• Lưu ý đọc kỹ nội quy trước khi đăng bài để tránh bị bannick, xóa bài. Xem hướng dẫn đăng bài và tính năng UP tin miễn phí
  • Thông báo về việc đăng bài & đăng ký thành viên áp dụng tại thread Hot news, Projects & Developments
    - Phải đăng ký thành viên mới có thể đăng bài tại thread này.
    - Nếu gặp khó khăn khi đăng ký, vui lòng liên hệ qua email : thanhhoaonline.net@gmail.com để được hỗ trợ đăng ký và kích hoạt tài khoản.

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Nếu 2024 khởi công, 2025 khai trương, sau 3 năm thì thực hiện gđ2, liệu có khả thi?
11/2023 xong đấu giá đất là khởi công luôn
Thiết kế, nhà thầu, mọi việc đã xong hết rồi và xây dựng 1 năm là xong
Huy động 800 lao động trên công trường nên thi công nhanh lắm
 

VPC-HC

Thành viên tích cực
11/2023 xong đấu giá đất là khởi công luôn
Thiết kế, nhà thầu, mọi việc đã xong hết rồi và xây dựng 1 năm là xong
Huy động 800 lao động trên công trường nên thi công nhanh lắm
đấu giá xong phải xin giấy phép của BXD (thiết kế cơ sở, PCCC) nhé bác :)) khởi công luôn thế nào được
 
Last edited:

Hac.thanh

Moderator
Staff member
đấu giá xong phải xin giấy phép của BXD (thiết kế cơ sở, PCCC) nhé bác :)) khởi công luôn thế nào được
Làm việc trước hết rồi
Chỉ ký thôi em nhé
Quan trọng là thủ tục từ Thanh Hoá
Mà Thanh Hoá hưởng cơ chế đặc biệt có khi ko phải trình trung ương nữa
 

