• Lưu ý đọc kỹ nội quy trước khi đăng bài để tránh bị bannick, xóa bài. Xem hướng dẫn đăng bài và tính năng UP tin miễn phí
  • Thông báo về việc đăng bài & đăng ký thành viên áp dụng tại thread Hot news, Projects & Developments
    - Phải đăng ký thành viên mới có thể đăng bài tại thread này.
    - Nếu gặp khó khăn khi đăng ký, vui lòng liên hệ qua email : thanhhoaonline.net@gmail.com để được hỗ trợ đăng ký và kích hoạt tài khoản.

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Nhanh hay chậm còn liên quan đến thủ tục đầu tư, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng. Ông nào làm nhanh thì 1-2 năm còn lâu thì phải 4-5 năm. Họ nói cũng có cái đúng của nó. Thế nên phải trồng cây rồi mới tới ngày hái quả. Đang tình hình kinh tế khó khăn chung nên cũng ko dám mong nó sẽ triển khai nhanh được. Thôi đằng nào chả chậm rồi thì cứ từ từ mà triển thôi. Các doanh nghiệp kiểu điện tử nếu họ chọn Nghệ An rồi thì chả đến lượt mình đâu. Cái quan trọng là có hạ tầng KCN đồng bộ để đón các nhà đầu tư.
Các doanh nghiệp điện tử vào Nghện An dược bao nhiêu đâu em. Được 3 doanh nghiệp mà toàn sản xuất những thứ giá trị thấp như tai nghe….
Doanh nghiệp điện tử vào Nghệ An thì tỉnh ta càng mừng vì tỉnh xa vậy mà họ còn vào . Mình gần hơn 150km cơ mà
Giá thuê đất, nhân công tỉnh ta rẻ như họ thôi
Có lẽ 3-10 năm tới FDI sẽ chuyển từ Vùng thủ đô về nam đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ.
Thanh Hoá có lợi thế nhất trong nhóm này khi có đầy đủ sân bay, cảng biển…
Đó là lý do mà gần đây Sumitomo, WHA, VSIP tăng tốc các thủ tục để sớm có dự án tại tỉnh ta.
Tỉnh ta phát triển được hệ thống khu công nghiệp với các nhà máy FDI kiểu vùng thủ đô thì coi như là tỉnh toàn diện và kiểu mẫu của cả nước khi cái gì cũng có
Tất cả các tỉnh được cái này, mất cái kia nhưng tỉnh ta cái gì cũng mạnh
Các tỉnh quanh HN thì ko du lịch, ko kinh tế biển, ko cảng, sân bay, có tỉnh ko đường sắt
Hải Phòng ko có biên giới, vùng núi, văn hóa ko đa dạng ….
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Hải Tiến được Flamingo đầu tư sang lên bao nhiêu.
Flamingo sẽ đầu tư 3 giai đoạn tại Hải Tiến.
Giai đoạn 1 khu A coi như xong 99%
 

Harley Quinn

Người nổi tiếng
Ngoài lề một chút về kì thi vào Chuyên Lam Sơn đang diễn ra, theo đánh giá Bộ đề thi năm nay vào Lam Sơn khó hơn hẳn so với nhiều năm trở lại đây ở trên tất cả các môn và có tính phân hoá học sinh rất mạnh

Có vẻ như thầy Hiệu trưởng mới đang muốn ươm mầm một thế hệ học sinh mới giàu sức chiến đấu hơn trên các đầu trường trí tuệ
 
C

cuuhocsinhamrong

Khách vãng lai
Bên Nghệ hay trong Huế, Đà Nẵng thì tôi không biết thế nào nhưng xét trên phương diện học tập và kiến thức thì học sinh Thanh Hóa không ngại một đối thủ nào ở miền Bắc
Tôi từng học phổ thông ở Thanh Hóa và học trung học, đại học ở HN với nhiều người đến từ khắp nơi thấy khả năng nhanh nhạy trong học tập của họ cũng chỉ là mức khá chứ chưa đến độ xuất sắc, độ già dơ thì học sinh Thanh Hóa trội hơn
Nhưng học sinh Thanh Hóa lại có phần trầm lắng hơn trong các hoạt động sinh hoạt, thiếu đi sự khéo léo và tinh quái để chiếm lĩnh các vị trí trong tập thể hoặc đánh bóng bản thân dù cho năng lực thật sự trội hơn.
Ngoài 40 tuổi tố chất của người miền Bắc gần như chững lại chỉ phát triển theo chiều ngang, mở rộng các mối quan hệ xã hội, khẳng định vị trí, làm kinh tế....... không còn phát triển trong kiến thức học thuật.
với người Thanh Hóa họ thành công chậm sau tuổi 40 mới là độ chín của họ, giai đoạn này họ khá có bản lĩnh và dễ phát huy được thế mạnh bẩm sinh nếu gặp môi trường thuận lợi
 

