• Lưu ý đọc kỹ nội quy trước khi đăng bài để tránh bị bannick, xóa bài. Xem hướng dẫn đăng bài và tính năng UP tin miễn phí
  • Thông báo về việc đăng bài & đăng ký thành viên áp dụng tại thread Hot news, Projects & Developments
    - Phải đăng ký thành viên mới có thể đăng bài tại thread này.
    - Nếu gặp khó khăn khi đăng ký, vui lòng liên hệ qua email : thanhhoaonline.net@gmail.com để được hỗ trợ đăng ký và kích hoạt tài khoản.

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Sầm Sơn từ ngày có FLC và Sungroup thay đổi diện mạo chóng mặt, vượt xa Cửa Lò một thời gầm ghè cạnh tranh.
Trong clip này nhìn Bến En rất là sướng, hy vọng tỉnh sớm bước vào giai đoạn tăng trưởng hai con số mạnh như Bắc Ninh trước đây hay Hải Phòng hiện nay để Sun sớm đầu tư Bến En và Am Tiên
Xong Khoáng nóng Quảng Yên, Bến En và Am Tiên thì chắc chắn du lịch Thanh Hóa sẽ vượt qua Quảng Ninh và đứng số 2 phía Bắc, đồng thời cũng sẽ top 4 du lịch quốc gia
Tỉnh ta có tài nguyên con người, hiện tại là 4,3 triệu người tại tỉnh và vài triệu người gốc Thanh Hóa xa quê nên hàng năm số người này du lịch các điểm trong tỉnh cũng phải 4-6 triệu lượt rồi
Đây là điều mà các tỉnh 1-1,5 triệu dân không bằng ta.
Sắp tới các KCN của tỉnh phát triển, chuyên gia khắp nơi vê tỉnh thì còn thúc đẩy du lịch mạnh hơn nữa.
Tỉnh có yếu tố du lịch đúng là vẫn ngon các vị ạ, kiếm tiền nhẹ nhàng, sạch sẽ hơn trông chờ vào việc làm công nhân là chủ yếu
Công nghiệp, nông nghiệp, du lịch tương lai đều rất sáng sủa, chỉ có Thanh Hóa là duy nhất bước trên kiềng ba chân đều nhau
 

Hungda

Người nổi tiếng
Giả định năm 2035-2040 tỉnh ta trở thành Thành phố Thanh Hoa trực thuộc trung ương thì nên chia đơn vị hành chính như sau
Tp Thanh Hóa: 1.000.000 người tách thành Quận Đông Sơn và Quận Hạc Thành
Tp Sầm Sơn 230.000 người chuyển thành Quận Sầm Sơn
TP Quảng Xương: 300.000 người, Quảng Xương tên xấu, khi lên thị xã nên đổi thành thị xã Quảng An và sau này là TP Quảng An
TP Hoằng Hóa: 300.000 người
TX Triệu Sơn: 300.000 người
TP Nghi Sơn: 500.000 người
TP Bỉm Sơn+ Hà Trung:300.000 người, nên lấy tên là TP Sơn Hà
TP Thọ Xuân:300.000 người, nên lấy tên là TP Lam Sơn hoặc Lam Kinh
TX Yên Định :270.000 người
TP Thiệu Hóa:250.000 người, nên lấy tên Thiệu Thiên
TX Ngọc Lặc:150.000 người nên lấy tên là Thanh Sơn
TX Nga Sơn:170.000 người
TX Hậu Lộc: 170.000 người
TX Nông Cống: 200.000 người nên đổi tên khi lên thị xã, tên đẹp nhất là TX Trường Sơn
TX Cẩm Thủy: 150.000 người
Toàn tỉnh có 3 quận, 6 thành phố, 7 thị xã, 10 huyện với 5,5 triệu dân kể cả quy đổi
Quảng An, Sơn Hà, Trường Sơn..., tên đẹp nhưng không liên quan hoặc ghép cơ học cũng không nên dùng anh ạ.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Quảng An, Sơn Hà, Trường Sơn..., tên đẹp nhưng không liên quan hoặc ghép cơ học cũng không nên dùng anh ạ.
Quảng Xương tên chữ Xương nó xấu, tiền tố Quảng phải giữ lại vì tất cả các đơn vị cấp xã là Quảng...Do đó nên tìm tên Quảng XXX để đặt, đẹp nhất là Quảng An
Hà Trung có gốc là Tống Sơn và cũng có gốc là Hà Trung ở thời phong kiến nên khi nhập Bỉm Sơn có thể đặt tống sơn hoặc hà trung, dân Bỉm Sơn được 1 mẩu nên không quan trọng tên Bỉm Sơn, mặt khác Bỉm Sơn không phải thương hiệu mạnh như Nghi Sơn để phải đổi tên sang hẳn như vậy. Tất cả các nhà máy, doanh nghiệp lớn đóng chân trên địa bàn Nghi Sơn đều có tên Nghi Sơn nên thương hiệu tên này có quá mạnh đến mức phải bỏ huyện tĩnh gia
ví dụ; Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn, nếu bỏ chữ Nghi Sơn cảm thấy thiếu hẳn nội dung
Nhà máy Nhiệt điện NGhi Sơn 1, Nghi Sơn 2
Nhà máy LNG Nghi Sơn....
Nhà máy Miza Nghi Sơn
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Giả định năm 2035-2040 tỉnh ta trở thành trực thuộc trung ương thì nên chia đơn vị hành chính như sau, phương án này có lẽ hay
Tên thành phố: Thành phố Thanh Hoa, bỏ dấu sắc
Thành phố Thanh Hoa có các đơn vị đô thị cấp huyện như sau