VPC-HC

Thành viên tích cực
Làm việc trước hết rồi
Chỉ ký thôi em nhé
Quan trọng là thủ tục từ Thanh Hoá
Mà Thanh Hoá hưởng cơ chế đặc biệt có khi ko phải trình trung ương nữa
chẳng có cơ chế nào có ghi miễn việc thẩm định từ BXD cả, e tưởng bác nghiên cứu kỹ cái NQ58 rồi. Huế từ khi đấu giá xong quyền sdđ cũng phải mất vài tháng mới xong các loại thủ tục sau đó để khởi công. Quan trọng là thủ tục từ TH thì tỉnh TH đã chẳng phải đợi chính phủ duyệt xong quy hoạch đô thị mới chạy lại Aeon
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
chẳng có cơ chế nào có ghi miễn việc thẩm định từ BXD cả, e tưởng bác nghiên cứu kỹ cái NQ58 rồi. Huế từ khi đấu giá xong quyền sdđ cũng phải mất vài tháng mới xong các loại thủ tục sau đó để khởi công. Quan trọng là thủ tục từ TH thì tỉnh TH đã chẳng phải đợi chính phủ duyệt xong quy hoạch đô thị mới chạy lại Aeon
Phê duyệt quy hoạch TPTH mới đến 2040 thì phải tuân thủ nên nó làm Thanh Hóa chậm Aeon Mall mất 1 năm vì quy hoạch cũ không đặt TTTM chỗ đó. Giới thiệu chỗ phù hợp quy hoạch cũ thì Aeon không ưng.
Huế chắc quy hoạch khu đất ấy là TTTM nên không mắc mớ gì về quy hoạch nên tiến hành được trước.
Em chờ xem, Thanh Hóa sẽ khởi công Aeon Mall chậm nhất tháng 12/2023 chứ không sang 2024 đâu.
Dấu hiệu rất rõ là nhà thầu đã về thuê nhà trọ, nơi lưu trú cho 800 công nhân ở trong gần 2 năm
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Thực trạng phát triển ngành công nghiệp xi măng trên địa bàn tỉnh
Trong những năm qua, với lợi thế về nguồn nguyên liệu đá vôi, đất sét dồi dào, tỉnh đã thu hút được nhiều dự án đầu tư lớn, trọng điểm về sản xuất xi măng. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã chấp thuận 06 dự án sản xuất xi măng với tổng công suất thiết kế 27,61 triệu tấn/năm, gồm: Xi măng Vicem Bỉm Sơn (02 dây chuyền, công suất 3,85 triệu tấn/năm); xi măng Nghi Sơn (02 dây chuyền, công suất 4,3 triệu tấn/năm); xi măng Công Thanh (02 dây chuyền, công suất 4,75 triệu tấn/năm); xi măng Long Sơn (04 dây chuyền, công suất 9,2 triệu tấn/năm); xi măng Đại Dương (02 dây chuyền, công suất 4,6 triệu tấn/năm) và xi măng Thanh Sơn (01 dây chuyền, công suất 0,91 triệu tấn/năm). Trong đó, đối với dự án Xi măng Thanh Sơn (huyện Ngọc Lặc), Thường trực Tỉnh ủy đã có văn bản cho chủ trương dừng triển khai thực hiện; hiện tại, UBND tỉnh đang báo cáo, xin ý kiến Bộ Xây dựng và Thủ tướng Chính phủ để thực hiện các trình tự, thủ tục chấm dứt dự án theo quy định. Ngoài ra, dự án xi măng Đại Dương đang tiếp tục chuẩn bị các hồ sơ, thủ tục để báo cáo các cấp có thẩm quyền xin chủ trương đầu tư các dây chuyền sản xuất số 3 và 4 với công suất mỗi dây chuyền 2,3 triệu tấn/năm.
Trong năm 2023, đã đưa dây chuyền 4 của nhà máy xi măng Long Sơn và dây chuyền 1 của nhà máy xi măng Đại Dương đi vào vận hành sản xuất; lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh có 05 nhà máy xi măng với 11 dây chuyền sản xuất đã vận hành, tổng công suất thiết kế 24,4 triệu tấn/năm. Tổng sản lượng sản xuất xi măng và clinke năm 2022 toàn tỉnh đạt 22,1 triệu tấn; 09 tháng đầu năm 2023 đạt 20,8 triệu tấn, tăng trưởng nhẹ 0,97% so với cùng kỳ năm 2022. Sản lượng sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh hiện chiếm gần 20% tổng sản lượng toàn quốc và là tỉnh dẫn đầu cả nước cả về công suất và sản lượng; xi măng tiếp tục là ngành công nghiệp chủ lực, góp phần quan trọng trong tăng trưởng công nghiệp và phát triển kinh tế của tỉnh.
Công tác cải tiến công nghệ, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất được các doanh nghiệp quan tâm đầu tư, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm. Đến nay, toàn bộ các nhà máy xi măng trên địa bàn tỉnh đều áp dụng công nghệ sản xuất lò quay phương pháp khô có hệ thống trao đổi nhiệt; đây là công nghệ sản xuất xi măng tiên tiến và thông dụng nhất hiện nay với các thiết bị chính như: lò nung, máy nghiền,.. được chế tạo bởi các hãng sản xuất nổi tiếng thế giới, như Polysius, FL.Smith, Loesche, Kawasaki,...Các giải pháp bảo vệ môi trường được chú trọng, các dự án đều đã trang bị hệ thống quan trắc theo dõi, giám sát khí thải, bụi, tiếng ồn trong sản xuất và được kiểm tra, đánh giá chất lượng thường xuyên. Đặc biệt, tất cả các nhà máy đã và đang triển khai đầu tư hệ thống phát điện tận dụng nguồn nhiệt dư; trong đó, các hệ thống nhiệt dư gắn với các dây chuyền 1,2,3 - Nhà máy xi măng Long Sơn (tổng công suất 24 MW); dây chuyền 1,2 - xi măng Công Thanh (tổng công suất 16,2 MW) đều đã vận hành; các hệ thống nhiệt dư của nhà máy xi măng Nghi Sơn (20 MW), nhà máy xi măng Bỉm Sơn (14 MW), nhà máy xi măng Đại Dương (15 MW) và dây chuyền 4 - nhà máy xi măng Long Sơn (10 MW) đang được triển khai đầu tư. Giải pháp lắp đặt hệ thống phát điện từ nguồn nhiệt dư đã giúp các nhà máy giảm thiểu 15 - 20% lượng điện năng tiêu thụ trong sản xuất, hạn chế lượng bụi xả thải ra môi trường.
 

