• Lưu ý đọc kỹ nội quy trước khi đăng bài để tránh bị bannick, xóa bài. Xem hướng dẫn đăng bài và tính năng UP tin miễn phí
  • Thông báo về việc đăng bài & đăng ký thành viên áp dụng tại thread Hot news, Projects & Developments
    - Phải đăng ký thành viên mới có thể đăng bài tại thread này.
    - Nếu gặp khó khăn khi đăng ký, vui lòng liên hệ qua email : thanhhoaonline.net@gmail.com để được hỗ trợ đăng ký và kích hoạt tài khoản.

yeah_haha

Người nổi tiếng
Tạm dừng thu phí tại trạm BOT Tào Xuyên từ 10-8
Đăng lúc: 18:48:46 07/08/2017 (GMT+7)
Từ 10-8, trạm thu phí Tào Xuyên, Thanh Hóa thu phí hoàn vốn cho tuyến đường tránh TP Thanh Hóa sẽ tạm dừng thu phí để tính toán lại.
Bộ GTVT vừa yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt nam tạm dừng thu giá sử dụng dịch vụ đường bộ tại Trạm Tào Xuyên từ 0 giờ 00 phút ngày 10/8/2017để tiếp tục đàm phán và xử lý theo quy định.
Theo Bộ GTVT, trạm thu phí Tào Xuyên thu phí hoàn vốn cho dự án xây dựng QL1A đoạn tránh TP Thanh Hóa theo hình thức hợp đồng BOT.



Tạm dừng thu phí tại trạm BOT Tào Xuyên từ 10/8


Theo Hợp đồng và các phụ lục Hợp đồng dự án giữa Tổng cục Đường bô Việt Nam và nhà đầu tư thì tổng mức đầu tư của dự án 822 tỷ đồng, thời gian thu phí hoàn vốn 27 năm 8 tháng, thời gian thu phí tạo lợi nhuận là 3 năm.

Tuy nhiên, trong thời gian thu giá, quyết toán chi phí đầu tư và rà soát lại Hợp đồng dự án, một số chỉ tiêu tính phương án tài chính thay đổi như: Tổng vốn đầu tư của dự án giảm 36 tỷ đồng, từ 822 tỷ đồng xuống 786 tỷ đồng; Lưu lượng phương tiện thực tế qua trạm thu giá tăng cao hơn so với dự kiến tại hợp đồng dự án; Phương án tài chính của Phụ lục Hợp đồng số 3/38-CĐBVN/HĐ/2008 tính trùng lãi phần vốn BOT; những chỉ tiêu đầu vào để tính phương án tài chính thay đổi dẫn đến thời gian thu hoàn vốn của dự án giảm xuống còn 7 năm 2 tháng.

Bộ GTVT cho rằng, thời gian thu hoàn vốn của dự án từ 27 năm 8 tháng giảm xuống còn 7 năm 2 tháng, thời điểm thu tạo lợi nhuận của Nhà đầu tư sớm hơn dự kiến chỉ còn 20 năm. Việc giữ nguyên thời gian thu phí tạo lợi nhuận là 3 năm như hợp đồng ban đầu là chưa hợp lý.

Bộ GTVT đã giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam đàm phán với nhà đầu tư điều chỉnh mức lợi nhuận. Theo báo cáo của Tổng cục Đường bộ, sau nhiều vòng đàm phán, các bên chưa thống nhất mức lợi nhuận của dự án. Theo Phụ lục hợp đồng dự án, thời gian thu phí hoàn vốn cho dự án đã kết thúc.

