• Lưu ý đọc kỹ nội quy trước khi đăng bài để tránh bị bannick, xóa bài. Xem hướng dẫn đăng bài và tính năng UP tin miễn phí
  • Thông báo về việc đăng bài & đăng ký thành viên áp dụng tại thread Hot news, Projects & Developments
    - Phải đăng ký thành viên mới có thể đăng bài tại thread này.
    - Nếu gặp khó khăn khi đăng ký, vui lòng liên hệ qua email : thanhhoaonline.net@gmail.com để được hỗ trợ đăng ký và kích hoạt tài khoản.

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Thế này mà bảo không giàu hơn đô thị dựa vào công nghiệp, làm công nhân, làm nhà trọ thì nó lại vô lý quá
Thu ngân sách từ các hoạt động du lịch thấp nhưng tiền chảy vào túi người dân rất nhiều.
Thật tốt khi Thanh Hóa ta đã trở thành tỉnh trọng điểm du lịch của cả nước với nhiều bãi biển đông khách du lịch cùng hệ thống du lịch sinh thái miền Tây đã được khởi động rất tốt
10 năm nay Thanh Hóa đặc biệt chú trọng du lịch và cho đến nay đã hái quả ngọt
Thống kê du lịch 5 ngày lễ cho thấy Thanh Hóa ta đứng đầu cả nước về lượng khách và doanh thu.
Nguồn lực dân số đông đã cho thấy sự khác biệt rất lớn giữa Thanh Hóa và các trung tâm du lịch biển miền Trung cỡ vừa khác như Quy Nhơn, Phú Yên, Bình THuận....
Để du lịch phát triển mạnh, đột phá theo tôi tỉnh ta tiếp tục nên thực hiện các việc sau
  • Giữ vùng du lịch miền Tây hoang sơ tự nhiên, đầu tư mạnh cho du lịch miền Tây đặc biệt là Bến En, Suối cá thần, Pù Luông
  • Kêu gọi doanh nghiệp lớn đầu tư mạnh lên Khu hành chính Pù Luông rộng khoảng 2km2, ta chỉ cần một con phố nhỏ như thị trấn bé để tập trung hàng quán và có chỗ cho du khách dạo bộ, ngắm phố nhỏ vùng cao. Mình nguyên sơ không chưa đủ, vẫn phải có đoạn phố nhỏ giữa vùng lõi Pù Luông kiểu thị trấn Đồng Văn hay hơi hướng thị trấn Tam Đảo. Về lâu về dài thu hút được Sungroup đầu tư là chuẩn bài cáp treo và nâng tầm điểm du lịch.
  • Động viên và tạo điều kiện để Sungroup làm xong dự án khoáng nóng Quảng Yên, khởi công dự án Am Tiên để làm du lịch Tâm linh và khởi công dự án Bến En để làm siêu phẩm du lịch có một không hai của cả nước
  • Đầu tư ngân sách mạnh cho giao thông tại các khu du lịch biển, hỗ trợ Hoằng Hóa, Quảng Xương đầu tư các đường đôi trực diện với biển để hình thành dải đô thị ven biển nối dài. Biển Quảng Xương thì cứ mạnh dạn gọi là biển Nam Sầm Sơn để lấy thương hiệu Sầm Sơn hút khách
  • Phát triển mạnh hạ tầng KCN để tạo ra nhiều doanh nghiệp với số lượng công nhân lớn. Khi đó các khu du lịch trong tỉnh đặc biệt là du lịch biển được hưởng lợi vì công đoàn các nhà máy, công ty đông công nhân rất ưa thích biển tỉnh ta do gần và giá rẻ, nội tỉnh lại càng tốt
  • Khi có các KCN chuẩn bài từ WHA, Sumitomo....sẽ có các chuyên gia, doanh nhân thu nhập cao từ đó thúc đẩy xây dựng phân khúc du lịch cao cấp
 
Last edited:

Hungda

Người nổi tiếng
cùng ý kiến. đã đi Hải Tiến và không có ý định quay trở lại. biển thì đục, rác cây cối từ cửa sông chảy ra nhiều. bãi biển không đẹp. chỉ đi 1 lần trải nghiệm còn ko có lần 2.

