• Lưu ý đọc kỹ nội quy trước khi đăng bài để tránh bị bannick, xóa bài. Xem hướng dẫn đăng bài và tính năng UP tin miễn phí
  • Thông báo về việc đăng bài & đăng ký thành viên áp dụng tại thread Hot news, Projects & Developments
    - Phải đăng ký thành viên mới có thể đăng bài tại thread này.
    - Nếu gặp khó khăn khi đăng ký, vui lòng liên hệ qua email : thanhhoaonline.net@gmail.com để được hỗ trợ đăng ký và kích hoạt tài khoản.

NamDu

Người nổi tiếng
Bên Nghệ An cả tỉnh đang làm lại việc đặt tên xóa số sau khi hội đồng nhân dân tỉnh đã nghị quyết xong
Vinh được chia thành 6 phường với các tên lạ lẫm
Trường Vinh; Thành Vinh; Vinh Phú; Vinh Lộc; Vinh Hưng
Tên kiểu này thà để Vinh 1,2,3,4,5 hợp lý hơn
Xóa bỏ TP trực thuộc tỉnh tôi nghĩ sẽ sớm xảy ra bất cập
Trước mắt là nhân dân các đô thị này hụt hẫng
Sau đó nếu ko điều hành tốt thì mạnh ai nấy làm thiếu thống nhất trong quản lý đô thị
Bản chất đúng bây giờ là, giải thể cấp huyện cũ và thành lập các phường xã mới, Nhưng do địa phương của họ muốn giữ lại tên thành phố hiện tại, nhưng lại chia đơn vị ra làm nhiều phần nên bất cập thui.

Chứ như Nha Trang, họ chia thành phố ra thành 4 phường, đặt tên theo hướng cũng ổn.

Với diện tích Vinh chỉ có khoảng 166km2, chỉ cần chia thành 3 phường là ổn, và đặt tên theo hướng tương tự như Nha Trang, vừa giúp bảo toàn quy hoạch khu vực nội thành lại vừa không bị nát đô thị.
  1. Phường Bắc Vinh
  2. Phường Thành Vinh
  3. Phường Cửa Lò
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
SAU SÁP NHẬP, 10 TỈNH THÀNH PHỐ THU HÚT FDI LỚN NHẤT VIỆT NAM

  1. TP. Hồ Chí Minh: 138,1 tỷ USD
  2. Bắc Ninh: 44,6 tỷ USD
  3. Hải Phòng: 44 tỷ USD
  4. Đồng Nai: 43,7 tỷ USD
  5. Hà Nội: 43 tỷ USD
  6. Tây Ninh: 24,6 tỷ USD
  7. Quảng Ninh: 16,2 tỷ USD
  8. Thanh Hóa: 15,6 tỷ USD
  9. Hưng Yên: 14,9 tỷ USD
  10. Đà Nẵng: 13,2 tỷ USD
PS: Đà Nẵng thu hút FDI yếu vậy mà nhập Quảng Nam vào vọt lên 13,2 tỷ cơ à
Quảng Ninh ba năm nay tăng nhanh, trước đó chưa đến 4 tỷ
Chấp thuận LNG Nghi Sơn và KCN Sumitomo là Thanh Hóa đòi lại vị trí thứ 7 nhưng mà cách xa vị trí thứ 6 quá
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Du lịch Địa điểm du lịch

Sầm Sơn lại bộn khách
Thời tiết thuận lợi, cộng thêm kỳ nghỉ kéo dài 5 ngày khiến du khách trong và ngoài tỉnh đổ về biển Sầm Sơn, Thanh Hóa đông kín.
Sam Son anh 1
Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, thời tiết nắng nóng khiến nhiều du khách đổ về thành phố biển Sầm Sơn, Thanh Hóa nghỉ ngơi, tắm biển giải nhiệt. Theo ghi nhận, chiều ngày 30/4 đến sáng 1/5, hàng vạn du khách đổ xuống các bãi tắm A, B, C, D ở Sầm Sơn để vui chơi, tắm biển.

Sam Son anh 2
Du khách chen chân nhau xuống tắm biển Sầm Sơn.

Sam Son anh 3
Để đảm bảo an toàn cho du khách, lực lượng kiểm soát trên biển hoạt động liên tục.

