• Lưu ý đọc kỹ nội quy trước khi đăng bài để tránh bị bannick, xóa bài. Xem hướng dẫn đăng bài và tính năng UP tin miễn phí
  • Thông báo về việc đăng bài & đăng ký thành viên áp dụng tại thread Hot news, Projects & Developments
    - Phải đăng ký thành viên mới có thể đăng bài tại thread này.
    - Nếu gặp khó khăn khi đăng ký, vui lòng liên hệ qua email : thanhhoaonline.net@gmail.com để được hỗ trợ đăng ký và kích hoạt tài khoản.

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Lũy kế 5 tháng đầu năm, thu ngân sách nhà nước ước đạt 17.258 tỷ đồng, bằng 49% dự toán và bằng 77% so với cùng kỳ. Chi ngân sách địa phương tháng 5 ước đạt 3.262 tỷ đồng; lũy kế 5 tháng đầu năm ước đạt 16.894 tỷ đồng, bằng 42% dự toán và 108% so với cùng kỳ.
PS: Năm nay kinh tế khó khăn nên chắc chắn thu ngân sách sẽ thấp hơn 2022!
Cố gắng thì may ra được hơn 40.000 tỷ bằng 2021
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có Công văn số 3727/BKHĐT-QLKKT về việc góp ý hồ sơ quy hoạch chung xây dựng khu công nghiệp (KCN) Phú Quý, huyện Hoằng Hóa; nội dung cụ thể như sau:
(1). Về quy mô KCN: Tại Phụ lục XI, Phương án phát triển khu kinh tế, KCN tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030 kèm theo Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 27/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đẽn năm 2045, diện tích đất dự kiến đến năm 2030 của KCN Phú Quý, huyện Hoàng Hóa là 545 ha; tuy nhiên, theo thuyết minh tổng hợp quy hoạch chung xây dựng KCN Phú Quý, tổng diện tích nghiên cứu là 733,11 ha, trong đó, diện tích lập quy hoạch chung xây dựng KCN là 540 ha. Do vậy, đề nghị làm rõ nguyên nhân cùa việc chênh lệch diện tích lập quy hoạch chung xây dựng KCN (540 ha) và diện tích KCN được phê duyệt theo Phương án phát triển khu kinh tế KCN tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030 kèm theo Quyết định số 153/QĐ-TTg (545 ha).
Khu vực lập quy hoạch chủ yếu là đất trồng lúa 2 vụ (401,28 ha); đề nghị nghiên cứu quy định tại Khoản 4, Điều 8 và Khoản 2, Điều 9 của Nghị định số 35/2022/NĐ-CP để chỉ đạo việc lập quy hoạch chung xây dựng KCN, làm cơ sở lập hồ sơ dự án hạ tầng KCN sau này; rà soát quy mô dự án, lưu ý thực hiện việc phân kỳ đầu tư theo các giai đoạn để hạn chế việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đảm bảo an ninh lương thực và sinh kế cho người dân bị ảnh hưởng.
(2) Về một số nội dung của hồ sơ quy hoạch:
Hiện trạng sử dụng đất của KCN: Theo hồ sơ dự án, khu vực lập quy hoạch gồm: đất trồng lúa 2 vụ (401,28 ha), đất nông nghiệp khác (48,7 ha); mặt nước (45,31 ha); đất nghĩa trang (0,92 ha); bờ đất (15,07 ha); đất giao thông (24,79 ha). Ngoài phần diện tích đất trồng lúa 2 vụ cần lưu ý như ý kiến nêu trên, đề nghị làm rõ hiện trạng sử dụng của các loại đất khác hiện đang được Nhà nước giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng; đánh giá cụ thể về khả năng đền bù, giải phóng mặt bằng, bổ sung số lượng người dân bị ảnh hưởng sinh kế và phương án đảm bảo sinh kế của người dân bị thu hồi đất.
Trong khu vực nghiên cứu có 02 công trình thuộc danh sách công trình di tích, tôn giáo, tín ngưỡng. Do vậy, đề nghị rà soát, đảm bảo quy hoạch xây dựng KCN phù hợp với yêu cầu bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hóa và các điều kiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
Về tính chất, chức năng của KCN: KCN Phú Quý được định hướng là KCN đa ngành, trong đó ưu tiên thu hút các ngành công nghiệp có giá trị công nghệ cao, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, cơ khí, ô tô... Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 và các văn bản liên quan, đề nghị cụ thể hóa các ngành nghề thu hút đầu tư vào KCN; rà soát các ngành, nghề theo Danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (ban hành tại Phụ lục II kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường) để có phương án bố trí mặt bằng các ngành, nghề trong KCN, đảm bảo kiểm soát nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Về kết nối giao thông: Khu vực lập quy hoạch chung xây dựng KCN có tiếp giáp với tuyến đường QL1 và tuyến đường sắt Bắc Nam. Ngoài ra, khu vực quy hoạch có 3 tuyến đường huyện (trong đó có tuyến đường Quỳ Xuyên có chiều dài tuyến qua KCN khoảng 4 km), có các tuyến giao thông đối ngoại qua khu vực bao gồm tuyến Quốc lộ 1, tuyến tránh QL1, QL 10 đi Hải Phòng, đường tỉnh 509. Do vậy, đề nghị chỉ đạo các cơ quan có liên quan tuân thủ các quy định của Chính phủ về quản lý và bảo vệ kết cấu giao thông đường bộ, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt, thống nhất về phương án kết nối hạ tầng giao thông của KCN với các tuyến đường giao thông; việc thiết kế giao cắt phải đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật tuyến đường, khai thác an toàn, thuận lợi, đảm bảo không ảnh hưởng đến khả năng khai thác các tuyến đường giao thông tiếp giáp với KCN.
Về quy hoạch xây dựng nhà ở, các công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động: Dự báo quy mô lao động của KCN khi đi vào hoạt động là khoảng 36.000 đến 58.000 lao động. Đề nghị rà soát hồ sơ quy hoạch, đảm bảo việc quy hoạch xây dựng công trình dịch vụ, tiện ích công cộng phục vụ người lao động làm việc trong KCN phủ hợp với các quy định của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Trong quá trình thực hiện, lưu ý việc quy hoạch xây dựng KCN, khu nhà ở, đô thị - dịch vụ phải đảm bảo khoảng cách an toàn, có dải cách ly theo tiêu chuẩn môi trường Việt Nam; tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.
UBND tỉnh đã có Văn bản giao UBND huyện Hoằng Hóa căn cứ ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để hoàn thiện hồ sơ quy hoạch chung xây dựng khu công nghiệp Phú Quý, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, trình phê duyệt theo quy định
 