  1. Quận Đông Sơn:300.000 người, tách ra từ Tp Thanh Hóa: 1.000.000 người
  2. Quận Tư Phố:200.000 người tách ra từ Tp Thanh Hóa: 1.000.000 người
  3. Quận Hạc Thành:300.000 người tách ra từ Tp Thanh Hóa: 1.000.000 người
  4. Quận Sầm Sơn hình thành từ Tp Sầm Sơn 230.000 người
  5. TP Quảng An: 300.000 người, hình thành từ huyện Quảng Xương khi đó đã là thị xã
  6. TP Hoằng Hóa: 300.000 người
  7. TP Nghi Sơn: 500.000 người
  8. TP Tống Sơn:300.000 người hình thành từ thị xã Bỉm Sơn+ Hà Trung
  9. TP Lam Kinh:300.000 người, hình thành từ huyện Thọ Xuân khi đó đã là thị xã. Hồi hình thành sân bay, đáng lẽ tên là CHK Sao Vàng nhưng tỉnh lại lấy tên là CHK Thọ Xuân chắc ngụ ý sau này bỏ tên Thọ Xuân nên phải cho tên Thọ Xuân gắn vào một công trình nào đó nổi tiếng
  10. TP Thiệu Thiên:250.000 người,hình thành từ huyện Thiệu Hóa khi đó đã ởđẳng cấp thành phố rồi, Thiệu Thiên là tên Phủ Thiệu Thiên của thời Nguyễn
  11. TX Triệu Sơn: 300.000 người
  12. TX Yên Định :270.000 người
  13. TX Thanh Sơn:150.000 người hình thành từ Ngọc Lặc, ý nghĩa tên là trung tâm của miền núi( Sơn) tỉnh Thanh.
  14. TX Nga Sơn:170.000 người
  15. TX Hậu Lộc: 170.000 người
  16. TX Nông Cống: 200.000 người nên đổi tên khi lên thị xã, tên đẹp nhất là TX Trường Sơn
  17. TX Cẩm Thủy: 150.000 người
Toàn thành phố Thanh Hoa có 27 đơn vị hành chính( do 1 thành phố tách làm 3 quận), có 4 quận, 5 thành phố, 7 thị xã, 11 huyện với 5,5 triệu dân kể cả quy đổi
Phương án đẹp như tiên!
 