Biển đáng trải nghiệm đó là Hải Hoà ở Tĩnh Gia. bãi biển đẹp, nước trong, giá không bị chém. cơ bản là có dịp vẫn sẽ đi lại đc
Hải Hòa nước trong, cát vàng nhưng ko mịn lắm. Hôm rồi mình đi Tiên Trang, bãi dài và rộng, cát mịn nhưng lẫn đất đen. Cạnh đó là biển Quảng Thái khá sạch, sóng to buổi chiều, có cái đồi Eo Gió do tư nhân đầu tư mặc dù nhỏ nhưng giá cả hợp lý, ko gian xanh mát nên rất đông khách.
 

Thanhhoacity

Thành viên tích cực
Thế này mà bảo không giàu hơn đô thị dựa vào công nghiệp, làm công nhân, làm nhà trọ thì nó lại vô lý quá
Thu ngân sách từ các hoạt động du lịch thấp nhưng tiền chảy vào túi người dân rất nhiều.
Thật tốt khi Thanh Hóa ta đã trở thành tỉnh trọng điểm du lịch của cả nước với nhiều bãi biển đông khách du lịch cùng hệ thống du lịch sinh thái miền Tây đã được khởi động rất tốt
10 năm nay Thanh Hóa đặc biệt chú trọng du lịch và cho đến nay đã hái quả ngọt
Thống kê du lịch 5 ngày lễ cho thấy Thanh Hóa ta đứng đầu cả nước về lượng khách và doanh thu.
Nguồn lực dân số đông đã cho thấy sự khác biệt rất lớn giữa Thanh Hóa và các trung tâm du lịch biển miền Trung cỡ vừa khác như Quy Nhơn, Phú Yên, Bình THuận....
Để du lịch phát triển mạnh, đột phá theo tôi tỉnh ta tiếp tục nên thực hiện các việc sau
  • Giữ vùng du lịch miền Tây hoang sơ tự nhiên, đầu tư mạnh cho du lịch miền Tây đặc biệt là Bến En, Suối cá thần, Pù Luông
  • Kêu gọi doanh nghiệp lớn đầu tư mạnh lên Khu hành chính Pù Luông rộng khoảng 2km2, ta chỉ cần một con phố nhỏ như thị trấn bé để tập trung hàng quán và có chỗ cho du khách dạo bộ, ngắm phố nhỏ vùng cao. Mình nguyên sơ không chưa đủ, vẫn phải có đoạn phố nhỏ giữa vùng lõi Pù Luông kiểu thị trấn Đồng Văn hay hơi hướng thị trấn Tam Đảo. Về lâu về dài thu hút được Sungroup đầu tư là chuẩn bài cáp treo và nâng tầm điểm du lịch.
  • Động viên và tạo điều kiện để Sungroup làm xong dự án khoáng nóng Quảng Yên, khởi công dự án Am Tiên để làm du lịch Tâm linh và khởi công dự án Bến En để làm siêu phẩm du lịch có một không hai của cả nước
  • Đầu tư ngân sách mạnh cho giao thông tại các khu du lịch biển, hỗ trợ Hoằng Hóa, Quảng Xương đầu tư các đường đôi trực diện với biển để hình thành dải đô thị ven biển nối dài. Biển Quảng Xương thì cứ mạnh dạn gọi là biển Nam Sầm Sơn để lấy thương hiệu Sầm Sơn hút khách
  • Phát triển mạnh hạ tầng KCN để tạo ra nhiều doanh nghiệp với số lượng công nhân lớn. Khi đó các khu du lịch trong tỉnh đặc biệt là du lịch biển được hưởng lợi vì công đoàn các nhà máy, công ty đông công nhân rất ưa thích biển tỉnh ta do gần và giá rẻ, nội tỉnh lại càng tốt
  • Khi có các KCN chuẩn bài từ WHA, Sumitomo....sẽ có các chuyên gia, doanh nhân thu nhập cao từ đó thúc đẩy xây dựng phân khúc du lịch cao cấp
Có 5 ngày lễ mà thu ác thật, hy vọng 2/9. Doanh thu cao hơn khi sunworld Sầm Sơn hoạt động
 

