• Lưu ý đọc kỹ nội quy trước khi đăng bài để tránh bị bannick, xóa bài. Xem hướng dẫn đăng bài và tính năng UP tin miễn phí
  • Thông báo về việc đăng bài & đăng ký thành viên áp dụng tại thread Hot news, Projects & Developments
    - Phải đăng ký thành viên mới có thể đăng bài tại thread này.
    - Nếu gặp khó khăn khi đăng ký, vui lòng liên hệ qua email : thanhhoaonline.net@gmail.com để được hỗ trợ đăng ký và kích hoạt tài khoản.

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Du lịch Làng cổ Đông Sơn, TP Thanh Hóa

Nhiều tour kết nối hấp dẫn
Làng cổ Đông Sơn được biết đến là 1 trong 10 ngôi làng cổ đẹp nhất Việt Nam, cùng với một số làng cổ khác như: làng cổ Đường Lâm (Hà Nội), làng Nôm (Hưng Yên), làng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), làng cổ Phước Tích (Huế)... Làng cổ Đông Sơn được các nhà nghiên cứu văn hóa đánh giá cao bởi hội đủ 5 yếu tố về khảo cổ, lịch sử văn hóa, danh thắng, cách mạng kháng chiến và kiến trúc.
Nằm giữa lòng phố thị tấp nập, làng cổ Đông Sơn cho đến nay vẫn giữ được vẻ đẹp của không gian làng quê Bắc bộ xưa, với cây đa, giếng nước, sân đình, ao làng và bến sông. Đường làng bố cục theo hình xương cá, có trục đường chính và chia thành nhiều nhánh rẽ vào các ngõ Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Núi Nhị, ngõ Chùa... Cách bố trí kiến trúc đường làng có thể nhận ra sự sâu sắc và niềm tin của các bậc tiền nhân mà ít làng nào có được. Cùng với đó là hệ thống di tích: đình, chùa, miếu được tạo dựng và phân bố hợp lý. Có lẽ vì vậy mà đến với làng cổ Đông Sơn du khách luôn cảm nhận được sự yên bình và cổ kính.
Nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch, tháng 3/2019, UBND TP Thanh Hóa đã công bố “Tuyến du lịch tham quan làng cổ Đông Sơn”. Qua đó thu hút được sự quan tâm của nhiều đơn vị lữ hành trong và ngoài tỉnh đến khảo sát, xây dựng tour, tuyến du lịch kết nối. Tiên phong trong hành trình này trước hết phải kể đến Vietravel Chi nhánh Thanh Hóa, với chùm tour “Âm vang làng cổ Đông Sơn” bao gồm 14 chương trình khám phá, trải nghiệm. Cùng với các tour trong ngày, kết nối các điểm đến lân cận nội thành, Vietravel Chi nhánh Thanh Hóa còn xây dựng đa dạng các tour liên kết như:
Lam Kinh - suối cá Cẩm Lương - Thành Nhà Hồ - làng cổ Đông Sơn - du thuyền trên sông Mã (2 ngày 1 đêm);

Pù Luông Retreat - làng cổ Đông Sơn - du thuyền trên sông Mã (2 ngày 1 đêm);

làng cổ Đông Sơn - đền Bà Triệu - chùa Bái Đính - chùa Đồng Yên Tử (3 ngày 2 đêm);

làng cổ Đông Sơn - du thuyền Tràng An - Happy Land Mộc Châu (3 ngày 2 đêm),

làng cổ Đông Sơn - đền Ông Hoàng Mười - Vũng Chùa - động Phong Nha (3 ngày 2 đêm)
...
Để thuận tiện cho du khách, Vietravel còn bố trí 3 địa điểm chính đón khách tham gia tour du lịch làng cổ: Hubway 7 (đường Hồ Xuân Hương, TP Sầm Sơn); Nhà hát Lam Sơn (TP Thanh Hóa) và Cảng Hàng không Thọ Xuân.