Sam Son anh 4
Du khách tắm biển liên tục được nhắc nhở không ra vùng nước sâu, nguy hiểm khi tắm quá xa bờ.

Sam Son anh 5
Thời tiết thuận lợi, nhiều du khách trong và ngoài tỉnh Thanh Hóa đã lựa chọn nghỉ ngơi, vui chơi trong kỳ nghỉ tại vùng biển Sầm Sơn.

Sam Son anh 6
Trên các tuyến phố ở thành phố Sầm Sơn, lượng phương tiện của du khách đổ về tiếp tục tăng trong ngày 1/5.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member

Hungda

Người nổi tiếng
Theo thống kê sơ bộ, cả nước có khoảng 96 đơn vị hành chính cấp xã được đề xuất giữ nguyên không thực hiện sắp xếp do đã đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về diện tích, dân số hoặc do yếu tố địa lý đặc thù (vị trí biệt lập, yếu tố an ninh quốc phòng…).
Trong số đó, Thanh Hóa đề xuất giữ nguyên 22 ĐVHC: toàn bộ 8 ĐVHC của huyện Mường Lát, 5 xã của Quan Sơn, 4 xã của Thường Xuân, 2 xã của Quan Hóa, 2 xã của Lang Chánh, 1 xã của Như Thanh.
Xã Xuân Thái, Như Thanh gần như ôm trọn Vườn quốc gia Bến En. Thị trấn Mường Lát ban đầu định sáp nhập với Tam Chung nhưng sau đó được đề nghị giữ nguyên.
Cá nhân mình nghĩ các xã đồng bằng sáp nhập đến quy mô 30-50km2 vẫn thuận lợi hơn nhiều so với các xã vùng cao hiện đã xấp xỉ 100km2, nên tạo điều kiện cho bà con các dân tộc chứ không nên khí thế quá mà sáp nhập hết.
 

Anhds

Người nổi tiếng
Theo thống kê sơ bộ, cả nước có khoảng 96 đơn vị hành chính cấp xã được đề xuất giữ nguyên không thực hiện sắp xếp do đã đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về diện tích, dân số hoặc do yếu tố địa lý đặc thù (vị trí biệt lập, yếu tố an ninh quốc phòng…).
Trong số đó, Thanh Hóa đề xuất giữ nguyên 22 ĐVHC: toàn bộ 8 ĐVHC của huyện Mường Lát, 5 xã của Quan Sơn, 4 xã của Thường Xuân, 2 xã của Quan Hóa, 2 xã của Lang Chánh, 1 xã của Như Thanh.
Xã Xuân Thái, Như Thanh gần như ôm trọn Vườn quốc gia Bến En. Thị trấn Mường Lát ban đầu định sáp nhập với Tam Chung nhưng sau đó được đề nghị giữ nguyên.
Cá nhân mình nghĩ các xã đồng bằng sáp nhập đến quy mô 30-50km2 vẫn thuận lợi hơn nhiều so với các xã vùng cao hiện đã xấp xỉ 100km2, nên tạo điều kiện cho bà con các dân tộc chứ không nên khí thế quá mà sáp nhập hết.
Cái này em ko đồng ý với bác, em đi miền núi khá nhiều tất cả các xã ko sát nhập ở TH em từng đi qua, trừ một số xã biên giới như Bát Mọt, Quang Chiểu...ko cần sát nhập. Một số xã như Nhi sơn diện tích hơn 30km2 dân số hơn 2 nghìn nên sát nhập vào xã pù nhi bên cạnh, Xã phường miền xuôi 30-50km2 thì dân số 50-100 nghìn dân,cá biệt phường hạc thành 192k. Mà quản lý hành chính chủ yếu là quản lý dân số. Trong khi bộ máy hc mới quy định cấp xã ko quá 40 công chức.nguy cơ sau này làm thủ tục sẽ tắc nghẽn, những sự kiện bất thường như covid sẽ ko có người.
 