Donghuongthanhhoa

Thành viên tích cực
Thái Nguyên có thành phố Thái Nguyên, Sông Công và Phổ Yên; còn Đồng Tháp có Cao Lãnh, Sa Đéc và Hồng Ngự. Ngoài hai tỉnh này, Kiên Giang cũng có ba thành phố trực thuộc, gồm Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc.Đọc mấy thông tin trên mà hơi bất ngờ các bác ợ, không ngờ Thanh Hóa mình kém quá
 

Hungda

Người nổi tiếng
Thái Nguyên có thành phố Thái Nguyên, Sông Công và Phổ Yên; còn Đồng Tháp có Cao Lãnh, Sa Đéc và Hồng Ngự. Ngoài hai tỉnh này, Kiên Giang cũng có ba thành phố trực thuộc, gồm Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc.Đọc mấy thông tin trên mà hơi bất ngờ các bác ợ, không ngờ Thanh Hóa mình kém quá
Cách đây 20 năm Thanh Hóa đã phấn đấu là tỉnh đầu tiên có 2 TP trực thuộc, gồm TPTH và Nghi Sơn. Đến 2017 Sầm Sơn lên TP trước Nghi Sơn. Trong khi hàng chục năm trước Quảng Ninh đã có 2 thành phố, giờ là 5. Sầm Sơn là trường hợp rất đặc biệt khi nhanh chóng được duyệt đề án từ thị xã lên thành phố trước khi có chính sách sáp nhập đơn vị hành chính với quy định chặt chẽ về tiêu chí diện tích, dân số; Bỉm Sơn chậm chút là biết ngay. Cùng thời điểm Sầm Sơn lên thành phố, TX Ninh Hòa với diện tích 1200 km2 muốn tách phần miền núi thành huyện Tân Định để phần đô thị hóa nhanh chóng lên thành phố, mà không kịp với chủ trương chung.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Cách đây 20 năm Thanh Hóa đã phấn đấu là tỉnh đầu tiên có 2 TP trực thuộc, gồm TPTH và Nghi Sơn. Đến 2017 Sầm Sơn lên TP trước Nghi Sơn. Trong khi hàng chục năm trước Quảng Ninh đã có 2 thành phố, giờ là 5. Sầm Sơn là trường hợp rất đặc biệt khi nhanh chóng được duyệt đề án từ thị xã lên thành phố trước khi có chính sách sáp nhập đơn vị hành chính với quy định chặt chẽ về tiêu chí diện tích, dân số; Bỉm Sơn chậm chút là biết ngay. Cùng thời điểm Sầm Sơn lên thành phố, TX Ninh Hòa với diện tích 1200 km2 muốn tách phần miền núi thành huyện Tân Định để phần đô thị hóa nhanh chóng lên thành phố, mà không kịp với chủ trương chung.
Bỉm Sơn mà lập đề án nhanh chút cùng thời tam điệp thì cũng lên thành phố rồi
Ko quan trọng, quan trọng bây giờ là ba tiêu chí
Thu ngân sách
Tổng grdp
GRDP bình quân đầu người
 

Donghuongthanhhoa

Thành viên tích cực
Tổng quan lộ trình Cúp Truyền hình 2024
8 tháng 4Hà Nội đi Sầm Sơn (Thanh Hóa)127,5 km

Chặng 6, các bác có thể giải thích giúp em sao Hà Nội về Sầm Sơn mà có chừng ấy km. Trừ 17,5km từ Nguyệt Viên đi Sầm Sơn thì còn 110Km Hà Nội về TP. Thanh Hóa thì đi như thế nào các bác, lâu nay vẫn 154km, hoặc 160km.
 