Gắn bó với chương trình du lịch làng cổ ngay từ những ngày đầu, bà Trần Thị Nga, Giám đốc Vietralvel Chi nhánh Thanh Hóa, cho biết: “Tiềm năng để phát triển làng cổ Đông Sơn trở thành điểm đến hấp dẫn là rất lớn. Cùng với các giá trị văn hóa, điểm đặc biệt của làng cổ đó là không gian vô cùng yên bình, khí hậu trong lành, mát mẻ hơn hẳn so với khu vực trung tâm TP Thanh Hóa, mặt khác hệ thống giao thông tại đây rất thuận tiện cho phát triển du lịch. Tuy nhiên, cho đến nay doanh nghiệp lữ hành vẫn chưa thể đưa khách đến đây bởi điểm đến chưa có sự đầu tư bài bản về dịch vụ, cơ sở vật chất phục vụ du lịch. Mặt khác, chưa thu hút được sự tham gia của cộng đồng dân cư. Trong khi đó, người dân đóng vai trò chủ thể tạo nên sức hấp dẫn cho điểm đến. Bởi vậy, mặc dù có nhiều cố gắng nỗ lực để phát triển các tour kết nối đến làng cổ Đông Sơn, song đến nay chưa thu hút được sự quan tâm của khách du lịch”.
Chờ đợi “cú hích”

Trong những năm qua, việc đầu tư phát triển du lịch tại làng cổ còn nhiều hạn chế, chủ yếu tập trung tu bổ, tôn tạo một số di tích. Trong khi đó, việc gìn giữ cấu trúc ngôi nhà cổ cũng như không gian làng cổ gặp nhiều khó khăn khi nhu cầu về diện tích ở tăng lên; các công trình xây mới khó quản lý về phong cách kiến trúc, quy mô xây dựng ảnh hưởng đến không gian chung...
Nhằm kịp thời bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa làng cổ Đông Sơn, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch, nâng cao đời sống của Nhân dân, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có Quyết định số 1980/QĐ-UBND, ngày 2/6/2020 về việc phê duyệt đề cương Đề án Nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị làng cổ Đông Sơn, phường Hàm Rồng, TP Thanh Hóa.

Theo đề án, giai đoạn 2022 - 2025 sẽ tu bổ, tôn tạo từ 3 - 5 nhà cổ phục vụ du lịch và khai thác homestay; phục hồi 2 cổng làng (phía Nam và phía Bắc); tu bổ, phục hồi các cổng ngõ Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng; xây dựng 2 khu vệ sinh đạt chuẩn phục vụ du lịch và đảm bảo vệ sinh môi trường... Cùng với đó, hoàn thiện hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi làng cổ, hình thành dự án giãn dân và tái định cư.

Đề án cũng chính là cơ sở pháp lý để địa phương tăng cường công tác quản lý, đầu tư xây dựng và bảo tồn, phát huy giá trị làng cổ Đông Sơn. Theo đó, TP Thanh Hóa đang tích cực phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu lịch sử và Bảo tồn di sản văn hóa Thanh Hóa và các ngành, đơn vị hoàn thiện hồ sơ đề án để đề án chính thức được triển khai.

Cùng với sự quan tâm, vào cuộc của các sở, ngành và chính quyền TP Thanh Hóa, nhằm đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân, tháng 1/2023, phường Hàm Rồng đã tổ chức chương trình “Tết xưa làng cổ” tại làng cổ Đông Sơn. Thời điểm bắt đầu diễn ra chương trình chính là những ngày cận kề Tết Nguyên đán, Nhân dân và du khách được hòa mình vào không gian phiên chợ tết xưa của người Việt, ai nấy đều cảm thấy phấn khởi, hối hả sắm tết. Đến với không gian văn hóa “Tết xưa làng cổ”, du khách còn được tham gia những trò chơi, trò diễn dân gian hấp dẫn mang đậm không khí tết cổ truyền dân tộc; thưởng thức ẩm thực hương vị quê hương; tham quan, vãn cảnh các điểm di tích lịch sử trên địa bàn phường Hàm Rồng... gợi nhớ tết xưa. Các hoạt động kéo dài từ ngày 17/1 đến 26/1 (tức ngày 26 tháng Chạp đến hết ngày mùng 5 Tết Nguyên đán Quý Mão).
Mặc dù thời gian diễn ra các hoạt động “Tết xưa làng cổ” không dài, song đã góp phần mang đến cho người dân làng cổ Đông Sơn nói riêng, Nhân dân và du khách thập phương nói chung cảm nhận được không khí tết cổ truyền cùng những giá trị văn hóa truyền thống.