Harley Quinn

Người nổi tiếng
Cập nhật tiến độ các Dự Án giao thông điểm đang thi công 3 ca 4 kíp. Nhìn chung các dự án có tiến độ rất nhanh, đây là điểm sáng

Cầu vượt đường sắt Bắc Nam thuộc tuyến Đại lộ Đông Tây phấn đấu thông xe kĩ thuật 2/9





Đại lộ Nam Sông Mã giai đoạn 2 đang được thi công tổng lực trên toàn tuyến



 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Cập nhật tiến độ các Dự Án giao thông điểm đang thi công 3 ca 4 kíp. Nhìn chung các dự án có tiến độ rất nhanh, đây là điểm sáng

Cầu vượt đường sắt Bắc Nam thuộc tuyến Đại lộ Đông Tây phấn đấu thông xe kĩ thuật 2/9





Đại lộ Nam Sông Mã giai đoạn 2 đang được thi công tổng lực trên toàn tuyến



Nó nhanh vì thành phố là chủ đầu tư lại sắp bị giải thể nên khoản nào giải ngân được thì làm gấp rút
 

Pump Gin

Thành viên mới
Theo thống kê sơ bộ, cả nước có khoảng 96 đơn vị hành chính cấp xã được đề xuất giữ nguyên không thực hiện sắp xếp do đã đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về diện tích, dân số hoặc do yếu tố địa lý đặc thù (vị trí biệt lập, yếu tố an ninh quốc phòng…).
Trong số đó, Thanh Hóa đề xuất giữ nguyên 22 ĐVHC: toàn bộ 8 ĐVHC của huyện Mường Lát, 5 xã của Quan Sơn, 4 xã của Thường Xuân, 2 xã của Quan Hóa, 2 xã của Lang Chánh, 1 xã của Như Thanh.
Xã Xuân Thái, Như Thanh gần như ôm trọn Vườn quốc gia Bến En. Thị trấn Mường Lát ban đầu định sáp nhập với Tam Chung nhưng sau đó được đề nghị giữ nguyên.
Cá nhân mình nghĩ các xã đồng bằng sáp nhập đến quy mô 30-50km2 vẫn thuận lợi hơn nhiều so với các xã vùng cao hiện đã xấp xỉ 100km2, nên tạo điều kiện cho bà con các dân tộc chứ không nên khí thế quá mà sáp nhập hết.
Không biết sáp nhập xong các xã có tiềm năng lên phường có lên luôn ko. Chứ ko 2,3 năm nữa lại thay đổi một lần nữa, rất mệt
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Không biết sáp nhập xong các xã có tiềm năng lên phường có lên luôn ko. Chứ ko 2,3 năm nữa lại thay đổi một lần nữa, rất mệt
Cứ xác định 10 năm tới làm căn cước liên tục vì năng cấp xã lên phường rồi có thể tiếp tục nhập phường xã hoặc cắt đất từ chỗ này ghép với chỗ kia
Cũng bình thường vì nước ta bước vào giai đoạn phát triển mạnh nên thay đổi nhanh
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Mục tiêu Hoằng hóa, quảng xương; triệu Sơn; Thọ Xuân lên thị xã vào 2030 có lẽ sẽ sớm sửa thành phát triển một số xã thuộc các huyện này lên phường
Mỗi huyện nâng được 2 phường thì toàn tỉnh thêm được 8 phường=> có 27 phường
Kể cũng buồn cười, TP TH trước đây 47 phường xã, gộp thêm Thiệu Giao và Tân Châu là 49 phường xã
Nhập lại còn có 7 do nhập tỷ lệ cao( trung bình 7 nhập thành 1)
Thế là số phường tỉnh ta ít hơn nhiều tỉnh gộp
 

