Về công tác chuẩn bị cho các dự án LNG trên địa bàn tỉnh: Như đã nêu trên, theo Quy hoạch VIII, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa sẽ ưu tiên phát triển dự án LNG Nghi Sơn (1500 MW), đồng thời sẽ xem xét các vị trí tiềm năng tại khu vực Nghi Sơn (Thanh Hóa) và Quỳnh Lập (Nghệ An) để phát triển dự án LNG Nghi Sơn/Quỳnh Lập (1500 MW) trong Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII.
Đối với dự án điện LNG Nghi Sơn: Hiện nay, đã có liên danh Tập đoàn năng lượng JERA (Nhật Bản) - Tập đoàn SOVICO (Việt Nam) đã đề xuất phương án thực hiện dự án tại khu vực bến Nam Nghi Sơn, trên tổng diện tích quy hoạch khoảng 61,1 ha. Bao gồm: khu vực trên bờ có tổng diện tích 52,3 ha để bố trí tổ hợp các công trình Nhà máy điện khí (2x750 MW), khu bồn chứa LNG dung tích 230.000 m3, khu tái hóa khí,...; khu vực bến cảng LNG có diện tích 4,8 ha để có thể tiếp nhận tàu trọng tải đến 97.000 ĐWT (218.000 m3) với công suất tiếp nhận khoảng 2,2 - 2,7 triệu m3 LNG /năm; khu vực trước bến phục vụ neo đậu tàu khoảng 4 ha. UBND tỉnh cũng đã Công văn đề nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét, điều chỉnh, bổ sung diện tích đất để thực hiện dự án nhà máy điện khí LNG tại khu container số 2 khu bến Nam Nghi Sơn vào quy hoạch chi tiết cảng biển Thanh Hóa và các quy hoạch chuyên ngành về cảng biển đang được Bộ Giao thông vận tải tổ chức lập.
Đối với dự án LNG Nghi Sơn/Quỳnh Lập: Điện khí LNG là dạng chuỗi nhiên liệu, gồm nhiều mắt xích liên kết, trong đó khâu cảng và kho tồn trữ rất quan trọng, đòi hỏi các yêu cầu kỹ thuật khắt khe; chia nhỏ quy mô các địa điểm điện khí LNG sẽ làm giảm hiệu quả dự án. Lợi thế của việc triển khai dự án LNG Nghi Sơn/Quỳnh Lập tại KKT Nghi Sơn nhằm tận dụng lợi thế của Cảng nước sâu Nghi Sơn và hạ tầng đồng bộ của Khu kinh tế Nghi Sơn; đồng thời, dự án Nhiệt điện Công Thanh đã cơ bản hoàn thành việc GPMB, san lấp, đầu tư hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo các điều kiện về mặt bằng để đầu tư nhà máy, Công ty CP Nhiệt điện Công Thanh cũng đã tích cực làm việc với các nhà đầu tư uy tín nước ngoài (như các Tập đoàn BP, GE, Quỹ đầu tư Actis) để nghiên cứu tính khả thi của việc đầu tư dự án Nhiệt điện Công Thanh bằng nhiên liệu khí LNG. Vì vậy, dự án Nhiệt điện Công Thanh có nhiều điều kiện thuận lợi để triển khai dự án đầu tư và hoàn thành đưa dự án đi vào vận hành trước năm 2030 (dự kiến trong năm 2028) nếu chuyển sang nhiên liệu khí LNG, đảm bảo các mục tiêu theo Quy hoạch điện VIII của Thủ tướng Chính phủ.
UBND tỉnh đã có Văn bản số 9651/UBND-CN ngày 04/7/2022 báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận cho dự án Nhà máy Nhiệt điện Công Thanh chuyển đổi nhiên liệu sử dụng than sang khí LNG nhập khẩu với công suất nhà máy 1.500MW và mới đây đã có Công văn số 9827/UBND-CN báo cáo đề nghị Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà xem xét, thống nhất cho dự án Nhiệt điện Công Thanh chuyển đổi nhiên liệu sử dụng than sang khí LNG nhập khẩu với công suất 1500MW thuộc dự án LNG Nghi Sơn/Quỳnh Lập 1.500MW trong Quy hoạch điện VIII và cập nhật dự án vào Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII.
