• Lưu ý đọc kỹ nội quy trước khi đăng bài để tránh bị bannick, xóa bài. Xem hướng dẫn đăng bài và tính năng UP tin miễn phí
  • Thông báo về việc đăng bài & đăng ký thành viên áp dụng tại thread Hot news, Projects & Developments
    - Phải đăng ký thành viên mới có thể đăng bài tại thread này.
    - Nếu gặp khó khăn khi đăng ký, vui lòng liên hệ qua email : thanhhoaonline.net@gmail.com để được hỗ trợ đăng ký và kích hoạt tài khoản.

Hac.thanh

Moderator
Staff member

PS: Vài năm trước có ý định nhập TPTH với TP Sầm Sơn thì quy hoạch chú trọng hướng Đông. Nay tỉnh muốn nhập Đông Sơn về TPTH nên đã định hướng mở rộng địa giới hành chính, cũng như mở rộng nội đô TPTH về phía huyện Đông Sơn.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Tương lai gần thì TPTH mở rộng nuốt gọn Đông Sơn và vài xã của ba huyện xung quanh.
TP Sầm Sơn nuốt thêm vài xã nữa của huyện Quảng Xương.
Bây giờ tính tỷ lệ đô thị hóa người ta ko tính dân so thuộc các xã của thị xã, thành phố mà chỉ coi dân số đô thị là: thị trấn, các phường thuộc TP, TX.
Do đó để đạt tỷ lệ đô thị hóa 35% của 3.5 triệu dân= 1.225.000(khá lớn) sau 3 năm nữa thì tỉnh chỉ đạo như sau:
+ Lập thêm 10 phường của TPTH trên cơ sở 10 xã, lập thêm 15 phường thuộc thị xã Tĩnh Gia, lập thêm 1-2 phường thuộc TP Bỉm Sơn( vùng giáp BS nghèo quá, rất khó lập phường)
+ Thành lập mới khoảng 10 thị trấn, mở rộng tất cả các thị trấn hiện có( trừ Đông Sơn, Nông Cống mới mở rộng).
Nếu có được 1.225.000 dân đô thị như trên thì tỉnh ta có số lượng dân số đô thị ngang Đà Nẵng, Cần Thơ, kém Hải Phòng chút( dĩ nhiên chất lượng dân cư đô thị họ tốt hơn nhiều, còn ta thì phần nhiều còn mang tính phấn đấu).
Tổng số dân đô thị như trên thì sẽ thứ tự tổng dân số đô thị đến 2020 như sau
1. TP HCM
2. Hà Nội
3. Bình Dương
4. Hải Phòng
5. Đồng Nai
6. Thanh Hóa
.........................
Tất cả các tỉnh dân số trên dưới 1 triệu chỉ hơn ta về tỷ lệ đô thị, chứ không thể ăn được số dân đô thị.
 
Last edited:

Jun Lee

Thành viên mới

PS: Vài năm trước có ý định nhập TPTH với TP Sầm Sơn thì quy hoạch chú trọng hướng Đông. Nay tỉnh muốn nhập Đông Sơn về TPTH nên đã định hướng mở rộng địa giới hành chính, cũng như mở rộng nội đô TPTH về phía huyện Đông Sơn.
Bác Hạc thử phân tích cụ thể nguyên nhân có sự chuyển hướng 180 độ này: Thay vì tiến về phía Đông, sáp nhập Sầm Sơn thì bây giờ lại lại quay đầu về phía Tây, sáp nhập huyện Đông Sơn, hạn chế việc mở rộng về phía Đông ? Phải chăng vì vùng đệm, đa phần là đất ruộng giữa THTH và Sầm Sơn quá rộng, việc đô thị hóa sẽ rất chậm và lãng phí. Trong khi đó, khu vực phía Tây giáp Đông Sơn có tỷ lệ đô thị hóa, phi nông nghiệp cao, Tương lai Khu vực nội đô TPTH mở rộng về khu vực này sẽ thuận lợi và gắn kết hơn nhiều so với Sầm Sơn, do có các trục đường chính:
- Đường vành đai phía tây thành phố (đã xong)
- Đường cao tốc Bắc Nam (dự kiến khởi công 2017)
- Đường trục chính đô thị huyện Đông Sơn từ Đông Tiến kết nối với đường Nguyễn Trãi -TPTH (đang khởi công, 2019 hoàn thành)
- Đường sắt cao tốc Bắc -Nam

-
 

Md894

Người nổi tiếng
Họ nằm trong top 10 còn gì, toàn những tuyển thủ, hảo thủ cuốc da đấy.
Việc mở rộng tp về phía tây đơn giản là phía đông hết sạch đất để mở rộng khi tp và SS sát nhau, giờ còn mỗi tý đông nam là Quảng Định có lấy nữa thì lấy nốt thôi. Chứ Quảng Đức nó sát sạt phía đông Lưu Vệ nên nếu có lấy cũng chẳng được.
 