Hungda

Người nổi tiếng
Cái này em ko đồng ý với bác, em đi miền núi khá nhiều tất cả các xã ko sát nhập ở TH em từng đi qua, trừ một số xã biên giới như Bát Mọt, Quang Chiểu...ko cần sát nhập. Một số xã như Nhi sơn diện tích hơn 30km2 dân số hơn 2 nghìn nên sát nhập vào xã pù nhi bên cạnh, Xã phường miền xuôi 30-50km2 thì dân số 50-100 nghìn dân,cá biệt phường hạc thành 192k. Mà quản lý hành chính chủ yếu là quản lý dân số. Trong khi bộ máy hc mới quy định cấp xã ko quá 40 công chức.nguy cơ sau này làm thủ tục sẽ tắc nghẽn, những sự kiện bất thường như covid sẽ ko có người.
Bây giờ số công chức tối đa 40 người, sắp tới sẽ phải có điều chỉnh, không chỉ số lượng công chức mà còn nhiều đối tượng khác: cán bộ không chuyên trách, rồi các trạm y tế cấp xã sau sáp nhập, rồi các trường tiểu học, THCS sau sáp nhập dự kiến đưa về phường, xã quản lý (thay vì phòng giáo dục như hiện nay) thì có sáp nhập thành một trường với nhiều điểm trường hay để riêng; rất nhiều chuyện phải tính.
Trước đây mỗi huyện chỉ sáp nhập dăm ba xã cũng phải làm đề án rất chi tiết, lý do sáp nhập, số lượng công chức, bố trí các cơ quan..., nay có vẻ gấp quá nên vừa làm vừa điều chỉnh.
Số lượng xã miền núi cao không sáp nhập chiếm tỷ lệ ít, có tái sáp nhập Nhi Sơn vào Pù Nhi (tách ra chắc chưa được 20 năm) thì cũng chả giải quyết được gì mấy về số lượng công chức xã, trong khi lại tạo gánh nặng cho các lực lượng như y tế thôn bản. Còn với các phường lớn như phường Hạc Thành (top 10 dân số cả nước) thì đúng là cần suy tính kỹ về cách thức vận hành.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Bây giờ số công chức tối đa 40 người, sắp tới sẽ phải có điều chỉnh, không chỉ số lượng công chức mà còn nhiều đối tượng khác: cán bộ không chuyên trách, rồi các trạm y tế cấp xã sau sáp nhập, rồi các trường tiểu học, THCS sau sáp nhập dự kiến đưa về phường, xã quản lý (thay vì phòng giáo dục như hiện nay) thì có sáp nhập thành một trường với nhiều điểm trường hay để riêng; rất nhiều chuyện phải tính.
Trước đây mỗi huyện chỉ sáp nhập dăm ba xã cũng phải làm đề án rất chi tiết, lý do sáp nhập, số lượng công chức, bố trí các cơ quan..., nay có vẻ gấp quá nên vừa làm vừa điều chỉnh.
Số lượng xã miền núi cao không sáp nhập chiếm tỷ lệ ít, có tái sáp nhập Nhi Sơn vào Pù Nhi (tách ra chắc chưa được 20 năm) thì cũng chả giải quyết được gì mấy về số lượng công chức xã, trong khi lại tạo gánh nặng cho các lực lượng như y tế thôn bản. Còn với các phường lớn như phường Hạc Thành (top 10 dân số cả nước) thì đúng là cần suy tính kỹ về cách thức vận hành.
Phường lớn, xã đông thì tạm thời số lượng công chức đông và vừa làm vừa điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Y tế Việt Nam công nhận là có nhiều tiến bộ
Bệnh nhân Lào và Campuchia giờ đây thường chọn sang Việt Nam chữa bệnh
Có lẽ ở Đông Nam A, Y học Việt Nam chỉ đứng sau Singapore và đang ngày càng thu hẹp khoảng cách.
 

Hungda

Người nổi tiếng
Dự kiến, sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã năm 2025, tỉnh Thanh Hóa có 166 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 19 phường và 147 xã, giảm gần 70% số đơn vị hành chính cấp xã (và giảm 74% so với năm 2018).

Trong số đó, có 22 ĐVHC cấp xã giữ nguyên địa giới và giữ nguyên tên; 98 ĐVHC cấp xã thành lập mới nhưng lấy theo tên của một trong các ĐVHC hợp thành.

Có 23 xã, phường lấy theo tên ĐVHC cấp huyện (sẽ bị xóa bỏ). TP Thanh Hóa và các huyện Quảng Xương, Lang Chánh, Thạch Thành, Quan Hóa không giữ lại tên trong số các xã, phường mới, trong khi TX Nghi Sơn lấy cả 2 tên cũ là Nghi Sơn, Tĩnh Gia (và một tên lịch sử nữa là Ngọc Sơn).

Có 2 xã, phường lấy theo tên huyện trước năm 1945 là Tống Sơn và Ngọc Sơn. Có 2 xã lấy theo tên huyện trước năm 1945 là Lưu Vệ và Biện Thượng.

