• Lưu ý đọc kỹ nội quy trước khi đăng bài để tránh bị bannick, xóa bài. Xem hướng dẫn đăng bài và tính năng UP tin miễn phí
  • Thông báo về việc đăng bài & đăng ký thành viên áp dụng tại thread Hot news, Projects & Developments
    - Phải đăng ký thành viên mới có thể đăng bài tại thread này.
    - Nếu gặp khó khăn khi đăng ký, vui lòng liên hệ qua email : thanhhoaonline.net@gmail.com để được hỗ trợ đăng ký và kích hoạt tài khoản.

Hac.thanh

Moderator
Staff member
kỳ công nhưng không chất lượng bác ơi, số liệu sai nhiều quá, mặc dù có thể kiếm rất dễ dàng.
Thiết nghĩ bạn này đã bỏ công ra như vậy thì nên tìm 1 nguồn số liệu nào uy tín một chút, đặc biệt là phải cùng thời kỳ dân số (cùng năm). Kỳ công nhưng sai thì bảng này cũng vô giá trị
Chẳng cần nhìn đâu xa, nhìn ngay dân số của Nghệ An và Thanh Hóa thì rõ, dân số của Nghệ An là số liệu của năm 2021, trong khi Thanh Hóa lấy số liệu của năm 2023 (lại còn dùng dân số quy đổi), người không biết sẽ mang đi spam khắp nơi nói dân số thành thị Thanh Hóa gấp hơn 3 lần Nghệ An, mặc dù thực tế đang gấp 2. Người không biết sẽ nói dân số thành thị của Thanh Hóa (1,6 triệu dân số liệu quy đổi) gấp rưỡi Hải Phòng Đà Nẵng Cần Thơ Quảng Ninh và vượt Đồng Nai (thực tế thì đang thua đến hơn 400 nghìn người)
Tôi lại thấy vui khi cậu Namdu làm cái bảng này đó
Người nào người ta hiểu sơ sài người ta đánh giá cao Thanh Hoá quê tôi cũng là rất tốt, có lợi cho thu hút đầu tư
Họ sẽ thấy Thanh Hoá là thị trường gần 4,4 triệu dân với hơn 1,6 triệu dân thành thị!
Quá là thành công về mặt quảng bá ấy chứ!
Với các nhà tìm hiểu thị trường, đây là số liệu cực kỳ tốt cho địa phương Thanh Hoá
Bảng này càng được truyền rộng, càng tốt
Rõ ràng bản chất không sai vì nó lấy thông tin từ Bộ Nội vụ qua tờ trình gửi sang Thường vụ Quốc hội!
 

VPC-HC

Thành viên tích cực
Tôi lại thấy vui khi cậu Namdu làm cái bảng này đó
Người nào người ta hiểu sơ sài người ta đánh giá cao Thanh Hoá quê tôi cũng là rất tốt, có lợi cho thu hút đầu tư
Họ sẽ thấy Thanh Hoá là thị trường gần 4,4 triệu dân với hơn 1,6 triệu dân thành thị!
Quá là thành công về mặt quảng bá ấy chứ!
Với các nhà tìm hiểu thị trường, đây là số liệu cực kỳ tốt cho địa phương Thanh Hoá
Bảng này càng được truyền rộng, càng tốt
Rõ ràng bản chất không sai vì nó lấy thông tin từ Bộ Nội vụ qua tờ trình gửi sang Thường vụ Quốc hội!
số liệu thì không sai nhưng lại có vẻ đánh tráo khái niệm, gây ra cái nhìn tổng quan sai lệch khi so sánh với địa phương khác.
Nhà tìm hiểu thị trường họ không dùng mấy cái bảng số liệu không có nguồn tin cậy như này đâu :))
Bảng này càng được truyền rộng, càng tốt :)) ý bác là muốn ủng hộ cho cái sai ấy hả :)) e cũng làm bảng thống kê nhiều nhưng chưa từng dám "ma số" "đánh tráo" kiểu này đâu
 

NamDu

Người nổi tiếng
Hà Nam được quy hoạch trở thành thành phố trực thuộc Trung ương


Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1686/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
ha nam duoc quy hoach tro thanh thanh pho truc thuoc trung uong hinh 1

