• Lưu ý đọc kỹ nội quy trước khi đăng bài để tránh bị bannick, xóa bài. Xem hướng dẫn đăng bài và tính năng UP tin miễn phí
  • Thông báo về việc đăng bài & đăng ký thành viên áp dụng tại thread Hot news, Projects & Developments
    - Phải đăng ký thành viên mới có thể đăng bài tại thread này.
    - Nếu gặp khó khăn khi đăng ký, vui lòng liên hệ qua email : thanhhoaonline.net@gmail.com để được hỗ trợ đăng ký và kích hoạt tài khoản.

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Giờ xem lại các văn bản Quy hoạch đô thị trong quá khứ mới thấy tham vọng của lãnh đạo tiền nhiệm. Kết quả cuối cùng là thất bại, không khả thi
Số: 1252/QĐ-UBND​
Thanh Hóa, ngày 11 tháng 04 năm 2016

QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020 VÀ GIAI ĐOẠN 2021 - 2030​
.....................................
Mục tiêu cụ thể:

- Giai đoạn 2015 đến năm 2020:
Tỷ lệ đô thị hóa đạt 35,0% trở lên, hệ thống đô thị đảm bảo chất lượng phù hợp với loại đô thị và cấp quản lý hành chính đô thị, bao gồm 70 đô thị. Trong đó có 01 đô thị loại I (TP.Thanh Hóa); 03 đô thị loại III (TP.Sầm Sơn, TP.Bỉm Sơn, TP.Nghi Sơn); 06 đô thị loại IV (TT.Lam Sơn-Sao Vàng, TT.Ngọc Lặc, TT.Rừng Thông, TT.Hà Trung, TT.Quảng Xương, TT. Thọ Xuân); còn lại là đô thị loại V.
Thực tế 2023: Tỷ lệ đô thị hóa năm 2022 đạt 35,7%; năm 2023 đạt 38%, phấn đấu 2024 đạt 39%. Dĩ nhiên là theo số liệu dân số kể cả quy đổi.
Số lượng đô thị hiện tại chỉ có 34 đô thị gồm 2 thành phố, 2 thị xã và 30 thị trấn. Mục tiêu 2025 là 46 đô thị với việc giảm 1 thị trấn Rừng Thông, lập mới 13 thị trấn gồm:gồm: Diêm Phố, Cầu Quan, Bồng, Kiểu, Tiên Trang, Gốm, Hải Tiến, Hà Long, Hà Lĩnh, Ba Si, Luận Thành, Thạch Quảng, Xuân Thiên. Tuy nhiên tôi thấy việc lập các thị trấn này sẽ không nên thực hiện và chắc các huyện không làm vì các xã thuộc Thọ Xuân, Triệu Sơn, Hoằng Hóa, Quảng Xương chỉ 4-6 năm nữa trở thành các phường nội thị của thị xã thì lập thị trấn làm gì để mất công chuyển đổi giấy tờ từ thị trấn sang phường.
Mục tiêu khi đó đặt ra quá tham vọng là tại 2020 có 06 thị trấn là đô thị loại IV, xét qua nhé:

1.TT.Lam Sơn-Sao Vàng: Vùng này sẽ trở thành vài phường nên chắc chắn không đưa xã vùng đệm thành thị trấn nữa Vùng này cũng đã hiện thực hóa trở thành đô thị loại IV năm 2017
2.TT.Ngọc Lặc: Đã hiện thực hóa trở thành đô thị loại IV năm 2017
3. TT.Rừng Thông: Năm 2019 thay đổi quy hoạch, sát nhập Đông Sơn vào TP Thanh Hóa nên thị trấn Rừng Thông chỉ trở thành phường.Không phải là đô thị độc lập nữa.
4.TT.Hà Trung: ông này mà đòi từ 2016-2020 trở thành đô thị loại IV, không hiểu lãnh đạo khi đó nghĩ gì mà viễn vông như vậy. Tôi đang còn ngại 2030 không lên được đô thị loại IV ấy chứ.
5.TT.Quảng Xương: 2020 có quy hoạch mới cả huyện trở thành thị xã nên không tập trung cho thị trấn nữa mà phải phát triển đô thị trên toàn huyện.
6. TT. Thọ Xuân: 2020 có quy hoạch mới cả huyện trở thành thị xã nên không tập trung cho thị trấn nữa mà phải phát triển đô thị trên toàn huyện.

Mục tiêu 2020 có 03 đô thị loại III (TP.Sầm Sơn, TP.Bỉm Sơn, TP.Nghi Sơn)
Chỉ hoàn thành mục tiêu lập TP Sầm Sơn, TX Bỉm Sơn không đủ dân số và diện tích để lên thành phố mặc dù mục tiêu đô thị loại III hoàn thành từ năm 2015.
12 xã phía nam của huyện Tĩnh Gia cũ đã đạt đô thị loại III năm 2016 nhưng theo luật mới không cho chia tách phần phía Nam của tĩnh Gia để thành lập TP Nghi Sơn cho nên mục tiêu này không đạt.


- Giai đoạn 2021 đến năm 2030: Tỷ lệ đô thị hóa năm 2030 đạt 50,0% trở lên, hệ thống đô thị đảm bảo chất lượng phù hợp với loại đô thị và cấp quản lý hành chính đô thị, bao gồm khoảng 90 đô thị. Trong đó có 02 đô thị loại I (TP.Thanh Hóa, TP.Nghi Sơn); 03 đô thị loại II (Đô thị Lam Sơn-Sao Vàng, TP.Bỉm Sơn, TP.Sầm Sơn); 01 đô thị loại III (Đô thị Trung tâm vùng miền núi phía Tây); 16 đô thị loại IV (TT.Hà Trung, TT.Bắc Ghép, TT.Quảng Xương, TT.Kim Tân, TT.Vân Du, TT.Nông Cống, TT.Bến Sung, TT.Cẩm Thủy, TT.Triệu Sơn, TT.Vạn Hà, TT.Quán Lào, TT.Rừng Thông, TT.Bút Sơn, TT.Nga Sơn, TT. Thường Xuân, TT.Bãi Trành); còn lại là đô thị loại V
Phân tích mục tiêu này trong quy hoạch 2016:
- Năm 2030 chỉ phấn đấu lập TP Nghi Sơn là đô thị loại III, cách mục tiêu đô thị loại I quá xa.
  • Thị xã Thọ Xuân là đô thị loại IV, biết đến khi nào lên được đô thị loại III chứ đừng nói đô thị loại II.
  • Đến 2030 thì TP Sầm Sơn đạt đô thị loại II là khả thi, thậm chí ngay từ 2025 cũng đã có thể đạt được. Tiêu chí về kinh tế, dân số, đô thị đều đạt, chỉ không đạt về diện tích thì xét theo đặc thù đô thị trọng yếu về an ninh quốc phòng, phòng thủ biên giới biển quốc gia.
  • Đến 2030 mục tiêu chỉ là nhập Hà Trung và Bỉm Sơn phấn đấu đạt đô thị loại IV, lý do vì Hà Trung phát triển đô thị quá chậm, chậm nhất trong 12 huyện đồng bằng. Cho nên mục tiêu TP Bỉm Sơn đô thị loại II là không trở thành hiện thực và chưa biết khi nào trở thành hiện thực.
  • Mục tiêu Ngọc lặc là đô thị loại III vào 2030 cũng viễn vông và thiếu thực tế. Hiện tại đang phấn đấu 2040-2045 toàn huyện là đô thị loại IV và lên thị xã.