Đối với dự án điện LNG Nghi Sơn: Hiện nay, đã có liên danh Tập đoàn năng lượng JERA (Nhật Bản) - Tập đoàn SOVICO (Việt Nam) đã đề xuất phương án thực hiện dự án tại khu vực bến Nam Nghi Sơn, trên tổng diện tích quy hoạch khoảng 61,1 ha. Bao gồm: khu vực trên bờ có tổng diện tích 52,3 ha để bố trí tổ hợp các công trình Nhà máy điện khí (2x750 MW), khu bồn chứa LNG dung tích 230.000 m3, khu tái hóa khí,...; khu vực bến cảng LNG có diện tích 4,8 ha để có thể tiếp nhận tàu trọng tải đến 97.000 ĐWT (218.000 m3) với công suất tiếp nhận khoảng 2,2 - 2,7 triệu m3 LNG /năm; khu vực trước bến phục vụ neo đậu tàu khoảng 4 ha. UBND tỉnh cũng đã Công văn đề nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét, điều chỉnh, bổ sung diện tích đất để thực hiện dự án nhà máy điện khí LNG tại khu container số 2 khu bến Nam Nghi Sơn vào quy hoạch chi tiết cảng biển Thanh Hóa và các quy hoạch chuyên ngành về cảng biển đang được Bộ Giao thông vận tải tổ chức lập.
Đối với dự án LNG Nghi Sơn/Quỳnh Lập: Điện khí LNG là dạng chuỗi nhiên liệu, gồm nhiều mắt xích liên kết, trong đó khâu cảng và kho tồn trữ rất quan trọng, đòi hỏi các yêu cầu kỹ thuật khắt khe; chia nhỏ quy mô các địa điểm điện khí LNG sẽ làm giảm hiệu quả dự án. Lợi thế của việc triển khai dự án LNG Nghi Sơn/Quỳnh Lập tại KKT Nghi Sơn nhằm tận dụng lợi thế của Cảng nước sâu Nghi Sơn và hạ tầng đồng bộ của Khu kinh tế Nghi Sơn; đồng thời, dự án Nhiệt điện Công Thanh đã cơ bản hoàn thành việc GPMB, san lấp, đầu tư hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo các điều kiện về mặt bằng để đầu tư nhà máy, Công ty CP Nhiệt điện Công Thanh cũng đã tích cực làm việc với các nhà đầu tư uy tín nước ngoài (như các Tập đoàn BP, GE, Quỹ đầu tư Actis) để nghiên cứu tính khả thi của việc đầu tư dự án Nhiệt điện Công Thanh bằng nhiên liệu khí LNG. Vì vậy, dự án Nhiệt điện Công Thanh có nhiều điều kiện thuận lợi để triển khai dự án đầu tư và hoàn thành đưa dự án đi vào vận hành trước năm 2030 (dự kiến trong năm 2028) nếu chuyển sang nhiên liệu khí LNG, đảm bảo các mục tiêu theo Quy hoạch điện VIII của Thủ tướng Chính phủ.
UBND tỉnh đã có Văn bản số 9651/UBND-CN ngày 04/7/2022 báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận cho dự án Nhà máy Nhiệt điện Công Thanh chuyển đổi nhiên liệu sử dụng than sang khí LNG nhập khẩu với công suất nhà máy 1.500MW và mới đây đã có Công văn số 9827/UBND-CN báo cáo đề nghị Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà xem xét, thống nhất cho dự án Nhiệt điện Công Thanh chuyển đổi nhiên liệu sử dụng than sang khí LNG nhập khẩu với công suất 1500MW thuộc dự án LNG Nghi Sơn/Quỳnh Lập 1.500MW trong Quy hoạch điện VIII và cập nhật dự án vào Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII.