• Lưu ý đọc kỹ nội quy trước khi đăng bài để tránh bị bannick, xóa bài. Xem hướng dẫn đăng bài và tính năng UP tin miễn phí
  • Thông báo về việc đăng bài & đăng ký thành viên áp dụng tại thread Hot news, Projects & Developments
    - Phải đăng ký thành viên mới có thể đăng bài tại thread này.
    - Nếu gặp khó khăn khi đăng ký, vui lòng liên hệ qua email : thanhhoaonline.net@gmail.com để được hỗ trợ đăng ký và kích hoạt tài khoản.

Harley Quinn

Người nổi tiếng
Nhưng theo em thì nếu dân Nam Định mang biển 29, 30 thì Thanh Hóa ta cũng ko ít. Hơn nữa những người mang biển 29, 30 thì sẽ ở HN nhiều hơn.

Cho dù là biển HN đi nữa thì tỉnh ô tô trên địa bàn tỉnh NĐ cũng rất ít, xe tải cũng rất ít. = 1/3 TH trong khi dân số =1/2.

Vì dù sao vùng Nam Đồng Bằng Sông Hồng vẫn kém hơn các vùng khác ở Phía Bắc

18 + 35 + 90 còn không thể = TH được thì mình 18 sao so lại

Biển HN,SG ở TH giờ tại TP tuy vẫn còn nhưng không nhiều lắm, chứ ở huyện thì cực nhiều vì chủ yếu là xe đã qua sử dụng, số lượng này thì khó mà thống kê được
 

Thanhhoa.123

Thành viên tích cực
NĐ kém cỏi thật thua xa TH mọi mặt , từ đô thị , kinh tế . Thực chất dân NĐ không giàu như mọi người nghĩ , cũng tha hương kiếm sống mọi nơi đi đâu cũng gặp . Người dân cũng ngang với NB hay HNam đó thôi , trước có trung tâm 2 tỉnh kia đặt ở đó nên mỗi tp là cổ kính lâu đời , vậy mà nhìn đi so với tp TH còn kém xa lắm , còn bộ phận nông thôn ko khác mấy tỉnh kia tí nào vẫn vậy cả thôi .
 

Titan

Người nổi tiếng
Ôi dào, mấy bác kia đi cược có mỗi cái cái GRDP làm gì. Nhà máy lọc dầu 9 tỷ nó tạo ra GRDP nhiều thì ko có gì ngạc nhiên. Giá dầu tăng lên 130 usd thì TH ta tha hồ đếm tiền thu NS ngay.