Tính đến ngày 31/7/2017, nhà đầu tư đã thu tạo lợi nhuận được hơn 1 năm. Số thu tạo lợi nhuận cho nhà đầu tư đến hết 31/7/2017 đã lớn hơn số cao nhất so với các phương án đàm phán mức lợi nhuận của nhà đầu tư Tổng cục Đường bộ đã đưa ra.
PS: Nó đầu tư có 786 tỷ mà trước kia các bố vì lợi ích nhóm, cho nó thu phí tận 27 năm8 tháng, trong khi đến 31/7/2017 đã thu hồi được vốn và có lợi nhuận 1 năm. 2009 hoàn thành, đến nay mới được có 8 năm đã có lãi, cho nó thu thêm 20 năm nữa có mà nát!!
Làm BOT giao thông thời 3 X quả là béo bở. Công thức chung: Quan hệ để được dự án; vay vốn ngân hàng(trên 90% tổng vốn); xin thật nhiều năm thu phí.
Và chúng rung đùi ngồi hái tiền.
XH quá bức xúc với BOT nên vô vàn dự án BOT giao thông bị tạm dừng trong đó có dự án mở rộng ql 45;47 của Thanh Hóa.
Rất may 6km đầu tuyến vành đai tây là BOT nhưng khởi công từ 2015, dưới thời X chứ phải bây giờ thì đào đâu ra xin nổi dự án này!!
Thế là Bỉm Sơn tươi rồi.
Từ lúc mọc lên cái trạm thu phí giời ơi đất hỡi từ đâu phi ra làm cho 1 loạt doanh nghiệp trên địa bàn vêu mõm, chưa kể số lượng xe lại lớn nên càng chết. Nó mà xoá đc trạm thu phí này thì mấy ông doanh nghiệp cười như mở cờ trong bụng. Vì hiện tại Bỉm sơn đang dùng cảng Khánh Phú rất nhiều, chưa kể xe từ Ninh Bình chạy qua BS lấy hàng.

Tự dưng gánh cho cái đường tránh của ông Thành phố hàng bao nhiêu năm.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Tại Qđ
2843/QĐ-UBND
UBND tỉnh vừa:Phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng Tổ hợp thương mại Melinh Plaza Thanh Hóa tại Khu đô thị mới Trung tâm thành phố Thanh Hóa, phường Đông Hải và phường Đông Hương, thành phố Thanh Hóa của Công ty Cổ phần Đầu tư Tổ hợp thương mại Melinh Plaza Thanh Hóa.
Đây là lần thứ ba rồi nhé!! Khốn nạn thằng euro Windows!
 

Anhds

Người nổi tiếng
Sớm triển khai thực hiện dự án Nhà máy nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2
Chiều 27 – 7, đồng chí Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì đón tiếp và làm việc với Tổ hợp nhà đầu tư (Tập đoàn Marubeni Nhật Bản và Tập đoàn điện lực Hàn Quốc - KEPCO), đại diện Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC), Ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc (K-Exim) về dự án Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2.
Dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị có liên quan của tỉnh và Văn phòng UBND tỉnh.


  1. Dự án Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 do tổ hợp nhà thầu đầu tư Marubeni – KEPCO làm chủ đầu tư, công suất 1.200 MW, tổng vốn đầu tư 2,793 tỷ USD, diện tích đất sử dụng của dự án là 140,6 ha. Hợp đồng BOT, bảo lãnh cam kết của Chính phủ, cơ chế ngoại hối, thỏa thuận đầu tư đã hoàn thành đàm phán và ký tắt. Hiện Tổ hợp nhà đầu tư đang có thảo luận với Tổng cục Năng lượng nhằm hoàn thiện các bước cuối cùng để ký chính thức. Mặt bằng dự án được giải phóng và san lấp đến cao độ được duyệt... Tổ hợp nhà đầu tư đã tham vấn với các bên cho vay vốn tiềm năng của dự án là Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc (K-Exim) để chuẩn bị thu xếp tài chính sau khi ký chính thức các tài liệu dự án.

    Đại diện tổ hợp các nhà thầu, các ngân hàng cám ơn tỉnh Thanh Hóa quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình triển khai dự án; thông báo đã tìm hiểu mặt bằng triển khai dự án và cam kết hỗ trợ tài chính để dự án được triển khai vào cuối năm nay. Đồng thời mong muốn tỉnh Thanh Hóa tiếp tục hỗ trợ chủ đầu tư, các ngân hàng trong quá trình triển khai thực hiện dự án.


    Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng bày tỏ phấn khởi được tiếp, làm việc với chủ đầu tư dự án Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 và được biết dự án triển khai thuận lợi. Đối với tỉnh Thanh Hóa, đây là dự án có vốn đầu tư lớn trên địa bàn chỉ sau dự án Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn, khi triển khai sẽ góp phần phát triển kinh tế của tỉnh, giải quyết việc làm cho người lao động. Chủ tịch UBND tỉnh, nhấn mạnh: Dự án thể hiện sự hợp tác của tỉnh Thanh Hóa với Nhật Bản, Hàn Quốc. Tỉnh Thanh Hóa sẽ thường xuyên nắm tiến độ của dự án, những khó khăn, vướng mắc để kịp thời tháo gỡ. Đồng thời, cam kết đồng hành cùng nhà đầu tư, các ngân hàng trong quá trình thực hiện dự án và mong muốn dự án sớm triển khai thực hiện.
    Xuân Hùng - Báo Thanh Hoá
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Thanh Hóa, ngày 17 tháng 07 năm 2017

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG THÀNH PHỐ SẦM SƠN, TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2040
................................................................​
1. Phạm vi, ranh giới và quy mô lập quy hoạch:
- Phạm vi ranh giới: Bao gồm toàn bộ địa giới hành chính thành phố Sầm Sơn (8 phường: Trường Sơn, Bắc Sơn, Trung Sơn, Quảng Tiến, Quảng Cư, Quảng Thọ, Quảng Châu, Quảng Vinh và 3 xã: Quảng Minh, Quảng Hùng, Quảng Đại). Ranh giới cụ thể như sau: Phía Đông giáp Biển Đông; phía Tây giáp huyện Quảng Xương và Thành phố Thanh Hóa; phía Nam giáp huyện Quảng Xương; phía Bắc giáp huyện Hoằng Hóa.
- Quy mô lập quy hoạch: 4.494,2 ha, bao gồm toàn bộ địa giới thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
2. Tính chất, chức năng:
- Là đô thị du lịch của tỉnh Thanh Hóa, các tỉnh phía Bắc và cả nước, mang tầm vóc quốc tế.
- Là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, hành chính, giáo dục - đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Là đô thị du lịch nghỉ mát, nghỉ dưỡng và du lịch biển, phát triển dịch vụ, cụm chế xuất thủy sản và cụm nông nghiệp công nghệ cao phục vụ du lịch.
- Có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng.
3. Chỉ tiêu cơ bản dự kiến về dân số, sử dụng đất, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật
3.1. Quy mô dân số: Dự kiến quy mô dân số đến năm 2040 là 250.000 người;
3.2. Quy mô đất đai: Diện tích đất xây dựng đô thị đến năm 2040 khoảng 3.908,0 ha.
3.3. Các chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật: Được áp dụng và tính toán theo tiêu chuẩn đô thị loại I.
3.4. Hướng phát triển đô thị và liên kết vùng:
- Theo hướng Đông Tây, thành phố Sầm Sơn là điểm xuất phát của hành lang kinh tế - đô thị dọc Quốc lộ 47 kết nối với vùng động lực phía Tây của tỉnh (Lam Sơn - Sao Vàng); đồng thời là điểm đến của khu vực phía Tây Thanh Hóa và Đông Bắc Lào;
- Theo trục Quốc lộ 47, Quốc lộ 45 kết nối Sầm Sơn với di sản thế giới thành Nhà Hồ và các điểm du lịch của khu vực phía Tây của tỉnh Thanh Hóa;