NamDu

Người nổi tiếng
Tổng quan lộ trình Cúp Truyền hình 2024
8 tháng 4Hà Nội đi Sầm Sơn (Thanh Hóa)127,5 km

Chặng 6, các bác có thể giải thích giúp em sao Hà Nội về Sầm Sơn mà có chừng ấy km. Trừ 17,5km từ Nguyệt Viên đi Sầm Sơn thì còn 110Km Hà Nội về TP. Thanh Hóa thì đi như thế nào các bác, lâu nay vẫn 154km, hoặc 160km.
Quan trọng là hành trình từ Hà Nội bắt đầu từ đâu, vì nếu như điểm đầu Hà Nội ở Cầu Rẽ huyện Phú Xuyên đi dọc theo quốc lộ 1A tới bãi A Sầm Sơn chỉ có 125km thui.
 

NamDu

Người nổi tiếng
Thái Nguyên có thành phố Thái Nguyên, Sông Công và Phổ Yên; còn Đồng Tháp có Cao Lãnh, Sa Đéc và Hồng Ngự. Ngoài hai tỉnh này, Kiên Giang cũng có ba thành phố trực thuộc, gồm Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc.Đọc mấy thông tin trên mà hơi bất ngờ các bác ợ, không ngờ Thanh Hóa mình kém quá
Khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 26/2022/UBTVQH15 (sửa đổi Điều 9 Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13) quy định áp dụng phân loại đô thị theo vùng miền, yếu tố đặc thù như sau:

(1) Áp dụng phân loại đô thị theo vùng miền xác định theo danh mục quy định tại Phụ lục 4 Nghị quyết 26/2022/UBTVQH15 (Danh mục các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo vùng miền) được thực hiện cụ thể:

- Đô thị thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Đông Nam Bộ thì các tiêu chí, tiêu chuẩn phân loại đô thị thực hiện theo quy định đối với loại đô thị tương ứng;

- Đô thị thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc, vùng Tây Nguyên thì mức tối thiểu của các tiêu chuẩn của tiêu chí quy mô dân số bằng 60% mức quy định; mức tối thiểu của tiêu chuẩn mật độ dân số toàn đô thị bằng 50% mức quy định; các tiêu chí khác thực hiện theo quy định đối với loại đô thị tương ứng;

- Đô thị thuộc vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung thì mức tối thiểu của các tiêu chuẩn của tiêu chí quy mô dân số bằng 80% mức quy định; mức tối thiểu của tiêu chuẩn mật độ dân số toàn đô thị bằng 70% mức quy định; các tiêu chí khác thực hiện theo quy định đối với loại đô thị tương ứng;

- Đô thị thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long thì mức tối thiểu của các tiêu chuẩn của tiêu chí quy mô dân số bằng 70% mức quy định; mức tối thiểu của tiêu chuẩn mật độ dân số toàn đô thị bằng 50% mức quy định; các tiêu chí khác thực hiện theo quy định đối với loại đô thị tương ứng.
Phân loại đô thị theo vùng miền và yếu tố đặc thù từ ngày 01/01/2023 (thuvienphapluat.vn)

Đô thị được thành lập sẽ có tiêu chí khác nhau ở từng địa phương và vùng miền nha:
  • Đồng Bằng Sông Hồng và Đông Nam Bộ tiêu chí sẽ là 100% so với tiêu chuẩn
  • Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung sẽ là 80% so với tiêu chuẩn
  • Đồng Bằng Sông Cửu Long là 70% so với tiêu chuẩn
  • Trung Du, Vùng Núi Phía Bắc và Tây Nguyên sẽ chỉ 60% so với tiêu chuẩn.
Ví Dụ: Tiêu chuẩn để thành lập thành phố của nhà nước đưa ra là phải đạt 100 điểm, thì vùng Đồng Bằng Sông Hồng và Đông Nam Bộ phải đạt đủ 100 điểm mới thành lập được đô thị, trong khi đó ở Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung là đủ 80 điểm, Đồng Bằng Sông Cửu Long là đủ 70 điểm, còn Trung Du Miền Núi Phía Bắc và Tây Nguyên chỉ cần đạt 60 điểm thôi

Vậy nên ngoài Bình Dương là tỉnh có nhiều thành phố nhất với 100% tiêu chuẩn ra, thì các địa phương khác có từ 3 thành phố trở lên, đều nằm ở các vùng có tiêu chuẩn thành lập đô thị thấp hơn chuẩn chung của quốc gia. Như Quảng Ninh có 4 thành phố đứng thứ 2 cả nước sau Bình Dương tuy nhiên tiêu chuẩn để lập thành phố của Quảng Ninh chỉ cần đạt 60% là được.