VPC-HC

Thành viên tích cực
Thấy có 1 số ông nghĩ năm nay VSIP đề xuất đầu tư mà năm sau thành hình luôn được đúng là không biết gì
Quan trọng nhất, có được QUYẾT ĐỊNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ của TTCP, thì nhà đầu tư mới vào dc.
Thời gian từ lúc có QĐ thành lập KCN của tỉnh, đền bù, giấy tờ thủ tục....mất 3-5 năm tùy năng lực của CĐT, thậm chí 10 năm....mới đủ điều kiện cho FDI vào dc.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Thấy có 1 số ông nghĩ năm nay VSIP đề xuất đầu tư mà năm sau thành hình luôn được đúng là không biết gì
Quan trọng nhất, có được QUYẾT ĐỊNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ của TTCP, thì nhà đầu tư mới vào dc.
Thời gian từ lúc có QĐ thành lập KCN của tỉnh, đền bù, giấy tờ thủ tục....mất 3-5 năm tùy năng lực của CĐT, thậm chí 10 năm....mới đủ điều kiện cho FDI vào dc.
Tuy VSIP mới xúc tiến gần đây nhưng không phải là vào ngẫu hứng tìm một chỗ mới để đầu tư mà sẽ đầu tư vào 5 KCN quy hoạch từ lâu nhưng chưa có nhà đầu tư gồm:
KCN Thạch Quảng (huyện Thạch Thành, diện tích dự kiến năm 2030 là 5,64 ha, sau 2030 là 120 ha); KCN Ngọc Lặc (huyện Ngọc Lặc, diện tích dự kiến năm 2030 là 85 ha, sau 2030 là 150); KCN Bãi Trành (huyện Như Xuân, diện tích dự kiến đến 2030 là 100 ha, sau 2030 là 146 ha).
Và 9 KCN quy hoạch mới
9 KCN được bổ sung mới đến năm 2030, diện tích khoảng 2.281 ha gồm KCN phía Tây TP Thanh Hóa (diện tích dự kiến đến 2030 gần 536 ha, sau năm 2030 là 650 ha); KCN Phú Quý (huyện Hoằng Hóa, diện tích dự kiến đến 2030 là 545 ha, sau năm 2030 là 845 ha); KCN Bắc Hoằng Hóa (huyện Hoằng Hóa, diện tích dự kiến đến 2030 là 157 ha, sau 2030 là 274 ha).