VPC-HC

Thành viên tích cực
cmt của 1 bạn đã 2 lần đưa 2 đoàn nhà đầu tư nước ngoài đi khảo sát nhà xưởng ở Thanh Hóa, tại huyện Thạch Thành và Thọ Xuân và có vài nhận định như sau:
  1. Chi phí nhân công quá rẻ và nhân lực dồi dào nhưng do diện tích lớn, mật độ dân cư thưa thớt nên sẽ phải xây dựng ký túc xá cho các bạn công nhân ở xa đến làm việc. Đây là vừa điểm cộng vừa là điểm trừ .
  2. Vùng núi nên được hưởng nhiều chính sách ưu đãi thuế rất tốt để phát triển kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài. Đây là điểm cộng rất lớn .
  3. Điểm trừ: chất lượng nguồn nhân lực ko cao, nên chỉ phù hợp ngành nghề giản đơn như may mặc , da giầy.... Các ngành công nghệ cao ko thể thu hút dc lực lượng quản lý cấp cao về làm việc.
  4. Địa hình, khí hậu: Địa hình đồi núi, những nhà xưởng nằm ở giữa thung lũng, vùng thấp nên khi xảy ra mưa lũ rất nguy hiểm, nên nhà đầu tư nước ngoài rất lo ngại .
  5. Tiện ích phục vụ cuộc sống: Các chuyên gia nước ngoài đến làm việc, ko có các tiện ích phục vụ cho họ, bệnh viện ở xa nên ko tiện nếu họ có vấn đề về sức khỏe.
Tuy nhiên, đây chỉ mình mới chỉ đi khảo sát ở mấy huyện dọc theo đường HCM. Còn các huyện khác mình chưa đi nhiều, cũng rất hy vọng các huyện thuận lợi hơn về vị trí, địa hình sẽ thu hút nhiều dự án, nhà đầu tư đến xây dựng nhà máy ở đây, vì ưu đãi thuế rất lớn và nguồn nhân công dồi dào.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
cmt của 1 bạn đã 2 lần đưa 2 đoàn nhà đầu tư nước ngoài đi khảo sát nhà xưởng ở Thanh Hóa, tại huyện Thạch Thành và Thọ Xuân và có vài nhận định như sau:
  1. Chi phí nhân công quá rẻ và nhân lực dồi dào nhưng do diện tích lớn, mật độ dân cư thưa thớt nên sẽ phải xây dựng ký túc xá cho các bạn công nhân ở xa đến làm việc. Đây là vừa điểm cộng vừa là điểm trừ .
  2. Vùng núi nên được hưởng nhiều chính sách ưu đãi thuế rất tốt để phát triển kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài. Đây là điểm cộng rất lớn .
  3. Điểm trừ: chất lượng nguồn nhân lực ko cao, nên chỉ phù hợp ngành nghề giản đơn như may mặc , da giầy.... Các ngành công nghệ cao ko thể thu hút dc lực lượng quản lý cấp cao về làm việc.
  4. Địa hình, khí hậu: Địa hình đồi núi, những nhà xưởng nằm ở giữa thung lũng, vùng thấp nên khi xảy ra mưa lũ rất nguy hiểm, nên nhà đầu tư nước ngoài rất lo ngại .
  5. Tiện ích phục vụ cuộc sống: Các chuyên gia nước ngoài đến làm việc, ko có các tiện ích phục vụ cho họ, bệnh viện ở xa nên ko tiện nếu họ có vấn đề về sức khỏe.
Tuy nhiên, đây chỉ mình mới chỉ đi khảo sát ở mấy huyện dọc theo đường HCM. Còn các huyện khác mình chưa đi nhiều, cũng rất hy vọng các huyện thuận lợi hơn về vị trí, địa hình sẽ thu hút nhiều dự án, nhà đầu tư đến xây dựng nhà máy ở đây, vì ưu đãi thuế rất lớn và nguồn nhân công dồi dào.
Tại Nghi Sơn có 2 nhà máy vốn FDI rất lớn là Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn vốn 9,3 tỷ và công ty CP Nhiệt điện Nghi Sơn 2 vốn 2,83 tỷ
Riêng 2 siêu dự án này đã 12 tỷ usd vốn FDI
Để vận hành hai nhà máy này chắc trình độ chuyên gia phải cao lắm công nhỉ?
Lâu nay Thanh Hoá chưa có cao tốc Bắc Nam và nhà đầu tư KCN chuyên nghiệp do ưu tiên doanh nghiệp nội tỉnh nên công nghiệp gia dụng, gia công điện tử chưa phát triển
Nghệ An làm được thì theo Hữu Công Thanh Hoá nhà ta kém họ à?
Theo ta giá thuê đất trong các kcn tỉnh Bắc Ninh nhà Công đã cao và tiếp tục cao đến khi doanh nghiệp họ không chịu nổi chi phí thì họ sẽ về nam đồng bằng sông Hồng và Thanh Hoá thôi
Như ta đã nói, TP Thanh Hoá + TP Sầm Sơn là vùng đô thị mạnh về thương mại, du lịch dịch vụ được quy hoạch lớn ngang trung tâm Hải Phòng ( du lịch Sầm Sơn vượt xa Đồ Sơn) nên có thể là một trung tâm đô thị lớn phía nam thủ đô hỗ trợ rất lớn để phát triển hài hòa công nghiệp
 

