• Lưu ý đọc kỹ nội quy trước khi đăng bài để tránh bị bannick, xóa bài. Xem hướng dẫn đăng bài và tính năng UP tin miễn phí
  • Thông báo về việc đăng bài & đăng ký thành viên áp dụng tại thread Hot news, Projects & Developments
    - Phải đăng ký thành viên mới có thể đăng bài tại thread này.
    - Nếu gặp khó khăn khi đăng ký, vui lòng liên hệ qua email : thanhhoaonline.net@gmail.com để được hỗ trợ đăng ký và kích hoạt tài khoản.
N

Nguyennguyen

Khách vãng lai
Dẫu sao Vinmart nó tương đương BigC, coopmart, huyện có cũng là tốt rồi vì khối tỉnh ngoài bắc chưa có!
Ps: Shophouse làm nhanh gớm,mà giờ mới để ý là Shophouse Thanh Hóa thấp hơn các tỉnh một tầng( tiết kiệm chi phí đầu tư)
Ba tầng(ko tính cái nóc) trông lùn lùn thế nào ấy.
Shophouse của Sông Mã trên Phan Chu Trinh 5 tầng và đang hoàn thiện(cỡ 20 nhà) có khi hay hơn.
Vinmart bằng BigC, haha, các bạn đã thấy độ chém của thánh hạc chưa, tởm lợm cái suy nghĩ và đánh giá của thánh hạc quá.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Sở Xây dựng Thanh Hóa “trả đũa” doanh nghiệp?

Dân trí Dù đã được UBND tỉnh Thanh Hóa cấp quyền sử dụng đất để thực hiện dự án Khu bể bơi thể thao dưới nước và vui chơi giải trí dành cho các cháu thiếu nhi. Tuy nhiên, sau nhiều tháng gửi hồ sơ đến Sở Xây dựng để thẩm định, cấp phép nhưng chưa được giải quyết khiến doanh nghiệp phải “cầu cứu” UBND tỉnh và Hiệp hội doanh nghiệp Thanh Hóa.

Doanh nghiệp bị đẩy đến vi phạm?

Theo phản ánh của ông Bùi Huy Long - Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Huy Lâm, có trụ sở tại xã Thành Kim, huyện Thạch Thành, doanh nghiệp (DN) được UBND tỉnh Thanh Hóa giao đất theo quyết định số 4160/QĐ-UBND ngày 19/6/2015 để thực hiện dự án Khu bể bơi thể thao dưới nước và vui chơi giải trí cho thiếu nhi tại thị trấn Kim Tân, huyện Thạch Thành.

Phiếu giao nhận hồ sơ lần 1

Sau đó, đơn vị đã nộp hồ sơ vào Phòng một cửa của Sở Xây dựng (SXD) Thanh Hóa vào ngày 10/3/2016 để thẩm định. Đến ngày 12/3, DNTN Huy Lâm được Phòng một cửa của SXD gọi điện thông báo xuống rút hồ sơ để bổ sung. Sau khi hoàn tất hồ sơ theo yêu cầu của bộ phận thẩm định, đến ngày 15/3, DNTN Huy Lâm đã nộp hồ vào Phòng một cửa của SXD lần 2.

Trong phiếu giao nhận hồ sơ lần 2 có ghi ngày trả kết quả là 13/4/2016. Trong thời gian từ ngày bổ sung hồ sơ đến đầu tháng 6/2016, chủ DN đã đến SXD nhiều lần nhưng không được trả lời rõ. Đồng thời, SXD Thanh Hóa cũng không có văn bản trả lời lý do hồ sơ thẩm định sai hẹn.

Trước sự chậm trễ của SXD Thanh Hóa, ngày 9/6, DNTN Huy Lâm đã gửi Công văn báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa. Đến ngày 13/6, bộ phận thẩm định SXD gọi điện cho DNTN Huy Lâm đến ký hợp đồng thẩm tra và yêu cầu nộp hồ sơ xuống bộ phận tiếp nhận hồ sơ (một cửa) lần 3.