KCN Hà Long (huyện Hà Trung, diện tích dự kiến năm 2030 gần 94 ha, sau 2030 là 550 ha); KCN Lưu Bình (huyện Quảng Xương, diện tích dự kiến năm 2030 là 200 ha, sau 2030 là 470 ha); KCN Tượng Lĩnh (huyện Nông Cống, diện tích dự kiến năm 2030 là 200 ha, sau 2030 là 350 ha).

KCN Giang Quang Thịnh (huyện Thiệu Hóa, diện tích dự kiến năm 2030 là 300 ha); KCN Nga Tân (huyện Nga Tân, diện tích dự kiến năm 2030 là 150 ha, sau 2030 là 430 ha); KCN Đa Lộc (huyện Hậu Lộc, diện tích dự kiến năm 2030 là 100 ha, sau 2030 là 250 ha).

Bên cạnh đó, sau năm 2030, tỉnh này bổ sung mới thêm hai khu công nghiệp với diện tích 872 ha, gồm KCN Phong Ninh (huyện Yên Định, 450 ha) và KCN Hà Lĩnh (huyện Hà Trung, 422 ha).
Chưa kể trong KKT Nghi Sơn có quy hoạch 21 KCN từ cách đây hơn 10 năm nhưng hiện tại mới chỉ có 3 KCN có chủ đầu tư. Còn tới 18 KCN chưa có chủ đầu tư.
 

VPC-HC

Thành viên tích cực
Tuy VSIP mới xúc tiến gần đây nhưng không phải là vào ngẫu hứng tìm một chỗ mới để đầu tư mà sẽ đầu tư vào 5 KCN quy hoạch từ lâu nhưng chưa có nhà đầu tư gồm:
KCN Thạch Quảng (huyện Thạch Thành, diện tích dự kiến năm 2030 là 5,64 ha, sau 2030 là 120 ha); KCN Ngọc Lặc (huyện Ngọc Lặc, diện tích dự kiến năm 2030 là 85 ha, sau 2030 là 150); KCN Bãi Trành (huyện Như Xuân, diện tích dự kiến đến 2030 là 100 ha, sau 2030 là 146 ha).
Và 9 KCN quy hoạch mới
9 KCN được bổ sung mới đến năm 2030, diện tích khoảng 2.281 ha gồm KCN phía Tây TP Thanh Hóa (diện tích dự kiến đến 2030 gần 536 ha, sau năm 2030 là 650 ha); KCN Phú Quý (huyện Hoằng Hóa, diện tích dự kiến đến 2030 là 545 ha, sau năm 2030 là 845 ha); KCN Bắc Hoằng Hóa (huyện Hoằng Hóa, diện tích dự kiến đến 2030 là 157 ha, sau 2030 là 274 ha).

KCN Hà Long (huyện Hà Trung, diện tích dự kiến năm 2030 gần 94 ha, sau 2030 là 550 ha); KCN Lưu Bình (huyện Quảng Xương, diện tích dự kiến năm 2030 là 200 ha, sau 2030 là 470 ha); KCN Tượng Lĩnh (huyện Nông Cống, diện tích dự kiến năm 2030 là 200 ha, sau 2030 là 350 ha).

KCN Giang Quang Thịnh (huyện Thiệu Hóa, diện tích dự kiến năm 2030 là 300 ha); KCN Nga Tân (huyện Nga Tân, diện tích dự kiến năm 2030 là 150 ha, sau 2030 là 430 ha); KCN Đa Lộc (huyện Hậu Lộc, diện tích dự kiến năm 2030 là 100 ha, sau 2030 là 250 ha).

Bên cạnh đó, sau năm 2030, tỉnh này bổ sung mới thêm hai khu công nghiệp với diện tích 872 ha, gồm KCN Phong Ninh (huyện Yên Định, 450 ha) và KCN Hà Lĩnh (huyện Hà Trung, 422 ha).
Chưa kể trong KKT Nghi Sơn có quy hoạch 21 KCN từ cách đây hơn 10 năm nhưng hiện tại mới chỉ có 3 KCN có chủ đầu tư. Còn tới 18 KCN chưa có chủ đầu tư.
Vậy mới nói phải được chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư (chấp thuận VSIP làm chủ đầu tư KCN ABC nào đó nằm trong quy hoạch), tỉnh ra quyết định thành lập KCN, làm đủ các loại thủ tục, GPMB luôn là khâu lâu nhất, rồi xây dựng hạ tầng. Điều đáng nói ở đây có 1 số ông thấy VSIP đề xuất liền hồn nhiên nghĩ năm nay năm sau là KCN có thể hình thành. Tất cả những việc này nhanh lắm cũng 3-5 năm (với điều kiện không có vướng mắc khó khăn gì trong thủ tục, GPMB), nếu vướng này vướng kia thì còn lâu hơn.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Tóm lại, nhìn nhận khách quan thì với một đất nước mà công nghệ kém như nước ta, lấy sức lao động cơ bắp và giá thuê đất rẻ cùng nhiều ưu đãi thuế để thu hút FDI thì có thể dự đoán được
1. Các tỉnh có địa giới giáp Hà Nội từ nay đến năm 2030 sẽ phát triển đồng đều và mạnh lên cực đại, nhà đầu tư sẽ rút từ tỉnh này sang tỉnh khác để hưởng ưu đãi đầu tư mới. Lãnh đạo các tỉnh này cũng chẳng có việc gì làm nhiều, chỉ cần mời vài nhà đầu tư hạ tầng KCN đến, hỗ trợ GPMB và ngồi đợi kết quả.
2. Giai đoạn 2030-2040
Đến cuối giai đoạn 2030, giá thuê đất cùng nhân công của các tỉnh giáp Hà Nội đã rất cao, quá khả năng của nhiều nhà đầu tư. Họ sẽ tìm các tỉnh còn nhiều dư địa phát triển với nhân công rẻ và diện tích đất rộng.
Xuất hiện ba lựa chọn
  • Tiến lên các tỉnh miền núi phía Bắc: Điểm rất hạn chế là thiên tai nguy hiểm như lũ quét, sạt lở đất, dân số ít, hạ tầng giao thông kém, xa thủ đô với đường sá hiểm trở....sẽ khó hấp dẫn hơn các vùng còn lại
  • Nam đồng bằng sông Hồng: vùng này thì chắc chắn phải đảm bảo an ninh năng luowno thực nên cũng sẽ hạn chế phát đất lúa, đây là rào cản để vùng này phát triển công nghiệp. Thêm nữa vùng này cũng không gần thủ đô lắm, lại thiếu dịch vụ, du lịch để hỗ trợ nhu cầu của chuyên gia, nhân lực chất lượng cao
  • Tiến vào Thanh- Nghệ - Tĩnh
Vùng này thực chất là hai khu vực: Thanh Hóa và Nghệ Tĩnh
Điều kiện tương đồng như dân số đông, giá nhân lực rẻ, đất đai rộng rãi, dư địa phát triển còn nhiều. Người xa quê rất đông. Hạ tầng giao thông đầy đủ
Trong đó, Thanh Hóa vượt trội Nghệ Tĩnh ở các điểm
  • Nghệ An đất rộng hơn tới 5000km2 nhưng diện tích đồng bằng Nghệ An chỉ khoảng hơn 1000km2, ít hơn rất nhiều so với đồng bằng Thanh Hóa rộng tới hơn 3000km2. Đồng bằng rộng thì thuận lợi cho giao thông và đặt nhà xưởng.
  • Thanh Hóa gần Hà Nội hơn tới 150km; còn với Hà Tĩnh là 200km. Điểm cuối của Hà Tĩnh cách Hà Nội 450km( Vũng Áng)-là quá xa.
  • Thanh Hóa giáp đồng bằng sông Hồng và Tây bắc bộ nên giao lưu kinh tế thuận lợi hơn Nghệ Tĩnh rất nhiều
Chắc chắn giai đoạn 2030-2040 tỉnh Thanh Hóa sẽ phát triển hơn nhiều so với các tỉnh giáp Hà Nội. Các ông này chỉ dựa vào gia công nhà xưởng còn Thanh Hóa có cả nông nghiệp, du lịch, kinh tế biển. Việt Nam càng chú trọng kinh tế biển thì Thanh Hóa càng phát triển.
Tôi thật bất ngờ khi đến nay vẫn còn không ít kẻ nói rằng Thanh Hóa là tỉnh nghèo, thậm chí nghèo nhất nước( dựa vào lều báo viết láo viết toét bổ sung ngân sách nhiều nhất nước).
- Tỉnh mình thu ngân sách tới 51.276 tỷ(2022), trong đó thu xuất nhập khẩu gần 20.000 tỷ, thu nội địa 32.000 tỷ. Nghĩa là số thu của Thanh Hóa đóng góp cho ngân sách trung ương rất nhiều tiền. Số tiền đó thu từ các doanh nghiệp Thanh Hóa làm thủ tục xuất nhập khẩu qua cảng biển Nghi Sơn. Hải quan Thanh Hóa có chạy ra đồng bằng sông Hồng thu tiền không? có đi miền Trung thu tiền không?
Lợi thế cảng biển để đóng góp cho ngân sách trung ương rồi trong dự toán hàng năm trung ương giao một nguồn tiền 14.000 tỷ về cho ngân sách tỉnh cân đối( nhỏ hơn 20.000 tỷ thuế xuất nhập khẩu mà Hải quan TH thu được) thì bị hiểu là ăn bám, hốc, đớp. Mẹ! tỉnh tao hưởng từ chính tiền thu được của doanh nghiệp tỉnh tao chứ xin tiền từ doanh nghiệp nơi khác à?
- Thanh Hóa phát triển chênh lệch cực lớn giữa đồng bằng và miền núi thế nên khi kết luận Thanh Hóa là tỉnh nghèo là không đúng bản chất. Kết luận như vậy là đi lấy phần kém phát triển để đại diện cho một tỉnh. Nói cho đúng bản chất: Thanh Hóa của 2022 là tỉnh trung bình, có nhiều chỉ tiêu kinh tế đứng top 10 cả nước, phát triển đa lĩnh vực kể cả về kinh tế hay lĩnh vực xã hội như văn hóa, thể thao, y tế, giáo dục..Trong đó phần miền núi tương đương một tỉnh Tây Bắc lớn với dân số khoảng 1 triệu, diện tích khoảng 8000km2( diện tích Bằng Quảng Ninh+ Hải Phòng+ Thái Bình) có trình độ phát triển kinh tế rất kém vì cả 1 triệu dân này không có một trung tâm lớn nào tương đương tỉnh lỵ của một tỉnh miền núi kiểu TP Lào Cai, TP Lạng Sơn......
Vùng đồng bằng Thanh Hóa với dân số 2,8 triệu, diện tích 3000km2 có thể nói tương đương tỉnh phát triển với toàn bộ cơ sở kinh tế quan trọng của tỉnh nằm gọn tại vùng này.
Trong 51.276 tỷ tiền thu ngân sách tỉnh thì miền núi chiếm chỉ 300 tỷ, còn lại gần 51.000 tỷ thu từ đồng bằng
 
