• Lưu ý đọc kỹ nội quy trước khi đăng bài để tránh bị bannick, xóa bài. Xem hướng dẫn đăng bài và tính năng UP tin miễn phí
  • Thông báo về việc đăng bài & đăng ký thành viên áp dụng tại thread Hot news, Projects & Developments
    - Phải đăng ký thành viên mới có thể đăng bài tại thread này.
    - Nếu gặp khó khăn khi đăng ký, vui lòng liên hệ qua email : thanhhoaonline.net@gmail.com để được hỗ trợ đăng ký và kích hoạt tài khoản.

Titan

Người nổi tiếng
Tiếp nhé, phần 2 thành phố Vinh.
Tp Vinh là tỉnh lỵ tỉnh Nghệ An và sau này còn là tỉnh lỵ Nghệ Tĩnh. 1991 giải thể Nghệ Tĩnh, Vinh lại làm tỉnh lị Nghệ An.
1929, Cùng với Thanh Hoá, Vinh được người Pháp nâng lên tp cấp ba.
1963, HCM ký sắc lệnh gọi Hà Nội, Hải Phòng Vinh,Nam Định,Việt Trì,Thái Nguyên là thành phố, các tỉnn lỵ còn lại gọi là thị xã mà ko hề có một tiêu chí, tiêu chuẩn nào!(đúng là quyet định rừng, các tp này được dịp vênh váo ta là tp mấy chục năm rồi)
Trong thập niên 6X, đầu 7X thành phố này bị bom Mỹ san phẳng. Thế nên dân Nghệ An tránh bom ra thị xã Thanh Hoá khá nhiều, Thanh Hoá giai đoạn đó là vùng tự do, dân Hà Nam Ninh giai đoạn đó vào tx Thanh Hoá sống cũng khá đông.
Đến 1975, CHDC Đức nhận tái thiết cho vn một đô thị để lấy tình hữu nghị. Ngay lập tức Nghệ An bằng cách nào đó đã được chọn. Tp Vinh được Đông Đức giao cho bản quy hoạch đa trung tâm, đường xuyên tâm rộng lớn, vỉa hè các con đường rộng thênh thang(đều rộng gấp đôi vỉa hè đại lộ Lê Lợi hiện nay của Thanh Hoá). Họ làm dãy 1x nhà chung cư như dãy cc Đông Phát của mình bây giờ nhé, hồi đó 1976 HN cũng ko có những dãy cc đồng bộ như vậy! Dân Vinh tự hào lắm với những căn nhà chung cư từ khi đó.
Các xí nghiệp quốc doanh, doanh trại quân đội được cấp những lô đất rất rộng dọc ql 1A, thế nên khi giải thể dn nhà nước những lô đất rộng rãi này đã thành chung cư, khách sạn san sát nhau mà ít bị chia cắt bởi nhà dân.
Đức cũng giúp Vinh quy hoạch hàng chục ks thời bao cấp dọc ql 1 A như ks hữu nghị, việt lào, quang trung, xanh, sài gòn kim liên....
Những thập niên 199x, đầu 200x, dãy ks lớn 3-5 tầng này lung linh vào đêm trên ql 1 A tạo cảm giác vô cùng hoàng tráng( dĩ nhiên là bây giờ thì xấu rồi).
2001, Vinh có toà nhà 13 tầng ks Phương Đông đầu tiên, niềm tự hào của ho.Hồi đó thấy lớn lắm, cảm giác lớn và vĩ đại hơn rất nhiều so với cái Mường Thanh Sông Lam bây giờ.
Trong khi hồi đó, 1994 tx Thanh Hóa lên tp, cả tp th ko có điểm nhấn gì, dọc ql 1 a xấu xí nhà dân, khách sạn 25 a lớn nhất tỉnh thua xa hàng chục ks tp vinh cùng thời. 199x-2002 tpth nhỏ bé vô cùng, phía nam đến ngã ba voi là ko có nhà, đoạn ba voi đi quán nam hoang và chưa có đường đôi. Phía bắc tp chưa có cầu Hoàng Long, phía tây chưa có cầu vượt Đại lộ Lê Lợi, phía đông chưa làm chợ vườn hoa mới, chỗ chợ vườn hoa hiện nay là bãi rác thành phố, công viên hội an là đồng ruộng, bãi rau và sân balit tập đá bóng.
Trong khi 2001 tp Vinh theo quy hoạch của Đức đã xây dựng gần xong đại lộ Lênin nối ra sân bay rộng thênh thang, quá vĩ đại thời đó.
1999-2000, nội thành tp Vinh rộng gấp ba nội thành tp Thanh Hoá, thương mại,dịch vụ,ks đều vượt rất xa tpth cùng thời điểm.
Hạ tầng giao thông Vinh khi đó trên tpth rất nhiều lần, trên vô cùng nhiều cái tp nhỏ bé mới thoát khỏi hình hài thị xã này.
Tp TH mới bắt đầu tăng tốc từ 2002, 2001 có cầu Hoàng Long mở ngõ mới cho đô thị phát triển, đến 2004 ta có ks sao mai, cầu vượt phú sơn,chợ vườn hoa cà ta lên đô thị loại II. Đến 2008 ta khởi công đại lộ Hùng Vương, Công ty TNHH Bình Minh xây dựng khu cn tây bắc ga, khu đô thị bắc đại lộ lê lợi, bãi rác bị chuyển lên Đông Sơn.
Sau này thêm cầu nguyệt viên,đại lộ nguyễn hoàng, đông tây gđ 1, võ nguyên giáp, hạ tầng khu nam tp, khai thác mở rộng nhiều khu đô thị đông bắc ga, đông phát, đông sơn..
Nội thành đã to ra gấp ba những năm 1994-1999.
Tp ta đã san bằng cách biệt với Vinh và về chỉ số kinh tế đã vượt qua. Ai sống những năm 198x,199x mới biết hồi đó thị xã TH thảm như thế nào so với tp Vinh.
Vinh hiện nay có hai đại lộ chính là ql 1 a cũ, đại lộ Lê nin.
Khi nào rỗi viết tiếp.
Tiếp đi bác, bài hay quá, tốn bao nhiêu công viết ra.