Donghuongthanhhoa

Thành viên tích cực
Hình ảnh Trống đồng, đặc biệt là trống đồng Đông Sơn có mặt ở rất nhiều nơi. Ngay như trên sổ Đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ....), các văn bằng của nhà nước (Bằng tốt nhiệp CĐ, ĐH, ...), các Quyết định (bổ nhiệm nhân sự, điều chuyển, ...) hay như trang Đấu thầu này cũng là minh chứng cụ thể, rõ ràng nhất. Vậy sao phải ngại 1 số lý do nhỏ bé làm cản trở cả 1 quá trình lớn, tên tuổi lớn: ĐÔNG SƠN (https://muasamcong.mpi.gov.vn/web/guest/guideline-contractors?p_p_id=egpportalusermanualcontractors_WAR_egpportalusermanualcontractors&p_p_lifecycle=0&p_p_state=normal&p_p_mode=view&_egpportalusermanualcontractors_WAR_egpportalusermanualcontractors_render=detail&id=b76124cf-7bfa-4753-8bf4-dfbc5cb0d1f6)
 
N

Nem 36

Khách vãng lai
Hình ảnh Trống đồng, đặc biệt là trống đồng Đông Sơn có mặt ở rất nhiều nơi. Ngay như trên sổ Đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ....), các văn bằng của nhà nước (Bằng tốt nhiệp CĐ, ĐH, ...), các Quyết định (bổ nhiệm nhân sự, điều chuyển, ...) hay như trang Đấu thầu này cũng là minh chứng cụ thể, rõ ràng nhất. Vậy sao phải ngại 1 số lý do nhỏ bé làm cản trở cả 1 quá trình lớn, tên tuổi lớn: ĐÔNG SƠN (https://muasamcong.mpi.gov.vn/web/guest/guideline-contractors?p_p_id=egpportalusermanualcontractors_WAR_egpportalusermanualcontractors&p_p_lifecycle=0&p_p_state=normal&p_p_mode=view&_egpportalusermanualcontractors_WAR_egpportalusermanualcontractors_render=detail&id=b76124cf-7bfa-4753-8bf4-dfbc5cb0d1f6)
Không được xóa tên Thanh Hóa, TP TH vì nó là tài sản của hàng triệu người Thanh Hóa qua nhiều thời kỳ đã gây dựng nên tên tuổi lừng lẫy
Không một cá nhân, tổ chức đại diện nào có quyền xóa bỏ đi danh xưng ấy.
Cái tên ĐS mơ hồ và không nhiều giá trị lịch sử, nó chỉ được người ta biết đến khi một số nhà khảo cổ tìm kiếm hiện vật trống đồng phát hiện ra.

Không ai lại chọn cái tên Sơn Tây khi HN mở rộng sát nhập, Không ai đi lấy cái tên Lăng cô làm tên chung khi mở rộng Huế, không ai lại đổi thành tp Cửa lò khi sát nhập vào Vinh.

Tpth sát nhập vào huyện ĐS hay h.ĐS sát nhập vào TPTH ??????
 

Donghuongthanhhoa

Thành viên tích cực
Không được xóa tên Thanh Hóa, TP TH vì nó là tài sản của hàng triệu người Thanh Hóa qua nhiều thời kỳ đã gây dựng nên tên tuổi lừng lẫy
Không một cá nhân, tổ chức đại diện nào có quyền xóa bỏ đi danh xưng ấy.
Cái tên ĐS mơ hồ và không nhiều giá trị lịch sử, nó chỉ được người ta biết đến khi một số nhà khảo cổ tìm kiếm hiện vật trống đồng phát hiện ra.

Không ai lại chọn cái tên Sơn Tây khi HN mở rộng sát nhập, Không ai đi lấy cái tên Lăng cô làm tên chung khi mở rộng Huế, không ai lại đổi thành tp Cửa lò khi sát nhập vào Vinh.

Tpth sát nhập vào huyện ĐS hay h.ĐS sát nhập vào TPTH ??????
Trước tiên bạn không đọc kỹ, không tìm hiểu kỹ hay không biết thật thì mình không rõ. Ở đây tên tỉnh Thanh Hóa vẫn giữ nguyên, không ai thay đổi tên tỉnh Thanh Hóa cả, vùng đất này vẫn gọi là xứ Thanh. Đây là câu chuyện đổi tên THÀNH PHỐ THANH HÓA, sở dĩ phải viết chữ in hoa vì đâu đó nhiều người vẫn chưa phân biệt được Thành phố Thanh Hóa với tỉnh Thanh Hóa. Tên tỉnh Thanh Hóa đã có từ rất lâu, không ai đề xuất đổi. Tên Thành phố Thanh Hóa thì mới có gần đây, không lâu lắm, chưa bằng 1 đời người. Việc sát nhập cái gì vào cái gì cũng chỉ là từ ngữ, ví dụ cũng có thể nói nhập Đông Sơn và Thành phố Thanh Hóa vào với nhau, nhập thành phố Thanh Hóa và Đông Sơn vào nhau, hay như bạn hiểu nhập Đông Sơn vào thành phố. Việc đổi tên Thành phố rất có lợi khi sau này thành phố lên tp trực thuộc trung ương như Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, ... không thể để 2 đơn vị hành chính là Thành phố Thanh Hóa trực thuộc trung ương và tỉnh Thanh Hóa. Việc hồ sơ giấy tờ vẫn sẽ sử dụng bình thường, ai mất, hư hỏng, đến hạn thì cấp mới, ai đang dùng thì cứ dùng. Có phát sinh ra các vấn đề thì lại tạo công việc cho nhiều người, tiền lại lưu thông nhanh hơn, ... nhiều cái tốt lắm, nên nhìn vào đó, cái khó khăn thì cũng có nhưng mình nghĩ không nhiều.
 
N

Nem 36

Khách vãng lai
Thiếu gì tên có ý nghĩa mà cứ phải bám vào có chữ "sơn". Lâu nay nặn ra một mớ địa danh mới kèm chữ " sơn" phải nói đó là một áp đặt a dua rất bệnh hoạn của một nhóm người, bỏ qua phản ứng của người dân.
Muốn đặt tên gì cũng được miễn bỏ cái chữ "sơn", nghe nhiều tởm lắm rồi
 

Firework

Thành viên tích cực
Điểm trừ: chất lượng nguồn nhân lực ko cao, nên chỉ phù hợp ngành nghề giản đơn như may mặc , da giầy.... Các ngành công nghệ cao ko thể thu hút dc lực lượng quản lý cấp cao về làm việc.
Cái này nhầm nhé. Con em Thanh Hóa làm ở các công ty công nghệ cao ở khắp cả nước thậm chí nước ngoài rất đông, đủ mọi vị trí, cấp quản lý, trình độ. Nếu có công ty mở ở quê đủ xịn, lương đủ cao thì không thiếu người về quê làm.
 