Một góc thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam hiện nay. Ảnh ST

Theo phê duyệt, phạm vi, ranh giới quy hoạch gồm toàn bộ diện tích tự nhiên tỉnh Hà Nam với diện tích là 861,93 km2; gồm 06 đơn vị hành chính cấp huyện: Thành phố Phủ Lý, thị xã Duy Tiên và các huyện Kim Bảng, Thanh Liêm, Lý Nhân, Bình Lục. Phía Bắc tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, phía Đông giáp tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, phía Nam giáp tỉnh Nam Định, phía Tây Nam giáp tỉnh Ninh Bình và phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình.

Mục tiêu đến năm 2030 xây dựng tỉnh Hà Nam giàu đẹp, văn minh, phấn đấu đạt mức phát triển khá của Vùng đồng bằng sông Hồng; trở thành trung tâm công nghiệp – công nghệ cao thân thiện với môi trường, hiệu quả kinh tế – xã hội lớn; trung tâm du lịch văn hóa gắn với du lịch văn hóa tâm linh, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, thể thao.

Hà Nam phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, sản xuất hàng hóa với năng suất, chất lượng, giá trị cao; có tốc độ tăng năng suất lao động cao trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng hiệu quả khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng nhân lực; các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường sinh thái, an sinh xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được đảm bảo và không ngừng nâng cao.

Về kinh tế, phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân giai đoạn 2021 – 2030 đạt khoảng 11,2%/năm. Cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 70,5%, ngành dịch vụ chiếm 26%, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 3,5%. GRDP bình quân đầu người đạt trên 230 triệu đồng. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội cả giai đoạn 2021 – 2030 đạt 758 nghìn tỷ đồng; phấn đấu kinh tế số chiếm 25-30% GRDP…

Tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nam trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị thông minh, hiện đại; là trung tâm hậu cần về công nghiệp, công nghệ cao, y tế, chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo, dịch vụ du lịch, thương mại của Vùng đồng bằng sông Hồng.
Hà Nam phát triển kinh tế thịnh vượng gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái theo hướng chủ đạo là thông minh, sáng tạo, xanh, sạch, bền vững với các trụ cột tăng trưởng có trình độ phát triển cao và trở thành động lực phát triển quan trọng của Vùng đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là các ngành, lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến chế tạo, dịch vụ, du lịch văn hoá, tâm linh, sinh thái, thể dục thể thao.

Môi trường xã hội tỉnh Hà Nam văn minh, hiện đại, dân chủ, con người Hà Nam phát triển toàn diện. Chính trị, quốc phòng, an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.
Giai đoạn 2021 – 2025, Hà Nam phát triển công nghiệp – công nghệ cao – đô thị – dịch vụ du lịch thương mại.
Giai đoạn 2026 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nam phát triển đô thị – công nghiệp – công nghệ cao – dịch vụ du lịch thương mại.

Phát triển công nghiệp theo mô hình kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh, ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường; Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử, công nghiệp hỗ trợ, chế biến, chế tạo, sản xuất, lắp ráp ô tô…Tập trung phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh.

Phát triển công nghệ cao, trọng tâm là hoàn thành và thu hút đầu tư phát triển Khu Công nghệ cao Hà Nam, tập trung vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, công nghệ điện tử – bán dẫn, tự động hóa, công nghệ sinh học và y dược, công nghệ vật liệu mới.

Hà Nam khai thác và phát huy hiệu quả tài nguyên du lịch; tập trung phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa gắn với du lịch tâm linh, vui chơi giải trí, thể thao, đưa Hà Nam trở thành điểm đến thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế, đặc biệt tập trung phát triển Khu Du lịch quốc gia Tam Chúc được UNESCO công nhận là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới.

Mở rộng không gian đô thị, xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng khung đô thị, tạo động lực phát triển thương mại, dịch vụ và logistics; phát triển đô thị theo hướng bền vững, văn minh hiện đại, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, hướng tới trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.