Trong phiếu giao nhận hồ sơ lần 3 ghi ngày trả kết quả là 11/7/2016. Ngày 14/6, DNTN Huy Lâm tiếp tục có văn bản báo cáo sự việc trên đến Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp (HHDN) Thanh Hóa.


Phiếu giao nhận hồ sơ lần 2
Trong quá trình chờ đợi hồ sơ thủ tục được thẩm định, DNTN Huy Lâm đã tiến hành xây dựng một số hạng mục của công trình: “Do nôn nóng phục vụ nhu cầu của người dân khi mùa hè đang đến gần. Hơn nữa, trong thời gian qua, chúng ta liên tục nghe những thông tin đau lòng về việc hàng chục trường hợp trẻ em bị đuối nước. Bản thân DN chúng tôi đã nhận thức được vi phạm của mình trong quá trình xây dựng. Tuy nhiên, nhiều hạng mục liên quan đến công trình đã được đơn vị ký hợp đồng đặt hàng với đối tác và việc vay vốn ngân hàng gặp nhiều khó khăn, phải trả lãi cho những khoản vay để đầu tư công trình. Hàng chục công nhân cũng đang phải chờ đợi để có việc làm. Hơn nữa, vì trong thời gian chờ đợi giấy tờ quá lâu, chúng tôi đã tiến hành xây dựng bờ rào và nền móng một số công trình. Việc chậm thẩm định hồ sơ của SXD đã đẩy DN tôi thành xây dựng trái phép”, ông Long cho biết.

Sở Xây dựng “trả đũa” doanh nghiệp?

Để xác minh và bảo vệ quyền lợi hội viên, ngày 18/6, Chủ tịch HHDN Thanh Hóa đã có buổi làm việc với Giám đốc SXD Thanh Hóa. “Tại buổi làm việc, ông Đào Vũ Việt - Giám đốc SXD không xác nhận sự việc DN phản ánh là đúng; đồng thời cho rằng, phản ánh của HHDN là thiếu khách quan. Ông Việt tuyên bố hiện đang cho Thanh tra đến thanh kiểm tra hoạt động xây dựng của DNTN Huy Lâm”, ông Nguyễn Văn Đệ - Chủ tịch HHDN Thanh Hóa cho biết.


Phiếu giao nhận hồ sơn lần 3
Ngày 20/6, sau khi xin ý kiến của Thường trực Hiệp hội, HHDN đã gửi công văn báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về những kiến nghị, phản ánh của DNTN Huy Lâm.

Bất ngờ, ngày 21/6, Đoàn Thanh tra do ông Mai Văn Tuấn - Phó Chánh thanh tra SXD làm trưởng đoàn đã tiến hành thanh tra đồng loạt các công trình xây dựng của Tổng công ty CP Hợp Lực và các công trình của người thân trong gia đình ông Nguyễn Văn Đệ - Chủ tịch HHDN Thanh Hóa ngay sau khi người đứng đầu cộng đồng DN Thanh Hóa lên tiếng bảo vệ hội viên của mình liệu có thỏa đáng?

“Đại diện lãnh đạo Tổng công ty CP Hợp Lực đã ký vào biên bản thanh tra với tinh thần: DN sai đến đâu sẽ khắc phục, sửa chữa đến đó. Tuy nhiên, đoàn Thanh tra đến làm việc không công bố quyết định thanh tra do người có thẩm quyền ký”, ông Đệ khẳng định.


DNTN Huy Lâm đã xây dựng tường bao sau khi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Trở lại vấn đề của DNTN Huy Lâm, qua tài liệu mà đơn vị này cung cấp (3 phiếu giao nhận hồ sơ) thì SXD chưa thực hiện đúng với quy định tại Mục 2, Điều 3, Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương (Ban hành kèm theo Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ) có nội dung: “Bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho cá nhân, tổ chức; việc yêu cầu bổ sung hồ sơ chỉ được thực hiện không quá một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ tại một cơ quan chuyên môn”.