- Từ Sầm Sơn theo đường Voi - Sầm Sơn đến Quốc lộ 45 kết nối với khu du lịch Bến En; từ Bến En theo đường Sao Vàng - Nghi Sơn kết nối xuống khu kinh tế Nghi Sơn và trở về Sầm Sơn theo hành lang du lịch ven biển tạo thành tuyến du lịch khép kín phía Nam;
- Từ Sầm Sơn theo đường ven biển kết nối khu du lịch biển Hải Tiến (Hoằng Hóa), động Từ Thức (Nga Sơn), cụm di tích văn hóa tâm linh Bỉm Sơn (Đền Sòng, đền Chín Giếng) - đền Phố Cát (Thạch Thành), thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc) quay trở lại Sầm Sơn hình thành tuyến du lịch khép kín phía Bắc;
- Theo đường thủy dọc Sông Mã hình thành tuyến du lịch trên sông kết nối Sầm Sơn qua di tích Hàm Rồng - Núi Đọ - ngã Ba Bông với cụm di tích văn hóa tâm linh đền Hàn Sơn, đền Cô Bơ,...
4. Định hướng tổ chức không gian đô thị
Định hướng tổ chức không gian xác định không gian chủ đạo theo trục với các chủ đề cụ thể gồm:
- Hành lang cộng đồng (dọc tuyến Quốc lộ 47 - Lê Lợi): Tập trung bố trí các công trình công cộng, hành chính, y tế, văn hóa xã hội, y tế, thể dục thể thao của thành phố, nhằm phục vụ tốt nhất các dịch vụ công cho người dân đô thị và du khách; đồng thời tạo tập không gian kiến trúc cảnh quan, điểm nhấn của thành phố;
- Hành lang lễ hội (dọc tuyến Nguyễn Khuyến): Kéo dài quảng trường biển từ đường Hồ Xuân Hương đến sông Đơ, là không gian công cộng chính của thành phố du lịch bao gồm: Quảng trường biển, các tuyến phố đi bộ, khu mua sắm, lễ hội ẩm thực, giao lưu văn hóa, chợ hải sản... phục vụ du khách và người dân;
- Hành lang sông (hai bờ sông Đơ): Tổ chức thành khu đô thị du lịch sinh thái, trung tâm dịch vụ thương mại, công viên chủ đề, khu vui chơi giải trí cao cấp hỗ trợ hoạt động du lịch của Sầm Sơn hướng tới du lịch 4 mùa;
- Hành lang đổi mới (Đại lộ Nam Sông Mã - vành đai xanh phía Tây): Tập trung các chức năng chuyên ngành như dịch vụ hỗn hợp, cảng thủy nội địa, cụm công nghiệp địa phương, khu trường đại học và nghiên cứu R&D, chợ đầu mối, khu nông nghiệp công nghệ cao. Hành lang tạo lập việc làm mới tạo động lực mới phát triển kinh tế của thành phố, đồng thời tạo ra các sản phẩm có giá trị phục vụ du lịch;
- Chuỗi điểm nhấn & du lịch (các nút giao quảng trường biển, các điểm nhấn cảnh quan ven sông). Tăng cường mạnh mẽ các kết nối không gian Đông Tây (bãi tắm với hành lang sông và đô thị mới phía Tây) và kết nối Bắc Nam (hành lang sông gắn với khu du lịch ven biển Nam Sầm Sơn).
- Cồn nổi sông Mã: Kiến tạo khu du lịch sinh thái 4 mùa gắn với sông nước.
...............................................
6. Các khu chức năng chính:
6.1.
Trung tâm hành chính - chính trị: Bố trí trung tâm hành chính chính trị thành phố phía Đông Nam nút giao Quốc lộ 47 với đường Ven biển, tổng diện tích khoảng 21,2 ha; gắn với quảng trường chính trị 5,7 ha. Khu trung tâm các phường xã cơ bản giữ nguyên tại vị trí hiện tại, tổng diện tích khoảng 36,5 ha.

6.2. Không gian công cộng: Bố trí chủ yếu dọc đường Nguyễn Khuyến (mở rộng hai bên tuyến đường khoảng 50m - hành lang lễ hội) hình thành phố đi bộ từ biển đến sông Đơ. Tổ chức các khu chức năng Quảng trường biển, phố đi bộ, dịch vụ, khuôn viên, chợ hải sản và khu thương mại phục vụ du lịch. Tổng diện tích khoảng 38,3 ha.