Cái người dân quan tâm nữa là phải tiếp tục thu hút thêm nhiều ngành CN phụ trợ sau lọc dầu, tạo mới ra hàng trăm nghìn việc làm trong năm 2018 kia.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 6 tháng tỉnh ta đạt:40.414 tỷ đồng tăng 15,7% so với cùng kỳ.
Nghệ An trong 6 tháng đầu năm 2017, tổng mức bán lẻ ước đạt 23.476,84 tỷ đồng tăng 12,36% so với cùng kỳ.
http://baocongthuong.com.vn/nghe-an-6-tha-ng-thu-hon-23476-ty-dong-tu-nganh-hang-ban-le.html
Hà Tĩnh 6 tháng tổng bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 16.156 tỷ, giảm 12,82% so với cùng kỳ( chuyên gia chạy hết, cá chết ko ai đến nữa...).Chỉ số này thua cả Tp Thanh Hóa đạt 17.000 tỷ đồng. Xuất khẩu 123,33 triệu USD( bằng 1/4 Tp Thanh Hóa), công nghiệp 10.533 tỷ( Bằng Bỉm Sơn+Hà Trung), Công nghiệp TPTH gấp rưỡi toàn tỉnh Hà Tĩnh.
http://www.dpihatinh.gov.vn/bao-cao-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-5-thang-uoc-thuc-hien-6-thang-dau-nam-2017-p13c1254n6890.html
Các chỉ số kinh tế cả tỉnh Hà Tĩnh, thua xa 1 mình thành phố Thanh Hóa. Thua từ công nghiệp, bán lẻ hàng hóa, xuất khẩu....Điều đó nói lên rằng TP Thanh Hóa cũng là một Tp rất khá về phát triển kinh tế.
Những ai đang lầm tưởng về phát triển kinh tế của tỉnh Hà Tĩnh(bao gồm phân lân NPK) thì tìm hiểu lại nhé. Hà Tĩnh về chỉ số kinh tế đang còn cách Nghệ An khá xa và cách Thanh Hóa một trời một vực.
Một TP Thanh Hóa có mọi chỉ số chấp toàn tỉnh Hà Tĩnh.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
NĐ kém cỏi thật thua xa TH mọi mặt , từ đô thị , kinh tế . Thực chất dân NĐ không giàu như mọi người nghĩ , cũng tha hương kiếm sống mọi nơi đi đâu cũng gặp . Người dân cũng ngang với NB hay HNam đó thôi , trước có trung tâm 2 tỉnh kia đặt ở đó nên mỗi tp là cổ kính lâu đời , vậy mà nhìn đi so với tp TH còn kém xa lắm , còn bộ phận nông thôn ko khác mấy tỉnh kia tí nào vẫn vậy cả thôi .
Tp Nam Định kém là lỗi lớn của lãnh đạo tỉnh họ. Họ đen, ko sản sinh ra lãnh đạo tài khi đất nước bắt đầu mở cửa. Là đô thị thủ phủ tỉnh rất lớn Hà Nam Ninh(nếu nó chưa tách thì bá đạo lắm), nhưng TP Nam Định phát triển đô thị hết sức chậm chạp, đã bị rất nhiều đô thị vượt qua.
Tp họ sầm uất, nhưng nhỏ vì chủ yếu là dân doanh trong những lô đất chật hẹp quan trung tâm. Tp họ được quy hoạch làm trung tâm Nam đb sông Hồng nhưng ko mạnh miệng trên truyền thông như Tp Vinh, ko xin xỏ để bố trí các cơ quan cấp vùng, các bank, các cơ sở quốc doanh lớn....
Dẫu vậy, chỉ với diện tích 45km2, dân số TP Nam Định đã khoảng 350.000, nếu nó mở rộng lên 145km2 như TP TH thì quy mô khoảng 500.000, đông dân hơn Tp ta khoảng 40-50.000 dân.
Nhưng như đã nói, lãnh đạo tỉnh họ ko thích đột phá, thích bình yên!
Tp ta tuy mới mở rộng, những đã nhiều năm nay lên đề án thành lập 10 phường mới, chậm nhất 2019 thành lập để có 30 phường, 7 xã.
Tiếp tục đầu tư hạ tầng mạnh mẽ cho 7 phường còn lại để sau 2020 mở rộng lần nữa. Lần mở rộng này, Tp sẽ có quy mô dân số toàn đô thị kể cả quy đổi 1 triệu dân/360k2m.
ở phía bắc, tỉnh khát khao phát triển tỉnh lỵ nhất chỉ là tỉnh Nghệ An. Mọi thức ăn ngon đều dồn cho tỉnh lỵ, các huyện ko hề có cái gì, cơ sở sản xuất què quặt.
Thôi thì cũng may, mình cạnh họ, họ phá t triển mạnh về hạ tầng kĩ thuật đô thị để ta đua theo( nhưng hạ tầng cho sản xuất thì lại vô cùng kém cỏi)
Và ở đất nước này đô thị TPTH-TP Sầm Sơn và đô thị Vinh- Cửa Lò là cạnh tranh và giống nhau nhất!
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Tại văn bản 7510/UBND-KTTC, UBND tỉnh giao tham mưu trả lời Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Hoàng Anh Nghệ An về việc xuất khẩu đá vôi trắng tại Cảng Nghi Sơn