Từ Đề án Nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị làng cổ Đông Sơn, phường Hàm Rồng, TP Thanh Hóa cùng với sự hưởng ứng của người dân về “Tết xưa làng cổ” đã, đang gợi mở cho làng cổ Đông Sơn những hướng đi mới và sự kỳ vọng về một điểm đến hấp dẫn của TP Thanh Hóa nói riêng, xứ Thanh nói chung trong tương lai.
PS: Làng cổ Đông Sơn và phụ cận là cái nôi của nền văn minh Đông Sơn của cả nước, thật đáng buồn khi Thanh Hóa không phát huy được giá trị di sản, không mạnh dạn đầu tư ngân sách để trở thành một địa diểm du lịch kiếm ra tiền, giúp nhân dân có thêm thu nhập, làm giàu bằng chính các ngôi nhà cổ của mình.
Cách bảo tồn tốt nhất:
  • Nhà nước mua lại các ngôi nhà này hoặc các ngôi nhà có kiến trúc hiện đại.
  • Đền bù cho người dân ra các khu dân cư mới để họ đủ tiện nghi sinh hoạt
  • Đập bỏ toàn bộ các ngôi nhà có kiến trúc hiện đại, xây dựng, tôn tạo lại theo kiểu nhà dân nông thôn làng quê Bắc bộ
  • Giao Ban quản lý Khu di tích Hàm Rồng cử người trong coi, quản lý và thậm chí kết hợp với nhân dân, ăn và ở luôn tạm thời trong các ngôi nhà này
  • Xây dựng nơi bán hàng lưu niệm sản vật xứ Thanh
  • Làm thêm nhiều đoạn bờ tường bằng gạch, đá cổ, giả cổ. Trồng thêm nhiều cây tre và các loại cây mà nhân dân ngày xưa hay trồng
-Đầu tư hệ thống đèn điện, đèn lồng phù hợp với làng cổ, phố cổ
-Xây dựng thêm khoảng 50 căn nhà phố cổ kiểu phố cổ như trong công viên hội an đấy, làm nơi để người dân và du khách ghé thăm.
TP Thanh Hóa hơn 20 năm nay luôn giữ vững mục tiêu phát triển Làng cổ Đông Sơn cùng Khu du lịch Hàm Rồng trở thành trọng điểm du lịch của cả tỉnh nhưng chưa được tỉnh chú trọng vì nó chưa thấy tiềm năng ra tiền ngay như Du lịch biển.
Cứ phải quan niệm thế này: Khách du lịch đến Sầm Sơn, Hải Tiến thì kiểu gì cũng sẽ muốn lên Tp Thanh Hóa chơi xem trung tâm tỉnh thế nào?
Đến TPTH thì phải có gì đặc sắc khác nơi bình thường chỗ họ ở chứ. Mình có cả một cơ đồ du lịch to lớn đến vậy mà không phát huy được thì thật đáng tiếc, tiếc quá
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Ủy ban nhân dân huyện Triệu Sơn có Công văn số 5224/UBND-KTHT ngày 04/10/2023 về việc xem xét điều chỉnh, bổ sung huyện Triệu Sơn vào hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa trong quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2045, để phấn đấu thành lập thị xã trực thuộc tỉnh vào năm 2030. Trên cơ sở đề nghị của Sở Xây dựng tại Công văn số 7892/SXDPTĐT ngày 10/11/2023, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm có ý kiến chỉ đạo như sau:
1. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xem xét để tham mưu bổ sung việc thành lập thị xã Triệu Sơn giai đoạn 2026 - 2030 vào hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa trong Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa, báo cáo theo quy định.
2. Sau khi được cấp có thẩm quyền chấp thuận bổ sung việc thành lập thị xã Triệu Sơn giai đoạn 2026 - 2030 vào hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa trong Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa, Sở Xây dựng có trách nhiệm liên hệ, phối hợp với Bộ Xây dựng (hoặc tham mưu cho UBND tỉnh) đề xuất việc đưa nội dung thành lập thị xã Triệu Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2026 - 2030 vào phương án Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 hiện nay Bộ Xây dựng đang tổ chức lập./.
PS: Thanh Hóa sẽ có 4 thị xã được thành lập mới. Triệu Sơn sẽ chính thức vào trong quy hoạch để thuận lợi về hành lang pháp lý
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member