Vậy nên nếu nói Thanh Hóa quá kém thì chưa chính xác, vì cả vùng miền Trung với tiêu chuẩn để thành lập đô thị đứng thứ 2 cả nước với 80% so với chuẩn ,và có 14 tỉnh, thành nhưng chỉ có 3 tỉnh có 2 thành phố là: Thanh Hóa, Quảng Nam và Khánh Hòa.
 

Donghuongthanhhoa

Thành viên tích cực
Quảng trường đẹp nhất cả nước


Theo quan điểm cá nhân của em thì không nên để hồn trống mái phiên bản mẫu ở đây, vì để đây du khách sẽ không đến trực tiếp bản thật, dần dần địa điểm trên sẽ không có khách tham quan nữa, cũng mất mát ít nhiều về giá trị lịch sử.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 26/2022/UBTVQH15 (sửa đổi Điều 9 Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13) quy định áp dụng phân loại đô thị theo vùng miền, yếu tố đặc thù như sau:

(1) Áp dụng phân loại đô thị theo vùng miền xác định theo danh mục quy định tại Phụ lục 4 Nghị quyết 26/2022/UBTVQH15 (Danh mục các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo vùng miền) được thực hiện cụ thể:

- Đô thị thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Đông Nam Bộ thì các tiêu chí, tiêu chuẩn phân loại đô thị thực hiện theo quy định đối với loại đô thị tương ứng;

- Đô thị thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc, vùng Tây Nguyên thì mức tối thiểu của các tiêu chuẩn của tiêu chí quy mô dân số bằng 60% mức quy định; mức tối thiểu của tiêu chuẩn mật độ dân số toàn đô thị bằng 50% mức quy định; các tiêu chí khác thực hiện theo quy định đối với loại đô thị tương ứng;

- Đô thị thuộc vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung thì mức tối thiểu của các tiêu chuẩn của tiêu chí quy mô dân số bằng 80% mức quy định; mức tối thiểu của tiêu chuẩn mật độ dân số toàn đô thị bằng 70% mức quy định; các tiêu chí khác thực hiện theo quy định đối với loại đô thị tương ứng;

- Đô thị thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long thì mức tối thiểu của các tiêu chuẩn của tiêu chí quy mô dân số bằng 70% mức quy định; mức tối thiểu của tiêu chuẩn mật độ dân số toàn đô thị bằng 50% mức quy định; các tiêu chí khác thực hiện theo quy định đối với loại đô thị tương ứng.
Phân loại đô thị theo vùng miền và yếu tố đặc thù từ ngày 01/01/2023 (thuvienphapluat.vn)

Đô thị được thành lập sẽ có tiêu chí khác nhau ở từng địa phương và vùng miền nha:
  • Đồng Bằng Sông Hồng và Đông Nam Bộ tiêu chí sẽ là 100% so với tiêu chuẩn
  • Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung sẽ là 80% so với tiêu chuẩn
  • Đồng Bằng Sông Cửu Long là 70% so với tiêu chuẩn
  • Trung Du, Vùng Núi Phía Bắc và Tây Nguyên sẽ chỉ 60% so với tiêu chuẩn.
Ví Dụ: Tiêu chuẩn để thành lập thành phố của nhà nước đưa ra là phải đạt 100 điểm, thì vùng Đồng Bằng Sông Hồng và Đông Nam Bộ phải đạt đủ 100 điểm mới thành lập được đô thị, trong khi đó ở Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung là đủ 80 điểm, Đồng Bằng Sông Cửu Long là đủ 70 điểm, còn Trung Du Miền Núi Phía Bắc và Tây Nguyên chỉ cần đạt 60 điểm thôi

Vậy nên ngoài Bình Dương là tỉnh có nhiều thành phố nhất với 100% tiêu chuẩn ra, thì các địa phương khác có từ 3 thành phố trở lên, đều nằm ở các vùng có tiêu chuẩn thành lập đô thị thấp hơn chuẩn chung của quốc gia. Như Quảng Ninh có 4 thành phố đứng thứ 2 cả nước sau Bình Dương tuy nhiên tiêu chuẩn để lập thành phố của Quảng Ninh chỉ cần đạt 60% là được.