Nghị quyết 35/NĐ-CP về hỗ trợ phát triển DN đến năm 2020, có nội dung:Khi cần yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ thì thông báo một lần bằng văn bản cho DN, nhà đầu tư về toàn bộ các nội dung cần phải sửa đổi, bổ sung đối với mỗi bộ hồ sơ. Thông báo phải nêu rõ yêu cầu sửa đổi, bổ sung và lý do của việc yêu cầu sửa đổi, bổ sung.

Qua tìm hiểu thực tế, trong 3 phiếu giao nhận hồ sơ của SXD đối với DNTN Huy Lâm đều có thời gian hẹn trả kết quả gần một tháng. Trong khi Nghị định số 64/2012/NĐ-CP của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng quy định thời gian tối đa không quá 20 ngày làm việc.

Về thời điểm thanh tra DN của SXD, theo quan điểm của HHDN Thanh Hóa hoàn toàn ủng hộ hoạt động thanh kiểm tra với mong muốn, hoạt động này sẽ giúp DN nhận thức đầy đủ, chấp hành tốt hơn chính sách, pháp luật của Nhà nước. Bản thân DNTN Huy Lâm cũng đã thừa nhận vi phạm trong việc xây dựng công trình khi chưa được cấp phép. Tuy nhiên, việc SXD tổ chức thanh tra ngay sau khi DN gửi văn bản báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh và Chủ tịch HHDN là hoạt động không bình thường. Chưa kể, thời điểm thanh tra là chiều thứ Bảy, ngày 18/6, theo quy định là ngày nghỉ của cán bộ công chức SXD.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
  • Ngô Thị Quý · 07:54 ngày 29/06Cái vấn đề " đầu tiên" đã trở thành cái lẽ thường rồi thế mà ông giám đốc doanh nghiệp Huy Lâm này sao mà ngu ngơ thế nhỉ
    Thích·Trả lời·Chia sẻ

  • Đỗ Bá Tuấn · 19:46 ngày 27/06Thanh Hóa rồi sẽ về đâu chỉ có các bác giám đốc sở mới hiểu.Nói một đằng làm một nẻo. Đây là các ông trời con
    Thích·Trả lời·Chia sẻ

  • Mai Gia Nguyên · 11:16 ngày 27/06Bất ngờ, ngày 21/6, Đoàn Thanh tra do ông Mai Văn Tuấn - Phó Chánh thanh tra SXD làm trưởng đoàn đã tiến hành thanh tra đồng loạt các công trình xây dựng của Tổng công ty CP Hợp Lực và các công trình của người thân trong gia đình ông Nguyễn Văn Đệ - Chủ tịch HHDN Thanh Hóa ngay sau khi người đứng đầu cộng đồng DN Thanh Hóa lên tiếng bảo vệ hội viên của mình liệu có thỏa đáng? Hết giai đoạn trồng và thu hoạch Hành sẽ chuyển sang giai đoạn,cho vào Ngâm muối,đến Tết,DN nên đến mường tuổi thì mới lấy Hành cho DN ăn. " Cái ghế GĐ SXD Thanh Hóa chắc là mua đắt quá,nên tận dụng tối đa,không biết kiên nể gì ai".
    Thích·Trả lời·Chia sẻ

  • Vansy Le · 10:54 ngày 27/06phải chăng là không có phong bì!
    Thích·Trả lời·Chia sẻ

  • But · 10:24 ngày 27/06Nghị quyết của Chính phủ, Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ Thanh hóa có lẽ chỉ có tác dung đối với các Doanh nghiệp, còn đối với các Bộ, Ngành, Chính quyền cũng như các cơ quan chuyên môn còn đang bận họp, chưa triển khai được nên chưa thế thực hiện được. Các Doanh nghiêpj hay đợi đấy.
    Thích·Trả lời·Chia sẻ

  • Tran Bac · 08:21 ngày 27/06Thanh tra xây dựng khẩn cấp vào cả ngày nghỉ ? Cán bộ Sở Xây dựng Thành hóa tận tâm với công việc quá nhỉ : Công hay là Tư ?
    Thích·Trả lời·Chia sẻ