Phân lân NPK cả ngày cảng này, cảng kia, nhưng hiện tại nhiều doanh nghiệp Nghệ An toàn phải xuất khẩu qua cảng biển Nghi Sơn. Sao các anh không về cảng biển quốc tế lớn vinh 250km2 của NPK mà làm hàng=))=))=))=))=))
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Năm 2016, sản lượng hàng hoá thông qua đạt 3.130.000 tấn, doanh thu đạt hơn 167 tỷ đồng.Cảng Nghệ Tĩnh phấn đấu năm 2017, sản lượng hàng hoá thông qua 3.200.000 tấn, doanh thu: 170 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 26 tỷ đồng.
http://www.baonghean.vn/kinh-te/201701/cang-nghe-tinh-don-ma-hang-dau-nam-2769928/
Trong khi đó 6 tháng 2017, Thanh Hóa bốc xếp qua cảng đạt 5.626,2 nghìn tấn, gấp 2 lần so với cùng kỳ; cảng Nghi Sơn 5.468,9 nghìn tấn, gấp 2,1 lần; cảng Lễ Môn 157,3 nghìn tấn, giảm 12,8% so cùng kỳ.
http://ctk.thanhhoa.gov.vn/portal/Pages/2017-6-29/Tinh-hinh-Kinh-te--Xa-hoi-tinh-Thanh-Hoa-thang-Saudub648.aspx
PS:Hết năm hàng hóa qua hệ thống cảng Thanh Hóa phải 1x triệu tấn, cao nhất khu vực miền Trung.
Xét về lượng hàng hóa, cảng Thanh Hóa là số 1 miền trung
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Hướng đi nào để phát triển đô thị Vinh?
25/05/17 10:35
LDNA.Thành phố Vinh là đô thị bị tàn phá nặng nề trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, năm 1974 dưới sự giúp đỡ của Cộng hòa Dân chủ Đức, thành phố Vinh mới bắt đầu được xây dựng lại với một số tuyến phố và các dãy nhà chung cư.(ai chưa rõ tại sao họ có tập quán ở chung cư thì nhớ nhé=))=))=))) Tuy nhiên trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, Vinh vẫn chưa tạo dựng được dấu ấn riêng cho mình.
Vì thế, xây dựng thành phố Vinh như thế nào để xứng đáng với sự kỳ vọng trở thành “thủ phủ” của vùng Bắc Trung Bộ là điều được nhiều nhà khoa học đưa ra tại hội thảo “Thành phố Vinh trong giai đoạn mới: Tầm nhìn, định hướng chiến lược và phát triển”
Tại sao Vinh chưa phát triển?
PGS.TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đã mở đầu cuộc hội thảo bằng một câu hỏi đầy trăn trở, rằng Vinh có một lịch sử và một tầm vóc lịch sử gắn với hai biểu tượng định vị vị thế trung tâm vùng, đó là “Phượng Hoàng - Trung Đô”, thế nhưng tại sao Vinh vẫn chưa phát triển, “chưa trưởng thành”, mà thậm chí còn rất nhỏ bé với quy mô chỉ 105km2 và dân số chỉ khoảng hơn 315.000 người. Nguyên nhân của việc chậm phát triển này cần được mổ xẻ một cách kỹ càng, phải chỉ ra nguyên nhân của thực trạng, tiến tới tìm kiếm một giải pháp giúp Vinh bứt phá, nâng tầm phát triển từ thủ phủ của tỉnh lên thủ phủ vùng. Đặc biệt, cần phải tìm kiếm một cách tiếp cận mới để xác lập một tầm nhìn, thiết kế một chiến lược phát triển mới cho thành phố Vinh, để đến năm 2025 hay xa hơn nữa Vinh sẽ là một đô thị như thế nào để đóng vai trò thủ phủ dẫn dắt, là trung tâm hội tụ và lan tỏa phát triển vùng đúng nghĩa trong thế giới hiện đại.
Cuộc hội thảo “Thành phố Vinh trong giai đoạn mới: Tầm nhìn, định hướng chiến lược và phát triển”, không chỉ quy tụ nhiều nhà khoa học hàng đầu, mà còn thu hút được sự quan tâm tham gia của nhiều chuyên gia là con em xứ Nghệ. Ông Hồ Xuân Hùng - nguyên Chủ tịch UBND tỉnh, nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, cho rằng, Vinh hay nói rộng hơn là Nghệ An đang ngày càng đánh mất những lợi thế riêng có, nếu trước đây cảng Cửa Lò là một lợi thế riêng có của Nghệ An thì ngày nay Hà Tĩnh đã có Vũng Áng, Thanh Hóa đã có Nghi Sơn, cùng với đó là sự đầu tư mạnh mẽ hệ thống các khu du lịch, nghỉ dưỡng cao cấp ven biển. Chính việc mất đi lợi thế riêng có khiến cho việc thu hút đầu tư ở Vinh gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các địa phương khác. Mặt khác ông Hùng cũng cho rằng người giỏi Nghệ An thời kỳ nào cũng có, nhưng có rất ít người sau khi học hành đỗ đạt quay trở về quê hương lập nghiệp. Điều này khiến cho địa phương mất đi một nguồn lực vô cùng quan trọng cho việc phát triển. Vì thế, Vinh muốn phát triển thì cần thay đổi tư duy của cán bộ và nhân dân; phải biến Vinh là nơi thu hút người tài, lao động có tay nghề cao không chỉ trong tỉnh mà trong cả nước, nhất là con em Nghệ An học giỏi, thành danh về xây dựng quê hương.
Tiến sĩ Lê Xuân Sang - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam thì đưa ra đánh giá rằng Vinh có nhiều nỗ lực cải cách, phát triển trong những năm qua. Tuy nhiên điều đáng báo động là sự phát triển này chủ yếu là so với chính mình và đang có xu hướng tụt hậu so với nhiều tỉnh trong khu vực Bắc Trung Bộ như Thừa Thiên Huế và Thanh Hóa. Tính thiếu nổi trội trong tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, mức sinh lợi đầu tư, thu nhập người dân và người lao động, đặc biệt là cải thiện môi trường đầu tư là những rào cản ngăn chặn những nỗ lực thu hút đầu tư của Vinh nói riêng và của cả tỉnh Nghệ An nói chung.
Cần xóa bỏ tư tưởng “nồi lẩu”(ý ông này muốn nói đến việc đòi làm trung tâm 10 lĩnh vực đó:D:D)
PGS.TS Trần Đình Thiên cũng đề cập đến quan điểm cho rằng Vinh cần phải chọn cho mình một con đường phát triển dựa trên cơ sở những lợi thế sẵn có, tránh tư tưởng “nồi lẩu”, cái gì cũng muốn đưa vào để rồi cuối cùng không tạo ra được dấu ấn riêng nào.
Tiến sỹ Trần Kim Hào - Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng: Quy hoạch xây dựng thành phố Vinh phải đặt đúng tầm, phải xác định là thủ phủ của cả vùng Bắc Trung Bộ chứ không riêng biệt của Nghệ An. Chính vì thế cần phải tạo dựng được những giá trị mang đậm chất văn hóa của vùng. Để làm được điều đó cần phải có ý tưởng và chiến lược dài hạn, có thể lên đến hàng trăm năm(ông này nói đúng, để làm trung tâm BTB phải đặt mục tiêu hàng trăm năm sau=))=))=))), ở đó các công trình cơ sở hạ tầng, kiến trúc phải được đầu tư chất lượng cao, trở thành những biểu tượng cho thành phố, thậm chí thành phố phải tính đến việc xây dựng cả hệ thống tàu điện ngầm, phục vụ cho quy mô thành phố lên đến hàng triệu dân. Ông Hào đưa ra 5 điểm nhấn cần phải thực hiện, bao gồm: Xây dựng quy hoạch khoa học dài hạn; xây dựng hệ thống chính sách thông thoáng; cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại; nguồn nhân lực chất lượng cao và cuối cùng là phải có cách quảng bá hiệu quả để thu hút được những nhà đầu tư lớn.
PGS.TS Hoàng Văn Hải - Viện trưởng Viện Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế đề xuất: Vinh hiện nay nằm giữa hai trung tâm Hà Nội - Đà Nẵng, vì thế Vinh phải có sự định vị như thế nào để đi qua khe cửa hẹp giữa các trung tâm này. Ngoài thu hút đầu tư, phát triển kinh tế thì Vinh cần xem giáo dục là một lợi thế có thể phát triển. Trong đó cần tập trung đào tạo những ngành nghề mũi nhọn và các trường dạy nghề để đáp ứng nhu cầu tiếp nhận lao động tại các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Đông…
......
http://laodongnghean.vn/doi-song-lao...inh-17473.html
PS:họ đặt mục tiêu làm trung tâm 10 lĩnh vực thế mà có khi lại hay đó các vị ạ, cái nồi lẩu này sẽ làm họ mất phương hướng, tham quá chẳng biết chọn hướng nào để phát triển.=))=))=))=))
Ta thì trước mắt cứ công nghiệp là chủ đạo mà phóng thôi!:D:D
 