Vùng Đồng Bằng Sông Hồng mở rộng gồm 11 tỉnh thành, ngoài 2 thành phố trực thuộc trung ương hiện hữu thì 7/9 tỉnh đều có kế hoạch lên TPTTW trước năm 2050.

TPTTW giờ là miếng bánh vẽ to mà tỉnh nào cũng muốn cắn thử một miếng, đa phần các tỉnh ở khu vực này tầm hơn 10 năm trước đều là các tỉnh thuần nông dân cư phải tha hương xa xứ như đi vào nam hoặc đi nước ngoài lao động mong cái ăn, thoát nghèo, nay kinh tế lên chút ít thì đều ảo mộng nghĩ mình đại gia đặt mục tiêu lên TPTTW vì tư tưởng rằng chỉ cần lên TPTTTW là bước chân vào nhà giàu.

Bài học của Bình Dương và TT.Huế còn đó, mục tiêu của 2 tỉnh này từ rất sớm đặc biệt là Bình Dương được ví như là con phượng hoàng của tinh tế Việt Nam khi thoát nghèo vào những năm 1990 và nay có tỷ lệ nhập cư cao nhất cả nước, luôn nằm trong top đầu về kinh tế và thu nhập bình quân đầu người nhưng tỉnh phải năm lần bảy lượt lùi kế hoạch thành lập TPTTW vì mục tiêu không còn tính thiết thực, nhưng tỉnh cũng không bỏ mục tiêu vì việc làm đó sẽ ảnh hưởng tới việc định hướng đầu tư và phát triển. Còn ở trường hợp của TT.Huế được đặc cách và ưu tiên rất nhiều vì là cố kinh đô cận đại của Việt Nam nhưng mục tiêu đã phải lùi 10 năm từ trước năm 2015 thành năm 2025.

Nhìn sang hàng xóm của Việt Nam là Trung Quốc, nơi có dân số đông thứ 2, diện tích lớn thứ 3 thế giới, nhưng họ cũng chỉ có 4 TPTTW. Nhiều tỉnh có dân số và kinh tế lớn gấp nhiều lần các TPTTW nhưng họ vẫn không thành lập TPTTW đơn giản là vì cái cốt lõi của 1 thể chế hành chính là đời sống của dân chứ không phải là vỏ bọc hư ảo thành phố hay tỉnh. Vì việc thành lập TPTTW ngoài cái vỏ thành phố ra thì dân sẽ chịu rất nhiều khoản chi phí như thuế cao hơn, mất nhiều quyền lợi đặc quyền như khi đi học, đi làm...
 
Last edited:

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Hà Nam được quy hoạch trở thành thành phố trực thuộc Trung ương


Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1686/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
ha nam duoc quy hoach tro thanh thanh pho truc thuoc trung uong hinh 1

Một góc thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam hiện nay. Ảnh ST

Theo phê duyệt, phạm vi, ranh giới quy hoạch gồm toàn bộ diện tích tự nhiên tỉnh Hà Nam với diện tích là 861,93 km2; gồm 06 đơn vị hành chính cấp huyện: Thành phố Phủ Lý, thị xã Duy Tiên và các huyện Kim Bảng, Thanh Liêm, Lý Nhân, Bình Lục. Phía Bắc tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, phía Đông giáp tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, phía Nam giáp tỉnh Nam Định, phía Tây Nam giáp tỉnh Ninh Bình và phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình.

Mục tiêu đến năm 2030 xây dựng tỉnh Hà Nam giàu đẹp, văn minh, phấn đấu đạt mức phát triển khá của Vùng đồng bằng sông Hồng; trở thành trung tâm công nghiệp – công nghệ cao thân thiện với môi trường, hiệu quả kinh tế – xã hội lớn; trung tâm du lịch văn hóa gắn với du lịch văn hóa tâm linh, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, thể thao.

Hà Nam phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, sản xuất hàng hóa với năng suất, chất lượng, giá trị cao; có tốc độ tăng năng suất lao động cao trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng hiệu quả khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng nhân lực; các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường sinh thái, an sinh xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được đảm bảo và không ngừng nâng cao.