  • Ngọc Thạch · 07:11 ngày 27/06Ới xời. Chán lắm rồi. Lạ gì cái phong cách "hành là chính" mà nói nhiều cho mệt.
    Thích·Trả lời·Chia sẻ

  • Trịnh Hoài Thu · 22:33 ngày 26/06Xã hội mà còn loại quan như thế này thì khá sao được...?
    Thích·Trả lời·Chia sẻ

  • Congdan · 22:08 ngày 26/06Đang có chủ trương tinh giản biên chế,đề nghị Bộ xây dựng,Bộ nội vụ giải quyết nhanh cho các anh này về đuổi gà cho vợ
  • Ps: Một số ý kiến độc giả.
  • Đây có lẽ là lý do mà tp Thanh Hóa toàn dự án treo vì chủ đầu tư rởm lắm mánh khoé nên được đất ngon, còn chủ đầu tư thật tâm thì?
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
6 tháng đầu năm 2016, nền kinh tế thị xã có tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, nhiều lĩnh vực đạt kết quả khá so với cùng kỳ và kế hoạch. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 16,7%; tổng giá trị sản xuất ước đạt 6.604 tỷ đồng, tăng 26,1% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành dịch vụ du lịch đạt 2770 tỷ đồng, tăng 26,6%; ngành nông – lâm – thủy sản đạt 423 tỷ đồng, tăng 30,2%; ngành công nghiệp – xây dựng đạt 411 tỷ, tăng 18,8%. Thu ngân sách Nhà nước đạt trên 264 tỷ đồng, tăng hơn 4 lần so với cùng kỳ.
 
R

Repsol

Khách vãng lai
Bệnh quan liêu trì trệ ở Th vẫn còn rất lớn, nguyên nhân chính làm cho Th tụt hậu hiện nay.
Trước đây mà Th có được lãnh đạo như ở Bình dương, Đà nẵng, Quảng ninh...thì giờ Th trùm rồi.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Tỉnh ta bây giờ thực chất chỉ nhiệt tình với doanh nghiệp FDI( Vì còn phải đua với tỉnh bạn và ngoại quốc ko có văn hóa phong bì) và doanh nghiệp cực lớn cỡ vin,sun,flc.
Còn bọn doanh nghiệp nhỏ thì phải?
 

th365

Người nổi tiếng
Cẩm nang du lịch thành phố Thanh Hóa.
 

th365

Người nổi tiếng
Quy hoạch này bây giờ có còn không các bác ?
 

th365

Người nổi tiếng
Thằng này nó có treo luôn không các cụ...


 

th365

Người nổi tiếng
sau 10 năm, Khu kinh tế Nghi Sơn đã thu hút được 127 dự án đầu tư trong nước có tổng vốn đăng ký hơn 96 nghìn tỷ đồng, 9 dự án FDI có tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 12 tỷ USD.
Ngoài ra, tám khu công nghiệp trong tỉnh Thanh Hóa đã thu hút được 213 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 12.690 tỷ đồng và 13 dự án FDI có tổng vốn đăng ký 305 triệu USD.
 

th365

Người nổi tiếng
Sau sự cố Formosa, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đang tạm dừng việc xả nước thử áp/súc rửa đường ống.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Bước chuyển mình mang tầm thế kỷ để chuẩn bị kỷ niệm 110 năm người Pháp khám phá ra vẻ đẹp kỳ thú của bãi biển Sầm Sơn trong cuộc trò chuyện với Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến khiến chúng tôi ngỡ ngàng…