Hac.thanh

Moderator
Staff member

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Năm 2024, Flamingo ở Hải Tiến và Vlasta ở Sầm Sơn sẽ giúp có thêm 2 resort 5 sao hỗ trợ cùng FLC đón khách đến với du lịch biển Thanh Hóa
Riêng FLC Hải Tiến giữa xã Hoằng Trường đông dân cư còn có thể trở thành một thành phố mini quanh năm với quán ăn, nhà hàng…4 mùa
Ông Khánh Hoà thời covid số khách và doanh thu còn kém tỉnh ta nhưng bây giờ phục hồi khiếp quá
Mình có mùa đông lạnh nên du lịch biển bị hạn chế quá nhiều chứ nếu nóng quanh năm như ông Khánh Hoà hay Vũng Tàu thì doanh thu và số khách của tỉnh ta chắc chỉ sau HN và TPHCM do lợi thế gần thủ đô và giáo miền Bắc
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Tình hình phát triển một số ngành dịch vụ năm 2023
Năm 2023, hoạt động thương mại nội địa duy trì ổn định, nguồn cung hàng hóa dồi dào, giá cả không có biến động lớn; doanh thu bán lẻ hàng hóa và một số ngành dịch vụ ước đạt 172.926 tỷ đồng, bằng 98,8% kế hoạch, tăng 14,1% so với cùng kỳ. Giá trị xuất khẩu ước đạt 5.060 triệu USD, bằng 92% kế hoạch, giảm 6,6% so với cùng kỳ; giá trị nhập khẩu ước đạt 8.252 triệu USD, giảm 9,7% so với cùng kỳ.
Các hoạt động kích cầu, quảng bá, xúc tiến du lịch được đẩy mạnh; đã tổ chức các hội nghị liên kết, hợp tác phát triển du lịch, kết nối tour, tuyến du lịch với thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Bắc Trung Bộ, Nam Bộ, Tây Bắc…; tổng lượng khách du lịch năm 2023 ước đạt 12.356 nghìn lượt, bằng 103% kế hoạch, tăng 11,9% so với cùng kỳ; tổng thu du lịch ước đạt 24.252 tỷ đồng, bằng 100,2% kế hoạch, tăng 20,9% so với cùng kỳ.
Hoạt động vận tải tăng trưởng mạnh, đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của Nhân dân; vận chuyển hành khách ước đạt 37,04 triệu lượt, bằng 119,3% kế hoạch, tăng 31,0% so với cùng kỳ; vận tải hàng hóa ước đạt 67,3 triệu tấn, bằng 100,8% kế hoạch, tăng 10,6% so với cùng kỳ; xếp dỡ hàng hóa qua cảng ước đạt 44,5 triệu tấn, bằng 92,7% kế hoạch, tăng 7,5% so với cùng kỳ. Doanh thu vận tải ước đạt 19.958 tỷ đồng, bằng 112% kế hoạch, tăng 23,2% so với cùng kỳ. Trong năm, các hãng hàng không tổ chức gần 8.000 lượt cất hạ cánh tại Cảng hàng không Thọ Xuân với khoảng 1,28 triệu lượt khách, giảm 20% so với năm 2022.
Hoạt động bưu chính, viễn thông tiếp tục phát triển, chất lượng cung cấp dịch vụ được nâng lên; doanh thu dịch vụ bưu chính viễn thông ước đạt 4.900 tỷ đồng, tăng 2,4% so với năm 2022. Kinh tế số từng bước đóng góp vào phát triển kinh tế của tỉnh với tỷ trọng đóng góp trong tổng quy mô nền kinh tế ước đạt khoảng 8,28%, đứng thứ 37 cả nước; chỉ số xếp hạng chuyển đổi số (DTI) của tỉnh xếp thứ 15/63 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Dịch vụ tài chính - ngân hàng duy trì ổn định và phát triển; huy động vốn của các tổ chức tín dụng (không bao gồm ngân hàng phát triển) năm 2023 ước đạt 163,1 nghìn tỷ đồng, tăng 17% so với đầu năm; tổng dư nợ ước đạt 188,1 nghìn tỷ đồng, tăng 07% so với đầu năm; toàn tỉnh hiện có 4.662 doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng với tổng dư nợ 51.968 tỷ đồng, tăng 11,3% so với cuối năm 2022.
PS: Năm nay tỉnh ta tăng trưởng Tổng bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ thấp như kế hoạch từ đầu năm là năm nay hơn năm 2022 chỉ hơn 2000 tỷ.
Năm nay chỉ số này có khi thua cả Quảng Ninh là tỉnh chỉ 1,3 triệu dân
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quảng Xương đang lựa chọn nhà thầu thực hiện Dự án Đường từ núi Văn Trinh (ĐT504) đến đường Thọ Xuân - Nghi Sơn (ĐT506), có tổng mức đầu tư 442,99 tỷ đồng.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet
Theo đó, Gói thầu số 6 Thi công xây dựng công trình (bao gồm lắp đặt thiết bị và bảo hiểm xây dựng công trình) có giá 354,743 tỷ đồng; thời gian thực hiện 720 ngày; đang được lựa chọn nhà thầu thông qua hình thức đấu thầu rộng rãi qua mạng, dự kiến mở thầu trong ngày 10/12/2023.
Dự án là công trình giao thông đường bộ, cấp II, có tổng chiều dài 5,961 km, trên tuyến có cầu vượt đường sắt Bắc - Nam và cầu sông Yên bằng bê tông dự ứng lực. Mục tiêu hình thành trục giao thông kết nối huyện Nông Cống với huyện Quảng Xương và Quốc lộ 1, tạo động lực mới thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Phiên họp UBND huyện Triệu Sơn thường kỳ, đánh giá tình hình KT-XH năm 2023, phương hướng nhiệm vụ 2024
Ngày 20/11/2023, UBND huyện đã tổ chức phiên họp thường kỳ đánh giá tình hình phát triển KT-XH năm 2023, phương hướng nhiệm vụ 2024; và một số nội dung khác; đồng chí Nguyễn Thành Luân, PBT Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện chủ trì phiên họp, dự phiên họp có các đồng chí PCT HĐND, UBND huyện, ủy viên UBND huyện; các phòng, ban đơn vị cấp huyện.
Tình hình kinh tế - xã hội năm 2023 của huyện có những chuyển biến theo hướng tích cực, tốc độ tăng trưởng của huyện xếp thứ 4/27 huyện, thị xã, thành phố; trong 25 chỉ tiêu chủ yếu có 12 chỉ tiêu hoàn thành vượt mức và 11 chỉ tiêu hoàn thành kế hoạch, trong đó đã đạt được nhiều chỉ tiêu nổi bật như: Thu nhập bình quân đầu người năm 2023 ước đạt 61,38 triệu đồng (mục tiêu đề ra là 58 triệu đồng) tăng 9,12% so với năm 2022. Tổng sản lượng lương thực đạt 117,26 nghìn tấn, vượt 3,8% KH, vụ chiêm xuân kết thúc thắng lợi với năng xuất lúa đạt 70,2 tạ/ha cao nhất từ trước đến nay.Thực hiện chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác hoặc kết hợp nuôi trồng thủy sản được 420,8 ha, đạt 84,2 % kế hoạch; tích tụ, tập trung đất đai đạt 297 ha, mục tiêu đề ra là 250 ha. Chăn nuôi duy trì, ổn định, hoàn thành công tác tiêm phòng năm 2023 đạt kết quả khá. Chương trình xây dựng NTM được quan tâm, dự kiến hoàn thành chỉ tiêu tỉnh giao; có thêm 12 sản phẩm OCOP 3 sao được công nhận, nâng tổng số toàn huyện lên 32 sản phẩm OCOP 3 sao (vượt 4 sản phẩm so với chỉ tiêu tỉnh giao).
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2023 ước đạt 4.187 tỷ đồng, đạt kế hoạch, tăng 18,7% so với năm 2022.Trong năm, hoàn thiện Đề án rà soát, xây dựng huyện Triệu Sơn đạt tiêu chí đô thị loại IV vào năm 2025, thành lập thị xã vào năm 2030. Việc hiến đất mở rộng đường giao thông nông thôn theo Nghị quyết số 12-NQ/HU của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đạt kết quả cao trong năm ước có 1.300 hộ dân hiến đất với chiều dài đường được mở rộng khoảng 200km, diện tích 20.000m2. Toàn huyện đã cắm 3.670 cột biển ký hiệu tên đường, tên ngõ mặt cắt các tuyến đường đạt 100%. Tỷ lệ kiên cố hóa đường giao thông nông thôn đạt 97,7%. Vốn đầu tư phát triển đạt 4.872 tỷ đồng, mục tiêu đề ra là 4.300 tỷ đồng, xếp thứ 8 toàn tỉnh; giải ngân vốn đầu tư công đạt kết quả nổi bật.
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước thực hiện 403,72 tỷ đồng, vượt 8,2% dự toán tỉnh giao. Hoạt động đối ngoại, xúc tiến đầu tư và hỗ trợ cho Doanh nghiệp trên địa bàn huyện được quan tâm chỉ đạo. Huy động vốn đầu tư phát triển trên địa bàn trong năm ước đạt 4.327 tỷ đồng, mục tiêu là 4.300 tỷ đồng. Thành lập doanh nghiệp trên địa bàn gấp 1,5 lần so kế hoạch của tỉnh, đứng tốp đầu của tỉnh.