Firework

Thành viên tích cực
Trước tiên bạn không đọc kỹ, không tìm hiểu kỹ hay không biết thật thì mình không rõ. Ở đây tên tỉnh Thanh Hóa vẫn giữ nguyên, không ai thay đổi tên tỉnh Thanh Hóa cả, vùng đất này vẫn gọi là xứ Thanh. Đây là câu chuyện đổi tên THÀNH PHỐ THANH HÓA, sở dĩ phải viết chữ in hoa vì đâu đó nhiều người vẫn chưa phân biệt được Thành phố Thanh Hóa với tỉnh Thanh Hóa. Tên tỉnh Thanh Hóa đã có từ rất lâu, không ai đề xuất đổi. Tên Thành phố Thanh Hóa thì mới có gần đây, không lâu lắm, chưa bằng 1 đời người. Việc sát nhập cái gì vào cái gì cũng chỉ là từ ngữ, ví dụ cũng có thể nói nhập Đông Sơn và Thành phố Thanh Hóa vào với nhau, nhập thành phố Thanh Hóa và Đông Sơn vào nhau, hay như bạn hiểu nhập Đông Sơn vào thành phố. Việc đổi tên Thành phố rất có lợi khi sau này thành phố lên tp trực thuộc trung ương như Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, ... không thể để 2 đơn vị hành chính là Thành phố Thanh Hóa trực thuộc trung ương và tỉnh Thanh Hóa. Việc hồ sơ giấy tờ vẫn sẽ sử dụng bình thường, ai mất, hư hỏng, đến hạn thì cấp mới, ai đang dùng thì cứ dùng. Có phát sinh ra các vấn đề thì lại tạo công việc cho nhiều người, tiền lại lưu thông nhanh hơn, ... nhiều cái tốt lắm, nên nhìn vào đó, cái khó khăn thì cũng có nhưng mình nghĩ không nhiều.
Theo lập luận như thế này thì không nên đặt vấn đề tên "Thành phố Thanh Hóa hay Đông Sơn? " mà nên đặt vấn đề là "để tên Tp Thanh Hóa hay đặt tên mới?". Lúc này mọi thứ sẽ rất khác :P
Không
 
N

Nem 36

Khách vãng lai
Theo lập luận như thế này thì không nên đặt vấn đề tên "Thành phố Thanh Hóa hay Đông Sơn? " mà nên đặt vấn đề là "để tên Tp Thanh Hóa hay đặt tên mới?". Lúc này mọi thứ sẽ rất khác :P
Không
Chuẩn, phải tạo hướng mở để lấy ý kiến nhân dân chứ không phải đưa ra cái tên ĐS rồi gắn chết vào phương án đối tên
Nên đưa ra nhiều phương án để người dân lựa chọn đồng thuận hơn là áp đặt, xét cho cùng thì lựa chọn của nhân dân mới là bền vững nhất
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Tỉnh ta có lợi thế dân số đông và diện tích lớn.
Hiện nay nhà nước rất chú trọng các tỉnh có diện tích rộng
Theo tôi, nhà nước nên loại ngay các tỉnh có diện tích nhỏ bé ở các quy hoạch lên thành phố trực thuộc trung ương hay là các trung tâm chuyên ngành vì chỉ 5-10 năm nữa các tỉnh này không còn nguồn lực đất đai
Tỉnh ta diện tích hơn 11.000 km2 gần bằng 2/3 cả vùng đồng bằng sông Hồng ( nếu ko tính Quảng Ninh vốn là miền núi thì tỉnh ta bằng về diện tích với đồng bằng sông Hồng)
Tỉnh ta nên được đầu tư nhiều nguồn lực để trở thành thành phố trực thuộc trung ương và nếu lên được tptttw thì nên gọi là TP Thanh Hoa thay cho TP Thanh Hoá.
Tên gốc của tỉnh ta vốn là Thanh Hoa, vì phạm tên huý của một vị hoàng hậu nên bị đổi thành Thanh Hoá.
5-10 năm tới chắc chắn công nghiệp, thương mại và du lịch của tỉnh ta sẽ phát triển hàng đầu phía Bắc kéo theo dân số sớm vượt 4 triệu!
Duy nhất tỉnh ta có đủ điều kiện dân số quy đổi 5 triệu để trở thành TP trực thuộc trung ương hạng đặc biệt
Để tạo điều kiện cho Thanh Hoá thì trung ương nên cho tỉnh đảm nhận nhiều trụ sở cơ quan cấp vùng miền Trung hoặc Bắc Trung bộ để tăng vai trò chính trị
Hỗ trợ Thanh Hoá cơ chế đặc biệt nhiều năm liên tục để sớm trở thành TP TTTW hạng đặc biệt!
 