yeah_haha

Người nổi tiếng
Hôm qua có cụ nào vào otofun đăng bài bêu xấu Sầm Sơn là bị chém.

Nhưng cuối cùng là ra nguồn Facebook :)) . Tưởng dìm được Sầm Sơn cuối cùng bị mọi người chửi cho phải sửa bài lại :))

Và khách đi Sầm Sơn đều xác nhận là dạo này Sầm Sơn làm ăn tốt hơn rồi, họ không còn chửi Sầm Sơn nữa mà quay ra bảo vệ.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Hôm qua có cụ nào vào otofun đăng bài bêu xấu Sầm Sơn là bị chém.

Nhưng cuối cùng là ra nguồn Facebook :)) . Tưởng dìm được Sầm Sơn cuối cùng bị mọi người chửi cho phải sửa bài lại :))

Và khách đi Sầm Sơn đều xác nhận là dạo này Sầm Sơn làm ăn tốt hơn rồi, họ không còn chửi Sầm Sơn nữa mà quay ra bảo vệ.
Cái gì tích cực thì phải phản ánh trung thực.
7-10 năm trước đúng là ko thể chấp nhận được Sầm Sơn.
Sau đó lãnh đạo tỉnh thay máu, điều người nơi khác về lãnh đạo.
Dân Sầm Sơn cần giáo dục và phải tuyên truyền liên tục
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Và đây là câu nói quen thuộc trên các diễn đàn của dân 37 hoặc chủ ks ở 37(có thể là dân HN)
?...........

Cố thêm 100 cây số nữa vào Cửa lò thấy thoải mái hơn nhiều, tránh phải đi du lịch trong nỗi sợ hãi
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Đi thêm trăm cây nữa khéo ngất luôn ý , trời thì nắng nóng, đến nơi cảnh vậy lèo tèo bít thế đi hải tiến sướng hơn.
Tỉnh nên đầu tư xây dựng Hải Tiến mạnh mẽ về hạ tầng để nó đủ sức cạnh tranh sòng phẳng với Đồ Sơn,Sầm Sơn, Cửa Lò
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Theo báo cáo của UBND TP Sầm Sơn, 6 tháng đầu năm 2017 Sầm Sơn đón được 2.570.500 lượt khách (đạt 61,2% kế hoạch và bằng 95% so với cùng kỳ năm 2016), phục vụ trên 5 triệu ngày khách, với tổng doanh thu ước đạt trên 2 nghìn tỷ đồng (tăng 7,32% so với cùng kỳ năm 2016, đạt 71% kế hoạch).
 

Another Joker

Thành viên tích cực
Theo báo cáo của UBND TP Sầm Sơn, 6 tháng đầu năm 2017 Sầm Sơn đón được 2.570.500 lượt khách (đạt 61,2% kế hoạch và bằng 95% so với cùng kỳ năm 2016), phục vụ trên 5 triệu ngày khách, với tổng doanh thu ước đạt trên 2 nghìn tỷ đồng (tăng 7,32% so với cùng kỳ năm 2016, đạt 71% kế hoạch).
Số khách đi xuống, đây là mùa cao điểm mà doanh thu mới đạt bấy nhiêu cũng không ổn lắm. Nhưng năm nay nhuận 2 tháng 6 nên hy vọng mùa nóng kéo dài hơn.
 