Phát biểu kết luận phiên họp đồng chí Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Thành Luân đề nghị: Đối với các nội dung triển khai tại phiên họp đề nghị các phòng, ban được giao tham mưu tiếp thu đầy đủ các ý kiến góp ý để bổ sung, hoàn thiện theo quy định.
Đối với báo cáo tình hình KT-XH năm 2023, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ 2024; cần tập trung nêu bật những kết quả đạt được, tồn tại hạn chế trên từng lĩnh vực để có giải pháp chỉ đạo thực hiện cụ thể. Về nhiệm vụ trọng tâm 2024, cần dự báo tình hình; xác định rõ mục tiêu tăng giá trị sản xuất của năm cho phù hợp, số liệu phải thống nhất theo chỉ tiêu giao của Nghị quyết HĐND huyện, các chỉ tiêu chủ yếu tỉnh giao và theo đặc thù điều hành của huyện; trong đó tiếp tục củng cố và giữ gìn tinh thần đoàn kết hoàn thành nhiệm vụ được giao; đẩy mạnh thực hiện các dự án công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn; các dự án đầu tư công, các dự án chuyển tiếp; tập trung rà soát các bất cập, chồng chéo, vướng mắc, giữa các loại quy hoạch; thực hiện các chỉ tiêu lớn trên các ngành, lĩnh vực có trọng tâm trọng điểm; cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tăng cường các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp; thực hiện công tác điều hành thu ngân sách trên địa bàn hiệu quả, nâng cao các hoạt đọng văn hóa, giáo dục, y tế, thực hiện tốt công tác giải quyết việc làm, giảm nghèo, an sinh xã hội trên địa bàn; tăng cường khai thác sử dụng hiệu quả tài nguyên; bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; đảm bảo tốt công tác quốc phòng, an ninh trên địa bàn, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra trong năm 2024, xây dựng mục tiêu xây dựng huyện đạt chuẩn NTM nâng cao.
Năm 2024 toàn huyện phấn đấu xây dựng mục tiêu hoàn thành 9 tiêu chí huyện đạt chuẩn NTM nâng cao; tiếp tục triển khai các bước thực hiện Đề án công nhận huyện đạt tiêu chí đô thị loại IV.
PS: Khát vọng tiến lên thị xã của huyện Triệu Sơn mạnh hơn Quảng Xương và Thọ Xuân rất nhiều.
Trong 4 huyện có khát vọng lên thị xã thì Hoằng Hóa có quyết tâm và thực lực cao nhất, Triệu Sơn có quyết tâm cao nhì.
Riêng Quảng Xương, chưa thấy quyết liệt chỉ đạo tiến lên thị xã trước 2030. Quyết tâm chính trị không cao bằng Hoằng Hóa và Triệu Sơn.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Tỉnh ta là tỉnh có quá nhiều di tích lịch sử thời phong kiến để lại nhưng tốc độ trùng tu cũng như quan tâm đến vấn đề này còn chưa nhiều.
Đầu tư thật mạnh để phục hồi các di tích như Lam Kinh, Thành nhà Hồ, Phủ Trịnh, Gia Miêu, Làng cổ Đông Sơn, thành Hoàng Nghiêu, Kinh đô Vạn Lại-Yên Trường, Phố Đầm...thì Thanh Hóa kém gì Thừa Thiên Huế về các điểm thăm quan di sản thời phong kiến đâu
Thậm chí ta còn phong phú và đa dạng hơn nhiều
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Các hãng hàng không xem xét tăng chuyến bay đến Thanh Hóa
ANTD.VN - Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng hàng không căn cứ nhu cầu thị trường, tình hình, điều kiện hoạt động để có thể tăng tần suất các đường bay đến Cảng hàng không Thọ Xuân, Thanh Hóa.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản gửi các hãng hàng không Việt Nam gồm Vietnam Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways, Pacific Airlines, Vietravel Airlines về việc UBND tỉnh Thanh Hóa đề nghị khôi phục, tăng tần suất khai thác các đường bay và thời gian hoạt động tại Cảng hàng không Thọ Xuân.
Theo đó, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng hàng không căn cứ nhu cầu thị trường, tình hình, điều kiện hoạt động, khai thác vận chuyển của hãng để nghiên cứu và có ý kiến về các nội dung có liên quan theo đề nghị của UBND Tỉnh Thanh Hóa.