Md894

Người nổi tiếng
Bàn thắng sân khách của mình ít nhỉ, mình cu gỗ làm 3 nháy, Bình Dương với Khánh Hòa 2 nháy, một nháy cu ti đầu ti, còn lại một nháy cu nào ấy nhỉ?
Cơ bản toàn huờ không bàn thắng.
 

th365

Người nổi tiếng
Bác thanhniencung tiếp tục seri các đô thị miền trung đi ạ.
Hóng...
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Đại lộ Đông Tây tỉnh làm ko quyết liệt bằng các tuyến đường khác đã làm chậm đi sự đô thị hoá của Tp Thanh Hóa khá nhiều.
Làm nhanh đại lộ Đông Tây để giảm lưu lượng xe đi quốc lộ 47, đồng thời có thể khai thác đất rất tốt. Đại lộ đông tây dự báo khai thác đất còn dễ hơn đại lộ Võ Nguyên Giáp.
Tiếc là cầu vượt đường sắt và CSEDP đã bị loại khỏi quy hoạch do chưa đủ ngân sách thực hiện.
Do đó phải chạy trùng đường Nguyễn Trãi mất một đoạn.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Bác thanhniencung tiếp tục seri các đô thị miền trung đi ạ.
Hóng...
Tiếp nhé, phần 2 thành phố Vinh.
Tp Vinh là tỉnh lỵ tỉnh Nghệ An và sau này còn là tỉnh lỵ Nghệ Tĩnh. 1991 giải thể Nghệ Tĩnh, Vinh lại làm tỉnh lị Nghệ An.
1929, Cùng với Thanh Hoá, Vinh được người Pháp nâng lên tp cấp ba.
1963, HCM ký sắc lệnh gọi Hà Nội, Hải Phòng Vinh,Nam Định,Việt Trì,Thái Nguyên là thành phố, các tỉnn lỵ còn lại gọi là thị xã mà ko hề có một tiêu chí, tiêu chuẩn nào!(đúng là quyet định rừng, các tp này được dịp vênh váo ta là tp mấy chục năm rồi)
Trong thập niên 6X, đầu 7X thành phố này bị bom Mỹ san phẳng. Thế nên dân Nghệ An tránh bom ra thị xã Thanh Hoá khá nhiều, Thanh Hoá giai đoạn đó là vùng tự do, dân Hà Nam Ninh giai đoạn đó vào tx Thanh Hoá sống cũng khá đông.
Đến 1975, CHDC Đức nhận tái thiết cho vn một đô thị để lấy tình hữu nghị. Ngay lập tức Nghệ An bằng cách nào đó đã được chọn. Tp Vinh được Đông Đức giao cho bản quy hoạch đa trung tâm, đường xuyên tâm rộng lớn, vỉa hè các con đường rộng thênh thang(đều rộng gấp đôi vỉa hè đại lộ Lê Lợi hiện nay của Thanh Hoá). Họ làm dãy 1x nhà chung cư như dãy cc Đông Phát của mình bây giờ nhé, hồi đó 1976 HN cũng ko có những dãy cc đồng bộ như vậy! Dân Vinh tự hào lắm với những căn nhà chung cư từ khi đó.
Các xí nghiệp quốc doanh, doanh trại quân đội được cấp những lô đất rất rộng dọc ql 1A, thế nên khi giải thể dn nhà nước những lô đất rộng rãi này đã thành chung cư, khách sạn san sát nhau mà ít bị chia cắt bởi nhà dân.