yeah_haha

Người nổi tiếng
Quảng Xương tên chữ Xương nó xấu, tiền tố Quảng phải giữ lại vì tất cả các đơn vị cấp xã là Quảng...Do đó nên tìm tên Quảng XXX để đặt, đẹp nhất là Quảng An
Hà Trung có gốc là Tống Sơn và cũng có gốc là Hà Trung ở thời phong kiến nên khi nhập Bỉm Sơn có thể đặt tống sơn hoặc hà trung, dân Bỉm Sơn được 1 mẩu nên không quan trọng tên Bỉm Sơn, mặt khác Bỉm Sơn không phải thương hiệu mạnh như Nghi Sơn để phải đổi tên sang hẳn như vậy. Tất cả các nhà máy, doanh nghiệp lớn đóng chân trên địa bàn Nghi Sơn đều có tên Nghi Sơn nên thương hiệu tên này có quá mạnh đến mức phải bỏ huyện tĩnh gia
ví dụ; Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn, nếu bỏ chữ Nghi Sơn cảm thấy thiếu hẳn nội dung
Nhà máy Nhiệt điện NGhi Sơn 1, Nghi Sơn 2
Nhà máy LNG Nghi Sơn....
Nhà máy Miza Nghi Sơn
:)) bác chắc ko hay ra ngoài va vấp. bác đi ra ngoài hỏi Hà Trung chắc chả ai biết, nhưng bác nói Bỉm Sơn hầu hết mọi người sẽ biết. Nhất là khi ra ngoài Hà Nội. ngay cả bác hỏi các tỉnh Hà Nam Ninh mọi người nhắc cái biết ngay vì trước dân Hà Nam Ninh di cư vào Bỉm Sơn rất nhiều. Với mọi người quen thương hiệu xi măng Bỉm Sơn nên nói phát hầu hết là biết liền. Khu công nghiệp các đơn vị truyền thông và ngay sách địa lý cũng chủ yếu nói đến khu công nghiệp Bỉm Sơn chứ chả ai nói là Hà Trung.

Mặc dù đất khu A Bỉm Sơn là đất của Hà Trung nhưng lại lấy tên là Bỉm Sơn chứ chả lấy tên Hà Trung, khu công nghiệp Hà Long quy hoặc thực chất nó là khu công nghiệp Bỉm Sơn mở rộng vậy là đủ hiểu.

chưa bàn về lịch sử khi chưa chưa tách huyện, Tống Sơn nghe phát chả thấy hay gì rồi, Sơn Hà nghe như bồn chứa nước của Sơn Hà :))

Nhưng thôi cái đấy thuộc về lãnh đạo chứ mình dân đen thì nói vậy thôi.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
:)) bác chắc ko hay ra ngoài va vấp. bác đi ra ngoài hỏi Hà Trung chắc chả ai biết, nhưng bác nói Bỉm Sơn hầu hết mọi người sẽ biết. Nhất là khi ra ngoài Hà Nội. ngay cả bác hỏi các tỉnh Hà Nam Ninh mọi người nhắc cái biết ngay vì trước dân Hà Nam Ninh di cư vào Bỉm Sơn rất nhiều. Với mọi người quen thương hiệu xi măng Bỉm Sơn nên nói phát hầu hết là biết liền. Khu công nghiệp các đơn vị truyền thông và ngay sách địa lý cũng chủ yếu nói đến khu công nghiệp Bỉm Sơn chứ chả ai nói là Hà Trung.

Mặc dù đất khu A Bỉm Sơn là đất của Hà Trung nhưng lại lấy tên là Bỉm Sơn chứ chả lấy tên Hà Trung, khu công nghiệp Hà Long quy hoặc thực chất nó là khu công nghiệp Bỉm Sơn mở rộng vậy là đủ hiểu.

chưa bàn về lịch sử khi chưa chưa tách huyện, Tống Sơn nghe phát chả thấy hay gì rồi, Sơn Hà nghe như bồn chứa nước của Sơn Hà :))

Nhưng thôi cái đấy thuộc về lãnh đạo chứ mình dân đen thì nói vậy thôi.
Bỉm Sơn+ Hà Trung trước sau gì cũng sẽ lên thành phố nên việc đổi tên địa danh thì cả Bỉm Sơn và hà trung đều bị đổi chữ huyện chữ thị xã thành thành phố
Thế nên chỉ có vài tên sau cho thành phố này:
Tống Sơn, tên cổ thời Nguyễn
Bỉm Sơn
Hà Trung
Trung Sơn( huyện Nga Sơn+ Hà Trung cũ)
Sơn Hà
Hà Sơn
Có lẽ 4 tên sau sẽ được cân nhắc: Bỉm Sơn, Hà Trung, Trung Sơn, Tống Sơn
 

yeah_haha

Người nổi tiếng
ah mà nếu bác có trong mấy nhóm bất động sản khu vực Nga Sơn - Hà Trung - Bỉm Sơn thì khi đọc tin đất bán ở Hà Trung nhưng lại hay có đoạn "Cách trung tâm Bỉm Sơn bao nhiêu km, chứ lại không nói cách trung tâm Hà Trung bao nhiêu km"

Công nhân lao động ở Bỉm Sơn thực chất hiện giờ đều đi biển F1 Hậu Lộc, G Nga Sơn, E Thạch Thành và B Hà Trung chứ dân bản địa làm gì đủ công nhân mà làm hết trong các nhà máy đc.