Than Do

Thành viên tích cực
Phê duyệt quy hoạch TPTH mới đến 2040 thì phải tuân thủ nên nó làm Thanh Hóa chậm Aeon Mall mất 1 năm vì quy hoạch cũ không đặt TTTM chỗ đó. Giới thiệu chỗ phù hợp quy hoạch cũ thì Aeon không ưng.
Huế chắc quy hoạch khu đất ấy là TTTM nên không mắc mớ gì về quy hoạch nên tiến hành được trước.
Em chờ xem, Thanh Hóa sẽ khởi công Aeon Mall chậm nhất tháng 12/2023 chứ không sang 2024 đâu.
Dấu hiệu rất rõ là nhà thầu đã về thuê nhà trọ, nơi lưu trú cho 800 công nhân ở trong gần 2 năm
Phía Tây TP nút giao ở Vành Đai Tây với Đường nối TP - NS TS có quay hoạch TTTM nào không Anh Hạc
 

Than Do

Thành viên tích cực
Thanh Hóa hiện tại là điểm vàng cho các doanh nghiệp FDI cũng như nội địa cho sản xuất may mặc giày da, nghe thì cũng có vẻ vui, vì giải quyết Việc làm, nhưng đa số chỉ giải quyết cho thế hệ 7x,8x. Nhưng nó tạo ra tiền đề xấu cho Việc giới trẻ vừa học xong cấp 3 chọn đi xklđ chứ không học tiếp, vì mất công đi làm ở nhà, mà lương quá thấp, 1 bộ phận có trình độ rất cao nhưng khi về quê không có đất để diễn, rồi họ cũng phải đi. Cái này ở tầm vỹ mô, lãnh đạo không nghĩ ra, dẫn đến lạc nhịp, thất thoát nguồn lao động vô cùng chất lượng của thế hệ 8x,9x trong khi 1 bộ phận không nhỏ thế hệ 2K rút kinh nghiệm từ thế hệ 8x,9x là chọn xkld chứ không học tiếp, như vậy dán tiếp hạ cấp nguồn cung lao động về sau, đây là hậu quả của việc lãnh đạo không có tầm vỹ mô, lãnh đạo chất lượng thấp của tỉnh.
 

Than Do

Thành viên tích cực
Những năm 2000 Việt Nam chung mâm với Myanmar Lào Campuchia về nhận FDI có hàm lượng giá trị gia tăng thấp thâm dụng lao động như gia dày, may mặc, tình thế xoay chuyển khá nhanh sau 10 năm, khi Hàn nhìn ra tiềm năng đã buff cho các ngành có hàm lượng giá trị gia tăng cao hơn hẳn, Việt Nam nhảy cóc sang mâm của Thái, Mã,. Một số địa phương rất nhanh nhạy, chớp được cơ hội, hiện tại thì tình thế lại khác hẳn, khi Việt Nam được Mỹ bật đèn xanh cho các công ty, bán dẫn, chip, vào VN xây tổ, đây là loại FDI cấp cao nhất trong sản xuất chế tạo. Việc không có tầm nhìn vỹ mô nên Thanh Hóa vẫn đứng ngoài sự thịnh vượng.
 

Than Do

Thành viên tích cực
Việc kinh tế Thanh Hóa mấy năm gần đây phát triển hơn hẳn, điều đó là không bàn cãi, nhưng sự khởi sắc này không đến từ nội tại nền kinh tế, và không đi được xa, khi chủ yếu sự khởi sắc do làm nhiều đường, dân bán được đất, ăn tiêu, chịu chi hơn và lực lượng xklđ vô cùng lớn gửi về, tạo ra nền kinh tế ảo. Ngay lãnh đạo cũng chọn cách bán đất để làm du lịch, chứ không chọn thứ dài hơn là làm tử tế những khu công nghiệp. Sự thật có vẻ mất lòng, nhưng ta buộc phải nhìn vào thực trạng để nói chuyện.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Việc kinh tế Thanh Hóa mấy năm gần đây phát triển hơn hẳn, điều đó là không bàn cãi, nhưng sự khởi sắc này không đến từ nội tại nền kinh tế, và không đi được xa, khi chủ yếu sự khởi sắc do làm nhiều đường, dân bán được đất, ăn tiêu, chịu chi hơn và lực lượng xklđ vô cùng lớn gửi về, tạo ra nền kinh tế ảo. Ngay lãnh đạo cũng chọn cách bán đất để làm du lịch, chứ không chọn thứ dài hơn là làm tử tế những khu công nghiệp. Sự thật có vẻ mất lòng, nhưng ta buộc phải nhìn vào thực trạng để nói chuyện.
Khóa này đang sửa sai bằng ký Mou với WHA 12/2020 rồi ký mou với Aeon mall, Sumitomo, VSIP đấy thôi
các khóa trước không phải người ta không thấy hạ tầng KCN kém mà vì tạo đk cho doanh nghiệp nội tỉnh làm để họ phát triển.
 