Xét mục tiêu 16 thị trấn là đô thị loại IV vào 2030:
TT.Hà Trung:
trở thành phường của thị xã mới nên bỏ phương án này
TT.Bắc Ghép:trở thành phường của thị xã mới nên bỏ phương án này
TT.Quảng Xương:trở thành phường của thị xã mới nên bỏ phương án này
TT.Kim Tân: Có thể đạt như kiểu thị trấn Phong Sơn của Cẩm Thủy hiện nay
TT.Vân Du: Không thể đạt được vì quá hoang vu sơ sài
TT.Nông Cống: Có thể đạt được vì Nông Công đã có thêm lợi thế 40km đường cao tốc, đường Vạn Thiện Bến En, đường Nghi Sơn- Sao Vàng so với thời điểm 2016
TT.Bến Sung: Có thể đạt như kiểu thị trấn Phong Sơn của Cẩm Thủy hiện nay
TT.Cẩm Thủy: Đang chuẩn bị trình Bộ Xây dựng công nhận đô thị loại IV năm 2024, nó là quê của Thủ tướng nên có lẽ tính phấn đấu cao và chắc sẽ sớm công nhận.
TT.Triệu Sơn: trở thành phường của thị xã mới nên bỏ phương án này
TT.Vạn Hà: Hoàn toàn có thể đạt được đô thị loại IV, thậm chí không cần đến 2030.
TT.Quán Lào: Phấn đấu 2024 chứ không cần đến 2030.
TT.Rừng Thông: Trở thành phường của TP Thanh Hóa năm 2024 nên bỏ phương án này
TT.Bút Sơn: trở thành phường của thị xã mới nên bỏ phương án này
TT.Nga Sơn: Hoàn toàn có thể đạt được đô thị loại IV, thậm chí không cần đến 2030.
TT. Thường Xuân: không đủ khả năng
TT.Bãi Trành: Quá thiếu điều kiện, không đủ khả năng, lên đô thị loại V còn khó.
Tóm lại: Cán bộ tham mưu lập quy hoạch đô thị cho Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2015-2020 kém quá, rất thiếu thực tiễn, mang tính ước đoán và mong muốn nhiều hơn là dựa vào kết quả thực tế
Quy hoạch tỉnh được Thủ tướng duyệt trong năm 2023 phát triển Thanh Hóa đến 2030 tầm nhìn 2040 hợp lý, khoa học và thực tiễn hơn rất nhiều lần. Chứng tỏ đội tham mưu có trình độ hơn hẳn các nhiệm kỳ trước.
Tôi thấy quy hoạch tỉnh của tỉnh ta có khi còn hơi khiêm tốn so với các địa phương lân cận, đặc biệt quá khiêm tốn so với 9 tỉnh đồng bằng sông Hồng- mong muốn trở thành TP trực thuộc trung ương.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Hình ảnh công viên nước Sunworld Sầm Sơn vào ngày 17/1/2024 tức cách đây 20 ngày
Nhà thầu phấn đấu 135 ngày thần tốc từ giữa tháng 12 để đúng 30/4/2024 khai trương công viên nước, đón trọn toàn bộ nguồn khách đến Sầm Sơn ghé thăm.
Sầm Sơn đang tạo điều kiện rất lớn cho các công trình của Sun như hoàn chỉnh đại lộ Nam sông Mã rộng 67 m đoạn qua các dự án của Sun.
Hoàn thành đường đôi Tây Sầm Sơn 5 đối diện công viên nước của Sun và nối Đại lộ Nam Sông Mã với quốc lộ 47
Thêm nữa, trong năm 2024 tỉnh ta tăng tốc hoàn thành hơn 2km đường đôi ven biển qua phường Quảng Châu để khách từ phía Nam tỉnh Thanh Hóa có thể đến các công trình của Sun tại Sầm Sơn thuận lợi










 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
TP Sầm Sơn hiện nay rộng 44,5km2 bằng diện tích TP Nam Định, cũng không phải là nhỏ với một địa phương đồng bằng.
TP đô thị hóa rất mạnh. Dân làm nông nghiệp hầu như không còn nên ruộng lúa dần mất hết thay cho các công trình khác.
Các con đường đôi, có dải phân cách cứng tại TP Sầm Sơn hiện nay là
  1. Đại lộ Hồ Xuân Hương dài khoảng 6 km(từ chân núi trường lệ đất hết sân golf FLC)
  2. Đại lộ Nam Sông Mã rộng 67m, dài khoảng 5km
  3. Đường Lê Lợi-Quốc lộ 47 dài khoảng 4km
  4. Đại lộ Võ Nguyên Giáp dài khoảng 4km
  5. Đại lộ Trục cảnh quan Thanh Hóa-Sầm Sơn đang xây dựng, dài khoảng 5km
  6. Đại lộ đường ven biển xuyên Việt dài khoảng 8km, đã xong đoạn 5km đang hoàn thành đoạn 3km nối từ quốc lộ 47 ra đê sông Mã
  7. Đường Tây Sầm Sơn 5 dài khoảng 2,5km nối quốc lộ 47 và đại lộ Nam sông Mã
Với một thành phố nhỏ mà có hệ thống đường giao thông được quy hoạch bài bản và hiện đại thế cũng là rất tốt ở nước ta rồi
Chê cái gì thì chê chứ riêng quy hoạch giao thông thì Thanh Hóa đang làm rất tốt và hợp lý, vượt trội vùng Nam sông Hồng và bắc trung bộ
 
Last edited:

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Mặc dù không được tỉnh quy hoạch tới 2030 trở thành thị xã nhưng Triệu Sơn chính là huyện quyết tâm nhất, phấn đấu 2024 là huyện nông thôn mới nâng cao, 2025 là đô thị loại IV và trước 2030 trở thành thị xã.
KCN Sumitomo nằm trên địa bàn cả TPTH và huyện Triệu Sơn. KCN này sớm đi vào hoạt động và hoạt động hiệu quả thế nào quyết định Triệu Sơn lên thị xã sớm hay muộn
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Tuần vừa rồi vào Đồng Nai tôi có vào chơi Khu du lịch Bửu Long ở TP Biên Hòa.
Phải nói là rất hài lòng với cách làm của tỉnh bạn để có khu du lịch đẳng cấp rộng 84ha.
Tôi cứ tưởng một doanh nghiệp nào kiểu FLC, Vin hay Sun đầu tư nhưng thật bất ngờ khi chủ đầu tư và quản lý là một doanh nghiệp nhà nước địa phương:Công ty TNHH MTV Đầu tư Phát triển Bửu Long.
Tỉnh ta cần thiết phải xây dựng cho bằng được một khu du lịch như Bửu Long của Đồng Nai hay Đại Nam của Bình Dương tại TP Thanh Hóa là trung tâm của tỉnh để nhân dân trong tỉnh và khách du lịch mỗi khi đến Trung tâm của Thanh Hóa có địa điểm tham quan, vui chơi giải trí chứ như hiện nay khách đến TP Thanh Hóa chỉ là khách qua đường hoặc khách thực hiện công vụ, đến chỉ ở khách sạn, ăn uống theo công việc và đi, không để lại ấn tượng gì.
Trong 5-10 năm nữa, các KCN Sumitomo, WHA Hoằng Hóa, WHA Thiệu Hóa đều chỉ cách TPTH trên dưới 10km sẽ có nhiều chuyên gia nước ngoài, chuyên gia cao cấp, tỉnh cần tính đến phương án có các Khu du lịch vui chơi giải trí kiểu như Bửu Long hay Đại Nam
Nếu kêu gọi Doanh nghiệp khó quá thì Tỉnh có thể đầu tư qua một công ty TNHH một thành viên của Nhà nước như Đồng Nai đã làm
Bình Dương có Tập đoàn Becamex cũng là một công ty nhà nước hoạt động rất hiệu quả, thương hiệu đẳng cấp.
Không phải cứ Doanh nghiệp nhà nước là trì trệ làm ăn thua lỗ, thậm chí nếu quản lý tốt còn là những công ty mạnh, đóng góp lớn cho sự phát triển của địa phương
TRước kia tỉnh ta có Công ty Sông Mã cũng dạng này, từ hồi cổ phần hóa sang doanh nghiệp tư nhân thì bắt đầu mất hết thương hiệu, làm ăn khó khăn.
Nói các anh ấy không để ý quy hoạch Khu du lịch kiểu Bửu Long, Đại Nam thì cũng không phải, thực tế tỉnh ta đã đồng ý về mặt ý tưởng cho tập đoàn T&T quan tâm Khu du lịch Hàm Rồng núi Đọ( tuy nhiên ô Hiển là chúa của Quy hoạch treo, dự án Tân dân mới san lấp và làm nền đất chứ chưa có tiến triển gì thêm, tiến độ rất chậm, có cảm giác khởi công để giữ đất)
Hay như là đồng ý để Sungroup nghiên cứu Khu du lịch Hoàng Nghiêu, công viên văn hóa xứ Thanh.
Như ta biết, khoảng 4 năm nay khi xuất hiện covid và suy thoái kinh tế thì các căn hộ tại resort khó bán,Sun đã không còn có thể triển khai ồ ạt các dự án du lịch khắp nơi nữa mà phải lựa chọn khi nào đẩy mạnh rót vốn, khi nào tạm dừng. Họ đã có các dự án kỳ vĩ ở Phú Quốc, Quảng Ninh, Tây Ninh, Đà Nẵng nhưng cũng treo nhiều dự án như Công viên Kim Quy ở Hà Nội, Mẫu Sơn của Lạng Sơn...
Dự án của họ ở Sầm Sơn thì cũng tựa như dự án của FLC thôi, chưa thể gọi là " đăng cấp, khác biệt" như tiêu chí đầu tư của họ được. Quảng trường biển không phải nơi hái ra tiền mà chỉ là không gian đi bộ, các shophouse thì ở đâu trên đất nước này cũng có và cũng sơn xanh đỏ tím vàng như kiểu vậy nên chẳng đặc biệt điểm gì.
Dự án Khoáng nóng Quảng Yên thì hiện tại vẫn đang làm nhưng siêu chậm, có thể là do vừa làm vừa hoàn thiện hồ sơ, nhưng lý do chính là vì khó bán nhà do suy thoái kinh tế.
Cái tôi mong chờ ở Sun là đầu tư tại TP Thanh Hóa một công trình du lịch đẳng cấp, khác biệt ở
Dự án Hoàng Nghiêu vốn rất sẵn đất đai, núi non, ao hồ tự nhiên
Một dự án nữa mà chắc chắn theo đúng tiêu chí của Sun " đẳng cấp, khác biệt" đó là Bến En. Nơi có hồ nước ngọt và 21 hòn đảo bằng đất nằm giữa. Đây là thắng cảnh không có cái thứ hai ở nước ta
Dự án Am Tiên thì sun có thể đầu tư kiểu bà đen trong Tây Ninh, chắc chắn 40 triệu khách miền bắc và bắc miền Trung sẽ đến trải nghiệm đông như kiến.
Dự án Pù Luông bao gồm cả cáp treo thì sẽ chỉ hút được đông khách kể từ 2030 khi hạ tầng giao thông của Thanh Hóa tốt lên và 3 triệu dân đồng bằng Thanh Hóa đạt đến cuộc sống tiệm cận đô thị.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Một góc xã Thọ Hải, huyện Thọ Xuân. Đây chỉ là một xã trung bình của Thọ Xuân
Khe khen cho Thọ Xuân, một huyện rất xa trung tâm TP Thanh Hóa, dân không đi xuất khẩu lao động nhiều nhưng hàng chục xã có bộ mặt dân cư tương tự các thị trấn, dân doanh rất tốt.
Thọ Xuân bất lợi về giao thông, không có quốc lộ 1A, cao tốc bắc nam, đường ven biển xuyên Việt nhưng vị thế với tỉnh luôn được lãnh đạo các nhiệm kỳ này đề cao, thậm chí rất cao.
Thôi thì tỉnh nên đầu tư mạnh hạ tầng kĩ thuật đô thị cho họ để đẩy họ lên thị xã khoảng năm 2028 là đẹp. Khi lên thị xã sẽ có thêm cái danh để thu hút đầu tư.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Thông tin từ Cục Đường bộ Việt Nam, thực hiện chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải về điều chỉnh nâng tốc độ khai thác đối với đường cao tốc phân kỳ đầu tư 4 làn xe, Cục Đường bộ đã chấp thuận việc nâng tốc độ tối đa từ 80km/h lên 90km/h với 6 tuyến cao tốc đang khai thác.
Tính đến 12h ngày 6/2, việc điều chỉnh thông tin tốc độ khai thác tối đa từ 80km/h lên 90km/h trên biển báo của cả 6 tuyến cao tốc đã thực hiện xong gồm: Mai Sơn - Quốc lộ 45, Quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Nha Trang - Cam Lâm, Lào Cai - Kim Thành (cuối cao tốc Nội Bài - Lào Cai).
Theo đó, các loại xe đi trên 6 tuyến cao tốc này đã được phép chạy với tốc độ khai thác tối đa 90km/h và tối thiểu là 60km/h (trừ những vị trí có biển báo hạn chế tốc độ riêng).
Cục Đường bộ lưu ý tài xế chạy trên các tuyến cao tốc được nâng tốc độ tối đa phải tuân thủ Luật Giao thông đường bộ, bảo đảm khoảng cách tối thiểu giữa hai xe đi trên cùng 1 làn đường cao tốc.
Trước đó, Bộ GTVT đã đồng ý với đề xuất của Cục Đường bộ Việt Nam về điều chỉnh nâng tốc độ khai thác đối với đường ô tô cao tốc phân kỳ đầu tư được thiết kế với 4 làn xe cơ giới có dải phân cách giữa (2 làn mỗi chiều).
8 đoạn tuyến cao tốc 4 làn xe hạn chế có thể khai thác với tốc độ tối đa 90km/h thay vì 80km/h như hiện nay với ô tô con, xe khách đến 30 chỗ, xe tải đến 3,5 tấn được Bộ GTVT đồng ý nâng tốc độ gồm: Mai Sơn - Quốc lộ 45, Quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Diễn Châu - Bãi Vọt, Nha Trang - Cam Lâm, Cam Lâm - Vĩnh Hảo, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Lào Cai - Kim Thành.
Đối với tuyến cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn dài 15km, do tuyến có 4 cầu không có dải phân cách cứng liên tục, không đảm bảo chiều dài đoạn tăng tốc theo yêu cầu, trước mắt chưa điều chỉnh tăng tốc độ khai thác cho đến khi tuyến đường được nâng cấp mở rộng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật.
 

TH Land Media

Thành viên
Tên dự án: Chung cư Bình An Plaza Thanh Hóa

Chủ Đầu Tư:Công ty Cổ phần địa ốc Bình An

Vị trí:khu dân cư tây Nam chợ Quảng Thắng, Phường Quảng Thắng, Thành Phố Thanh Hóa

Quy mô: diện tích khoảng: 8.211,34 m2 , dân số khoảng: 1.800 người.