Đức cũng giúp Vinh quy hoạch hàng chục ks thời bao cấp dọc ql 1 A như ks hữu nghị, việt lào, quang trung, xanh, sài gòn kim liên....
Những thập niên 199x, đầu 200x, dãy ks lớn 3-5 tầng này lung linh vào đêm trên ql 1 A tạo cảm giác vô cùng hoàng tráng( dĩ nhiên là bây giờ thì xấu rồi).
2001, Vinh có toà nhà 13 tầng ks Phương Đông đầu tiên, niềm tự hào của ho.Hồi đó thấy lớn lắm, cảm giác lớn và vĩ đại hơn rất nhiều so với cái Mường Thanh Sông Lam bây giờ.
Trong khi hồi đó, 1994 tx Thanh Hóa lên tp, cả tp th ko có điểm nhấn gì, dọc ql 1 a xấu xí nhà dân, khách sạn 25 a lớn nhất tỉnh thua xa hàng chục ks tp vinh cùng thời. 199x-2002 tpth nhỏ bé vô cùng, phía nam đến ngã ba voi là ko có nhà, đoạn ba voi đi quán nam hoang và chưa có đường đôi. Phía bắc tp chưa có cầu Hoàng Long, phía tây chưa có cầu vượt Đại lộ Lê Lợi, phía đông chưa làm chợ vườn hoa mới, chỗ chợ vườn hoa hiện nay là bãi rác thành phố, công viên hội an là đồng ruộng, bãi rau và sân balit tập đá bóng.
Trong khi 2001 tp Vinh theo quy hoạch của Đức đã xây dựng gần xong đại lộ Lênin nối ra sân bay rộng thênh thang, quá vĩ đại thời đó.
1999-2000, nội thành tp Vinh rộng gấp ba nội thành tp Thanh Hoá, thương mại,dịch vụ,ks đều vượt rất xa tpth cùng thời điểm.
Hạ tầng giao thông Vinh khi đó trên tpth rất nhiều lần, trên vô cùng nhiều cái tp nhỏ bé mới thoát khỏi hình hài thị xã này.
Tp TH mới bắt đầu tăng tốc từ 2002, 2001 có cầu Hoàng Long mở ngõ mới cho đô thị phát triển, đến 2004 ta có ks sao mai, cầu vượt phú sơn,chợ vườn hoa cà ta lên đô thị loại II. Đến 2008 ta khởi công đại lộ Hùng Vương, Công ty TNHH Bình Minh xây dựng khu cn tây bắc ga, khu đô thị bắc đại lộ lê lợi, bãi rác bị chuyển lên Đông Sơn.
Sau này thêm cầu nguyệt viên,đại lộ nguyễn hoàng, đông tây gđ 1, võ nguyên giáp, hạ tầng khu nam tp, khai thác mở rộng nhiều khu đô thị đông bắc ga, đông phát, đông sơn..
Nội thành đã to ra gấp ba những năm 1994-1999.
Tp ta đã san bằng cách biệt với Vinh và về chỉ số kinh tế đã vượt qua. Ai sống những năm 198x,199x mới biết hồi đó thị xã TH thảm như thế nào so với tp Vinh.
Vinh hiện nay có hai đại lộ chính là ql 1 a cũ, đại lộ Lê nin.
Khi nào rỗi viết tiếp.
 