6.3. Đất đơn vị ở:

Các khu dân cư đô thị: Có quy mô khoảng 1.524,7 ha; được phân ra các khu vực: khu vực dân cư hiện hữu có quy mô khoảng 715,1 ha; khu vực đô thị đang phát triển có quy mô khoảng 517,6 ha; khu vực đô thị sinh thái kết hợp với du lịch dịch vụ dọc hành lang sông 114 ha; khu vực dân cư kết hợp du lịch cộng đồng 178 ha.
Đối với khu vực dân cư hiện hữu cải tạo, chỉnh trang nâng cấp điều kiện hạ tầng và môi trường sống của dân cư;
6.4. Các khu hỗn hợp: bố trí dọc các hành lang và các khu vực điểm nhấn của đô thị nhằm tạo lập những khu đa chức năng gồm các loại hình nhà ở kết hợp thương mại, dịch vụ, bãi xe... Tổng diện tích khoảng 129,6 ha;
6.5. Công viên đô thị: bố trí 07 công viên đô thị tại các khu trung tâm các đơn vị ở, tổ chức các hồ điều hòa trong công viên. Bố trí công viên chuyên đề gắn với dịch vụ thương mại và các khu đô thị ven sông Đơ. Là không gian đi bộ, giải trí, nơi tổ chức các lễ hội, sự kiện ẩm thực... Tổng diện tích khoảng 101,0 ha;
6.6. Các khu du lịch: Có quy mô khoảng 926,3 ha, bao gồm: khu khách sạn - dịch vụ hiện có phía Bắc, diện tích khoảng 416,4 ha; khu du lịch sinh thái gắn với sân golf Quảng Cư diện tích khoảng 149,0 ha; khu du lịch sinh thái ven biển Nam Sầm Sơn diện tích khoảng 134,7 ha; khu lâm viên văn hóa - tâm linh núi Trường Lệ diện tích khoảng 169,4 ha; khu dịch vụ du lịch núi Trường Lệ diện tích khoảng 22,5 ha; khu du lịch sinh thái ven sông Đơ diện tích khoảng 114,4 ha; khu bệnh viện khách sạn diện tích khoảng 36,0 ha và khu bãi tắm - bãi cát diện tích khoảng 118,6 ha.

6.7. Cụm tiểu thủ công nghiệp địa phương: Phát triển khu tiểu thủ công nghiệp theo hướng tập trung các ngành nghề chế biến thủy hải sản, thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch, bố trí phía Nam cảng thủy nội địa tại phía Bắc phường Quảng Châu diện tích khoảng 24,4 ha.

6.8. Các trung tâm chuyên ngành: Tổng diện tích khoảng 122,5 ha gồm:

- Khu trung tâm thể dục thể thao với các chức năng sân vận động, nhà thi đấu, tập luyện, khu nghỉ vận động viên... tại phía Đông nút giao đường Trần Hưng Đạo với đường Lê Lợi, diện tích khoảng 14,7 ha;

- Trung tâm văn hóa bố trí tại phía Đông Nam đền thờ An Dương Vương với các chức năng nhà hát thành phố, thư viện, bảo tàng, rạp chiếu phim, cung thiếu nhi... diện tích khoảng 10,0 ha;

- Trung tâm đào tạo đại học và nghiên cứu ứng dụng R&D trên trục đổi mới, phía Bắc phường Quảng Châu và Quảng Thọ, diện tích khoảng 52 ha;

- Trường phổ thông trung học: Giữ nguyên vị trí 03 trường phổ thông trung học hiện có, quy hoạch mới 01 trường phổ thông trung học phía Tây khu vực trung tâm phường Quảng Châu, tổng diện tích khoảng 9,1 ha;

- Trung tâm y tế - điều dưỡng: bố trí bệnh viện thành phố phía Nam trung tâm phường Quảng Thọ, diện tích khoảng 7,4 ha; các trung tâm điều dưỡng, phục hồi chức năng hiện có khác có tổng diện tích khoảng 9,2 ha;

- Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Là khu trung tâm nghiên cứu ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao phục vụ du lịch, đồng thời là nơi ươm tạo, trình diễn và đào tạo nhân lực cho phát triển sản xuất nông nghiệp khu vực phía Tây Sầm Sơn và các huyện lân cận: Quảng Xương, Hoằng Hóa, tổng diện tích khoảng 34,8 ha (Trong đó một phần thuộc quy hoạch đất nông nghiệp của thành phố Thanh Hóa 24,4 ha). Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp khoảng 450,0 ha:

- Chợ đầu mối: Bố trí chợ đầu mối phía Tây cụm công nghiệp Quảng Châu, tổng diện tích khoảng 9,0 ha;
6.9. Các công trình đầu mối: tổng diện tích khoảng 151,9 ha gồm: Trạm xử lý nước thải diện tích khoảng 10,0 ha bố trí phía Đông cụm công nghiệp, là khu xử lý tập trung cho toàn thành phố; Cảng thủy nội địa: diện tích khoảng 16,0 ha; Âu trú bão kết hợp cảng cá Quảng Tiến tổng diện tích khoảng 71,9 ha; Nghĩa trang cấp vùng bố trí phía Tây xã Quảng Hùng, diện tích khoảng 40,0 ha; Khu xử lý chất thải rắn diện tích khoảng 14,0 ha;
6.10. Đất giao thông: giao thông đô thị quy mô khoảng 687,6 ha, trong đó: giao thông nội thị khoảng 507,8 ha, giao thông đối ngoại 132,0 ha, giao thông tĩnh gồm 03 bến xe hỗn hợp 13,6 ha, các bãi để xe tập trung 27,7 ha, bến thuyền du lịch 6,5 ha;
6.11. Các khu vực khác: Đất quốc phòng diện tích khoảng 7,7 ha; đất tôn giáo khoảng 15,0 ha; đất canh tác, thảm thực vật, cây xanh cách ly diện tích khoảng 448,3 ha; đất mặt nước: sông, biển, hồ diện tích khoảng 113,5 ha; đất cây xanh chuyên ngành, cây xanh cách ly, diện tích khoảng 141 ha.
7. Quy định về không gian, kiến trúc, cảnh quan, thiết kế đô thị.
Tạo lập các khu resort và công trình tiện ích, công viên dọc theo bãi biển và đường bờ biển

Tạo lập các công năng đa dạng dọc theo tổ hợp công trình ven sông Đơ trong khu trung tâm thành phố.

Cải tạo các khu làng xóm và khu đất canh tác nông nghiệp hiện trạng nhằm đảm bảo phát triển nhanh cân bằng.

Tạo lập khu vực nông nghiệp công nghệ cao, khu đại học, nghiên cứu ứng dụng R&D và khu chế biến thủy sản đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu trong tương lai của thành phố.
Xem thêm
http://truyenhinhthanhhoa.vn/web/trang-chu/tin-tuc-su-kien/chinh-tri/quyet-dinh-dieu-chinh-quy-hoach-thanh-pho-sam-son-tam-nhin-den-2040.html
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
8. Định hướng quy hoạch hạ tầng kỹ thuật.
8.1. Định hướng Quy hoạch giao thông:
* Giao thông đối ngoại:
- Đường bộ:
+Quốc lộ 10 kết nối giữa Sầm Sơn và các tỉnh thuộc Đồng Bằng Bắc Bộ, Khu kinh tế Nghi Sơn và tỉnh Nghệ An, đoạn qua đô thị có lộ giới 71,0m;
+Tuyến đường bộ Ven biển đoạn qua đô thị có lộ giới 48,0m;
+Đại lộ Nam sông Mã có lộ giới 67,0m;
+Các tuyến nhánh của đại lộ Nam sông Mã là đường Nguyễn Khuyến và đường Trần Nhân Tông có lộ giới 46,0m;
+Quốc lộ 47 lộ giới 34,0m;
+Đường Ngã ba Voi - Nam Sầm Sơn lộ giới 44,0 m;
+Đường vành đai phía Nam Thành Phố - Sầm Sơn: Lộ giới 50,0m;


- Hàng không: Sử dụng sân bay Thanh Hóa quy hoạch tại huyện Thọ Xuân. Khoảng cách đến Sầm Sơn khoảng 50 km.