Sau khi độc lập mấy cái trung tâm vùng ko cái nào là ko trì trệ cả. Hp Tttw thế kia còn bị. Đúng là thời kỳ thảm hại của TH thua gần như tất cả các tỉnh ở phía bắc.

Ps: đổi Tp tên là Thanh Hoa để phân biệt với Thanh Hóa nghe mát tai hơn.
 
Last edited:

NMVVVV

Thành viên
Nếu nhập thì cho nó mang tên là Tp Sầm Sơn cũng được chứ sao?
Tp Sầm Sơn đó, sau này 1 triệu dân, và vị thế đô thị vô cùng hoành tráng, dư sức ngang ngửa lõi của một tp trực thuộc tw.
Nếu sát nhập Đông Sơn thì mang tên là Đông Sơn cho thuận, tên Tp Thanh Hoá nghe quê quê mà khó nổi.
Các tỉnh lỵ cùng tên tỉnh hiện nay đều ko ăn thua.
Hạ long, Vinh,Huế,Quy Nhơn,Nha Trang, Đà Lạt,Biên Hoà...đều khác tên tỉnh.
Đấy là cá nhân bác thấy thế thôi, phân đa mọi người đều nghĩ phải lấy lên TP. Thanh Hóa, sáp nhập Sầm Sơn vào mà đòi lấy lấy thằng bị sáp nhập, khó.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Lại thêm anh Tập đoàn Miền Trung+ Cường Thịnh Thi
Xin Thực hiện dự án Khu du lịch sinh thái phía Đông đường ven biển từ Nam Sầm Sơn đến đầu cầu Ghép, huyện Quảng Xương
 

MINHMUPMIP

Thành viên tích cực
Thấy các bác bàn chuyện HỌC GIỎI, em có chút ý kiến như này:

Thứ nhất các trường ĐH họ dạy chúng ta ngành nghề nào đó để đi ra ngoài XH làm thuê kiếm ăn nuôi sống bản thân là chính. Chứ họ ko dạy chúng ta là CHỦ làm Quan.

Mà muốn giàu muốn có danh đc trọng vọng thì phải làm ông Chủ làm Quan=))

Cái này nó phụ thuộc 90% năng lực bản thân như giao tiếp, quan hệ, vây cánh bệ đỡ, Vốn, khả năng kinh doanh, cơ hội may mắn chỡp thời cơ, hội tụ đủ Thiên thời địa lợi nhân hòa.

Chứ học giỏi chỉ giúp một phần nhỏ thôi. Còn phải học nhiều học nhiều ở xã hội nữa.

E thấy Cò Quyết khéo mồm khéo miệng đó chứ =)) óc kinh doanh kèm kn tạo Quan Hệ thiên thời địa lợi nhân hòa đủ cả mơi bứt phá đc thế.

Quyết có thêm bằng cấp thì cái Danh boss FLC thêm hoành tráng vẻ vang và đc trọng vọng hơn.

Ở VN mình khác Mĩ Âu Châu nhìu lăm. Nói chung nếu đc học thì có bằng cấp vẫn hơn.
Ko làm đc chủ thì làm thuê , có cái mác ĐH =))

Còn muốn vươn lên làm Boss bự thì phải có Vận May kèm năng lực bản thân quyết định 90%.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
THỨ 5, 06/07/2017, 14:27
Ngoài những sai phạm về xây dựng, chuỗi khách sạn Mường Thanh còn liên tiếp bị xử phạt về thực phẩm bẩn. Cụ thể, 2/2017 báo công an TPHCM đưa tin cơ quan chức năng quyết định xử phạt hành chính Nhà hàng khách sạn Mường Thanh (Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) 10 triệu đồng vì sử dụng nguyên liệu hết hạn để chế biến thực phẩm. Trước đó, tháng 1/2016 đoàn kiểm tra Liên ngành tỉnh Quảng Nam cũng tiến hành kiểm tra và phát hiện Khách sạn Mường Thanh Quảng Nam vi phạm quy định về an toàn thực phẩm, trong đó có việc sử dụng thực phẩm quá hạn.

Chưa hết, dù không trực tiếp liên quan đến chuỗi khách sạn Mường Thanh nhưng thông tin Hà Nội đang xin ý kiến Bộ Công An để khởi tố vụ án với Doanh nghiệp tư nhân số 1 tỉnh Điện Biên do ông Lê Thanh Thản đứng đầu cũng đang gây xôn xao dư luận. Tại Mường Thanh, ông Thản được biết đến với vai trò là chủ tịch Tập đoàn. Nhiều ý kiến quan ngại rằng, nếu doanh nghiệp tư nhân số 1 tỉnh Điện Biên do ông Lê Thanh Thản của đại gia điếu cày bị khởi tố ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến chuỗi khách sạn Mường Thanh
PS: cho thằng làm ăn mất dạy, cục bộ này đi nhà đá thôi.
Bắt gấp,lợi ích nhóm là đây chứ đâu.
Chắc có cốp 37 to to rửa rửa "rửa ráy"
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Quê nó thì nó làm cả dự án vùng tộc, còn Tp Hải Phòng nó ghét nó ko đếm xỉa!
Làm doanh nhân mà vẫn có máu bản chất rất 37.
Quyết FLC,quê VP đấy, Lam sungroup....xem họ đã làm cho quê nhà cái gì to to chưa!
Máu cục bộ 37 của thằng Thản này đúng là
 

viethoa_lucky

Thành viên mới
Kho
THỨ 5, 06/07/2017, 14:27
Ngoài những sai phạm về xây dựng, chuỗi khách sạn Mường Thanh còn liên tiếp bị xử phạt về thực phẩm bẩn. Cụ thể, 2/2017 báo công an TPHCM đưa tin cơ quan chức năng quyết định xử phạt hành chính Nhà hàng khách sạn Mường Thanh (Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) 10 triệu đồng vì sử dụng nguyên liệu hết hạn để chế biến thực phẩm. Trước đó, tháng 1/2016 đoàn kiểm tra Liên ngành tỉnh Quảng Nam cũng tiến hành kiểm tra và phát hiện Khách sạn Mường Thanh Quảng Nam vi phạm quy định về an toàn thực phẩm, trong đó có việc sử dụng thực phẩm quá hạn.