Thiết kế :gồm 2 tòa nhà chung cư cao 24 tầng với 786 căn hộ chung cư

Năm hoàn thành dự kiến: Quý 2/2025

Loại hình nhà ở: Nhà ở thương mại

Dự kiến mở bán: Tháng 3/2024

Liên hệ: 0817.125.123 để được tư vấn và xem nhà mẫu.

Xem chi tiết tại: Chung cư Bình An Plaza Thanh Hóa
 

NamDu

Người nổi tiếng
Tuần vừa rồi vào Đồng Nai tôi có vào chơi Khu du lịch Bửu Long ở TP Biên Hòa.
Phải nói là rất hài lòng với cách làm của tỉnh bạn để có khu du lịch đẳng cấp rộng 84ha.
Tôi cứ tưởng một doanh nghiệp nào kiểu FLC, Vin hay Sun đầu tư nhưng thật bất ngờ khi chủ đầu tư và quản lý là một doanh nghiệp nhà nước địa phương:Công ty TNHH MTV Đầu tư Phát triển Bửu Long.
Tỉnh ta cần thiết phải xây dựng cho bằng được một khu du lịch như Bửu Long của Đồng Nai hay Đại Nam của Bình Dương tại TP Thanh Hóa là trung tâm của tỉnh để nhân dân trong tỉnh và khách du lịch mỗi khi đến Trung tâm của Thanh Hóa có địa điểm tham quan, vui chơi giải trí chứ như hiện nay khách đến TP Thanh Hóa chỉ là khách qua đường hoặc khách thực hiện công vụ, đến chỉ ở khách sạn, ăn uống theo công việc và đi, không để lại ấn tượng gì.
Trong 5-10 năm nữa, các KCN Sumitomo, WHA Hoằng Hóa, WHA Thiệu Hóa đều chỉ cách TPTH trên dưới 10km sẽ có nhiều chuyên gia nước ngoài, chuyên gia cao cấp, tỉnh cần tính đến phương án có các Khu du lịch vui chơi giải trí kiểu như Bửu Long hay Đại Nam
Nếu kêu gọi Doanh nghiệp khó quá thì Tỉnh có thể đầu tư qua một công ty TNHH một thành viên của Nhà nước như Đồng Nai đã làm
Bình Dương có Tập đoàn Becamex cũng là một công ty nhà nước hoạt động rất hiệu quả, thương hiệu đẳng cấp.
Không phải cứ Doanh nghiệp nhà nước là trì trệ làm ăn thua lỗ, thậm chí nếu quản lý tốt còn là những công ty mạnh, đóng góp lớn cho sự phát triển của địa phương
TRước kia tỉnh ta có Công ty Sông Mã cũng dạng này, từ hồi cổ phần hóa sang doanh nghiệp tư nhân thì bắt đầu mất hết thương hiệu, làm ăn khó khăn.
Nói các anh ấy không để ý quy hoạch Khu du lịch kiểu Bửu Long, Đại Nam thì cũng không phải, thực tế tỉnh ta đã đồng ý về mặt ý tưởng cho tập đoàn T&T quan tâm Khu du lịch Hàm Rồng núi Đọ( tuy nhiên ô Hiển là chúa của Quy hoạch treo, dự án Tân dân mới san lấp và làm nền đất chứ chưa có tiến triển gì thêm, tiến độ rất chậm, có cảm giác khởi công để giữ đất)
Hay như là đồng ý để Sungroup nghiên cứu Khu du lịch Hoàng Nghiêu, công viên văn hóa xứ Thanh.
Như ta biết, khoảng 4 năm nay khi xuất hiện covid và suy thoái kinh tế thì các căn hộ tại resort khó bán,Sun đã không còn có thể triển khai ồ ạt các dự án du lịch khắp nơi nữa mà phải lựa chọn khi nào đẩy mạnh rót vốn, khi nào tạm dừng. Họ đã có các dự án kỳ vĩ ở Phú Quốc, Quảng Ninh, Tây Ninh, Đà Nẵng nhưng cũng treo nhiều dự án như Công viên Kim Quy ở Hà Nội, Mẫu Sơn của Lạng Sơn...
Dự án của họ ở Sầm Sơn thì cũng tựa như dự án của FLC thôi, chưa thể gọi là " đăng cấp, khác biệt" như tiêu chí đầu tư của họ được. Quảng trường biển không phải nơi hái ra tiền mà chỉ là không gian đi bộ, các shophouse thì ở đâu trên đất nước này cũng có và cũng sơn xanh đỏ tím vàng như kiểu vậy nên chẳng đặc biệt điểm gì.
Dự án Khoáng nóng Quảng Yên thì hiện tại vẫn đang làm nhưng siêu chậm, có thể là do vừa làm vừa hoàn thiện hồ sơ, nhưng lý do chính là vì khó bán nhà do suy thoái kinh tế.
Cái tôi mong chờ ở Sun là đầu tư tại TP Thanh Hóa một công trình du lịch đẳng cấp, khác biệt ở
Dự án Hoàng Nghiêu vốn rất sẵn đất đai, núi non, ao hồ tự nhiên
Một dự án nữa mà chắc chắn theo đúng tiêu chí của Sun " đẳng cấp, khác biệt" đó là Bến En. Nơi có hồ nước ngọt và 21 hòn đảo bằng đất nằm giữa. Đây là thắng cảnh không có cái thứ hai ở nước ta
Dự án Am Tiên thì sun có thể đầu tư kiểu bà đen trong Tây Ninh, chắc chắn 40 triệu khách miền bắc và bắc miền Trung sẽ đến trải nghiệm đông như kiến.
Dự án Pù Luông bao gồm cả cáp treo thì sẽ chỉ hút được đông khách kể từ 2030 khi hạ tầng giao thông của Thanh Hóa tốt lên và 3 triệu dân đồng bằng Thanh Hóa đạt đến cuộc sống tiệm cận đô thị.
Có một thực tế là khi sống ở đâu thì bản thân sẽ thấy nơi đó không còn hấp dẫn nữa bác à.

Như em sinh ra và lớn lên ở Tp.HCM suốt hơn 20 năm đầu tiên cuộc đời em thấy nơi em sống thật nhàm chán, và em không hiểu sao người bỏ tiền tới đây đi du lịch làm gì chứ, một nơi ồn ào, khói bụi, từ sáng sớm đến tối mịt lúc nào cũng kẹt xe, và chẳng có gì để chơi ngoài mấy cái trung tâm thương mại, mấy cái di tích cũ mà hoàn toàn có thể thấy trên internet. Nhưng sau khi rời thành phố hơn 10 năm, quay lại thì em lại thấy háo hức vì nó thật mới lạ, so với những gì em đã từng có trong ký ức, nhưng sau 3 năm kể từ ngày quay trở lại khi đã quen với đời sống rùi thì em lại thấy nó bình thường.