Vậy nên nếu nói Thanh Hóa quá kém thì chưa chính xác, vì cả vùng miền Trung với tiêu chuẩn để thành lập đô thị đứng thứ 2 cả nước với 80% so với chuẩn ,và có 14 tỉnh, thành nhưng chỉ có 3 tỉnh có 2 thành phố là: Thanh Hóa, Quảng Nam và Khánh Hòa.
Em hiểu sai chỗ các đô thị đồng bằng sông hồng và đông nam bộ phải đạt 100 điểm rồi
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Thái Nguyên có thành phố Thái Nguyên, Sông Công và Phổ Yên; còn Đồng Tháp có Cao Lãnh, Sa Đéc và Hồng Ngự. Ngoài hai tỉnh này, Kiên Giang cũng có ba thành phố trực thuộc, gồm Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc.Đọc mấy thông tin trên mà hơi bất ngờ các bác ợ, không ngờ Thanh Hóa mình kém quá
  1. Một mình TP Thanh Hóa cuối năm 2024 có quy mô lớn hơn ba thành phố của Đồng Tháp cộng lại và cũng bằng ba thành phố của Thái Nguyên cộng lại. Nhập huyện Đông Sơn vào TPTH không khác gì lập thêm 1 thành phố mới
  2. Đến 2030, tỉnh ta lập thêm TP Nghi Sơn và có tới 5 thị xã: Bỉm Sơn+ Hà Trung; Thọ Xuân( Lam Sơn); Quảng Xương; Hoằng Hóa; Triệu Sơn. Khi đó toàn tỉnh có 3 thành phố và 5 thị xã
  3. Đến 2035-2040 chắc chắn có thêm thành phố Bỉm Sơn+ Hà Trung. Khả năng rất cao Hoằng Hóa, Thọ Xuân lên thành phố, Quảng Xương cũng có thể lên được.
Trong trường hợp tốt đẹp năm 2035 tỉnh ta có 7 thành phố: Thanh Hóa, Bỉm Sơn, Nghi Sơn, Sầm Sơn, Hoằng Hóa, Thọ Xuân, Quảng Xương
 

yeungoclac

Thành viên mới
Theo quan điểm cá nhân của em thì không nên để hồn trống mái phiên bản mẫu ở đây, vì để đây du khách sẽ không đến trực tiếp bản thật, dần dần địa điểm trên sẽ không có khách tham quan nữa, cũng mất mát ít nhiều về giá trị lịch sử.
Theo mình thì làm một công trình biểu tượng lấy cảm hứng từ Hòn trống mái thì hay hơn. Nghệ thuật một chút chứ không phải copy 1:1. Kiểu như tháp Nghinh Phong trong Phú Yên lấy cảm hứng từ Gành Đá Đĩa.
 

yeah_haha

Người nổi tiếng
  1. Một mình TP Thanh Hóa cuối năm 2024 có quy mô lớn hơn ba thành phố của Đồng Tháp cộng lại và cũng bằng ba thành phố của Thái Nguyên cộng lại. Nhập huyện Đông Sơn vào TPTH không khác gì lập thêm 1 thành phố mới
  2. Đến 2030, tỉnh ta lập thêm TP Nghi Sơn và có tới 5 thị xã: Bỉm Sơn+ Hà Trung; Thọ Xuân( Lam Sơn); Quảng Xương; Hoằng Hóa; Triệu Sơn. Khi đó toàn tỉnh có 3 thành phố và 5 thị xã
  3. Đến 2035-2040 chắc chắn có thêm thành phố Bỉm Sơn+ Hà Trung. Khả năng rất cao Hoằng Hóa, Thọ Xuân lên thành phố, Quảng Xương cũng có thể lên được.
Trong trường hợp tốt đẹp năm 2035 tỉnh ta có 7 thành phố: Thanh Hóa, Bỉm Sơn, Nghi Sơn, Sầm Sơn, Hoằng Hóa, Thọ Xuân, Quảng Xương
Bỉm Sơn giai đoạn này kể ko bị dính tiêu chí diện tích với dân số thì chắc sẽ sớm lên. độ hơn năm đổ về đây đường xá đang làm lại ở khắp các phường xã.