Buổi chiều trong khu công nghiệp sẽ có mấy oto to chở công nhân về các huyện bên trên.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Dịp lễ và hè này giá vé máy bay cao làm khách miền Bắc ngại đi đà nẵng, Phú Quốc, quy Nhơn, nha trang nên du lịch Thanh Hoá hưởng lợi không nhỏ
Năm nay du lịch Thanh Hoá mà đạt 32.800 tỷ như mục tiêu thì đảm bảo chắc chắn Sun sẽ phải nghĩ lại nên đầu tư mạnh tiếp ở Thanh Hoá hay Đà Nẵng mới là hợp lý
Đà Nẵng đã hết dư địa du lịch rồi còn Thanh Hoá mới buổi bình minh thôi
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Sầm Sơn chính thức có hai tòa nhà cao 20 tầng, các ô đất trống bên quảng trường biển dần dần sẽ là các tổ hợp cao tầng, sun sẽ đầu tư mỗi năm chứ chắc không ồ ạt kiểu Vin hay chính sun trong Phú Quốc.
Sau công viên nước mong Sun quay lại đầu tư khu đô thị khoáng nóng quảng yên để kéo du lịch đến Thanh Hóa vào mùa đông
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Tp Thanh Hóa sau khi nhập Đông Sơn thì đúng nghĩa trung tâm của Thanh Hóa từ văn hóa lịch sử đến hiện tại
  1. Cội nguồn của văn hóa Đông Sơn chói sáng của dân tộc
  2. Nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh, Hàm Hạ, Rừng Thông
  3. Quê hương của Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, phường Đông Khê, TP Thanh Hóa
  4. Nơi bác hồ lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa, phường Rừng Thông, TPTH
  5. Quê hương của anh hùng dân tộc, tiết độ xứ Dương Đình Nghệ, người mở đầu cho giai đoạn độc lập lâu dài của dân tộc. Thời này tiết độ xứ là ngang với Hoàng đế.
  6. TP Thanh Hóa là quê hương của dân ca Đông Anh, phường Đông Khê
  7. Quê hương của hò sông Mã
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Thanh Hóa là tỉnh duy nhất trong cả nước có 3 đô thị du lịch biển và cả ba đều tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển năm 2024. Thật vui mừng khi tỉnh nhà đã hình thành được hai đô thị du lịch biển chia lửa cùng Sầm Sơn để phục vụ nhu cầu du lịch biển miền Bắc và Bắc Trung bộ cũng như trong tỉnh.
  1. Tối 26/4, UBND thị xã Nghi Sơn đã tổ chức khai mạc lễ hội du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Nghi Sơn biển ngọc - Khát vọng vươn xa"
  2. Tối 27/4, UBND Tp Sầm Sơn đã tổ chức khai mạc lễ hội du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Sầm Sơn - Rực rõ sắc màu"
  3. Tối 29/4, UBND huyện Hoằng Hóa sẽ tổ chức khai mạc lễ hội du lịch biển năm 2024 với chủ đề "Hải Tiến - biển hát khúc tình ca”.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member

Tòa nhà này trên Resort Sao Mai sẽ sớm được xây dựng
Sao Mai đặt tên rối rắm kém sang: Hi_Lake King spa&resort và khó gọi, khó nhớ
Cứ gọi là resort Sao Mai Lam Kinh cho dễ đọc
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member