Cảng hàng không Thọ Xuân
Cảng hàng không Thọ Xuân
Trước đó, nhằm phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân trong thời gian tới, đặc biệt là Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, UBND tỉnh Thanh Hóa đã đề nghị Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo các doanh nghiệp, các hãng hàng không trong nước khôi phục khai thác các đường bay đang tạm dừng như các chặng: Thanh Hóa/Cần Thơ/Nha Trang/Buôn Ma Thuột/Đà Lạt/Phú Quốc và ngược lại; bố trí các giờ bay đêm để đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.
Cảng hàng không Thọ Xuân được đưa vào khai thác năm 2013. Thời gian đầu khai thác 5 chuyến /tuần với đường bay Thọ Xuân- TP.HCM do Vietnam Airlines khai thác.
Sau đó các hãng hàng không khác đã khai thác 9 đường bay nội địa kết nối Thanh Hóa với các địa phương khác như Đà Nẵng, Bình Định, Nha Trang, Buôn Ma Thuột, TP.HCM, Đà Lạt, Cần Thơ, Phú Quốc…góp phần tạo điều kiện đi lại thuận tiện cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội cho địa phương.

PS: Khá bất ngờ khi hết covid nhưng sân bay Thọ Xuân của ta lại rơi vào hoàn cảnh này. Hiện chỉ còn độc mỗi 2 hãng với đường bay duy nhất TH-TPHCM. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới thu hút đầu tư, thương mại, du lịch tỉnh ta, gián tiếp giúp sân bay Vinh phát triển.
Thanh Hóa cần nhanh chóng giải ngân vốn giai đoạn 2 mở rộng khẩn cấp đường từ cầu Nỏ Hẻn lên sân bay Thọ Xuân để thu hút thêm khách từ Nam đồng bằng sông Hồng.
Kiến nghị khẩn trương nối quốc lộ 6 Hòa Bình với đường HCM ở Ngọc Lặc để khách Tây Bắc ở Hòa Bình và Sơn La có thể sử dụng sân bay Thọ Xuân được thuận lợi
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Theo báo cáo của Sở Xây dựng Thanh Hóa, năm 2010, tỷ lệ đô thị hóa trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 10,5% và nằm trong nhóm các tỉnh có tỷ lệ đô thị hóa thấp nhất cả nước. Đến nay, tỷ lệ đô thị tỉnh Thanh Hóa đạt khoảng 36,7%, gấp 3,5 lần so với năm 2010 và là tỉnh có tỷ lệ đô thị hóa ở mức khá, với hệ thống đô thị gồm 2 thành phố, 2 thị xã và 30 thị trấn; ngoài ra, có 2 khu vực được công nhận đạt tiêu chí đô thị loại IV, 9 khu vực được công nhận đạt tiêu chí đô thị loại V...
PS: Mọi báo cáo của tỉnh ta đều nói tỷ lệ Đô thị hóa là 36,7%. Không thể có chuyện Sở Xây dựng làm sai quy chuẩn thống kê của chính ngành mình được
 

