B
bia Thanh hoa
Khách vãng lai
lâu nay Hà Nam vẫn nhận Lê Hoàn (gắn với lễ hội Tịch điền), Ninh Bình cũng nhận là quê hương Lê Hoàn (gắn với nhà Đinh - Tiền Lê ở kinh đô Hoa lư.Lê Hoàn đã ai dám chắc quê Thanh Hóa đâu mà bác cứ vơ vào làm gì, hiện nay vẫn còn rất nhiều tranh cãi
Với vai trò là Chủ tọa Hội thảo "Lê Hoàn - Quê hương và sự nghiệp" ngày 06/8/2016, Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Phan Huy Lê - Nguyên Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã phát biểu tổng kết: Sử sách chép Lê Hoàn người Trường Châu (Ninh Bình) hay Ái Châu (Thanh Hóa) hay Bảo Thái (Hà Nam), mỗi ý kiến đều có những căn cứ nhất định, nhưng chỉ qui về một địa phương là không rõ ràng và xác đáng.[67]
- Trường Châu (Ninh Bình) là nơi ông nội của Lê Hoàn là Lê Lộc cùng vợ là Cao Thị Khương đã từng sinh sống và từ đó chuyển đến Bảo Thái lập nghiệp. Không rõ quê gốc của Lê Lộc ở đâu, nhưng ông có sống ở Trường Châu trong một thời gian trước khi tới Bảo Thái.
- Bảo Thái (Hà Nam) là nơi định cư của Lê Lộc, ông nội của Lê Hoàn. Tại đây Lê Lộc sinh ra Lê Hiền là cha của Lê Hoàn. Bảo Thái là quê hương hai đời (không trọn vẹn) của Lê Hoàn, có thể coi là quê tổ của Lê Hoàn. Đại Nam nhất thống chí cũng coi "mộ tổ của Lê Đại Hành" ở Bảo Thái.
- Ái Châu (Thanh Hóa) là nơi Lê Hoàn sinh ra. Lê Hiền và vợ là Đặng Thị Khiết chuyển vào Trung Lập, huyện Thọ Xuân, từ đây sinh ra Lê Hoàn, sau được viên Quan sát họ Lê nhận làm con nuôi. Đây là nơi sinh của Lê Hoàn và quê hương của cha nuôi.
Nhưng khách quan suy luận ra thì tạm coi Lê Hoàn là người Thanh Hóa (có thể bố hoặc mẹ là người vùng Sơn nam đồng bằng Bắc Bộ) và ông Lê Hoàn sớm ly hương để sinh sống và lập nghiệp ở trấn Sơn Nam bây giờ, từ đó nối tiếp nhà Đinh dựng nên triều đại nhà Tiền Lê.
Trấn Sơn Nam ghi dấu ấn hoạt động của Lê Hoàn chứ không phải ở Thanh Hóa.
Nhưng suy rộng ra thì gần như ở tất cả các triều đại đều có dấu ấn của anh hùng hào kiệt Thanh Hóa ảnh hưởng sâu sắc, thời Lý thì Lý Thường Kiệt, Tô hiến Thành, Lê Phụng hiểu, Đào cam mộc đều là những nhân vật chủ chốt gây dựng và đưa nhà Lý lên ngôi vương....... chính vì vậy nếu kinh đô Hoa lư và triều đại Nhà Đinh nếu không có yếu tố Thanh Hóa nắm trọng trách thì khó có khả năng yên ổn, nhất là lại ở sát nách đất Thanh
phần nữa là những đền thờ dấu tích của Lê Hoàn còn lại khá nguyên vẹn ở Thanh Hóa, một nơi khởi phát nhiều triều đại lớn như vậy thì nếu không phải là từ Thanh Hóa thì những di chỉ liên quan đến Lê Hoàn không thể tồn tại. trải qua các triều đại Nhà Hậu Lê gần đó, nhà Hồ, nhà Nguyễn chắc không để yên cho đến bây giờ....
Thanh Hóa xưa họ vẫn dựng đền thờ Trần khát chân, Lý thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Huệ..... nếu không phải thì vẫn không bao giờ nhận là người quê mình.
Đền thờ An Dương Vương cổ ở gần SS theo truyền thuyết chính là nơi vua An Dương Vương cùng Mỵ Châu khi quân giặc truy sát chạy dọc biển khi đến đây thì cùng đường và rùa thần nổi lên nói: - Giặc ở sau lưng nhà vua đó
Nhìn thấy những lông ngỗng Mỵ Châu dứt từ áo ra rãi xuống đường đánh dấu nhà vua hiểu ra và rút gươm chém công chúa......nơi này còn có giếng mà đem Ngọc trai rửa càng sáng đẹp.
Nơi này cũng chính là nơi cuối cùng của một vị vua mất nước