Với một người nơi khác tới em thấy Thanh Hóa khá thú vị, khi có nhiều làng nghề truyền thống, đình chùa nhiều, là công dân của thành phố lớn nhất cả nước khi tới công tác ở Thanh Hóa em cảm giác mọi thứ như chậm lại, nó đủ cho em có thể ngắm nhìn và cảm nhận mọi thứ, điều mà trước đó em không có. Tuy rằng Thanh Hóa có rất nhiều lợi thế và có rất nhiều loại hình du lịch để có khai thác nhưng em thấy trước đây và bây giờ nữa chưa được quy hoạch bài bản, Như làng cổ Đông Sơn em tới thăm năm 2014 em thấy trên internet nói khá nhiều nhưng tới nơi thì đúng là làng cổ thật nhưng di tích không được bảo tồn, em khá tiếc nuối cho một ngôi làng có tính lịch sử trong văn hóa Việt, khi không thoát khỏi quá trình đô thị hóa bởi những ngôi nhà tầng kiểu mới, giá như nó được bảo tồn và mở rộng thì hay lắm. Em có nhiều lần đi Đài Loan và rất thích khu phố cổ Đạm Thủy, họ gìn giữ văn hóa và kiến trúc khá tốt, những ngôi nhà xây mới cũng theo phong cách cổ.

Mong Thanh Hóa có hướng đi phù hợp để bảo tồn và phát triền được văn hóa du lịch địa phương. Còn hiện tại du lịch Thanh Hóa vẫn phụ thuộc chủ yếu vào Du Lịch biển 1 mùa chưa bứt phá được. Còn Phù Luông thì hấp dẫn khách quốc tế còn với khách Việt em thấy không thực sự hấp dẫn họ.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Thanh Hoá sinh ra rất nhiều danh tướng lẫy lừng nhưng không được đưa dạy trong SGK nên người dân không biết.
Những ông ít công lao hơn như Tô Hiến Thành thời Lý lại có vẻ được nhắc đến tên tuổi nhiều hơn
Các danh tướng quê ta như Nguyễn chích, Lê sát , Đinh Lễ, Đinh Liệt, Trịnh Tùng, Hoàng Đình Ái… chỉ có người am hiểu lịch sử biết
Hoàng Đình Ái 75 tuổi vẫn trấn ải biên cương khiến nhà Minh khiếp sợ không dám động binh
Trịnh Tùng một tay trung Hưng nhà Lê, tài giỏi hơn cỡ Lý Công Uẩn rất nhiều lần( ông này nhờ ngài Đào Cam Mộc quê ta dựng lên chứ tài năng quân sự không có gì vì sống trong thời tống mạt)
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Có một thực tế là khi sống ở đâu thì bản thân sẽ thấy nơi đó không còn hấp dẫn nữa bác à.

Như em sinh ra và lớn lên ở Tp.HCM suốt hơn 20 năm đầu tiên cuộc đời em thấy nơi em sống thật nhàm chán, và em không hiểu sao người bỏ tiền tới đây đi du lịch làm gì chứ, một nơi ồn ào, khói bụi, từ sáng sớm đến tối mịt lúc nào cũng kẹt xe, và chẳng có gì để chơi ngoài mấy cái trung tâm thương mại, mấy cái di tích cũ mà hoàn toàn có thể thấy trên internet. Nhưng sau khi rời thành phố hơn 10 năm, quay lại thì em lại thấy háo hức vì nó thật mới lạ, so với những gì em đã từng có trong ký ức, nhưng sau 3 năm kể từ ngày quay trở lại khi đã quen với đời sống rùi thì em lại thấy nó bình thường.

Với một người nơi khác tới em thấy Thanh Hóa khá thú vị, khi có nhiều làng nghề truyền thống, đình chùa nhiều, là công dân của thành phố lớn nhất cả nước khi tới công tác ở Thanh Hóa em cảm giác mọi thứ như chậm lại, nó đủ cho em có thể ngắm nhìn và cảm nhận mọi thứ, điều mà trước đó em không có. Tuy rằng Thanh Hóa có rất nhiều lợi thế và có rất nhiều loại hình du lịch để có khai thác nhưng em thấy trước đây và bây giờ nữa chưa được quy hoạch bài bản, Như làng cổ Đông Sơn em tới thăm năm 2014 em thấy trên internet nói khá nhiều nhưng tới nơi thì đúng là làng cổ thật nhưng di tích không được bảo tồn, em khá tiếc nuối cho một ngôi làng có tính lịch sử trong văn hóa Việt, khi không thoát khỏi quá trình đô thị hóa bởi những ngôi nhà tầng kiểu mới, giá như nó được bảo tồn và mở rộng thì hay lắm. Em có nhiều lần đi Đài Loan và rất thích khu phố cổ Đạm Thủy, họ gìn giữ văn hóa và kiến trúc khá tốt, những ngôi nhà xây mới cũng theo phong cách cổ.