VPC-HC

Thành viên tích cực
Theo báo cáo của Sở Xây dựng Thanh Hóa, năm 2010, tỷ lệ đô thị hóa trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 10,5% và nằm trong nhóm các tỉnh có tỷ lệ đô thị hóa thấp nhất cả nước. Đến nay, tỷ lệ đô thị tỉnh Thanh Hóa đạt khoảng 36,7%, gấp 3,5 lần so với năm 2010 và là tỉnh có tỷ lệ đô thị hóa ở mức khá, với hệ thống đô thị gồm 2 thành phố, 2 thị xã và 30 thị trấn; ngoài ra, có 2 khu vực được công nhận đạt tiêu chí đô thị loại IV, 9 khu vực được công nhận đạt tiêu chí đô thị loại V...
PS: Mọi báo cáo của tỉnh ta đều nói tỷ lệ Đô thị hóa là 36,7%. Không thể có chuyện Sở Xây dựng làm sai quy chuẩn thống kê của chính ngành mình được
Quá là bình thường, Bắc Ninh sở xây dựng thống kê tỷ lệ đô thị hóa hơn 60% mà theo tổng cục thống kê là 52% đó thôi. Tuy nhiên hiện nay đã thống nhất cách tính, đô thị loại I, đô thị loại II, đô thị loại III, đô thị loại IV, đô thị loại V và các xã đạt tiêu chí đô thị loại V đều tính là dân thành thị hết (định nghĩa mới nhất được TCTK ban hành ngày 03/08/2023)
 
Last edited:

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Quá là bình thường, Bắc Ninh sở xây dựng thống kê tỷ lệ đô thị hóa hơn 60% mà theo tổng cục thống kê là 52% đó thôi. Tuy nhiên hiện nay đã thống nhất cách tính, đô thị loại I, đô thị loại II, đô thị loại III, đô thị loại IV, đô thị loại V và các xã đạt tiêu chí đô thị loại V đều tính là dân thành thị hết (định nghĩa mới nhất được TCTK ban hành ngày 03/08/2023)
Nếu mà tính theo cách này thì Thanh Hóa có thêm 9 xã đô thị loại V và 2 vùng thị trấn đô thị loại IV( Lam Sơn sao vàng và Ngọc Lặc), dân số được coi là đô thị dạng này cũng phải 200.000 người chứ không ít.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Thu ngân sách nhà nước năm 2023 ước đạt 40.464 tỷ đồng, bằng 114,5% dự toán và giảm 20,9% so với cùng kỳ, trong đó: Thu nội địa ước đạt 23.546 tỷ đồng, bằng 107,8% dự toán, giảm 24,7% so với cùng kỳ; thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu ước đạt 16.262 tỷ đồng, bằng 120,6% dự toán và giảm 17,9% so với cùng kỳ. Chi ngân sách nhà nước năm 2023 ước đạt 40.454 tỷ đồng, bằng 100% dự toán, đáp ứng nhiệm vụ chi trên các lĩnh vực.
PS: Năm nay tổng thu ngân sách dự kiến 40.464 tỷ( hết năm chắc cao hơn) là mừng rồi, cũng phải thứ 8-9 cả nước chứ không đùa.
Chi ngân sách năm nay coi như bằng tổng thu.
Tỉnh ta có ưu thế chi ngân sách cao nên dễ hình thành các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp xây dựng, bất động sản....
Và cũng dễ xây dựng Đô thị trung tâm của tỉnh lớn.
Nguồn tiền từ ngân sách nhà nước bao giờ cũng là nguồn quan trọng, bền vững với sự phát triển.
Các tỉnh nhiều công nhân, trông thế thôi chứ xét về độ giàu có của giới tinh hoa, chưa chắc ăn nổi giới tinh hoa của một tỉnh lớn như tỉnh ta đâu.
 

Facebook Comment

Chủ đề tương tự

Chủ đề được quan tâm nhất

Top