Than Do

Thành viên tích cực
Khóa này đang sửa sai bằng ký Mou với WHA 12/2020 rồi ký mou với Aeon mall, Sumitomo, VSIP đấy thôi
các khóa trước không phải người ta không thấy hạ tầng KCN kém mà vì tạo đk cho doanh nghiệp nội tỉnh làm để họ phát triển.
Bình thường thì không biết kinh tế đang hoạt động ntn. Khủng hoảng cái là lộ nguyên hình nền kinh tế. Thấy nản với với mấy bác lãnh đạo. Mong bác nào đủ tài hãy lên, lên để tham thì đến quỳ lạy luôn
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Anh Phát nhảy vào Quảng Trị đầu tư dự án gần 6000 tỷ
Có vẻ bắt đầu học theo FLC và T&T
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Ngày càng có nhiều người Thanh Hoá xa quê về tỉnh nhà tìm việc và trở về quê sinh sống
Theo ông Trịnh Duy Xuyên, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh Hóa, trong quý II và III năm 2023, số lao động đi làm việc ở tỉnh ngoài về quê làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp có nhu cầu làm việc tại quê hương tăng. Với vai trò là cầu nối giữa người lao động đang tìm kiếm việc làm mới với các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng, trong 9 tháng, trung tâm đã cung cấp thông tin thị trường lao động và các chính sách liên quan cho khoảng 119.051 lượt người. Tư vấn việc làm, chế độ, chính sách liên quan đến lao động - việc làm, hoạt động xuất khẩu lao động cho 55.986 lượt lao động... Trung tâm cũng đã tiến hành thu thập thông tin “việc làm trống” trong các loại hình doanh nghiệp. Qua cập nhật, khảo sát tình hình biến động lao động và nhu cầu tuyển dụng lao động của 1.285 lượt doanh nghiệp, tổng số lao động các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng là 47.137 người, chủ yếu là lao động phổ thông, công nhân kỹ thuật trình độ sơ cấp, trung cấp; không yêu cầu kinh nghiệm làm việc hoặc kinh nghiệm dưới 1 năm. Mức lương từ 5 triệu đến dưới 10 triệu đồng/tháng
Thuộc diện công nhân có thâm niên làm trong ngành may mặc nhưng chị Mai Thị Nga, ở huyện Nga Sơn (trước đây làm trong tỉnh Bình Dương) vẫn bị buộc phải nghỉ việc do công ty cắt giảm lao động. Trở về quê, sau khi đến Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh Hóa để làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp, chị được người quen giới thiệu đi giúp việc cho một gia đình ở TP Thanh Hóa. Khi biết Công ty TNHH Winners Vina đóng trên địa bàn xã Nga Mỹ (Nga Sơn) có nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông, chị đã nộp hồ sơ xin việc. “Làm trong Bình Dương tuy thu nhập cao hơn nhưng chi phí lại nhiều hơn. Hằng tháng, trừ các khoản phí thuê nhà, ăn uống, sinh hoạt, số tiền còn lại quá ít ỏi. Việc bị công ty cũ sa thải cũng là cơ hội để em tìm việc tại quê hương” - chị Nga bộc bạch
PS: Hy vọng tỉnh ta nhanh chóng sớm thu hút được nhiều doanh nghiệp vào 8 KCN đã có và sớm xây dựng thành công 9 KCN mới trong đó có các KCN Wha, Sumitomo, VSIP để tạo thêm nhiều việc làm cho người dân để người Thanh Hoá xa quê trở về làm tăng nhanh dân số tỉnh sớm đạt 4 triệu
Trong 20 năm nay dân số Nghệ An tăng nhanh hơn hẳn tỉnh ta và khoảng cách dân số hai tỉnh giờ chỉ là hơn 300.000, năm 2019 đang còn hơn họ 413.000).
Tỉnh họ nhất quán đẩy mạnh xuất khẩu lao động chính ngạch và có cả lao động chui nên dân số đó vẫn có hộ khẩu tỉnh nhà. Vừa có tiền gửi về lại vừa không mất dân số cho tỉnh khác.
Từ đầu năm đến nay tỉnh ta cũng đã đưa được 10.000 người đi nước ngoài làm việc
Nếu làm liên tục 10 năm thì sẽ có 100.000 người có việc làm ổn định có vốn để trở về nhà kinh doanh ổn định
Đừng cười xuất khẩu lao động , nó tốt hơn đi Đông Nam bộ và Hà Bắc, Hải Phòng, Quảng Ninh rất nhiều. Vừa thu nhập cao vừa không mất dân
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Đề án phân loại đô thị, phạm vi xét đề nghị công nhận đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đạt tiêu chí đô thị loại I gồm toàn bộ ranh giới hành chính của thành phố Thanh Hóa hiện hữu (34 phường, xã) và toàn bộ địa giới hành chính huyện Đông Sơn (1 thị trấn và 13 xã). Trong đó có khu vực nội thị gồm 30 phường hiện hữu cuả thành phố Thanh Hóa và 7 xã thị trấn gồm Hoằng Quang, Hoằng Đại (TPTH); Rừng Thông, Đông Tiến, Đông Khê, Đông Thịnh, Đông Văn (Đông Sơn); khu vực ngoại thị gồm 2 xã thuộc thành phố và 9 xã thuộc huyện Đông Sơn. Theo tổng hợp đánh giá điểm theo 5 tiêu chí đô thị loại I đều đạt với tổng điểm 84,64.