Với cả ngày xưa thực ra chủ yếu là các nhà máy lớn nhưng dùng ít công nhân thành ra chưa nổi bật lắm. Độ 3 4 năm đổ lại đây các nhà máy xây nhiều lắm, lấy nhiều lao động. Dân từ các huyện lân cận sang làm với định cư nhiều hơn rồi.

Trước dân ít hơn bên Tam Điệp, giờ Tam Điệp thực tế chỉ 63 nghìn dân (không hiểu ngày xưa các xếp tính kiểu gì Tam Điệp hơn 100k dân), còn bên Bỉm Sơn giờ là 69 nghìn dân rồi. Lý do là khu công nghiệp đã kéo dân về làm với kết hôn với người bản địa luôn.

Em làm rảnh nên hay về các vùng lân la thăm bạn bè cũ thành ra lại hay năm được các thông tin.
 

Md894

Người nổi tiếng
Thánh Tông nào là con Lê Lợi bác =))
mà đường LTT nếu làm xong cái tiêu úng đông sơn cũng đẹp long lang và dài dằng dặc chứ chả đùa, có điều còn khướt :)
Lê Thái Tông mới là con, Lê Thánh Tông là cháu.
Thật ra cách đặt tên đường ở mình không khoa học từ đầu, không theo chiều dài lịch sử giống thủ đô Hà Nội. Chẳng hạn đã có đại lộ Lê Lợi, chạy song song với đường Lê Lai, Nguyễn Trãi rồi thì nối tiếp đại lộ Lê Lợi nên là Lê Thái Tông thay cho đại lộ Nguyễn Hoàng. Đường Hùng Vương từ vòng xoay Big C hướng vào phía nam là Nguyễn Hoàng, hướng ra bắc là Trịnh Kiểm...
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Bỉm Sơn giai đoạn này kể ko bị dính tiêu chí diện tích với dân số thì chắc sẽ sớm lên. độ hơn năm đổ về đây đường xá đang làm lại ở khắp các phường xã.

Với cả ngày xưa thực ra chủ yếu là các nhà máy lớn nhưng dùng ít công nhân thành ra chưa nổi bật lắm. Độ 3 4 năm đổ lại đây các nhà máy xây nhiều lắm, lấy nhiều lao động. Dân từ các huyện lân cận sang làm với định cư nhiều hơn rồi.

Trước dân ít hơn bên Tam Điệp, giờ Tam Điệp thực tế chỉ 63 nghìn dân (không hiểu ngày xưa các xếp tính kiểu gì Tam Điệp hơn 100k dân), còn bên Bỉm Sơn giờ là 69 nghìn dân rồi. Lý do là khu công nghiệp đã kéo dân về làm với kết hôn với người bản địa luôn.

Em làm rảnh nên hay về các vùng lân la thăm bạn bè cũ thành ra lại hay năm được các thông tin.
Tam Điệp lên thành phố dưới thời Chủ tịch TDQ khi chưa có tiêu chuẩn thành phố 150km2, dân số kể cả quy đổi 150.000
Họ tính dân số kể cả quy đổi của Tam Điệp là 100.000 dân từ năm 2016 chắc chắn là phóng đại số liệu
Hiện nay về kinh tế thì Bỉm Sơn ngày càng hơn Tam Điệp về phát triển kinh tế
Cái Tam Điệp hơn Bỉm Sơn chỉ là đoạn quốc lộ 1A ít bị đường tàu và núi chiếm chỗ nên đoạn phố nó liên tục ít bị gián đoạn như Bỉm Sơn
Phố chính của Bỉm Sơn là Trần Hưng Đạo thì đi vào trong chứ ko ló ra quốc lộ 1A
 

Facebook Comment

Chủ đề tương tự

Bài viết mới

Chủ đề được quan tâm nhất

Top