Có 5 xã lấy theo tên xã giai đoạn 1946-1954 là Hoạt Giang, Lĩnh Toại, Vạn Lộc, Đông Thành, Thắng Lộc.

Có 7 xã, phường lấy tên theo địa danh lịch sử khác: Hạc Thành (tên thành Thanh Hóa), Tây Đô, Linh Sơn (núi Chí Linh trong khởi nghĩa Lam Sơn), Nguyệt Viên (tên làng cổ), Hồ Vương (thị tứ), Pù Luông (khu bảo tồn thiên nhiên); 1 phường lấy theo tên danh nhân (Đào Duy Từ) và 7 xã, phường lấy theo tên mới nhưng thực ra là địa danh phái sinh như Nam Sầm Sơn, Tân Tiến (ghép Nga Tân-Nga Tiến), Thắng Lợi (Tế Thắng-Tế Lợi), Văn Phú (Tam Văn-Lâm Phú), Trường Văn (Trường Minh, Trường Trung, Trường Sơn, Trường Giang), Thọ Long (Thọ Xuân+Tiên Long), Quý Lương (Lương Nội, Lương Trung, Lương Ngoại).

Như vậy, có tới 143/166 xã, phường mới sử dụng tên ĐVHC cấp xã, cấp huyện hiện hành trước khi sắp xếp năm 2025 (chiếm 86%); có 16/166 xã, phường sử dụng các địa danh lịch sử (chiếm 10%) và 7/166 xã, phường sử dụng các địa danh mới, phái sinh từ các địa danh cũ.

Mặc dù còn có những trao đổi, băn khoăn như đối với các trường hợp như Hạc Thành có phải địa danh lịch sử hay không, việc đặt các tên Đông Tiến, Đông Quang, Quảng Phú chưa mang tính đại diện, nên lấy tên tổng cũ để mang tính đại diện hơn, các địa danh lịch sử chưa được sử dụng (Dương Xá, Tư Phố, Đông Phố…), nhưng so với phương án đặt tên xã, phường theo tên huyện kèm theo số thứ tự thì phương án đặt tên của tỉnh Thanh Hóa vào cuối tháng 4/2025 đã tương đối phù hợp.
 

Harley Quinn

Người nổi tiếng
Sự độc đáo trong việc tôn tượng Phật lớn nhất thế giới cao tới 167,5m tại Thanh Hóa

Nằm trên đỉnh núi Nưa huyền thoại, việc tôn tượng Phật Đại Nhật Như Lai lớn nhất thế giới sẽ là một kiệt tác kiến trúc Phật giáo mang tính biểu tượng của Việt Nam, là hiện thân của ánh sáng giác ngộ - nơi con người kiếm tìm sự bình an tại huyệt đạo thiêng của nước Việt.

Điểm nhấn đặc biệt của quần thể du lịch tâm linh trắng là Tôn tượng Phật Đại Nhật Như Lai, đặt trên đỉnh núi Nưa, với tổng chiều cao lên tới 167,5m bao gồm khối đế cao 45m, đài sen 13,6m và tượng Phật (tính từ chân đến đầu tượng) cao 108,9m.

Chỉ riêng chiều cao của ngón chân cái đã là 1,67m, tương ứng chiều cao của một người trưởng thành. Tượng Phật được dự kiến sẽ xác lập kỷ lục bức tượng Phật lớn nhất thế giới.


Tôn tượng Phật Đại Nhật Như Lai dự kiến xác lập kỷ lục bức tượng Phật lớn nhất thế giới.

Hiện nay, Trung Nguyên Đại Phật tại Nghiêu Sơn, Trung Quốc đang được công nhận là tượng Phật cao nhất thế giới, với tổng chiều cao 153m, trong đó phần tượng cao 108m.

Như vậy, chỉ tính riêng chiều cao từ chân tới đầu tượng, tôn tượng Phật Đại Nhật Như Lai tại Thanh Hóa đã cao hơn 90cm so với bức tượng đang đạt kỷ lục thế giới.

Thể tích của tôn tượng lên đến 69.110,7m3, dự kiến vượt xa mọi công trình Phật giáo hiện hữu tại Việt Nam như gấp 21,5 lần tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn ở Tây Ninh (3.219,3m3).


Đài sen trắng có các hoa văn mô phỏng hoa văn sen thời Hậu Lê.