thanhniencung

Người nổi tiếng
"CÁC ĐÔ THỊ MIỀN TRUNG"
Như đã hứa với các bác , ngày hôm nay tôi xin tiếp tục với chuỗi series các đô thị miền trung, như phần trình bày ở trên của bác hạc đã khá là đầy đủ, tôi xin trình bày cái nhìn của tôi về thời điểm hiện tại của Vinh
Phần 2 : Thành Phố Vinh có lớn như mọi người lầm tưởng, hay chỉ là hổ giấy
Tuần đầu tiên đến với Thành Vinh, tôi có cảm giác cảm giác về một đô thị sầm uất, đầy nhà cao tầng ( chủ yếu là chung cư nhưng nhìn vẫn bắt mắt) ô tô, tắc đường, và giá cả đắt đỏ không kém gì Hà Nội . cái mà tôi nhìn nhận rất tích cực về Vinh đó là quy hoạch của Vinh rất tốt, đẹp và khá bài bản, đẳng cấp hơn đô thị thanh hóa những năm 2010 về trước. đại lộ Lê Nin nhìn dài, đẹp bề thế hơn hẳn đại lộ Lê Lợi nhiều, đây cũng tập trung nhiều trụ sở cấp vùng, cái mà có lẽ chỉ Vinh nghĩ ra được, thành phố Vinh cũng có nhiều địa điểm ăn chơi pub, bowling, cái này dân hồng lĩnh và tp hà tĩnh rất hay ghé qua
Không còn bàn cãi gì nữa, Vinh là thành phố số 1 bắc miền trung rồi.
Nhưng đó là cảm nhận của tuần đầu tiên,đa số những người mới đến Vinh lần đầu sẽ có cảm nhận như vậy. tuần thứ 2 tôi bắt đầu có những khám phá cụ thể, như bác Hạc đã nói, dân Vinh rất thích ở Chung Cư, do thói quen từ thời dân chủ đức quy hoạch cho những khu chung cư để lại, đặc biệt là những người công chức, ngay cả những người dân bình thường khi họ cho con cái ở riêng cũng muốn cho con ở chung cư, mua cho con 1 căn hộ chung cư mới
hệ thống tín dụng của Vinh khá là tốt, nhiều ngân hàng hơn ở thanh hóa với dư nợ gấp nhiều lần thanh hóa, đặc biệt trong số đó là họ khá thông thoáng cho việc cho người dân mua nhà , mua ô tô ( Vì mua nhà mua ô tô, lỡ họ không trả được mình thu lại, cái đó ở Vinh ngày cang hot mà)
Dân thanh hóa có nhiều người nghĩ VInh là số 1 bắc miền trung chứ dân nghệ an 100% coi Vinh là số 1 , tư tưởng này làm cho nhiều kẻ như NPK nhiều lần hằn tức nếu như bác hạc đụng đến chúng trên diễn đàn sky. đặc biệt tên coolink cũng hay vào hùa với hắn, và đỉnh điểm là block nick bác hạc, nhưng thực tế đã chứng minh bác hạc luôn là người rất nhiệt tình, ở đâu có các bài viết của bác, ở đó có nhiều người tham gia , theo dõi
........
Hạ tầng và kinh tế Vinh đang thụt hậu, Kinh tế yếu kém, công nghiệp và ngân sách kém phát triển, đặc biệt là chính sách nén dân cuar Vinh dồn hết vào các trung cư 20, 30 tầng. khiến cho tốc độ mở rộng đô thị của Vinh kém xa thành phố thanh hóa. Vinh ít các đại lộ, không có các khu công nghiệp lớn tạo công ăn việc làm cho dân, và dân họ thì khi nào cũng nghĩ mình là con cháu trung ương, quê hương bác hồ, trái tim của miền trung, đất đai có giá, không làm gì người ta cũng tự mang tiền đến.
Gần đây như hiểu ra khi mà các chỉ số kinh tế, ngân sách , công nghiệp và dịch vụ Vinh và nghệ an nói chung thua kém thanh hóa toàn tập. mặc dù họ đẻ ra cái gọi là trung tâm vùng, nhưng vẫn càng ngày càng thua thanh hóa. Vì sao nhỉ?
nói về công nghiệp, hoặc là anh phải gần sân bay lớn, cỡ như nội bài, tân sơn nhất, hoặc anh gần cảng biển lớn, hoặc gần đầu mối tiêu thụ lớn. Vinh và nghệ an thua toàn tập thanh hóa ở lĩnh vực này
thứ 2 là về du lịch : với du khách Hà Nội ,và miền bắc sầm sơn gần hơn cửa lò nhiều , khoảng cách 160 km ( tương ứng khoảng 2,5 h đi ô tô) thích hợp hơn khoảng cách 350 km( 6 tiếng đi ô tô) cho kì nghỉ cuối tuần, ngắn ngày còn muốn đi nghỉ dài thì đã có nha trang, vũng tàu , phú quốc chứ ai đi cửa lò làm gì, mặc dù suốt ngày bào chí nghệ an viết những thứ không tốt về sầm sơn ( đã có bài viết trên trang du lịch cửa lò).
nhận thức được điều đó, lãnh đạo nghệ an gần đây cũng đã thu hút nhiều dự án lớn, tuy nhiên tôi đánh giá VSIP hay gì gì đó chăng nữa thì vẫn rất khó thu hút công nghiệp, vì thời buổi bây giờ không phải thời buổi của cứ làm hạ tầng công nghiệp là người khác đến thuê, và nghệ an cũng chẳng gần Sài gòn hay hà nội
 

Harley Quinn

Người nổi tiếng
Thanh Hóa có 3 thí sinh đạt 3 điểm 10 các môn xét tuyển đại học trong kỳ thi THPT quốc gia 2017

Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo sáng 6-7, cho biết, theo thống kê sơ bộ sau khi Bộ Giáo dục và Đạo tạo công bố điểm thi THPT quốc gia năm 2017, toàn tỉnh có 3 thí sinh đạt 3 điểm 10 tuyệt đối ở các môn thi xét tuyển đại học.


Các em đạt 3 điểm 10, gồm: Em Nguyễn Hải Đăng, lớp 12C1, Trường THPT Quảng Xương 1 (Quảng Xương); Lê Hữu Hiếu, học sinh lớp 12A1, Trường THPT Yên Định 1 (Yên Định) và em Lê Hồng Nga, lớp 12A, Trường THPT Thiệu Hóa cùng đạt 3 điểm 10 ở các môn Toán (10 điểm), Hóa học (10 điểm) và Sinh học (10 điểm).