- Đường thủy: Xây dựng mới cảng Lễ Môn với công suất khoảng 1,5 triệu tấn/năm, mở rộng và nâng công suất cảng cá Hới kết hợp với âu tránh trú bão. Xây dựng bến tầu du lịch phía Đông cảng cá Hới.

* Giao thông đối nội:

- Đường trục chính đô thị: phục vụ giao thông toàn đô thị, kết nối các khu chức năng của thành phố gồm 2 hướng chính là Bắc - Nam và Đông Tây.

- Đường khu vực: Trên cơ sở các tuyến giao thông hiện có, cải tạo và mở rộng đảm bảo việc kết nối giao thông trong thành phố.

- Phát triển vận tải công cộng: Bố trí các tuyến xe buýt liên vùng, xe điện phục vụ khách du lịch trong khu vực nội thị.

* Các công trình đầu mối giao thông:

- Bến xe: Bố trí trong khu vực 03 bến xe, bao gồm: 02 bến xe đối ngoại ở phía Bắc Sầm Sơn và Nam Sầm Sơn có quy mô 3,0 ha/bến; 01 bến xe bus trung tâm bố trí tại phía Đông Bắc giao quốc lộ 47 và đường Duyên Hải với quy mô 3,0 ha; hình thành và phân bố hợp lý các điểm đậu, đỗ xe thuận lợi cho người sử dụng, khuyến khích xây dựng các điểm đậu, đỗ xe ngầm trong các khuôn viên khách sạn.

- Cầu vượt qua sông Mã: Xây dựng 01 cầu qua sông Mã tại vị trí đường Ven biển xã Quảng Châu.

- Nút giao thông: Xây dựng nút giao thông khác cốt tại vị trí giao cắt giữa Quốc lộ 47 và đường Ven biển; nút giao cắt đường Ngã ba Voi - Nam Sầm Sơn với Quốc lộ 10.

- Xây dựng đảo giao thông tự điều chỉnh tại các nút giao giữa đường Trần Hưng Đạo với đường Lê Lợi và trục Quảng trường biển.
 

bogia36

Thành viên
Long Sơn là của Tr.Đ.Q đứng sau, nó ko mạnh mới lạ đó.
Xong dây chuyền 2, nó nuốt chửng xm Bỉm Sơn.
Ko phải tự nhiên ngân hàng bỏ ra cho vay hơn 8000 tỷ đâu nhé!
Ô Tr. Đ.Q còn làm 4 năm nữa, nên Long Sơn sẽ rất khoẻ. Mong là sau 2021 nó vẫn duy trì phong độ chứ đừng nát như xm Công Thanh hiện nay(ko con người đỡ đầu,nợ 29 tỷ tiền điện, nợ ngân hàng hàng ngàn tỷ, sp làm ra khó bán).
Mong Long Sơn đang đà lớn mạnh làm thêm nhiều công trình tầm cỡ cho Thanh Hóa.

Nghe đồn bác Mặt trời không được khỏe. Chắc sau chuyến sang Khựa!
 

thanhniencung

Người nổi tiếng
mới đi công tác bên Quảng Châu Trung Quốc về mấy bác à. công nhận bên đó phát triển thật, thành phố họ đông đúc và phát triển hơn hẳn Việt Nam mình nhiều.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Sáng 8-8, Sở Xây dựng phối hợp với UBND thành phố (TP) Sầm Sơn tổ chức lễ công bố quy hoạch chung TP Sầm Sơn đến năm 2040.