Bàn tay phải của tôn tượng thủ ấn Vô Úy rộng 7,470m; tay trái thủ ấn Thí Nguyện dài 11,935m, tôn tượng Phật Đại Nhật Như Lai đứng uy nghi trên đài sen trắng có chiều cao 13,6m. Các hoa văn trên cánh sen được mô phỏng theo hoa văn sen thời Hậu Lê.

Dưới đài sen trắng là khối đế cao 45m, với mái vòm Hoa sen trắng. Đây sẽ là trung tâm cầu nguyện và không gian để các Phật tử, du khách khám phá thế giới Phật giáo qua nghệ thuật trình diễn 3D mapping.


Tạo mẫu tinh xảo của tôn tượng dưới sự dẫn dắt của nhà điêu khắc Phạm Bá Đua.

Tượng được tạo mẫu tinh xảo bởi nhóm các nhà điêu khắc và hàng trăm nghệ nhân đúc đồng nổi tiếng của Việt Nam, dưới sự dẫn dắt của nhà điêu khắc Phạm Bá Đua – người từng đắp mẫu phác thảo tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn bằng đồng cao nhất châu Á tọa lạc trên đỉnh núi Bà Đen (Tây Ninh).

Đặc biệt, tượng được chế tác từ các tấm đồng đỏ nhập khẩu và gia công theo công nghệ áp lực cao từ Châu Âu. Sau khi hoàn thiện, bề mặt tượng được mạ bạc để tạo ra một bức tượng trắng thanh tao nổi bật giữa “khu du lịch tâm linh trắng” Am Tiên. Trong văn hoá Phật giáo, Phật Đại Nhật Như Lai cũng chính là đại diện của tâm viên mãn, của hoa sen trắng tinh khiết, trang nghiêm, thanh tịnh.


Công trình dự kiến đón khách tham quan, chiêm bái vào cuối 2027.

Xét về phong thuỷ, tượng Phật được đặt tại vị trí vô cùng đắc địa, hướng về phía Đông Bắc – nơi hội tụ linh khí tại ngã ba Sông Chu – Sông Mã. Lưng tượng tựa vào núi Ngàn Nưa uy nghi, tạo nên thế “tọa sơn hướng thủy” sinh vượng khí cho cả vùng, mang tới sự no đủ và hạnh phúc cho muôn dân vùng đất xứ Thanh.


Thông thường, việc thi công và hoàn thiện các công trình tượng Phật có quy mô lớn như Đại Phật Như Lai, theo các nghệ nhân đúc tượng dày dặn kinh nghiệm, phải mất tới 8 năm hoặc lâu hơn để hoàn thành.

Tuy nhiên, Tập đoàn Sun Group cho biết, quá trình chuẩn bị, thi công tôn tượng tại Am Tiên đã được lên kế hoạch kỹ lưỡng và tiến hành từ trước đó nhiều năm. Bởi vậy, tiến độ chế tác và lắp dựng sẽ được rút ngắn đáng kể. Dự kiến, đến cuối năm 2027, công trình sẽ sẵn sàng đón khách tham quan, chiêm bái.
 

Harley Quinn

Người nổi tiếng
Bứt tốc cùng dự án trọng điểm: Thanh Hóa trên đường lớn! (Bài 2) - Những “cỗ máy tăng trưởng” mới

Từ Khu Kinh tế Nghi Sơn (KKTNS) đến các vùng công nghiệp mới nổi, hàng loạt dự án đầu tư trực tiếp quy mô lớn cũng đã đồng loạt khởi công và khánh thành, báo hiệu một chu kỳ tăng trưởng mới của ngành công nghiệp, dịch vụ xứ Thanh. Không chỉ là những “đại công trình” về vật chất, đây còn là biểu tượng của khát vọng vươn lên, đổi mới công nghệ và hội nhập sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Dây chuyền sản xuất công nghệ tự động hóa cao, tích hợp robot công nghiệp tại Nhà máy Cơ khí công nghệ cao Nghi Sơn.