Tính đến hết buổi sáng 6-7, đây là 3 trong số 8 thí sinh toàn quốc đạt điểm 10 tuyệt đối các môn xét tuyển đại học trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017.

Ngoài ra, qua thống kê chưa đầy đủ, toàn tỉnh có hơn 400 bài thi đạt điểm 10 ở các môn thi trắc nghiệm trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017.
 

Titan

Người nổi tiếng
Nghe đâu trên báo NA, NA có 200 điểm 10. Bằng nửa TH ta là thế nào nhỉ.

NA đc ưu tiên vài trường chuyên, đc nhiều xuất dự thi hsg mà ko bằng TH ta.
 
Last edited:

Harley Quinn

Người nổi tiếng
Thông tin update mới nhất Thanh Hóa có ít nhất 4 em đạt 3 điểm 10 tuyệt đối ở các môn thi xét tuyển đại học.

Thế này khả năng cao Thanh Hóa đứng đầu và chiếm gần 1 nửa số em đạt điểm 10 tuyệt đối 3 môn xét tuyển đại học của cả nước rồi, lâu lắm mới lại phô trương


 
Last edited:

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Thanhniencung có hiểu biết tương đối sâu sắc và rất khách quan.
Hiểu biết của cậu ấy gần giống tôi nhận định.
Tốc độ đô thị hoá của thành phố Thanh Hóa rõ ràng là tốt, 5-10 năm tới, tỉnh ta giàu lên nhanh, tp sẽ rộng ra hơn rất nhiều
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Mấy cái học hành ta ko nên bàn, năm hơn,năm kém.
Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu,Sài Gòn họ cần gì ba trò thi cử này.
Hs Nhật Bản, Hàn Quốc thi olimpic quốc tế kém xa Việt Nam đó thôi.
Thanh Nghệ nghèo nên lăn ra học, học nhiều thì điểm cao thế thôi.
 

Titan

Người nổi tiếng
Mấy cái học hành ta ko nên bàn, năm hơn,năm kém.
Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu,Sài Gòn họ cần gì ba trò thi cử này.
Hs Nhật Bản, Hàn Quốc thi olimpic quốc tế kém xa Việt Nam đó thôi.
Thanh Nghệ nghèo nên lăn ra học, học nhiều thì điểm cao thế thôi.
Em đồng ý với bác là kỳ thi Đại học giờ nó ko quan trọng lắm nhưng ko có nghĩa là học ko quan trọng. Mà nó vô cùng quan trọng quyết định công việc nghề nghiệp sau này. Giỏi thì nghiên cứu, làm to......còn hơn bọn đã ko học đh, ko có phương hướng.

Bác đừng lôi BD, ĐN ra. Họ may mắn nằm cạnh SG thu hút nhiều FDI tạo nhiều việc làm, như sinh ra đã giàu rồi. TH, NA nghèo rồi ko học lấy gì ra để có cơ sở cho tương lai. Ta ko thể như các tỉnh đó đc.
Nhà nghèo (tỉnh nghèo) ko học thì phải biết làm gì để thoát nghèo nếu ko học. Còn bọn giàu kia chắc gì đã giỏi.

Giả sử BD, ĐN trượt ĐH hết, thì ai sẽ làm lãnh đạo, quản lý ở các nhà máy, xí nghiệp......là những người ko bằng cấp, hiểu biết, học thức...

N
 
Last edited:

yeah_haha

Người nổi tiếng
Mấy cái học hành ta ko nên bàn, năm hơn,năm kém.
Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu,Sài Gòn họ cần gì ba trò thi cử này.
Hs Nhật Bản, Hàn Quốc thi olimpic quốc tế kém xa Việt Nam đó thôi.
Thanh Nghệ nghèo nên lăn ra học, học nhiều thì điểm cao thế thôi.
Cái nay đồng ý với Bác, Học giỏi chỉ là 1 phần để giúp sau này ta có lợi thế hơn tí thôi, chứ lúc đi làm mới biết được thực lực thế nào.
 

yeah_haha

Người nổi tiếng
Thị ủy Bỉm Sơn sơ kết thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2017

Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2017. Theo đó, trong nửa đầu năm nay, BTV Thị ủy đã đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đưa ra các nhóm giải pháp điều hành, thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra. Về kinh tế, tổng giá trị sản xuất địa bàn ước đạt 8.797 tỷ đồng, đạt 52,9% kế hoạch (KH), tăng 21,1% so cùng kỳ
 

Facebook Comment

Bài viết mới

Chủ đề được quan tâm nhất

Top