Mong Thanh Hóa có hướng đi phù hợp để bảo tồn và phát triền được văn hóa du lịch địa phương. Còn hiện tại du lịch Thanh Hóa vẫn phụ thuộc chủ yếu vào Du Lịch biển 1 mùa chưa bứt phá được. Còn Phù Luông thì hấp dẫn khách quốc tế còn với khách Việt em thấy không thực sự hấp dẫn họ.
Mặc dù em quê Thanh Hoá nhưng đã sinh ra và lớn lên ở TPHCM mà vẫn nhớ tới cố hương là rất đáng trân trọng
Người Thanh Hoá ta có truyền thống khi thành danh thường đầu tư rất lớn về quê như Mai Linh, Sao Mai, Đại Dũng, Xuân Mai, FLC, Sungroup, Sunshine, Miza, Long Sơn, Đại Dương, Công Thanh, Danko, Lã Vọng….
Tôi chưa bao giờ khen các anh lãnh đạo quê ta làm du lịch giỏi mà chỉ nhận định ở mức trung bình.
Công tác quản lý di tích lịch sử còn kém so sánh với các địa phương như Huế, Quảng Nam.
Không nơi nào trên đất nước Việt Nam này nhiều vua chúa, dấu tích các triều đại như Thanh Hoá ta nhưng công tác quản lý và phục dựng ko xứng tầm
Lam Kinh phục dựng quá thấp ( nó phải cao 2-3 tầng) như đình Làng làm mất đi sự tráng lệ của một điện quan trọng thuộc triều đại vĩ đại nhất lịch sử đất nước
Kinh đô Vạn Lại- Yên Trường thì đến nay chưa thấy ai dám mạnh dạn đề xuất phục dựng ( là kinh đô của triều Lê Trung Hưng trong khoảng 60 năm chứ không ít)
Thành nhà Hồ thì rụt rè không dám đề xuất phục dựng chính điện.
Ta có thể bỏ ra vài ngàn tỷ làm đường thì cũng có thể mạnh dạn bỏ ra vài ngàn tỷ phục dựng tử cấm thành nhà Hồ, tránh để cả nước hiểu lầm ở đây chỉ có bờ tường đá
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Kết quả đầu tư nước ngoài năm 2023 trên địa bàn tỉnh
Trong năm 2023, toàn tỉnh đã cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 19 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 223,81 triệu USD, gấp 2,1 lần về số dự án và 2,86 lần số vốn đầu tư so với cùng kỳ năm 2022; điều chỉnh vốn cho 08 dự án FDI với số vốn tăng thêm là 63,64 triệu USD; nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, vốn góp 11,35 triệu USD, gấp 21 lần so với cùng kỳ. Lũy kế đến hết năm 2023, trên địa bàn tỉnh có 157 dự án đầu tư trực tiếp (FDI) còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký 14,616 tỷ USD, gồm: 75 dự án trong Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp, 82 dự án ngoài Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp.
Tổng vốn thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh trong năm 2023 ước đạt 453,5 triệu USD, tăng 0,8% so với cùng kỳ. Các dự án FDI trên địa bàn tỉnh được triển khai thực hiện cơ bản bảo đảm tiến độ quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và cam kết của nhà đầu tư; tuy nhiên, tình hình sản xuất, kinh doanh của một số doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực may mặc, giầy da bị cắt giảm đơn hàng, do ảnh hưởng bởi suy thoái của các thị trường xuất khẩu trên thế giới. So với cùng kỳ năm 2022, giá trị xuất khẩu các doanh nghiệp khu vực FDI giảm 2,85%, giá trị nhập khẩu giảm 8,18%, nộp ngân sách giảm 11%. Ngoài ra, do thay đổi kế hoạch đầu tư, sản xuất nên trong năm có 04 nhà đầu tư đã tự chấm dứt hoạt động dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 22,9 triệu USD.
Trong năm 2024, tỉnh kỳ vọng thu hút được trên 20 dự án FDI mới, với vốn đầu tư đăng ký khoảng 3,5 tỷ USD; trong đó có một số dự án quy mô lớn, như: Nhà máy điện khí LNG Nghi Sơn (vốn đầu tư đăng ký khoảng 2,5 tỷ USD), dự án Khu công nghiệp phía Tây thành phố Thanh Hóa (300 triệu USD); giá trị giải ngân vốn của các dự án FDI đạt khoảng 460 triệu USD.
PS: Như vậy dự án LNG Nghi Sơn chỉ có số vốn giai đoạn I là 2,5 tỷ chứ 5,8 tỷ là vốn tất cả các giai đoạn của dự án này.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài
( Vốn FDI)
số dự ánSố vốnSố dự án tăng vốnSố vốn từ dự án tăng vốnNhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, vốn gópTổng số vốn FDI đăng kýTổng số vốn FDI
thực hiện
NĂM 202319223,81 triệu USD0863,64 triệu USD11,35 triệu USD298.8 triệu USD453,5 triệu USD
NĂM 202420( dự kiến)3,5 tỷ USD
Trong đó:
Nhà máy điện khí LNG Nghi Sơn: 2,5 tỷ USD)
Dự án Khu công nghiệp phía Tây thành phố Thanh Hóa :300 triệu USD
460 triệu USD
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Dự án WHA Hoằng Hóa 50 triệu USD nhỏ quá nên chắc tỉnh không điểm danh, mà chỉ kể KCN Tây TP Thanh Hóa 300 triệu USD
Có thể nói mặc dù chưa có KCN tử tế nhưng thu hút FDI năm 2023 của tỉnh ta vẫn đạt gần 300 triệu USD, quan trọng là số vốn thực hiện trên thực tế tới 453,5 triệu USD , cao hơn số vốn đăng ký( giải ngân vốn của cả dự án các năm trước)
Tỉnh ta dự kiến 2024, tổng vốn FDI đạt 3,5 tỷ không biết sẽ đứng thứ mấy cả nước nhỉ?
Vốn của LNG Nghi Sơn là 2,5 tỷ như vậy vốn của các dự án FDI còn lại tỉnh dự kiến đạt tới 1 tỷ USD
Không hiểu có những dự án nào hứa hẹn ngoài LNG Nghi Sơn nhỉ?
300 triệu của KCN Sumitomo; 50 triệu của KCN WHA Hoằng Hóa thì tổng mới đặt 350 triệu, còn tới 650 triệu vốn FDI của các dự án khác nữa.
À khởi công TTTM Aeon Mall Thanh Hóa tổng vốn 170 triệu USD nữa là có được 520 triệu USD rồi. Còn 480 triệu USD tỉnh hy vọng từ các dự án khác khi đã bắt đầu có KCN WHA Hoằng Hóa cùng phát triển các dự án FDI may mặc, da giày.
Nói chung kế hoạch thu hút vốn FDI của tỉnh trong năm 2024 là khá thực tế và chúng ta cùng mong năm 2024 là năm đại thắng lợi của thu hút FDI vào Thanh Hóa.
Với tổng vốn FDI đạt khoảng 3,5 tỷ chắc chắn đứng đầu miền Trung và hơn xa Nghệ An rồi.
Có được 3,5 tỷ này thì tổng vốn FDI lũy kế của tỉnh ta tính đến 2024 khoảng 177 dự án với số vốn khoảng 18 tỷ USD.
Nếu kế hoạch này thành sự thật, cuối năm 2024 hoặc đầu năm 2025 khởi công được KCN Sumitomo và KCN WHA Thiệu Hóa thì vốn đăng ký FDI trong năm 2025 sẽ rất khả quan.
Tính chung nhiệm kỳ 2021-2025 tỉnh ta đúng là sẽ đảm bảo tiêu chí là cực tăng trưởng phía Bắc của cả nước, cùng với HN, HP, QN, tạo thành tứ giác kinh tế, nghĩa là 4 địa phương có quy mô GRDP cao nhất của cả nước.
Sang nhiệm kỳ 2025-2030 tỉnh ta sẽ tính sổ với Quảng Ninh, đòi lại vị trí tổng GRDP thứ 3 của phía Bắc đã bị Quảng Ninh vượt qua vào năm 2019.
Tỉnh Bắc Ninh đã bị tỉnh ta bỏ khá xa tổng GRDP do tăng trưởng âm nhiều năm liên tiếp, công nghiệp gia công điện tử còn ảm đạm và phải cạnh tranh thu hút đầu tư với Bắc Giang nên không thể vượt trở lại tỉnh ta để lên vị trí số 3 về GRDP của khu vực phía Bắc được
Tôi dự kiến 4-5 năm nữa tỉnh Bắc Giang sẽ vượt Bắc Ninh để giành vị trí thứ 5 của phía bắc về tổng GRDP. Khi đạt đến mức này thì Bắc Giang sẽ chững lại và rơi tự do như Bắc Ninh hiện nay do doanh nghiệp nội yếu, không có thế mạnh về bán lẻ hàng hóa và dịch vụ khác như vận tải, y tế.. và không phải là tỉnh phát triển du lịch.
Xét trên phạm vi cả nước, Thanh Hóa ta là hài hòa nhất:
  • Vừa có công nghiệp nặng: Lắp ráp ô tô, lọc dầu, nhiệt điện, hóa chất, gang thép, xi măng, mía đường, thủy điện, điện năng lượng mặt trời...
  • Vừa có nông nghiệp giá trị cao: Chăn nuôi lợn, gà, bò sữa, trồng cây ăn quả xuất khẩu, nuôi yến sào...
  • Vừa có công nghiệp điện tử, công nghiệp hàng tiêu dùng: Sẽ sớm hình thành với 3 KCN quanh TP Thanh Hóa là KCN Sumitomo, KCN WHA Phú Quý, KCN WHA Giang Quang và dĩ nhiên KCN Bỉm Sơn cũng là điểm đến có thể hy vọng thu hút được công nghiệp điện tử
  • Vừa có ngành Thương mại, dịch vụ, bán lẻ hàng hóa phát triển: Tổng bán lẻ thứ ba phía Bắc sau HN, HP( sắp vượt qua), thị trường 4,3 triệu dân rất là lớn, nó sẽ sớm vượt xa giá trị của các tỉnh bé dù có là tỉnh có giá trị sản xuất công nghiệp cao. Dịch vụ vận tải phát triển do có sân bay, cảng biển và dân số đông. Dịch vụ y tế cũng đang phát triển mạnh về số lượng( chất lượng thì bình thương thôi, ko thể bằng Huế được, đẳng cấp y tế cao như Huế không phải sớm mà có được), số lượng bác sĩ, số giường bệnh, số bệnh viện, phòng khám của tỉnh ta chỉ đứng sau HN và TP Hồ Chí Minh.
  • Vừa có Kinh tế du lịch: Như ta đã biết, Thanh Hóa hiện là một trọng điểm du lịch của quốc gia, đứng thứ ba phía Bắc về tổng khách và doanh thu du lịch sau Hà Nội và Quảng Ninh. Năm 2024 tỉnh ta đưa vào các khu du lịch và công trình du lịch rất quan trọng như Flamigo Ibiza 1; Vlasta Sầm Sơn; Hi_lake resort &spa Lam Kinh; công viên nước Sunworld. Bốn 4 công trình du lịch rất lớn đưa vào hoạt động trong cùng năm 2024 sẽ đẩy doanh thu và lượng khách du lịch tăng lên đột biến so với 2023.
Tương lai 2025 và sau đó còn cực kỳ hứa hẹn với các công trình du lịch khác sẽ hoàn thành hoặc khởi công như T& T Nghi Sơn, Resort Hiền Đức Nghi Sơn, Giai đoạn 2 Resort Monaco Anh Phát, Khu du lịch Anh Phát Đảo Mê, Khu du lịch Bến En của Sungroup; Khu du lịch Hoàng Nghiêu, Am Tiên của Sungroup, Khu du lịch Pù Luông của Sungroup
Tỉnh ta rộng hơn 11.000 km2 bằng 3/4 cả đồng bằng sông Hồng cộng lại nên dung lượng đầu tư về du lịch sẽ sớm vượt xa Quảng Ninh đã tới ngưỡng vì cái gì đầu tư được ở QUảng Ninh thì người ta đã làm hết rồi, trong khi ở tỉnh ta mới chỉ giai đoạn đầu của các dự án du lịch lớn.
Dù có khiêm tốn thì vài năm nữa, tôi mong các anh lãnh đạo tỉnh khóa sau sớm đề nghị Thủ tướng Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa trở thành thành phố trực thuộc trung ương trên một diện tích 11.000 km2 như hiện nay. Đây sẽ là một thành phố trực thuộc trung ương đủ diện tích đất ở cho khoảng 6-8 triệu dân sinh sống thoải mái, thoáng đãng, không chật trội, bon chen.
Công trình nhân tạo thì có thể xây dựng được nhưng đất đai thì không thể tạo ra được, đó là lợi thế của tỉnh ta mà xét về lâu về dài là không tỉnh nào ở nước ta bằng cho được( tỉnh đất rộng hơn thì toàn đồi núi chứ không thể có vùng đồng bằng tới hơn 3000km2 như tỉnh ta được)
 