Tháng 3/2025, giai đoạn 1 của Nhà máy Cơ khí công nghệ cao Nghi Sơn chính thức đi vào vận hành, đánh dấu bước tiến mới trong lĩnh vực cơ khí chế tạo tại địa phương. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 900 tỷ đồng, công suất thiết kế 50.000 tấn sản phẩm/năm, sử dụng công nghệ tự động hóa cao, tích hợp robot công nghiệp, máy CNC hiện đại.

Đây là một trong số ít nhà máy cơ khí ở miền Trung đáp ứng được nhu cầu lắp ráp, tổ hợp các cấu kiện siêu trường, siêu trọng, có khả năng cung ứng sản phẩm đạt chuẩn quốc tế từ ngành năng lượng như giàn khoan, lọc hóa dầu, thủy điện, nhiệt điện, điện gió đến công trình dân dụng, công nghiệp, logistics luyện kim và công nghiệp phụ trợ...

Cũng trong chuỗi công trình sắp “ra lò” sản phẩm mới, Nhà máy Sản xuất cấu kiện bê tông cốt thép công nghệ cao Đại Dương đang bước vào giai đoạn “nước rút” để hoàn thiện lắp đặt thiết bị và đi vào vận hành trong tháng 8 năm nay. Với tổng mức đầu tư 1.098,5 tỷ đồng trên diện tích đất khoảng 12,3ha, nhà máy sẽ cho ra đời các sản phẩm bê tông dự ứng lực tiền chế, đáp ứng nhu cầu cho các dự án, công trình hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là công trình ven biển và khu công nghiệp.

Trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ, Nhà máy Sản xuất, gia công lắp đặt bộ dây điện ô tô tại xã Thọ Tiến (Triệu Sơn) do Công ty TNHH BOB Thanh Hóa đầu tư cũng đã khánh thành tháng 2/2025. Dây chuyền sản xuất của nhà máy được nhập khẩu từ Hàn Quốc và Nhật Bản, cho phép chế tạo dây điện theo tiêu chuẩn hãng xe quốc tế, cung cấp cho các tổ hợp lắp ráp trong và ngoài nước.

Hiện nay, nhà máy đang được Công ty TNHH THN Automotive Systems Việt Nam quản lý vận hành và tổ chức sản xuất các bộ dây điện ô tô cho các hãng xe lớn như Kia, Hyundai của Hàn Quốc.

Thanh Hóa hiện có 19 sản phẩm chủ lực. Theo Sở Công Thương, với sản lượng và giá trị chi phối, các sản phẩm này là động lực chính cho con số tăng trưởng liên tục của chỉ số sản xuất công nghiệp nhiều năm nay. Do đó, mỗi dự án có hàm lượng công nghệ cao sẽ kéo theo làn sóng chuyển giao kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực địa phương.

Quan trọng hơn, những công trình này tiếp tục gắn Thanh Hóa vào chuỗi cung ứng toàn cầu, từ công nghiệp phụ trợ ô tô, cơ khí chính xác đến vật liệu xây dựng kỹ thuật cao, tạo ra các chuỗi giá trị sản xuất liên kết đặc biệt trong các lĩnh vực cơ khí, hóa chất, vật liệu mới và dệt may xuất khẩu.

“Bàn đạp” cho mục tiêu tăng trưởng


Toàn cảnh thi công Tổ hợp Hóa chất Đức Giang Nghi Sơn (Khu Kinh tế Nghi Sơn).

Cùng với các sản phẩm mới, hàng loạt dự án đầu tư trực tiếp quy mô lớn mới khởi công đang kỳ vọng tạo “cú huých” cho tăng trưởng toàn diện, dài hạn. Nổi bật là Tổ hợp Hóa chất Đức Giang Nghi Sơn tại KKTNS với tổng vốn đầu tư hơn 2.400 tỷ đồng, diện tích 30ha.

Dự án sẽ sản xuất các sản phẩm hóa chất cơ bản như xút, PAC, calcium hypochlorite, H3PO3..., phục vụ các ngành công nghiệp xử lý nước, lọc hóa dầu, sản xuất giấy, luyện kim trong nước và xuất khẩu. Điểm nổi bật của tổ hợp này không chỉ ở quy mô mà còn ở tính liên kết, phụ trợ, với mục tiêu cung ứng hóa chất cơ bản và thiết yếu trực tiếp cho các ngành lọc hóa dầu, luyện kim và chế biến sâu hóa chất. Qua đó, kỳ vọng hình thành trung tâm công nghiệp hóa chất tại miền Trung, tạo trục sản xuất - xuất khẩu mới cho cả liên vùng.