Đẳng cấp nhất của Sầm Sơn chính là Quảng trường biển được Tư vấn thiết kế kiến trúc bởi ASPECT Studios (Úc) - đơn vị quốc tế hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế công trình kiến trúc cảnh quan. Quảng trường có sức chứa lên tới hơn 10.000 người, dài 2,6km, rộng 120m nối thẳng tới đại lộ Nam sông Mã, dẫn vào tổ hợp vui chơi giải trí Sun World Sầm Sơn quy mô, có thể nói đây là một trong ít quảng trường đẹp nhất nước ta hiện nay.
Vài năm nữa các lô đất hiện đang trồng cỏ hai bên sẽ là các tòa nhà cao 20 tầng mọc lên liên hoàn mà đếm ra có thể làm được khoảng 16-20 tòa như vậy, lại tập trung tại một điểm đảm bảo Sầm Sơn có điểm nhấn đủ mạnh để có một skyline đẹp
Chính quyền nên kêu gọi, khuyến khích các nhà nghỉ, khách sạn công, thuộc Bộ Ngành tu sửa đầu tư mới xứng tầm với vị trí chiếm đất ngay mặt biển để thành phố có bộ mặt đô thị khang trang hơn kiểu Nha Trang, Đà Nẵng chứ hiện tại mật độ khách sạn không kém gì họ nhưng hơi lùn
 
Last edited:

NamDu

Người nổi tiếng
Sầm Sơn đông nghịt du khách ngày đầu nghỉ lễ

Hàng chục nghìn du khách đã đổ về thành phố biển Sầm Sơn trong ngày đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, đặc biệt vào buổi tối, quảng trường ken đặc người xem pháo hoa và biểu diễn nghệ thuật.



Chiều muộn ngày 27/4, bãi biển Sầm Sơn dài hơn 3 km phía Đông đường Hồ Xuân Hương ken đặc du khách. Thời tiết nắng nóng, bãi biển đẹp khiến Sầm Sơn luôn thu hút rất đông du khách phía Bắc mỗi kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5.



Năm nay, dịp lễ mở đầu mùa du lịch biển 2024 trùng khánh thành quảng trường biển và trục cảnh quan khu vực bãi biển khiến lượng khách được dự báo tăng 20-30% so với năm 2023.



Sóng biển ở Sầm Sơn hôm nay khá lớn khiến nhiều du khách cẩn trọng không dám ra xa bờ. Một số người chỉ ngồi hóng mát hoặc tắm cách bờ 10-15 m.



Nhóm em nhỏ ngồi đắp lâu đài cát trên bờ biển Sầm Sơn cuối chiều.



"Tôi không nghĩ ngày đầu kỳ nghỉ mà Sầm Sơn đã đông như vậy, một số đoạn không thể len chân", chị Gia Linh, du khách di chuyển gần 3h từ Hà Nội cùng gia đình về nghỉ mát ở Sầm Sơn dịp lễ nói.



Theo khảo sát, Sầm Sơn không "cháy phòng" dịp này, mức giá được duy trì ổn định, không có tình trạng chèo kéo, thổi hay ép giá.



Lượng khách đông nghịt trong ngày đầu, nhưng các khu du lịch ở Thanh Hoá được dự báo sẽ lập đỉnh ngày 28/4.



Bãi biển Sầm Sơn chiều tối 27/4. Thành phố dự kiến đón 8,5 triệu lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng trong năm 2024.

 

NamDu

Người nổi tiếng
Sân khấu khai mạc biển Sầm Sơn với Cửa Lò năm nay. Mấy chú bên hàng xóm có vẻ khoái tuồng chèo cải lương, làm cái sân khấu năm 2024 mà tưởng đâu những năm 1999 - 2000.


 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Đổi tên đơn vị hành chính khôn như Quảng Ninh
Sân khấu khai mạc biển Sầm Sơn với Cửa Lò năm nay. Mấy chú bên hàng xóm có vẻ khoái tuồng chèo cải lương, làm cái sân khấu năm 2024 mà tưởng đâu những năm 1999 - 2000.