Last edited:

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Xem clip này để thấy tỉnh Thanh Hóa có văn hóa đa dạng như thế nào. Trong hơn 4000 năm Thanh Hóa là tỉnh duy nhất của cả nước không bị chia tách, sát nhập mặc dù sống dưới thời phong kiến phương tiện giao thông lạc hậu với đi bộ và cưỡi ngựa mà phải quản lý vùng đất rộng đến vậy.
Hai miền Đông và Tây của Thanh Hóa quá khác biệt với nhau
Các chỉ số trung bình của cả tỉnh bị thấp hơn trung bình của cả nước là do có tới hơn 1,1 triệu người đồng bào dân tộc thiểu số mà nhiều trong số đó không nói được tính Việt như trong clip trên.
Trong 4,3 triệu dân của tỉnh ta thì đồng bằng có hơn 3,2 triệu/3000km2 còn miền núi khoảng 1,1 triệu dân/8000 km2.
Khu vực đồng bằng với 16 huyện, thị xã, thành phố vẫn là một tỉnh rất lớn của cả nước và chắc chắn là tỉnh đồng bằng lớn nhất cả nước!
Trong 10 năm tới ngành du lịch hướng mạnh lên khu vực Tây Thanh Hóa như kiểu của Hà Giang, Lào Cai thì du lịch tỉnh ta sẽ có thêm nhiều giá trị đặc biệt mà không gặp được ở Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hòa hay Phú Quốc.
 