Anhds

Người nổi tiếng
Hướng đi nào để phát triển đô thị Vinh?
25/05/17 10:35
LDNA.Thành phố Vinh là đô thị bị tàn phá nặng nề trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, năm 1974 dưới sự giúp đỡ của Cộng hòa Dân chủ Đức, thành phố Vinh mới bắt đầu được xây dựng lại với một số tuyến phố và các dãy nhà chung cư.(ai chưa rõ tại sao họ có tập quán ở chung cư thì nhớ nhé=))=))=))) Tuy nhiên trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, Vinh vẫn chưa tạo dựng được dấu ấn riêng cho mình.
Vì thế, xây dựng thành phố Vinh như thế nào để xứng đáng với sự kỳ vọng trở thành “thủ phủ” của vùng Bắc Trung Bộ là điều được nhiều nhà khoa học đưa ra tại hội thảo “Thành phố Vinh trong giai đoạn mới: Tầm nhìn, định hướng chiến lược và phát triển”
Tại sao Vinh chưa phát triển?
PGS.TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đã mở đầu cuộc hội thảo bằng một câu hỏi đầy trăn trở, rằng Vinh có một lịch sử và một tầm vóc lịch sử gắn với hai biểu tượng định vị vị thế trung tâm vùng, đó là “Phượng Hoàng - Trung Đô”, thế nhưng tại sao Vinh vẫn chưa phát triển, “chưa trưởng thành”, mà thậm chí còn rất nhỏ bé với quy mô chỉ 105km2 và dân số chỉ khoảng hơn 315.000 người. Nguyên nhân của việc chậm phát triển này cần được mổ xẻ một cách kỹ càng, phải chỉ ra nguyên nhân của thực trạng, tiến tới tìm kiếm một giải pháp giúp Vinh bứt phá, nâng tầm phát triển từ thủ phủ của tỉnh lên thủ phủ vùng. Đặc biệt, cần phải tìm kiếm một cách tiếp cận mới để xác lập một tầm nhìn, thiết kế một chiến lược phát triển mới cho thành phố Vinh, để đến năm 2025 hay xa hơn nữa Vinh sẽ là một đô thị như thế nào để đóng vai trò thủ phủ dẫn dắt, là trung tâm hội tụ và lan tỏa phát triển vùng đúng nghĩa trong thế giới hiện đại.
Cuộc hội thảo “Thành phố Vinh trong giai đoạn mới: Tầm nhìn, định hướng chiến lược và phát triển”, không chỉ quy tụ nhiều nhà khoa học hàng đầu, mà còn thu hút được sự quan tâm tham gia của nhiều chuyên gia là con em xứ Nghệ. Ông Hồ Xuân Hùng - nguyên Chủ tịch UBND tỉnh, nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, cho rằng, Vinh hay nói rộng hơn là Nghệ An đang ngày càng đánh mất những lợi thế riêng có, nếu trước đây cảng Cửa Lò là một lợi thế riêng có của Nghệ An thì ngày nay Hà Tĩnh đã có Vũng Áng, Thanh Hóa đã có Nghi Sơn, cùng với đó là sự đầu tư mạnh mẽ hệ thống các khu du lịch, nghỉ dưỡng cao cấp ven biển. Chính việc mất đi lợi thế riêng có khiến cho việc thu hút đầu tư ở Vinh gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các địa phương khác. Mặt khác ông Hùng cũng cho rằng người giỏi Nghệ An thời kỳ nào cũng có, nhưng có rất ít người sau khi học hành đỗ đạt quay trở về quê hương lập nghiệp. Điều này khiến cho địa phương mất đi một nguồn lực vô cùng quan trọng cho việc phát triển. Vì thế, Vinh muốn phát triển thì cần thay đổi tư duy của cán bộ và nhân dân; phải biến Vinh là nơi thu hút người tài, lao động có tay nghề cao không chỉ trong tỉnh mà trong cả nước, nhất là con em Nghệ An học giỏi, thành danh về xây dựng quê hương.
Tiến sĩ Lê Xuân Sang - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam thì đưa ra đánh giá rằng Vinh có nhiều nỗ lực cải cách, phát triển trong những năm qua. Tuy nhiên điều đáng báo động là sự phát triển này chủ yếu là so với chính mình và đang có xu hướng tụt hậu so với nhiều tỉnh trong khu vực Bắc Trung Bộ như Thừa Thiên Huế và Thanh Hóa. Tính thiếu nổi trội trong tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, mức sinh lợi đầu tư, thu nhập người dân và người lao động, đặc biệt là cải thiện môi trường đầu tư là những rào cản ngăn chặn những nỗ lực thu hút đầu tư của Vinh nói riêng và của cả tỉnh Nghệ An nói chung.