Tin liên quan:
“Chẳng lẽ cứ rau má mãi…”
Căn phòng của Bí thư Chiến vẫn chồng chất tài liệu, sách báo như ngày ông còn là Chủ tịch tỉnh. Trên bàn còn có cả những cuốn sách về văn hóa, thơ ca. Ông Chiến là người ham đọc sách. Ông thuộc khá nhiều thơ ca hò vè. Mà không phải chỉ thuộc, nhiều lĩnh vực, ông còn hiểu như một chuyên gia thực thụ. Tôi biết được điều này vì từ ngày ông Chiến còn phụ trách mảng NN&PTNT, rồi lên làm lãnh đạo tỉnh…, tôi đều có nhiều dịp trò chuyện, tiếp xúc, sẻ chia.
Thế nên, khi nhắc đến câu chuyện xây dựng thương hiệu xứ Thanh, ông Chiến nói luôn: “Chẳng lẽ, chúng ta cứ mãi lấy hình ảnh rau má để nói về Thanh Hóa?. Thanh Hóa thời đại mới, ngoài kế tục truyền thống còn phải có những giá trị mới, hình ảnh mới. Đã qua rồi cái thời đói rét, rau má sắn khoai. Thế thì, Thanh Hóa ngày nay phải là hình ảnh của sự no ấm, giàu đẹp và văn hóa”.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến: "Thanh Hóa ngày nay phải là hình ảnh của sự no ấm, giàu đẹp và văn hóa”. Ảnh Đức Thuận

Từ suy nghĩ đó, Bí thư Chiến quyết chọn Sầm Sơn là điểm đột phá. Năm 2017 là tròn 110 năm người Pháp phát hiện ra Sầm Sơn. Trong 2 năm vừa qua, Sầm Sơn đã xóa được những tai tiếng kéo dài hàng chục năm qua. Điều gì đã làm nên kỳ tích đó?.
Đầu nhiệm kỳ 2010 - 2015, Thanh Hóa tập trung nghiên cứu, vạch ra kế hoạch để làm sao tìm hướng đi mới cho Sầm Sơn. Nhìn lại tất cả địa danh, di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh miền quê…, cái để người ta nhớ đến Thanh Hóa là cái gì?.
“Điều đó khiến tôi cũng như Đảng bộ phải trăn trở rất nhiều. Nghiệm lại tất cả, thì cái để mà người ta nhớ đến là du lịch, là cái mà Sầm Sơn có thể phát triển, du lịch phải là thế mạnh, là cái mà người ta nhắc đến Thanh Hóa, phải nhớ tới Sầm Sơn. Do đó, chúng tôi chọn điểm nhấn là Sầm Sơn”, Bí thư Chiến nói.
Từ khi người Pháp tìm ra Sầm Sơn, đến nay đã hơn 100 năm, nhưng phải nói thật là có những thời điểm hình ảnh Sầm Sơn không được đẹp cho lắm trong mắt du khách. Vì thế, nếu làm tốt hình ảnh Sầm Sơn thì tiếng thơm của Sầm Sơn sẽ bay xa, đến với du khách trong nước và quốc tế. Và chắc chắn, khi đã gây dựng được hình ảnh Sầm Sơn đẹp trong mắt du khách thì hình ảnh Thanh Hóa cũng sẽ thay đổi tốt hơn.

Sầm Sơn đổi thay từ điểm nhấn FLC .