Last edited:

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Vậy mới nói phải được chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư (chấp thuận VSIP làm chủ đầu tư KCN ABC nào đó nằm trong quy hoạch), tỉnh ra quyết định thành lập KCN, làm đủ các loại thủ tục, GPMB luôn là khâu lâu nhất, rồi xây dựng hạ tầng. Điều đáng nói ở đây có 1 số ông thấy VSIP đề xuất liền hồn nhiên nghĩ năm nay năm sau là KCN có thể hình thành. Tất cả những việc này nhanh lắm cũng 3-5 năm (với điều kiện không có vướng mắc khó khăn gì trong thủ tục, GPMB), nếu vướng này vướng kia thì còn lâu hơn.
Dĩ nhiên khó có thể nhanh, nhưng bảo 3-5 năm là không đúng. 5 năm là cả một nhiệm kỳ của người ta rồi.
- Thủ tục liên quan đến chính phủ: Điều này khỏi cần bận tâm với Thanh Hóa khi Thủ tướng chính phủ là ai thì không cần nhắc lại và TH đã có NQ 58 của Bộ Chính trị, NQ cơ chế đặc biệt của Quốc hội với những thẩm quyền làm thay luôn thẩm quyền của Thủ tướng chính phủ như
Điều 4. Quản lý rừng, đất đai

1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 ha trở lên; đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô từ 500 ha trở lên của tỉnh Thanh Hóa và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

2. Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa quyết định chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ đầu nguồn dưới 50 ha; đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô dưới 500 ha; quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sản xuất dưới 1.000 ha theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền quyết định.