Về kinh tế, phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân giai đoạn 2021 – 2030 đạt khoảng 11,2%/năm. Cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 70,5%, ngành dịch vụ chiếm 26%, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 3,5%. GRDP bình quân đầu người đạt trên 230 triệu đồng. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội cả giai đoạn 2021 – 2030 đạt 758 nghìn tỷ đồng; phấn đấu kinh tế số chiếm 25-30% GRDP…

Tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nam trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị thông minh, hiện đại; là trung tâm hậu cần về công nghiệp, công nghệ cao, y tế, chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo, dịch vụ du lịch, thương mại của Vùng đồng bằng sông Hồng.
Hà Nam phát triển kinh tế thịnh vượng gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái theo hướng chủ đạo là thông minh, sáng tạo, xanh, sạch, bền vững với các trụ cột tăng trưởng có trình độ phát triển cao và trở thành động lực phát triển quan trọng của Vùng đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là các ngành, lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến chế tạo, dịch vụ, du lịch văn hoá, tâm linh, sinh thái, thể dục thể thao.

Môi trường xã hội tỉnh Hà Nam văn minh, hiện đại, dân chủ, con người Hà Nam phát triển toàn diện. Chính trị, quốc phòng, an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.
Giai đoạn 2021 – 2025, Hà Nam phát triển công nghiệp – công nghệ cao – đô thị – dịch vụ du lịch thương mại.
Giai đoạn 2026 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nam phát triển đô thị – công nghiệp – công nghệ cao – dịch vụ du lịch thương mại.

Phát triển công nghiệp theo mô hình kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh, ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường; Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử, công nghiệp hỗ trợ, chế biến, chế tạo, sản xuất, lắp ráp ô tô…Tập trung phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh.

Phát triển công nghệ cao, trọng tâm là hoàn thành và thu hút đầu tư phát triển Khu Công nghệ cao Hà Nam, tập trung vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, công nghệ điện tử – bán dẫn, tự động hóa, công nghệ sinh học và y dược, công nghệ vật liệu mới.

Hà Nam khai thác và phát huy hiệu quả tài nguyên du lịch; tập trung phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa gắn với du lịch tâm linh, vui chơi giải trí, thể thao, đưa Hà Nam trở thành điểm đến thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế, đặc biệt tập trung phát triển Khu Du lịch quốc gia Tam Chúc được UNESCO công nhận là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới.

Mở rộng không gian đô thị, xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng khung đô thị, tạo động lực phát triển thương mại, dịch vụ và logistics; phát triển đô thị theo hướng bền vững, văn minh hiện đại, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, hướng tới trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.


Vùng Đồng Bằng Sông Hồng mở rộng gồm 11 tỉnh thành, ngoài 2 thành phố trực thuộc trung ương hiện hữu thì 7/9 tỉnh đều có kế hoạch lên TPTTW trước năm 2050.

TPTTW giờ là miếng bánh vẽ to mà tỉnh nào cũng muốn cắn thử một miếng, đa phần các tỉnh ở khu vực này tầm hơn 10 năm trước đều là các tỉnh thuần nông dân cư phải tha hương xa xứ như đi vào nam hoặc đi nước ngoài lao động mong cái ăn, thoát nghèo, nay kinh tế lên chút ít thì đều ảo mộng nghĩ mình đại gia đặt mục tiêu lên TPTTW vì tư tưởng rằng chỉ cần lên TPTTTW là bước chân vào nhà giàu.

Bài học của Bình Dương và TT.Huế còn đó, mục tiêu của 2 tỉnh này từ rất sớm đặc biệt là Bình Dương được ví như là con phượng hoàng của tinh tế Việt Nam khi thoát nghèo vào những năm 1990 và nay có tỷ lệ nhập cư cao nhất cả nước, luôn nằm trong top đầu về kinh tế và thu nhập bình quân đầu người nhưng tỉnh phải năm lần bảy lượt lùi kế hoạch thành lập TPTTW vì mục tiêu không còn tính thiết thực, nhưng tỉnh cũng không bỏ mục tiêu vì việc làm đó sẽ ảnh hưởng tới việc định hướng đầu tư và phát triển. Còn ở trường hợp của TT.Huế được đặc cách và ưu tiên rất nhiều vì là cố kinh đô cận đại của Việt Nam nhưng mục tiêu đã phải lùi 10 năm từ trước năm 2015 thành năm 2025.