Suy nghĩ bước đầu là như vậy, có làm được không là câu chuyện khác. Nhưng tôi cũng biết là có rất nhiều khó khăn, vì Sầm Sơn có những đặc thù rất khác biệt. Không thể mang mô hình đã áp dụng thành công ở nơi khác mà Thanh Hóa đã thực hiện thành công để áp dụng vào Sầm Sơn. Hơn nữa, nhiều cản trở khác không dễ gì vượt qua… Điều này sẽ được kể vào một dịp khác.
“Chính vì thế, chúng tôi lo cho sự phát triển của Sầm Sơn từ bước đầu là hạ tầng, mà hạ tầng thì đầu tiên phải tập trung giao thông để giải quyết những nút thắt về kết nối”, ông Chiến kể.
Bí thư Chiến tiếp mạch câu chuyện: “Tôi vẫn còn nhớ năm 2011, tỉnh tổ chức gặp gỡ các lãnh đạo qua các thời kỳ. Hồi đó, đường đi đến Sầm Sơn là quốc lộ 47 có 16 km, nhưng cực kỳ khó khăn, xe 4 chỗ thì đi khó lắm, xe gầm cao thì đi khá vất vả, các ông xuống kêu lắm, bảo tập trung mà làm con đường đi chứ!.
Sầm Sơn có tiếng như vậy, Thanh Hóa cũng lớn như thế mà lại để con đường bôi bác như thế. Lúc đó, chúng tôi mới nghĩ, thôi về phải làm đường mới thôi, nhưng thực sự tiềm lực kinh tế của tỉnh năm 2011 khó khăn lắm. Làm sao bây giờ?”.
Qua nhiều sự vận động, đoạn đường từ TP.Thanh Hóa đi Sầm Sơn được Bộ GTVT quan tâm, nhưng lúc đó, Bộ mới ghi vào kế hoạch để đầu tư thôi, chứ chưa có nguồn kinh phí để cân đối cho dự án này. Sau đó, lãnh đạo tỉnh có ra làm việc với Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng và được cho tỉnh vay tiền, ứng tiền để làm đoạn đường này.
“Năm 2012, tôi yêu cầu ông Giám đốc Sở GTVT Trịnh Tuấn Sinh là: Toàn bộ tiền nong, tỉnh đã cân đối các mặt đầy đủ, nên đến ngày 20/4/2012, tức là trước lễ khai trương hè Sầm Sơn là phải thông. Đến bây giờ, mọi người vẫn còn nhắc chỉ đạo của tôi: Nếu 20/4 mà không xong con đường đó thì ông mang ghế Giám đốc Sở GTVT lên cho tôi”.
Xong đoạn đường đó năm 2012, lãnh đạo tỉnh tiếp tục trăn trở suy nghĩ xây dựng thương hiệu Sầm Sơn. Bí thư Chiến nói thật lòng rằng, thực sự là không biết cách làm như thế nào. Tỉnh đã cho rà soát lại các dự án ở Sầm Sơn thấy, giao dự án cho rất nhiều các nhà đầu tư, nhưng các nhà đầu tư làm chỉ đếm trên đầu ngón tay, không quá 10%. Hiệu quả cực kỳ thấp.
“Sau đó, tôi phải quyết liệt rà soát và thu hồi các dự án treo, và tập trung sức lực cho các dự án thi công. Lúc đó, phải nói công lớn nhất thuộc về anh Lê Đình Thọ (Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh), bây giờ là Thứ Trưởng Bộ GTVT. Nhiều đối tác lớn như ACB, rồi các doanh nghiệp Hàn Quốc… vào cuộc xin dự án nhưng “làm như mèo mửa”. Tỉnh quyết thu hồi, rồi cuối năm 2012, xong toàn bộ quy hoạch để phát triển đô thị biển Sầm Sơn, báo cáo Bộ Xây dựng thẩm định…, rồi kêu gọi được 3 nhà đầu tư nhưng cuối cùng “không ông nào làm cả”.
Năm 2014, Tập đoàn FLC vào cuộc, trở thành đòn bẩy lớn, đưa Sầm Sơn phát triển thần kỳ. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, 20 ngày, Thanh Hóa đã hoàn thành thủ tục cho Tập đoàn FLC, với ba dự án lớn (xây dựng khách sạn 5 sao đẳng cấp quốc tế, hội trường 1.300 chỗ ngồi - hội trường lớn nhất trong tất cả các tập đoàn tư nhân đầu tư tại Việt Nam và sân golf 18 lỗ).
“Ba dự án như vậy mà chúng tôi làm tất cả thủ tục chỉ trong vòng 20 ngày, tổng số vốn là 5.500 tỷ đồng. Nói thật, bây giờ chắc không làm được, lúc đó là một sự cố gắng phi thường”, ông Chiến nhắc lại kỳ tích.
Vẫn lời Bí thư Chiến: “Lúc đó, tôi nhớ là anh Nguyễn Đình Vũ (Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường) là tổng chỉ huy toàn bộ cái đó cho tôi. Tôi đang đi học lớp bồi dưỡng chính trị, cứ hết buổi là điện về, xem làm đến đâu rồi, vướng cái gì thì giải quyết ngay cái đó.