3. Việc quyết định chuyển mục đích sử dụng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này phải thực hiện công khai, lấy ý kiến người dân, đối tượng chịu sự tác động của việc chuyển đổi mục đích sử dụng và bảo đảm nguyên tắc, điều kiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.

4. Trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng, đất thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa quy định tại khoản 2 Điều này do Thủ tướng Chính phủ quy định.
PS: Đọc kỹ điều 4 Nghị Quyết quốc hội dành cho Thanh Hóa mới thấy khủng
- Đất lúa 5km2 trở xuống và đất rừng sản xuất 10km2 trở xuống tỉnh tự quyết thay cho Thủ tướng.
 
N

Nem 36

Khách vãng lai
- Thủ tục liên quan đến chính phủ: Điều này khỏi cần bận tâm với Thanh Hóa khi Thủ tướng chính phủ là ai thì không cần nhắc lại và TH
Chỉ gói gọn trong một ý này thì người ta cũng có thể đánh giá được trình độ, tư duy của các ông
Non kém, ngu ngốc!
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Chỉ gói gọn trong một ý này thì người ta cũng có thể đánh giá được trình độ, tư duy của các ông
Non kém, ngu ngốc!
Ớ cái thằng ngu fake IP này
TTCP là mr Chính, một người năng động, luôn khuyến khích và tạo điều kiện để các địa phương tận dụng thời cơ để phát triển vì ông ấy có thực tiễn tại Quảng Ninh.
Với một địa phương có NQ của BCT như TH, việc phát triển TH còn là nghĩa vụ của Chính phủ được TW Đảng và Bộ Chính trị giao.
Thế nên không có chuyện hồ sơ vướng mắc mà chậm giải quyết thủ tục hành chính được.
Thêm nữa, Ô C quê Thanh Hóa thì dù sao cũng vẫn có cái tình với quê hương, tâm nguyện mong quê hương phát triển.
Người Thanh Hóa không có ý thức dựa dẫm đâu, mày miễn lo đi!
Xưa kia Lê Lợi tự dựng cờ khởi nghĩa
Chúa Trịnh, Nguyễn tay không làm nên cơ đồ mà có cần ai nâng đỡ
 

VPC-HC

Thành viên tích cực
Dĩ nhiên khó có thể nhanh, nhưng bảo 3-5 năm là không đúng. 5 năm là cả một nhiệm kỳ của người ta rồi.
- Thủ tục liên quan đến chính phủ: Điều này khỏi cần bận tâm với Thanh Hóa khi Thủ tướng chính phủ là ai thì không cần nhắc lại và TH đã có NQ 58 của Bộ Chính trị, NQ cơ chế đặc biệt của Quốc hội với những thẩm quyền làm thay luôn thẩm quyền của Thủ tướng chính phủ như
Điều 4. Quản lý rừng, đất đai

1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 ha trở lên; đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô từ 500 ha trở lên của tỉnh Thanh Hóa và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

2. Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa quyết định chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ đầu nguồn dưới 50 ha; đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô dưới 500 ha; quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sản xuất dưới 1.000 ha theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền quyết định.

3. Việc quyết định chuyển mục đích sử dụng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này phải thực hiện công khai, lấy ý kiến người dân, đối tượng chịu sự tác động của việc chuyển đổi mục đích sử dụng và bảo đảm nguyên tắc, điều kiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.

4. Trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng, đất thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa quy định tại khoản 2 Điều này do Thủ tướng Chính phủ quy định.
PS: Đọc kỹ điều 4 Nghị Quyết quốc hội dành cho Thanh Hóa mới thấy khủng
- Đất lúa 5km2 trở xuống và đất rừng sản xuất 10km2 trở xuống tỉnh tự quyết thay cho Thủ tướng.
Bác cứ chờ xem, tất cả các KCN trên cả nước đều như vậy cả, mất 3-4 năm từ khi đề xuất đầu tư đến khi có dự án FDI đầu tiên khởi công, đấy là may mắn nếu quỹ đất "sạch" dễ GPMB nhé, dính đến mồ mả hay giá đền bù thì còn ốm.
 