Các bản đồ quy hoạch TP.Sầm Sơn đến năm 2040.
Tại buổi lễ, đại diện lãnh đạo Sở Xây dựng đã công bố Quyết định số 2525/QĐ-UBND, ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chủ tịch UBND tỉnh về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung TP Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040. Theo đó, phạm vi ranh giới được lập quy hoạch bao gồm toàn bộ địa giới hành chính TP Sầm Sơn, có 8 phường và 3 xã, với tổng quy mô 4.494,2 ha. Với tính chất, chức năng là đô thị du lịch của tỉnh Thanh Hóa, các tỉnh phía Bắc và cả nước, mang tầm vóc quốc tế; là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, hành chính, giáo dục - đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; và là đô thị du lịch, nghỉ mát, nghỉ dưỡng, du lịch biển, phát triển dịch vụ, cụm chế xuất thủy sản và cụm nông nghiệp công nghệ cao phục vụ du lịch và có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng. Theo quy hoạch TP Sầm Sơn dự kiến đến năm 2040 có quy mô dân số là 250.000 người, diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 3.908 ha; các chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật được áp dụng và tính toán theo tiêu chuẩn đô thị loại I.

Phối cảnh tổng thể TP.Sầm Sơn đến năm 2040.
PS: toàn bộ khu vui chơi FLC nó tống ra Đảo Ngọc hết
 

Nhabo

Thành viên tích cực
Haha, cái này tôi biết. Thái Bình vào TH mục đích chính là nhờ BT tác động với FLC kêu Quyết còi về đầu tư. Xin gặp Quyết còi mãi ko đc =))
Đừng coi thường Thái Bình. Họ mới được Thủ tướng chính thức ký quyết định thành lập khu kinh tế. Họ đi học tập khu kinh tế Nghi Sơn là thật đó
Thái Bình lâu nay đường xá ko thuận lợi nên công nghiệp ko phát triển được. Hạ tầng kết nối đang được triển khai, chính vì thế mới có quyết định thành lập khu công nghiệp. Tuyến đường bộ ven biển Thái Thuỵ qua Hải Phòng chỉ 1 cây cầu 3km đã được khởi công phía Hải Phòng. Đường thông xong từ đó chạy qua cảng Hải Phòng, Lạch Huyện rats gần.
Đã có nhiều Doanh nghiệp FDI đã đăng ký đầu tư và đang triển khai đo đạc kiểm kê để chuẩn bị giải phóng mạt bằng rôiif đó.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
500 VĐV tham gia Giải khiêu vũ thể thao toàn quốc 2017 tại Đà Nẵng
Thứ Hai, 07/08/2017, 17:53 (GMT+7)
(TN&MT) - Sau những ngày tranh tài, Giải Cup các CLB khiêu vũ thể thao toàn quốc năm 2017 tại Cung Thể thao Tiên Sơn, TP. Đà Nẵng đã kết thúc vào ngày 7/8. Giải nhất toàn đoàn thuộc về Trung tâm huấn luyện đào tạo thể dục thể thao tỉnh Thanh Hóa; đứng thứ nhì là đoàn Luân Oanh Dacesport của TP. Đà Nẵng; ở vị trí thứ ba là Sở VH-TT&DL tỉnh Thái Nguyên.
PS: Thể thao mọi hình thức của tỉnh Thanh Hóa đúng là tốt thật. Tầm quốc gia.
Vậy nhưng một nơi nào đó vẫn đặt mục tiêu 2020 là trung tâm đào tạo TDTT của vùng!
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member

Thủ tục đầu tư lằng nhằng quá, phải báo cáo Ba bộ: Nông nghiệp& PT nông thôn, Tài nguyên môi trường; Xây dựng.
Như dự án FLC thì chỉ cần tỉnh duyệt là OK!
Liên quan đến vườn quốc gia nhiêu khê thật!
Các ngài làm nhanh lên, biết đâu máu lên Sungroup khởi công trước cả khi có cao tốc Bắc Nam
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Tại thông báo 9312/UBND-THKH, UBND tỉnh đồng ý Chủ trương chuyển nhượng dự án Khu tổ hợp thương mại dịch vụ của Công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí Thanh Hóa cho công ty CP Mai Tuấn Nghĩa.
Tháp 27 tầng giờ thành hai khu liên kế+ tháp 19 tầng, 1 hầm.
hy vọng đừng thành 100% liên kế như FLC complex!!
 

Facebook Comment

Chủ đề tương tự

Chủ đề được quan tâm nhất

Top