Theo Bí thư Trịnh Văn Chiến, Sầm Sơn đã làm cuộc chuyển mình mang tầm thế kỷ. Ảnh Đức Thuận

Trong 9 tháng trời, FLC hoàn thành 3 dự án này, một sự tổ chức và quản lý thi công quá suất sắc. Nói là 9 tháng nhưng thực tế là 27 tháng, vì làm 3 ca. Tết vẫn làm, không nghỉ, đầu tư là phải vậy, rút ngắn thời gian và khai thác.
Sau đấy, khánh thành thì Tổng cục Du Lịch cấp giấy chứng nhận đạt quần thể 5 sao đầu tiên của Việt Nam. Khách sạn 5 sao ở Việt Nam thì nhiều nhưng quần thể sân golf, hội trường… đạt đủ 5 sao thì chưa có”.
Mùa đông năm 2015 sang 2016 là năm ghi dấu ấn phá vỡ khái niệm “du lịch một mùa” của Sầm Sơn. Bởi, bao năm nay, Sầm Sơn chỉ có một mùa hè thôi, nhiều thế hệ lãnh đạo tỉnh nói làm sao Sầm Sơn phải chuyển thành du lịch 4 mùa nhưng không làm được. Nhà đầu tư FLC vào và họ tổ chức kinh doanh và có cách làm của họ, từ 1 mùa thành 4 mùa, rất hiệu quả.
“Sau đó, chúng tôi thấy rất lo, nhất là khai trương hè năm 2015. Lúc đấy, FLC Sầm Sơn chưa khánh thành, tôi nhớ hôm đấy tắc đường 6 tiếng đồng hồ, từ 3h chiều đến 9h đêm, chúng tôi đã phải yêu cầu công an tỉnh tập trung mới giải quyết, rất lo nếu đến năm 2016 không có con đường nào thêm nữa và với tên tuổi FLC như thế thì sẽ không thể đủ để phục vụ du khách.
Chúng tôi chỉ đạo làm rất quyết liệt, sau đó được mở tiếp một con đường Đại lộ Nam Sông Mã từ Cầu Viễn đi xuống Sầm Sơn và thông đường vào ngày 20/4/2016 và ngày 23/4/2016 thì khai mạc hè Sầm Sơn và đến Sầm Sơn bây giờ có 2 đường lên xuống, cơ bản đáp ứng được việc đi lại trong năm nay”, Bí thư Chiến phấn khởi.

Sầm Sơn sạch đẹp, văn minh, trật tự khác với hình ảnh nhếch nhác, bệ rạch và nạn "chặt chém" trước kia.

Trước đó, Sầm Sơn tai tiếng vì nhếch nhách, bẩn thỉu, bệ rạc, rồi nạn chặt chém mà người ta hay nói là “chín tháng mài dao để ba tháng chặt chém”… Bí thư Chiến đã nhiều lần họp và Đảng bộ tỉnh đã thống nhất chiến lược xây dựng du lịch Sầm Sơn, như cải tạo đường Hồ Xuân Hương – con đường quan trọng nhất của khu du lịch, rồi đầu tư giao thông, hạ tầng, nâng cấp bãi biển…
Sầm Sơn giờ lung linh như tiên cảnh.
Chưa dứt nỗi lo
“Đêm hôm nọ, tôi trằn trọc nghĩ, phải chăng mình dừng ở đây, phải chăng tiềm năng khai thác Sầm Sơn như thế là hết?. Không phải, mà bắt đầu ý tưởng phải đưa Sầm Sơn lên thành phố, xây dựng thành phố hiện đại, đẹp có tiếng, đáng sống ở Việt Nam. Tôi đã bàn với các anh trong Thường trực Tỉnh ủy và ra văn bản chỉ đạo”, Bí thư Trịnh Văn Chiến trăn trở.
Theo đó, Thanh Hóa quyết đưa những tập đoàn hàng đầu thế giới về giúp quy hoạch, sau đó tập trung đầu tư. Trong tương lai, Sầm Sơn là thành phố dịch vụ du lịch. Không thể là phát triển nông nghiệp, không công nghiệp, chỉ hướng tới dịch vụ, du lịch.
Năm 2017, kỷ niệm 110 năm người Pháp tìm ra Sầm Sơn, Thanh Hóa sẽ đồng thời công bố Sầm Sơn lên thành phố. “Hiện giờ, các tiêu chí đã đủ hết rồi. Sau đó là đầu tư xây dựng, trong 5 – 7 năm cơ bản thành thành phố hiện đại, đáng sống, chứ không phải thành phố chặt chém”, ông Chiến quyết tâm.