Last edited:

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Bác cứ chờ xem, tất cả các KCN trên cả nước đều như vậy cả, mất 3-4 năm từ khi đề xuất đầu tư đến khi có dự án FDI đầu tiên khởi công, đấy là may mắn nếu quỹ đất "sạch" dễ GPMB nhé, dính đến mồ mả hay giá đền bù thì còn ốm
Thanh Hoá có cơ chế đặc biệt chuyển đổi mục đích sử dụng đất ko cần xin phép thủ tướng như các tỉnh bình thường
GPMB là sở trường của Thanh Hoá
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Năm nay có HLV giỏi, câu lạc bộ có cơ chế hoạt động tốt nên hy vọng lần đầu vô địch sau nhiều năm đã là Á quân
Đào tạo trẻ của ta cũng đã tốt lên rất nhiều khi thắng SLNA ở giải U19
 

VPC-HC

Thành viên tích cực
Thanh Hoá có cơ chế đặc biệt chuyển đổi mục đích sử dụng đất ko cần xin phép thủ tướng như các tỉnh bình thường
GPMB là sở trường của Thanh Hoá
Ôi bác ơi bác cứ chờ xem, VSIP Nghệ An khởi công từ 2015 (thời TT Nguyễn Tấn Dũng) mà mãi đến 2019-2020 FDI mới bắt đầu có dự án FDI, việc hình thành cả 1 KCN hết 1 nhiệm kỳ có gì là lạ đâu, nó xảy ra như chuyện thường nhật mà
 
Last edited:

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Ôi bác ơi bác cứ chờ xem, VSIP Nghệ An khởi công từ 2015 mà mãi đến 2019-2020 FDI mới bắt đầu có dự án FDI, việc hình thành cả 1 KCN hết 1 nhiệm kỳ có gì là lạ đâu, nó xảy ra như chuyện thường nhật mà
Nghệ An khi đó không có cơ chế đặc biệt như TH bây giờ và GPMB của Nghệ An không bằng Thanh Hoá được ( đến nay GPMB cao tốc còn chưa xong)
 

Fatherofht

Thành viên mới
Nghệ An khi đó không có cơ chế đặc biệt như TH bây giờ và GPMB của Nghệ An không bằng Thanh Hoá được ( đến nay GPMB cao tốc còn chưa xong)
Anh nắm pháp luật rất lơ mơ. Dự án KCN thuộc thẩm quyền cấp chủ trương của thủ tướng nên sau khi có chủ trương sẽ có luôn chuyển đổi mục đích sử dụng đất mà không phải thêm bước ra quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Nhưng đến được cái bước cấp chủ trương KCN nó vô cùng lâu, KCN VSIP Thanh Hóa hiện còn chưa chốt ở đâu, chưa có trong danh mục các KCN được phê duyệt (thẩm quyền của thủ tướng chính phủ, nếu được phê duyệt trong quy hoạch tỉnh rồi thì ko cần) (Nếu ko ở trong KKT), chưa được phê duyệt quy hoạch 1/2000, mới ở mức quan tâm và kêu gọi đầu tư nhanh cũng phải 3 năm nữa mới có chủ trương. Từ lúc có chủ trương đến khi có mặt bằng sạch có thần tốc cũng mất 1 năm.
 

VPC-HC

Thành viên tích cực
Nghệ An khi đó không có cơ chế đặc biệt như TH bây giờ và GPMB của Nghệ An không bằng Thanh Hoá được ( đến nay GPMB cao tốc còn chưa xong)
Cái chuyển mục đích sử dụng đất có phải là khâu phức tạp hay lâu la gì đâu bác, mà chắc chắn cấp chủ trương KCN không thuộc thẩm quyền của tỉnh Thanh Hóa rồi, thủ tướng cũng chỉ là người ký duyệt cuối cùng, khâu thẩm định, nghiên cứu là các bộ ngành làm, vẫn phải theo các trình tự quy định chứ làm sao cắt xén được, hay bác nghĩ mấy khâu này các Bộ thấy quê thủ tướng nên sẽ làm qua loa cho xong? chưa kể đến việc VSIP có gấp rút hay không nữa, vì thực tế họ đang đầu tư dàn trải rất nhiều nơi, họ có những dự án KCN làm từ 2019 đến nay vẫn chưa xong. Theo như văn bản cuối tháng 5 vừa rồi thì mới ở giai đoạn nghiên cứu đầu tư, chưa có phê duyệt quy hoạch, chưa được chấp thuận chủ trương đầu tư, nói chung là ở khâu thủ tục thì chưa có gì cả mà có nhiều ông nói năm nay năm sau sẽ có thì đúng không biết gì về KCN. VD đơn giản tỉnh Quảng Ninh nổi tiếng nhanh gọn về khâu thủ tục mà cũng vài năm mới thành được cái KCN để bắt đầu đón FDI thì bác nghĩ Thanh Hóa có nhanh được bằng họ không?
 