Chưa hết, dù không trực tiếp liên quan đến chuỗi khách sạn Mường Thanh nhưng thông tin Hà Nội đang xin ý kiến Bộ Công An để khởi tố vụ án với Doanh nghiệp tư nhân số 1 tỉnh Điện Biên do ông Lê Thanh Thản đứng đầu cũng đang gây xôn xao dư luận. Tại Mường Thanh, ông Thản được biết đến với vai trò là chủ tịch Tập đoàn. Nhiều ý kiến quan ngại rằng, nếu doanh nghiệp tư nhân số 1 tỉnh Điện Biên do ông Lê Thanh Thản của đại gia điếu cày bị khởi tố ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến chuỗi khách sạn Mường Thanh
PS: cho thằng làm ăn mất dạy, cục bộ này đi nhà đá thôi.
Bắt gấp,lợi ích nhóm là đây chứ đâu.
Chắc có cốp 37 to to rửa rửa "rửa ráy"
Không nên thấy người ta gặp nạn rồi ta đứng vổ tay. Làm kinh tế không sờ đén thì thôi. Sờ đến thì Vin và Sun cũng dính.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Kho
Không nên thấy người ta gặp nạn rồi ta đứng vổ tay. Làm kinh tế không sờ đén thì thôi. Sờ đến thì Vin và Sun cũng dính.
Làm gì có chuyện đó bác, nếu thế thì cấm xe máy làm gì. Còn đang hạn chế cả ô tô vì tắc kia kìa.
Ớ, chứ cấm luôn xe đạp điện học sinh nó đi bằng cái gì?
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Đồng chí Lê Thị Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, tiếp và làm việc với nhà đầu tư Sungchang Enterprise Co., Ltd (Hàn Quốc)
(THO) - Sáng ngày 7 – 7, đồng chí Lê Thị Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, tiếp và làm việc với nhà đầu tư Sungchang Enterprise Co., Ltd (Hàn Quốc), do ông Lee Tae Su, Giám đốc dự án, làm Trưởng đoàn, đến Thanh Hóa để tìm hiểu việc đầu tư xây dựng dự án nhà máy sản xuất ván bóc và gỗ dán trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Ông Lee Tae Su, Giám đốc dự án, cho biết: Sungchang Enterprise Co., Ltd (Hàn Quốc) có hơn 100 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất gỗ dán, hiện đang mong muốn tìm hiểu để đầu tư xây dựng 2 nhà máy sản xuất tại TP Hải Phòng và tỉnh Thanh Hóa. Gỗ nguyên liệu phục vụ cho sản xuất của nhà máy được sử dụng trong nước Việt Nam và nhập khẩu. Khi doanh nghiệp đầu tư nhà máy tại Thanh Hoá sẽ hỗ trợ đào tạo nghề gỗ dán cho người lao động; đồng thời, đầu tư xây dựng cơ sở đào tạo nghề gỗ để hỗ trợ cho địa phương. Trong quá trình đầu tư, doanh nghiệp mong muốn địa phương hỗ trợ về nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất của nhà máy.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thị Thìn, trao tặng biểu tượng di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ cho ông Lee Tae Su.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thị Thìn bày tỏ vui mừng khi Sungchang Enterprise Co., Ltd (Hàn Quốc) đến tìm hiểu cơ hội đầu tư trên địa bàn. Đồng thời đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh giới thiệu khái quát về đặc điểm tự nhiên, tiềm năng thế mạnh của Thanh Hóa. Phó Chủ tịch UBND tỉnh đồng tình với việc doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu trong nước và nhập khẩu để phục vụ sản xuất. Đồng thời, đề nghị doanh nghiệp tìm hiểu nguồn nguyên liệu ở các huyện miền núi của tỉnh để quyết định đầu tư. Tỉnh Thanh Hóa luôn đồng hành, tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp trong quá trình tìm hiểu, quyết định đầu tư, cũng như trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
PS: lại một anh FDI nữa đến khẳng định sẽ đầu tư tại Thanh Hóa, OK!
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Tại Dự án điện BOT Nghi Sơn 2, câu chuyện thu xếp tài chính được xem là rất triển vọng khi bên cho vay có thể hoàn tất thủ tục trong thời gian 3 tháng, kể từ ngày Hợp đồng BOT có hiệu lực. Tuy vậy, Dự án đã được trao giấy chứng nhận đầu tư, nhưng Hợp đồng BOT với Bộ Công thương, hợp đồng mua bán điện vẫn chưa được ký chính thức.

Nguồn tin của Báo Đầu tư cho hay, điểm gút hiện nay nằm ở Bộ Tư pháp và liên quan đến một số vấn đề pháp lý.