VPC-HC

Thành viên tích cực
Tỉnh ta có lợi thế dân số đông và diện tích lớn.
Hiện nay nhà nước rất chú trọng các tỉnh có diện tích rộng
Theo tôi, nhà nước nên loại ngay các tỉnh có diện tích nhỏ bé ở các quy hoạch lên thành phố trực thuộc trung ương hay là các trung tâm chuyên ngành vì chỉ 5-10 năm nữa các tỉnh này không còn nguồn lực đất đai
Tỉnh ta diện tích hơn 11.000 km2 gần bằng 2/3 cả vùng đồng bằng sông Hồng ( nếu ko tính Quảng Ninh vốn là miền núi thì tỉnh ta bằng về diện tích với đồng bằng sông Hồng)
Tỉnh ta nên được đầu tư nhiều nguồn lực để trở thành thành phố trực thuộc trung ương và nếu lên được tptttw thì nên gọi là TP Thanh Hoa thay cho TP Thanh Hoá.
Tên gốc của tỉnh ta vốn là Thanh Hoa, vì phạm tên huý của một vị hoàng hậu nên bị đổi thành Thanh Hoá.
5-10 năm tới chắc chắn công nghiệp, thương mại và du lịch của tỉnh ta sẽ phát triển hàng đầu phía Bắc kéo theo dân số sớm vượt 4 triệu!
Duy nhất tỉnh ta có đủ điều kiện dân số quy đổi 5 triệu để trở thành TP trực thuộc trung ương hạng đặc biệt
Để tạo điều kiện cho Thanh Hoá thì trung ương nên cho tỉnh đảm nhận nhiều trụ sở cơ quan cấp vùng miền Trung hoặc Bắc Trung bộ để tăng vai trò chính trị
Hỗ trợ Thanh Hoá cơ chế đặc biệt nhiều năm liên tục để sớm trở thành TP TTTW hạng đặc biệt!
Rồi làm sao để giải quyết tiêu chí mật độ được đây (tối thiểu 3.000 người/km2 đối với loại đặc biệt), nếu tỉnh Thanh Hóa xin được mật độ thì các tỉnh khác cũng xin được, khu vực nội thành cũng phải được 3 triệu dân nữa
Rồi còn hàng loạt các tiêu chuẩn về KTXH, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp, công trình công cộng, hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc cảnh quan đô thị.
 
N

Nem 36

Khách vãng lai
Rồi làm sao để giải quyết tiêu chí mật độ được đây (tối thiểu 3.000 người/km2 đối với loại đặc biệt), nếu tỉnh Thanh Hóa xin được mật độ thì các tỉnh khác cũng xin được, khu vực nội thành cũng phải được 3 triệu dân nữa
Rồi còn hàng loạt các tiêu chuẩn về KTXH, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp, công trình công cộng, hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc cảnh quan đô thị.
Kiểu nói bừa thiếu suy nghĩ ấy mà, bác giải thích làm gì cho phí lời, thêm lượt tương tác cho chúng nó.
Lên được thì Nghệ An cũng sẽ lên kéo theo hàng loạt tỉnh thành khác đòi được là TTTW nhưng chỉ là hình thức còn thực chất vẫn là những địa phương rộng lớn đông dân nhưng nghèo.
Rồi cái danh TTTW cũng nhàm.
Khả thi nhất là các tỉnh lớn đông dân tách ra vùng phát triển và vùng chậm phát triển, nếu phần tách ra đủ tiêu chí phát triển thì sẽ chuyển sang tp TTTW
Phần kém phát triển hơn tách ra sẽ được tự chủ và sẽ được hưởng quy chế như một tỉnh miền núi, được cởi trói sẽ có nhiều thuận lợi để phát triển
 

Facebook Comment

Chủ đề tương tự

Bài viết mới

Chủ đề được quan tâm nhất

Top