Bí thư Trịnh Văn Chiến hào hứng trò chuyện với PV VTC News về sự đồng thuận của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xây dựng xứ Thanh giàu đẹp, văn minh. Ảnh Đức Thuận

Theo Bí thư Chiến, sắp tới Thanh Hóa sẽ đề nghị Thủ tướng Chính phủ mở cầu Quảng Châu và làm đường ven biển nối Sầm Sơn với Nghi Sơn, khu công nghiệp năng động nhất cả nước với tổng vốn đầu tư 13 tỷ USD. Dự án lọc hóa dầu năm 2018 sẽ có sản phẩm thương mại, rồi cảng Thọ Xuân với công suất lên tới 1 triệu lượt khách trong năm 2016, và tới đây sẽ lên rất nhanh.
Cái khó nhất là xây dựng văn hóa trong việc làm du lịch. Điều gì làm nên thay đổi ở Sầm Sơn?. Ông Chiến nói rằng: “Lấy ví dụ đơn giản thế này, anh đi trong khách sạn 5 sao, anh không thể lỗ mãng được, anh không thể vứt rác được, tự mình sẽ thấy xấu hổ.
Câu chuyện văn hóa đầu tiên phải quay lại câu chuyện hạ tầng. Còn nhanh hay chậm ở cấp ủy chính quyền, nhanh thay đổi được văn hóa ứng xử, cộng đồng .. chính là ở bộ máy lãnh đạo các cấp. Phải tuyên truyền vận động thuyết phục và có chế tài xử lý”.VIDEO: Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến trả lời phỏng vấn báo điện tử VTC News.

(Nguồn: VTC News)
“Đi ra ngoài nói Sầm Sơn nhức nhối, xấu hổ lắm. Ngày trước, cả đất nước nói chặt chém là nghĩ đến Sầm Sơn, xấu hổ, nhục lắm, mà nhục thì phải rửa, phải kiên quyết. Bước đầu đã thay đổi và đã có kết quả”, Bí thư Chiến khẳng định.
Tôi vẫn còn nhớ cái cách mà ông Phạm Duy Phương (Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Thanh Hóa) hồ hởi tâm sự rằng, Bí thư Trịnh Văn Chiến và Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng rất coi trọng công tác phát triển văn hóa, du lịch. Chính vì thế, ngoài những thành tựu về kinh tế, hình ảnh văn minh, nhân ái của xứ Thanh đã được định hình vũng chắc trong tâm trí của người dân trong và ngoài tỉnh...
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Anh Chiến đang làm tốt hơn tất cả các đời lãnh đạo trước đây.
Chọn Sầm Sơn làm trọng điểm đầu tư là chuẩn.
Sau này khi nhập đông sơn, Sầm Sơn, tp thanh hoá làm một nên gọi là tp Sầm Sơn, dễ nổi và dễ thu hút đầu tư!
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Tp vinh sắp tới nhập cửa lò và nhiều xã để được to ra!
Tỉnh ta thì khác, nâng cấp Sầm Sơn lên thành phố, Đông Sơn lên đô thị loại 4, có thể là lên thị xã
Sầm Sơn chỉ làm du lịch,ko công nghiệp, nông nghiệp (khác xa tỉnh bạn khi cho CL vừa du lịch,công nghiệp)
Sau này khi tp Thanh Hóa, tp Sầm Sơn, thị xã Đông Sơn phát triển mạnh đủ tổng quy mô 1 triệu dân sẽ sát nhập!
 

Facebook Comment

Chủ đề tương tự

Chủ đề được quan tâm nhất

Top