Nhìn sang hàng xóm của Việt Nam là Trung Quốc, nơi có dân số đông thứ 2, diện tích lớn thứ 3 thế giới, nhưng họ cũng chỉ có 4 TPTTW. Nhiều tỉnh có dân số và kinh tế lớn gấp nhiều lần các TPTTW nhưng họ vẫn không thành lập TPTTW đơn giản là vì cái cốt lõi của 1 thể chế hành chính là đời sống của dân chứ không phải là vỏ bọc hư ảo thành phố hay tỉnh. Vì việc thành lập TPTTW ngoài cái vỏ thành phố ra thì dân sẽ chịu rất nhiều khoản chi phí như thuế cao hơn, mất nhiều quyền lợi đặc quyền như khi đi học, đi làm...
Hà Nam thì đến năm 2019 dân số 883.000 chỉ lớn hơn tổng dân số quy đổi của TPTH + TP Sầm Sơn một tý
Đến 2030-2035 có khi mình thành phố TH dân số đã bằng cả tỉnh Hà Nam rồi
Nói như em rất đúng, dân số các tỉnh này ít, diện tích được một mẩu cũng ước vọng lên TPTTTW thì thật buồn cười
Thanh Hoá ta dân đông, tỉnh lớn, chỉ cần có các KCN tử tế chút để dân không phải đi xa và kéo dân Thanh Hoá xa quê hồi hương thì tổng dân số sẽ sớm 5 triệu!
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Kiến nghị khôi phục Đàn tế Nam Giao triều Hồ thuộc Khu Di tích di sản thế giới Thành Nhà Hồ để du khách được đến thăm Khu du lịch tâm linh:

Đàn tế Nam Giao Tây Đô là công trình quan trọng thuộc Di sản Văn hóa Thế giới Thành Nhà Hồ. Từ năm 2004 đến nay, di tích đã và đang được triển khai khai quật khảo cổ, tu bổ, tôn tạo nhiều hạng mục, bộ phận công trình (như tu bổ, phục hồi các cấp nền Đàn tế, xây dựng hạ tầng kỹ thuật...). Ngày 12/8/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1316/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy giá trị di tích Thành Nhà Hồ và vùng phụ cận gắn với phát triển du lịch. Thực hiện Quy hoạch, tỉnh Thanh Hóa đang triển khai khai quật khảo cổ, tiếp tục đầu tư tu bổ di tích đến năm 2024.

Về kinh phí, ngày 01/11/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công văn số 1019/TTg-KTTH thông báo kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 bổ sung dự kiến; Bộ Kế hoạch và Đầu tư có Công văn số 7895/BKHĐT-TH ngày 02/11/2022 hướng dẫn hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án bố trí từ nguồn kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 dự kiến bổ sung, trong đó có dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi, tôn tạo một số hạng mục công trình thuộc khu vực Thành nội Di sản văn hóa Thế giới Thành Nhà Hồ, huyện Vĩnh Lộc (giai đoạn 1 thuộc Nhóm dự án số 3) với kinh phí là 180 tỷ đồng.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo cơ quan chức năng tại địa phương khẩn trương triển khai thực hiện
dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi, tôn tạo một số hạng mục công trình thuộc khu vực Thành nội Di sản văn hóa Thế giới Thành Nhà Hồ, trong đó có di tích Đàn tế Nam Giao để góp phần bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Thế giới Thành Nhà Hồ nói riêng và di tích trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói chung.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
SAB Việt Nam sắp đi vào sản xuất


Bọn Trung Quốc nó làm nhà xưởng tử tế thật, nói không với tôn lụp xụp
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Một số mẫu xe mà Công ty ô tô Veam, nhà máy tại Bỉm Sơn Sản xuất và lắp ráp
Cập nhật thông tin chút chứ không nhiều người cứ tưởng TH chỉ có xi măng, sắt thép, lọc dầu
Cách đây 13-15 năm, hồi chưa có Lọc dầu Nghi Sơn thì nhà máy ô tô là con cưng của lãnh đạo tỉnh.
Năm nào họ cũng ghé thăm chúc Tết.
XE TẢI VEAM : VT260