Last edited:

THAH_THAH

Người nổi tiếng
Tuy VSIP mới xúc tiến gần đây nhưng không phải là vào ngẫu hứng tìm một chỗ mới để đầu tư mà sẽ đầu tư vào 5 KCN quy hoạch từ lâu nhưng chưa có nhà đầu tư gồm:
KCN Thạch Quảng (huyện Thạch Thành, diện tích dự kiến năm 2030 là 5,64 ha, sau 2030 là 120 ha); KCN Ngọc Lặc (huyện Ngọc Lặc, diện tích dự kiến năm 2030 là 85 ha, sau 2030 là 150); KCN Bãi Trành (huyện Như Xuân, diện tích dự kiến đến 2030 là 100 ha, sau 2030 là 146 ha).
Và 9 KCN quy hoạch mới
9 KCN được bổ sung mới đến năm 2030, diện tích khoảng 2.281 ha gồm KCN phía Tây TP Thanh Hóa (diện tích dự kiến đến 2030 gần 536 ha, sau năm 2030 là 650 ha); KCN Phú Quý (huyện Hoằng Hóa, diện tích dự kiến đến 2030 là 545 ha, sau năm 2030 là 845 ha); KCN Bắc Hoằng Hóa (huyện Hoằng Hóa, diện tích dự kiến đến 2030 là 157 ha, sau 2030 là 274 ha).

KCN Hà Long (huyện Hà Trung, diện tích dự kiến năm 2030 gần 94 ha, sau 2030 là 550 ha); KCN Lưu Bình (huyện Quảng Xương, diện tích dự kiến năm 2030 là 200 ha, sau 2030 là 470 ha); KCN Tượng Lĩnh (huyện Nông Cống, diện tích dự kiến năm 2030 là 200 ha, sau 2030 là 350 ha).

KCN Giang Quang Thịnh (huyện Thiệu Hóa, diện tích dự kiến năm 2030 là 300 ha); KCN Nga Tân (huyện Nga Tân, diện tích dự kiến năm 2030 là 150 ha, sau 2030 là 430 ha); KCN Đa Lộc (huyện Hậu Lộc, diện tích dự kiến năm 2030 là 100 ha, sau 2030 là 250 ha).

Bên cạnh đó, sau năm 2030, tỉnh này bổ sung mới thêm hai khu công nghiệp với diện tích 872 ha, gồm KCN Phong Ninh (huyện Yên Định, 450 ha) và KCN Hà Lĩnh (huyện Hà Trung, 422 ha).
Chưa kể trong KKT Nghi Sơn có quy hoạch 21 KCN từ cách đây hơn 10 năm nhưng hiện tại mới chỉ có 3 KCN có chủ đầu tư. Còn tới 18 KCN chưa có chủ đầu tư.
Ông tranh luận với thằng nửa chim nửa bướm này làm gì cho tốn thời gian. Thời nào rồi mà bảo thủ tục phải mất 3-5năm để nhà đầu tư họ ăn cám à. Mỗi tỉnh, mỗi địa phương có cách làm khác nhau nên tất cả so sánh chỉ mang tính tham khảo, giống như TH đã làm với NQ 58, Quy hoạch tỉnh, đô thị TH có ai bảo mất đến 3 năm từ khi manh nha và bắt đầu làm đâu. Nó lâu nay nằm trong váy chỉ đi hạch hoẹ các tỉnh, thành khác chứ có kiến thức vẹo gì
 

Facebook Comment

Chủ đề tương tự

Bài viết mới

Chủ đề được quan tâm nhất

Top