bên ta làm xã hội hóa tốt, doanh nghiệp tài trợ 100% chi phí cho Lễ khai mạc. Trước kia là FLC, sau này là Sun
Bên Cửa Lò thì phần nhiều là ngân sách tỉnh bỏ ra nếu không muốn nói có thể là gần 100%
Từ hội có FLC vào là Sầm Sơn đã vượt trội Cửa Lò. Thêm nữa lãnh đạo tỉnh ta 15 năm nay hơn hẳn lãnh đạo bên đấy về nhiều mặt
Khát vọng muốn mở rộng tỉnh lỵ là Vinh cho xứng tầm với TP Huế sắp lên TTTW hay TP TH mở rộng nên bên ấy không còn cách nào khác ngoài sát nhập Cửa Lò vào Vinh. Cửa Lò vào Vinh là mất địa danh, sau này gọi là biển Cửa Lò, TP Vinh giống biển hải tiến, Hoằng Hóa
Sầm Sơn bên ta trước đây cũng bị lãnh đạo tiền nhiệm quy hoạch đến 2020 nhập Sầm Sơn vào TP Thanh Hóa, hạn chế mở rộng TP lên hướng tây nhưng đến thời a Chiến bỏ ngay chuyện nhập vớ vẩn này mà chớp nhoáng đưa Sầm Sơn lên thành phố
Thử hỏi nhập TP Thanh Hóa với TP Sầm Sơn thì gọi tên là gì?
Về văn hóa lịch sử không tương đồng, không cùng cội nguồn như TPTH với Đông Sơn hình thành từ huyện Đông Sơn.
Sầm Sơn là thương hiệu du lịch đã có hơn 110 năm nay, chẳng lẽ lấy tên của hai đơn vị gộp là TP Sầm Sơn?
Hay là lại giống bài giữ tên TP Thanh Hóa cho dân đỡ phải đổi giấy tờ khi nhập Đông Sơn?
Tất cả đều rắc rối không thể hợp lý chút nào vì vốn dĩ TP Thanh Hóa và Sầm Sơn có văn hóa, lịch sử không tương đồng, không thể nhập lại với nhau trong bất cứ thời đại nào.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Thiệu Hóa ngày nay được kiến tạo từ hai vùng đất thuộc huyện Quân Ninh và huyện Tư Phố trong quận Cửu Chân. Dấu tích thành Tư Phố – trị sở của quận và lỵ sở của huyện, điểm hội tụ, đầu mối giao thông thủy - bộ của cả khu vực hiện vẫn còn tại làng Giàng (Dương Xá – Thiệu Dương).

Sang thời Lý – Trần, các huyện trên đổi tên là Lương Giang và Cửu Chân. Đến thời Lê, các tên gọi Thụy Nguyên và Đông Sơn lần lượt được sử dụng.

Sở dĩ Quân Ninh được gọi là Lương Giang vì có sông Lương (tên khác nữa là sông Lường), tên gọi cũ của sông Chu. Đến thế kỷ XV, vào đầu thời Lê Thuận Thiên (năm 1428), do là nơi phát tích của nhà Lê nên triều đình đem đất này đặt làm Tây Kinh và đổi tên huyện là Thụy Ứng. Khi Lê Thánh Tông định bản đồ, đưa huyện lỵ vào phủ Thiệu Thiên, lấy lại tên cũ là Lương Giang. Đời Đoan Khánh đổi tên thành huyện Thụy Nguyên.
Thời Nguyễn, dưới triều Gia Long, huyện lỵ dời về Mật Vật. Dưới thời Minh Mạng, huyện lỵ đóng ở Kiến Trung (nay thuộc thị trấn Thiệu Hóa). Năm 1815, phủ Thiệu Thiên đổi tên thành phủ Thiệu Hóa, huyện Thụy Nguyên thuộc phủ Thiệu Hóa.

Sau Cách mạng Tháng Tám, bỏ phủ Thiệu Hóa, huyện Thụy Nguyên được đổi thành huyện Thiệu Hóa.
Ngày 5 tháng 7 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 177-CP. Theo đó:
  • Giải thể huyện Thiệu Hóa
  • Sáp nhập 15 xã ở tả ngạn sông Chu với huyện Yên Định để thành lập huyện Thiệu Yên
  • Sáp nhập 16 xã còn lại ở hữu ngạn sông Chu với huyện Đông Sơn để thành lập huyện Đông Thiệu (tuy nhiên đến năm 1982 lại đổi về tên cũ là Đông Sơn.
Ngày 18 tháng 11 năm 1996, huyện Thiệu Hóa được tái lập theo Nghị định số 72-CP của Chính phủ.
 

Facebook Comment

Chủ đề tương tự

Bài viết mới

Chủ đề được quan tâm nhất

Top