thế. Lập mẹ nó đô thị loại II luôn, nhảy qua loại III nhé
À, lại có kiểu so sánh dựa vào cảm nhận và nhìn. Cứ số liệu kinh tế, xuất nhập khẩu, thu ngân sách, xây dựng nông thôn mới mà so sánh các huyện nhé.
Các huyện, thị dọc QL 1A so giữa Thanh Hóa và Nghệ An thì Thanh Hóa đập chết tươi
Bỉm Sơn > Hoàng Mai
Hoằng Hóa> Quỳnh Lưu
Quảng Xương> Diễn Châu
Nghi Sơn> Nghi Lộc
Cửa đâu mà so!
Về đô thị, Thanh Hóa không khuyến khích chia lô dọc quốc lộ 1 A.
Đô thị Bỉm Sơn trục chính là Trần Phú, Đô thị Hoàng Hóa trục chính là Bút sơn+ Hải Tiến cách đường 1A đến 10km
Đô thị Nghi Sơn là 3 cụm TT còng; Hải Hòa; Hải Thượng, Nghi Sơn, Hải Thanh, Hải Bình nằm cách ql1A 10km.
 

Facebook Comment

Chủ đề tương tự

Bài viết mới

Chủ đề được quan tâm nhất

Top