XE TẢI VEAM : VPT350

XE TẢI VEAM : VPT880

XE TẢI VEAM : VPT950

XE TẢI VEAM : VT340

XE TẢI VEAM : VT751

Xe tải VEAM VB750
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Một công ty của Hàn Quốc tại KCN Bỉm Sơn đi vào sản xuất trong tháng 1/2024
Công ty TNHH SNB Vina đã khánh thành và đưa vào hoạt động Sản xuất các mặt hàng nội thất ô tô, chủ yếu thực hiện các công đoạn cán, keo và cắt vải. Thực hiện quyền xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bán buôn, phân phối bán lẻ các hàng hóa theo quy định của pháp luật tại Bắc Khu A – Khu Công Nghiệp Bỉm Sơn.


 

Anhds

Người nổi tiếng
Một số mẫu xe mà Công ty ô tô Veam, nhà máy tại Bỉm Sơn Sản xuất và lắp ráp
Cập nhật thông tin chút chứ không nhiều người cứ tưởng TH chỉ có xi măng, sắt thép, lọc dầu
Cách đây 13-15 năm, hồi chưa có Lọc dầu Nghi Sơn thì nhà máy ô tô là con cưng của lãnh đạo tỉnh.
Năm nào họ cũng ghé thăm chúc Tết.
XE TẢI VEAM : VT260

XE TẢI VEAM : VPT350

XE TẢI VEAM : VPT880

XE TẢI VEAM : VPT950

XE TẢI VEAM : VT340

XE TẢI VEAM : VT751

Xe tải VEAM VB750
Xe này đi oke phết đấy bác ạ, đồ đạc chắc chắn phết, ngày xưa công ty em có mấy cái chạy rõ khoẻ, có điều chiến lược kinh doanh và cách quản lý kém nên không phát triển được
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hóa vừa mở hồ sơ đăng ký thực hiện Dự án Khu dân cư Tân Thịnh Thanh Hóa. Dự án có tổng chi phí thực hiện dự kiến 2.585,6 tỷ đồng.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet
Nhà đầu tư duy nhất nộp hồ sơ đăng ký thực hiện Dự án là Công ty TNHH HTV T PLUS (địa chỉ tại TP. Thanh Hóa, thành lập tháng 5/2022).
Dự án Khu dân cư Tân Thịnh được thực hiện trên khu đất 354.112 m2, tại phường Đông Tân, TP. Thanh Hóa và xã Đông Thịnh, huyện Đông Sơn. Dự án sẽ hình thành 1.798 lô đất và căn nhà ở xây thô, căn hộ chung cư, tái định cư với quy mô dân số khoảng 6.000 người. Sau khi đầu tư hoàn thành, nhà đầu tư được quyền khai thác, kinh doanh (bán, cho thuê, cho thuê mua), quản lý, vận hành.

Đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật, sau khi hoàn thành, nhà đầu tư bàn giao cho Nhà nước để bố trí tái định cư cho các hộ dân bị thu hồi đất phải di chuyển giải phóng mặt bằng.
PS: Dự án lớn mà toàn các công ty vô danh trong tỉnh!
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Trong năm 2024, tỉnh ta lập thêm được 9 phường sau
Như tôi đã nói, đây là số liệu của ngành công an, số dân ít hơn hẳn số liệu của cục Thống kê Thanh Hóa. Nhưng có cái đặc biệt là dân số của cả tỉnh theo số liệu của ngành công an lại cao hơn hẳn số liệu của cục thống kê Thanh Hóa ở hạng mục dân số thường trú ( phần dân số kể cả quy đổi thì gần như tương đồng).
Nếu dùng số liệu của ngành công an( mà thực tế là tỉnh ta đã trình bộ Nội vụ và chính phủ thẩm định theo số liệu này) thì dân số thường trú của tỉnh ta 4.209.293 người
Không hiểu là tỉnh tính GRDP bình quân đầu người ra 3067USD theo dân số nào?
Tiêu chí của một phường thuộc thành phố trực thuộc tỉnh là 7000 người(kể cả quy đổi)
TTPHƯỜNGTỔNG DÂN SỐ DÂN SỐ THƯỜNG TRÚ
1RỪNG THÔNG15.74415.432
2ĐÔNG THỊNH5.8515.697
3ĐÔNG TIẾN7.2287.115
4ĐÔNG KHÊ8.4168.269
5ĐÔNG VĂN6.0195.958
6HOẰNG QUANG7.8457.763
7HOẰNG ĐẠI4.9004.854
8QUẢNG MINH5.6095.526
9HÙNG ĐẠIQUẢNG HÙNG:7.241
QUẢNG ĐẠI:7.054
TỔNG:14.295
QUẢNG HÙNG:6.868
QUẢNG ĐẠI:7.007
TỔNG:13.865
TỔNG75.90771.479
 