Chúng tôi đang tranh thủ thời tiết thuận lợi để tăng tốc thi công trước mùa mưa. 200 kỹ sư, công nhân đang được tập trung trong giai đoạn thi công móng và dự kiến từ quý III sẽ huy động lên tới 2.000 người để tổng lực lắp đặt máy móc thiết bị. Mục tiêu của chúng tôi sẽ đưa nhà máy vận hành ngay trong quý I/2026

Trên địa bàn toàn tỉnh, nhiều cụm công nghiệp mới, nhà máy mới cũng bắt đầu hình thành như Cụm Công nghiệp Hợp Thắng, Nhà máy Sản xuất dụng cụ thể thao Outdoor Gear Việt Nam... Các dự án này phân bố đều khắp các vùng, từ đồng bằng đến trung du - miền núi, mở rộng không gian công nghiệp ra khỏi vùng lõi Nghi Sơn, đồng thời khai thác tốt quỹ đất và nhân lực địa phương.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 33 dự án đầu tư trực tiếp quy mô lớn đang triển khai thực hiện với tổng mức đầu tư khoảng 116.649 tỷ đồng. Hiện có 2 dự án đang trong quá trình lắp đặt máy móc đưa vào vận hành và tuyển dụng lao động là Nhà máy Sản xuất lốp ô tô Radial tại Khu B, Khu Công nghiệp Bỉm Sơn, thị xã Bỉm Sơn; Nhà máy Luyện cán thép Nghi Sơn số 2, thị xã Nghi Sơn

Nhiều dự án đang tăng tốc triển khai để đưa vào lộ trình mới như Nhà máy Dệt may Nam Ích Thái Thắng do Công ty TNHH South Asia Knitwear Limited thuộc Tập đoàn Nam Ích (Hồng Kông) làm chủ đầu tư; Nhà máy Sản xuất giấy bao bì Miza Nghi Sơn, giai đoạn 2...

Với tốc độ triển khai sôi động, quy mô đầu tư hàng nghìn tỷ đồng, áp dụng công nghệ hiện đại, các dự án mới đang triển khai tại Thanh Hóa không chỉ mang lại sản phẩm công nghiệp chất lượng cao mà còn đưa tỉnh vươn lên một tầm phát triển mới - trở thành cực tăng trưởng công nghiệp phía Bắc miền Trung.

Tới đây, khi hàng loạt khu công nghiệp hiện đại hoàn thành, Thanh Hóa kỳ vọng thu hút thêm hàng chục tỷ USD vốn FDI nhiều ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ cao, trình độ quản lý tiên tiến và thân thiện môi trường. Không chỉ là “bàn đạp” cho các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy đô thị hóa, đây còn là cơ hội tăng năng lực, trình độ của cán bộ quản lý, người lao động xứ Thanh trên hành trình hội nhập.
 

Harley Quinn

Người nổi tiếng
Xong Am Tiên, Bến En, Khoáng nóng… ta mới đạt được các chỉ số du lịch như Quảng Ninh ( nhưng chắc vẫn kém khách quốc tế)
Kì nghỉ lễ năm nay các điểm du lịch Tâm Linh - Văn Hóa - Sinh Thái như Lam Kinh, Thành Nhà Hồ, Bến En.... có lượt khách tăng đột biến
 

Harley Quinn

Người nổi tiếng
Di sản thế giới Thành Nhà Hồ đón hơn 10 nghìn khách đến tham quan

Theo thống kê, trong 3 ngày đầu của kỳ nghỉ lễ, từ 30/4 đến 2/5, Di sản thế giới Thành Nhà Hồ đã đón khoảng 10.000 lượt khách, trung bình mỗi ngày trên 3000 lượt, cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

Để phục vụ du khách tốt nhất, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ đã nỗ lực đổi mới công tác trưng bày, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tạo không gian văn hóa mang đậm đặc trưng của vùng đất Tây Đô, qua đó tạo dấu ấn cho du khách, đặc biệt là du khách đến từ tỉnh ngoài.
 

Facebook Comment

Bài viết mới

Chủ đề được quan tâm nhất

Top