Anhds

Người nổi tiếng
Dự án WHA Hoằng Hóa 50 triệu USD nhỏ quá nên chắc tỉnh không điểm danh, mà chỉ kể KCN Tây TP Thanh Hóa 300 triệu USD
Có thể nói mặc dù chưa có KCN tử tế nhưng thu hút FDI năm 2023 của tỉnh ta vẫn đạt gần 300 triệu USD, quan trọng là số vốn thực hiện trên thực tế tới 453,5 triệu USD , cao hơn số vốn đăng ký( giải ngân vốn của cả dự án các năm trước)
Tỉnh ta dự kiến 2024, tổng vốn FDI đạt 3,5 tỷ không biết sẽ đứng thứ mấy cả nước nhỉ?
Vốn của LNG Nghi Sơn là 2,5 tỷ như vậy vốn của các dự án FDI còn lại tỉnh dự kiến đạt tới 1 tỷ USD
Không hiểu có những dự án nào hứa hẹn ngoài LNG Nghi Sơn nhỉ?
300 triệu của KCN Sumitomo; 50 triệu của KCN WHA Hoằng Hóa thì tổng mới đặt 350 triệu, còn tới 650 triệu vốn FDI của các dự án khác nữa.
À khởi công TTTM Aeon Mall Thanh Hóa tổng vốn 170 triệu USD nữa là có được 520 triệu USD rồi. Còn 480 triệu USD tỉnh hy vọng từ các dự án khác khi đã bắt đầu có KCN WHA Hoằng Hóa cùng phát triển các dự án FDI may mặc, da giày.
Nói chung kế hoạch thu hút vốn FDI của tỉnh trong năm 2024 là khá thực tế và chúng ta cùng mong năm 2024 là năm đại thắng lợi của thu hút FDI vào Thanh Hóa.
Với tổng vốn FDI đạt khoảng 3,5 tỷ chắc chắn đứng đầu miền Trung và hơn xa Nghệ An rồi.
Có được 3,5 tỷ này thì tổng vốn FDI lũy kế của tỉnh ta tính đến 2024 khoảng 177 dự án với số vốn khoảng 18 tỷ USD.
Nếu kế hoạch này thành sự thật, cuối năm 2024 hoặc đầu năm 2025 khởi công được KCN Sumitomo và KCN WHA Thiệu Hóa thì vốn đăng ký FDI trong năm 2025 sẽ rất khả quan.
Tính chung nhiệm kỳ 2021-2025 tỉnh ta đúng là sẽ đảm bảo tiêu chí là cực tăng trưởng phía Bắc của cả nước, cùng với HN, HP, QN, tạo thành tứ giác kinh tế, nghĩa là 4 địa phương có quy mô GRDP cao nhất của cả nước.
Sang nhiệm kỳ 2025-2030 tỉnh ta sẽ tính sổ với Quảng Ninh, đòi lại vị trí tổng GRDP thứ 3 của phía Bắc đã bị Quảng Ninh vượt qua vào năm 2019.
Tỉnh Bắc Ninh đã bị tỉnh ta bỏ khá xa tổng GRDP do tăng trưởng âm nhiều năm liên tiếp, công nghiệp gia công điện tử còn ảm đạm và phải cạnh tranh thu hút đầu tư với Bắc Giang nên không thể vượt trở lại tỉnh ta để lên vị trí số 3 về GRDP của khu vực phía Bắc được
Tôi dự kiến 4-5 năm nữa tỉnh Bắc Giang sẽ vượt Bắc Ninh để giành vị trí thứ 5 của phía bắc về tổng GRDP. Khi đạt đến mức này thì Bắc Giang sẽ chững lại và rơi tự do như Bắc Ninh hiện nay do doanh nghiệp nội yếu, không có thế mạnh về bán lẻ hàng hóa và dịch vụ khác như vận tải, y tế.. và không phải là tỉnh phát triển du lịch.
Xét trên phạm vi cả nước, Thanh Hóa ta là hài hòa nhất:
  • Vừa có công nghiệp nặng: Lắp ráp ô tô, lọc dầu, nhiệt điện, hóa chất, gang thép, xi măng, mía đường, thủy điện, điện năng lượng mặt trời...
  • Vừa có nông nghiệp giá trị cao: Chăn nuôi lợn, gà, bò sữa, trồng cây ăn quả xuất khẩu, nuôi yến sào...
  • Vừa có công nghiệp điện tử, công nghiệp hàng tiêu dùng: Sẽ sớm hình thành với 3 KCN quanh TP Thanh Hóa là KCN Sumitomo, KCN WHA Phú Quý, KCN WHA Giang Quang và dĩ nhiên KCN Bỉm Sơn cũng là điểm đến có thể hy vọng thu hút được công nghiệp điện tử
  • Vừa có ngành Thương mại, dịch vụ, bán lẻ hàng hóa phát triển: Tổng bán lẻ thứ ba phía Bắc sau HN, HP( sắp vượt qua), thị trường 4,3 triệu dân rất là lớn, nó sẽ sớm vượt xa giá trị của các tỉnh bé dù có là tỉnh có giá trị sản xuất công nghiệp cao. Dịch vụ vận tải phát triển do có sân bay, cảng biển và dân số đông. Dịch vụ y tế cũng đang phát triển mạnh về số lượng( chất lượng thì bình thương thôi, ko thể bằng Huế được, đẳng cấp y tế cao như Huế không phải sớm mà có được), số lượng bác sĩ, số giường bệnh, số bệnh viện, phòng khám của tỉnh ta chỉ đứng sau HN và TP Hồ Chí Minh.
  • Vừa có Kinh tế du lịch: Như ta đã biết, Thanh Hóa hiện là một trọng điểm du lịch của quốc gia, đứng thứ ba phía Bắc về tổng khách và doanh thu du lịch sau Hà Nội và Quảng Ninh. Năm 2024 tỉnh ta đưa vào các khu du lịch và công trình du lịch rất quan trọng như Flamigo Ibiza 1; Vlasta Sầm Sơn; Hi_lake resort &spa Lam Kinh; công viên nước Sunworld. Bốn 4 công trình du lịch rất lớn đưa vào hoạt động trong cùng năm 2024 sẽ đẩy doanh thu và lượng khách du lịch tăng lên đột biến so với 2023.
Tương lai 2025 và sau đó còn cực kỳ hứa hẹn với các công trình du lịch khác sẽ hoàn thành hoặc khởi công như T& T Nghi Sơn, Resort Hiền Đức Nghi Sơn, Giai đoạn 2 Resort Monaco Anh Phát, Khu du lịch Anh Phát Đảo Mê, Khu du lịch Bến En của Sungroup; Khu du lịch Hoàng Nghiêu, Am Tiên của Sungroup, Khu du lịch Pù Luông của Sungroup
Tỉnh ta rộng hơn 11.000 km2 bằng 3/4 cả đồng bằng sông Hồng cộng lại nên dung lượng đầu tư về du lịch sẽ sớm vượt xa Quảng Ninh đã tới ngưỡng vì cái gì đầu tư được ở QUảng Ninh thì người ta đã làm hết rồi, trong khi ở tỉnh ta mới chỉ giai đoạn đầu của các dự án du lịch lớn.
Dù có khiêm tốn thì vài năm nữa, tôi mong các anh lãnh đạo tỉnh khóa sau sớm đề nghị Thủ tướng Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa trở thành thành phố trực thuộc trung ương trên một diện tích 11.000 km2 như hiện nay. Đây sẽ là một thành phố trực thuộc trung ương đủ diện tích đất ở cho khoảng 6-8 triệu dân sinh sống thoải mái, thoáng đãng, không chật trội, bon chen.
Công trình nhân tạo thì có thể xây dựng được nhưng đất đai thì không thể tạo ra được, đó là lợi thế của tỉnh ta mà xét về lâu về dài là không tỉnh nào ở nước ta bằng cho được( tỉnh đất rộng hơn thì toàn đồi núi chứ không thể có vùng đồng bằng tới hơn 3000km2 như tỉnh ta được)
Khu công nghiệp phía tây thành phố ko biết năm 2024 này có khởi công đầu tư không, trong các dự án khu công nghiệp sắp triển khai thì em thấy khu này tiềm năng và thuận lợi nhất. Làm dc khu này ra hồn thì khu vực TP mới sát nhập sẽ phát triển nhanh chóng, đẩy nhanh quá trình đô thị hoá hơn.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Khu công nghiệp phía tây thành phố ko biết năm 2024 này có khởi công đầu tư không, trong các dự án khu công nghiệp sắp triển khai thì em thấy khu này tiềm năng và thuận lợi nhất. Làm dc khu này ra hồn thì khu vực TP mới sát nhập sẽ phát triển nhanh chóng, đẩy nhanh quá trình đô thị hoá hơn.
Sumitomo muốn phát triển hạ tầng KCN, ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng thì đã hết đất quy hoạch ở vị trí đẹp, giá thuê đất lại cao còn ở Thanh Hóa thì nằm ngay trong địa giới tỉnh lỵ, có cao tốc Bắc Nam chạy gần đó. Vậy quá thuận lợi cho họ rồi
Có thể 2024 chưa khởi công được KCN Sumitomo nhưng tỉnh cố gắng trao quyết định chấp thuận đầu tư thì tính vào tổng vốn FDI của 2024
Sang 2025 khởi công thì số vốn này không được tính vào 2025 nữa
 

Hungda

Người nổi tiếng
Xem clip này để thấy tỉnh Thanh Hóa có văn hóa đa dạng như thế nào. Trong hơn 4000 năm Thanh Hóa là tỉnh duy nhất của cả nước không bị chia tách, sát nhập mặc dù sống dưới thời phong kiến phương tiện giao thông lạc hậu với đi bộ và cưỡi ngựa mà phải quản lý vùng đất rộng đến vậy.
Hai miền Đông và Tây của Thanh Hóa quá khác biệt với nhau
Các chỉ số trung bình của cả tỉnh bị thấp hơn trung bình của cả nước là do có tới hơn 1,1 triệu người đồng bào dân tộc thiểu số mà nhiều trong số đó không nói được tính Việt như trong clip trên.
Trong 4,3 triệu dân của tỉnh ta thì đồng bằng có hơn 3,2 triệu/3000km2 còn miền núi khoảng 1,1 triệu dân/8000 km2.
Khu vực đồng bằng với 16 huyện, thị xã, thành phố vẫn là một tỉnh rất lớn của cả nước và chắc chắn là tỉnh đồng bằng lớn nhất cả nước!
Trong 10 năm tới ngành du lịch hướng mạnh lên khu vực Tây Thanh Hóa như kiểu của Hà Giang, Lào Cai thì du lịch tỉnh ta sẽ có thêm nhiều giá trị đặc biệt mà không gặp được ở Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hòa hay Phú Quốc.
"Trong hơn 4000 năm Thanh Hóa là tỉnh duy nhất của cả nước không bị chia tách, sát nhập"
=> Có sáp nhập một phần trấn Sơn Nam hồi đó làm Thanh Hoa ngoại trấn, sau lại tách ra làm đạo Thanh Bình rồi lập tỉnh Ninh Bình
 

Facebook Comment

Chủ đề tương tự

Chủ đề được quan tâm nhất

Top