VPC-HC

Thành viên tích cực
Trong năm 2024, tỉnh ta lập thêm được 9 phường sau
Như tôi đã nói, đây là số liệu của ngành công an, số dân ít hơn hẳn số liệu của cục Thống kê Thanh Hóa. Nhưng có cái đặc biệt là dân số của cả tỉnh theo số liệu của ngành công an lại cao hơn hẳn số liệu của cục thống kê Thanh Hóa ở hạng mục dân số thường trú ( phần dân số kể cả quy đổi thì gần như tương đồng).
Nếu dùng số liệu của ngành công an( mà thực tế là tỉnh ta đã trình bộ Nội vụ và chính phủ thẩm định theo số liệu này) thì dân số thường trú của tỉnh ta 4.209.293 người
Không hiểu là tỉnh tính GRDP bình quân đầu người ra 3067USD theo dân số nào?
Tiêu chí của một phường thuộc thành phố trực thuộc tỉnh là 7000 người(kể cả quy đổi)
TTPHƯỜNGTỔNG DÂN SỐDÂN SỐ THƯỜNG TRÚ
1RỪNG THÔNG15.74415.432
2ĐÔNG THỊNH5.8515.697
3ĐÔNG TIẾN7.2287.115
4ĐÔNG KHÊ8.4168.269
5ĐÔNG VĂN6.0195.958
6HOẰNG QUANG7.8457.763
7HOẰNG ĐẠI4.9004.854
8QUẢNG MINH5.6095.526
9HÙNG ĐẠIQUẢNG HÙNG:7.241
QUẢNG ĐẠI:7.054
TỔNG:14.295
QUẢNG HÙNG:6.868
QUẢNG ĐẠI:7.007
TỔNG:13.865
TỔNG75.90771.479
Không hiểu là tỉnh tính GRDP bình quân đầu người ra 3067USD theo dân số nào?
Theo số liệu CTK
Quy mô GRDP tỉnh TH 2023 đạt 272.949,9 tỷ đồng
Dân số 2023 đạt 3.739.500 người
Từ đây bác có thể tự tính. Nếu lấy con số 4.209.293 thì GRDP bình quân của Thanh Hóa chỉ đạt 2.700 USD.
Số liệu chính thức duy nhất được sử dụng rộng rãi là số liệu từ TCTK chứ không phải công an, không xét đến tính đúng sai nhưng số liệu của CTK luôn được coi là số liệu chính thống, được nhà nước Việt Nam sử dụng. GDP Việt Nam cũng hay tất cả mọi số liệu công bố đều theo con số của Tổng cục thống kê đưa ra
 

cuongbme

Thành viên
Dự kiến đường Vành đai 3 nhánh đông đoạn từ huyện Hoằng Hóa đến huyện Quảng Xương có tổng chiều dài khoảng 15,4km. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 9.750 tỷ đồng. Thời gian thực hiện từ năm 2024-2030.
Trong đó, chi phí xây dựng 5.671 tỷ đồng; Chi phí GPMB 1.603 tỷ đồng; Chi phí dự phòng là 1.625 tỷ đồng... Dự kiến nguồn vốn: Ngân sách Trung ương hỗ trợ khoảng 2.000 tỷ đồng; Vốn đầu tư công của tỉnh là 4.750 tỷ đồng và vốn khai thác quỹ đất 3.000 tỷ đồng.