Cũng cần phải nhắc thêm rằng, Dự án BOT Nghi Sơn 2 từng được kỳ vọng là dự án kiểu mẫu về chọn nhà đầu tư triển khai đối với loại hình BOT trong ngành điện thông qua phương pháp đấu thầu quốc tế với sự trợ giúp kỹ thuật của Ngân hàng Thế giới (WB), thông qua Công ty Tài chính quốc tế (IFC). Mục tiêu khi đó được đặt ra là rút ngắn thời gian triển khai dự án BOT điện khi đã có một bộ quy trình chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên, tính từ khi bộ hồ sơ mời thầu quốc tế được IFC đưa ra vào năm 2008 tới nay, đã gần 10 năm trôi qua.

Đến năm 2013, khi được trao quyết định đầu tư, Dự án BOT Nghi Sơn 2 đã có kế hoạch hoàn tất xây dựng tổ máy đầu tiên có công suất 600 MW vào tháng 9/2019; tổ máy thứ hai với công suất 600 MW dự kiến hoàn tất vào tháng 3/2020. Nhưng đến thời điểm này, chỉ riêng việc xây dựng sẽ cần thêm ít nhất 4 năm nữa.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Nỗ lực cải thiện nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
Đồng chí Lê Thị Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận hội nghị
(THO) - Sáng 7-7, đồng chí Lê Thị Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì hội nghị nghe báo cáo dự thảo Chương trình hành động nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) giai đoạn 2017-2020.
Trong thời gian qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành triển khai đồng bộ các giải pháp về cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số PCI. Từ vị trí trung bình (đứng thứ 38-52) trong giai đoạn 2006-2010 đã lên nhóm tốt của cả nước và đứng đầu các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ trong giai đoạn 2013-2015. Năm 2016, mặc dù chỉ số PCI của tỉnh xếp vị trí 31 nhưng 3 chỉ số có trọng số lớn là: Tính minh bạch, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động vẫn duy trì trong nhóm rất tốt và tốt của cả nước. Tuy nhiên, chỉ số PCI của tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế, chỉ số PCI năm 2016 giảm 21 bậc so với năm 2015. Một số chỉ số thành phần có tăng điểm nhưng chưa được kỳ vọng. Có 8/10 chỉ số có điểm số và thứ bậc giảm so với năm 2015.

Đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư trình bày dự thảo tại hội nghị.
Dự thảo Chương trình hành động nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2017 - 2020 nhằm tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính; nâng cao chất lượng điều hành và chất lượng thực thi công vụ của bộ máy chính quyền các cấp, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh thực sự thông thoáng, minh bạch, hấp dẫn và thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh; phấn đấu cải thiện điểm số; vị trí xếp hạng về môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh nằm trong tốp 10 cả nước và đứng thứ 6 vào năm 2020, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia giai đoạn 2017 - 2020. Nhiệm vụ chủ yếu của dự thảo đề ra 2 nhiệm vụ trọng tâm, gồm: Tiếp tục duy trì và nâng cao điểm số của các chỉ số có trọng số lớn trong chỉ số CPI (Tính minh bạch, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp và đào tạo lao động). Tập trung cải thiện và nâng cao điểm số của các chỉ số đứng thứ hạng thấp (Gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, chi phí thời gian, cạnh tranh bình đẳng, tính năng động của chính quyền và tính thiết chế pháp lý).

Sau khi nghe báo cáo và ý kiến thảo luận tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thị Thìn nhấn mạnh, các sở, ngành, đơn vị trong toàn tỉnh phải chung tay nỗ lực cùng phấn đấu cải thiện điểm số, vị trí xếp hạng PCI nằm trong tốp 10 cả nước và đứng thứ 6 vào năm 2020. Đồng chí yêu cầu các sở, ngành, đơn vị trong tỉnh phải nghiên cứu kỹ và thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, giai đoạn 2017 - 2020 khi chính thức được thông qua.
Về nội dung của dự thảo Chương trình hành động nâng cao chỉ số PCI, giai đoạn 2017 - 2020, đồng chí yêu cầu cần đi sâu làm rõ từng chỉ số thành phần; có hướng dẫn cụ thể cho các sở, ngành, các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện có hiệu quả từng chỉ số. Các sở, ngành, địa phương cần căn cứ vào kế hoạch hành động của tỉnh để xây dựng riêng kế hoạch của đơn vị mình gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định trước 15-7. Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổng hợp ý kiến gửi về UBND tỉnh, UBND tỉnh sẽ xem xét, thẩm định và ban hành Chương trình hành động trước ngày 30-7.
Minh Hằng
 

Facebook Comment

Bài viết mới

Chủ đề được quan tâm nhất

Top