Cần xóa bỏ tư tưởng “nồi lẩu”(ý ông này muốn nói đến việc đòi làm trung tâm 10 lĩnh vực đó:D:D)
PGS.TS Trần Đình Thiên cũng đề cập đến quan điểm cho rằng Vinh cần phải chọn cho mình một con đường phát triển dựa trên cơ sở những lợi thế sẵn có, tránh tư tưởng “nồi lẩu”, cái gì cũng muốn đưa vào để rồi cuối cùng không tạo ra được dấu ấn riêng nào.
Tiến sỹ Trần Kim Hào - Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng: Quy hoạch xây dựng thành phố Vinh phải đặt đúng tầm, phải xác định là thủ phủ của cả vùng Bắc Trung Bộ chứ không riêng biệt của Nghệ An. Chính vì thế cần phải tạo dựng được những giá trị mang đậm chất văn hóa của vùng. Để làm được điều đó cần phải có ý tưởng và chiến lược dài hạn, có thể lên đến hàng trăm năm(ông này nói đúng, để làm trung tâm BTB phải đặt mục tiêu hàng trăm năm sau=))=))=))), ở đó các công trình cơ sở hạ tầng, kiến trúc phải được đầu tư chất lượng cao, trở thành những biểu tượng cho thành phố, thậm chí thành phố phải tính đến việc xây dựng cả hệ thống tàu điện ngầm, phục vụ cho quy mô thành phố lên đến hàng triệu dân. Ông Hào đưa ra 5 điểm nhấn cần phải thực hiện, bao gồm: Xây dựng quy hoạch khoa học dài hạn; xây dựng hệ thống chính sách thông thoáng; cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại; nguồn nhân lực chất lượng cao và cuối cùng là phải có cách quảng bá hiệu quả để thu hút được những nhà đầu tư lớn.
PGS.TS Hoàng Văn Hải - Viện trưởng Viện Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế đề xuất: Vinh hiện nay nằm giữa hai trung tâm Hà Nội - Đà Nẵng, vì thế Vinh phải có sự định vị như thế nào để đi qua khe cửa hẹp giữa các trung tâm này. Ngoài thu hút đầu tư, phát triển kinh tế thì Vinh cần xem giáo dục là một lợi thế có thể phát triển. Trong đó cần tập trung đào tạo những ngành nghề mũi nhọn và các trường dạy nghề để đáp ứng nhu cầu tiếp nhận lao động tại các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Đông…
......
http://laodongnghean.vn/doi-song-lao...inh-17473.html
PS:họ đặt mục tiêu làm trung tâm 10 lĩnh vực thế mà có khi lại hay đó các vị ạ, cái nồi lẩu này sẽ làm họ mất phương hướng, tham quá chẳng biết chọn hướng nào để phát triển.=))=))=))=))
Ta thì trước mắt cứ công nghiệp là chủ đạo mà phóng thôi!:D:D
Gớm, Hiện tại mỗi năm các tỉnh bắc trung bộ chưa cân đối được ngân sách, đặc biệt là Nghệ An dù thu khá nhưng vẫn ăn bám nhà nước gần 10.000 tỷ lấy đâu tiền mà đầu tư tầu điện ngầm, đường bộ còn không có người đi, đúng là thích vẽ. Và tốt nhất Vinh đổi quan điểm đi, trung tâm vùng các con khi, tư tưởng lạc hậu...
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Gớm, Hiện tại mỗi năm các tỉnh bắc trung bộ chưa cân đối được ngân sách, đặc biệt là Nghệ An dù thu khá nhưng vẫn ăn bám nhà nước gần 10.000 tỷ lấy đâu tiền mà đầu tư tầu điện ngầm, đường bộ còn không có người đi, đúng là thích vẽ. Và tốt nhất Vinh đổi quan điểm đi, trung tâm vùng các con khi, tư tưởng lạc hậu...
Ta lại mong lãnh đạo tỉnh họ phấn đấu cái nồi lẩu 10 lĩnh vực đó cho mạnh vào, cuối cùng mất phương hướng phát triển, chẳng cái nào nên hồn
 

Facebook Comment

Bài viết mới

Chủ đề được quan tâm nhất

Top