Với tổng mức đầu tư 9.750 tỷ đồng thì đây là dự án giao thông lớn nhất từ trước tới nay mà tỉnh Thanh Hóa thực hiện.

Theo thiết kế, điểm đầu dự án giao với quốc lộ 1 tại Km 321+823 thuộc địa phận xã Hoằng Thịnh, huyện Hoằng Hóa và điểm cuối giao với quốc lộ 1 tại Km 335+435 thuộc địa phận thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương. Trên toàn tuyến có tổng cộng 6 cầu, trong đó cầu bắc qua sông Mã sẽ có kết cấu nhịp dây văng.

 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Không hiểu là tỉnh tính GRDP bình quân đầu người ra 3067USD theo dân số nào?
Theo số liệu CTK
Quy mô GRDP tỉnh TH 2023 đạt 272.949,9 tỷ đồng
Dân số 2023 đạt 3.739.500 người
Từ đây bác có thể tự tính. Nếu lấy con số 4.209.293 thì GRDP bình quân của Thanh Hóa chỉ đạt 2.700 USD.
Số liệu chính thức duy nhất được sử dụng rộng rãi là số liệu từ TCTK chứ không phải công an, không xét đến tính đúng sai nhưng số liệu của CTK luôn được coi là số liệu chính thống, được nhà nước Việt Nam sử dụng. GDP Việt Nam cũng hay tất cả mọi số liệu công bố đều theo con số của Tổng cục thống kê đưa ra
Dân số thường trú của Thanh Hóa hiện trạng có lẽ số liệu đúng là 4.209.293. Nếu cục thống kê Thanh Hóa mà điều tra dân số sát đúng thì sẽ ra số liệu giống như bên công an tỉnh( quản lý chặt nhân khẩu đến từng khu vực)
Có điều bây giờ chưa phải là lúc dùng số liệu dân số hơn 4,2 triệu dân này để tính GRDP bình quân vì nó không có lợi cho Thanh Hóa
Tuy nhiên khi dùng để quảng bá tiềm năng địa phương, tính tỷ lệ đô thị hóa, nguồn lực dân số địa phương thì chắc chắn Thanh Hóa sẽ dùng số liệu này vì nó đúng với địa phương hơn.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Bí thư tỉnh ủy khẳng định dù tốn tiền thì lần này phải làm cầu dây văng chứ không chấp nhận làm cầu bê tông dự ứng lực như cầu Hoàng Long hay cầu Nguyệt Viên nữa
10 năm trước làm cầu Nguyệt Viên tỉnh ta đã kiến nghị làm cầu dây văng nhưng Bộ GTVT không cho vì tốn tiền. Điều này quả là hơi thiệt cho tỉnh ta khi trong nam, ngoài Bắc tỉnh nào cũng có cầu thiết kế đẹp bằng vốn ngân sách trung ương.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Ủy ban nhân dân tỉnh vừa đồng ý điều chỉnh thời gian thực hiện dự án Đường nối thành phố Thanh Hóa với Cảng hàng không Thọ Xuân, đoạn từ cầu Nỏ Hẻn đến ĐT.514, đoạn từ ĐT.514 đến đường vào Cảng hàng không Thọ Xuân: “Hoàn thành trong năm 2025”. Lý do: Trong quá trình thực hiện dự án, vốn bố trí cho công tác GPMB không đáp ứng nhu cầu, dự án phải thực hiện điểm dừng kỹ thuật.
Như vậy đến năm 2025 toàn tuyến đại lộ Lê Lợi dài 36km nối từ trung tâm TPTH lên sân bay Thọ Xuân thông tuyến, tạo ra một con đường cực kỳ quan trọng với sự phát triển của tỉnh và là con đường một chiều, có dải phân cách giữa dài thứ ba tỉnh ta sau cao tốc bắc nam và quốc lộ 1A
 

Facebook Comment

Chủ đề tương tự

Chủ đề được quan tâm nhất

Top