t3 (1).jpg


t4.jpg

Đơn vị tư vấn trình bày đề án tại hội nghị.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Tỉnh ta cũng lạ
Các năm trước muốn sau sát nhập thì là TP Đông Sơn nên mới gọi là Đô thị Thanh Hóa, nghe người ta cứ tưởng hệ thống đô thị của cả tỉnh Thanh Hóa
Bây giờ các vị muốn tên là TP Thanh Hóa thì cứ gọi là Vùng TP Thanh Hóa mở rộng cho nó dễ gọi, dễ hiểu.
Chứ nói Đô thị Thanh Hóa dễ gây hiểu lầm
Biết thế, tên đề án quy hoạch nên viết tiêu đề luôn là: Quy hoạch TPTH đến năm......!
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Thanh Hóa đang đề ra mục tiêu giai đoạn đến năm 2025 dự kiến thành lập mới 14 thị trấn, sáp nhập huyện Đông Sơn với thành phố Thanh Hóa; đến năm 2025, toàn tỉnh có 47 đô thị các loại. 100% các đô thị hiện có và đô thị mới có quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, chương trình cải tạo, chỉnh trang, tái thiết và phát triển đô thị; bảo đảm 100% đô thị loại III trở lên hoàn thiện tiêu chí phân loại đô thị về cơ sở hạ tầng đô thị, nhất là hạ tầng về y tế, giáo dục, đào tạo và công trình văn hoá cấp đô thị. Đến 2025, tổng dân số khu vực thành thị gồm cả quy đổi đạt trên 1,69 triệu người, tỷ lệ đô thị hóa đạt 40% trở lên; tỉ lệ đất xây dựng đô thị trên tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 1,5 - 1,9%.

Giai đoạn đến 2030: Giai đoạn 2026 - 2030 tiếp tục đầu tư, chỉnh trang và nâng cấp các đô thị hiện có, đồng thời nghiên cứu nâng cấp, sáp nhập một số đô thị trên địa bàn tỉnh; đến năm 2030, toàn tỉnh có 47 đô thị. Xây dựng các thành phố: Thanh Hoá, Sầm Sơn và các thị xã Bỉm Sơn, Nghi Sơn trở thành đô thị thông minh. Đến năm 2030, dân số khu vực thành thị gồm cả quy đổi đạt trên 2,23 triệu người, tỷ lệ đô thị hóa đạt 50% trở lên; Tỉ lệ đất xây dựng đô thị trên tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 1,9 - 2,3%.
PS: Năm 2022, dân số đô thị có hộ khẩu thường trú toàn tỉnh là 1.030.000 (theo TCTK), chắc kể cả quy đổi khoảng 1,3 triệu
Đến 2025 thì đã có thêm 7 phường của TPTH, 1 phường của Bỉm Sơn, 3 phường của Sầm Sơn và 14 thị trấn mới được thành lập nên tổng dân số đô thị có tính quy đổi toàn tỉnh là 1,69 triệu, vượt dân số hầu hết các tỉnh nước ta
Đến 2030, lập TX Hoằng Hóa, Quảng Xương, Thọ Xuân, Triệu Sơn, nhập Hà Trung vào Bỉm Sơn và thêm 1 số phường, lập thêm vài phường và đưa Nghi Sơn lên thành phố đã đẩy dân số đô thị cả tỉnh lên 2,23 triệu tức là tăng thêm 540.000 dân đô thị( các phường)
Dân số đô thị 2,23 triệu này sẽ đưa Thanh Hóa sau TPHCM, HN, Bình Dương, không biết có ngang được Đồng Nai không nhưng chắc chắn hơn Hải Phòng vì không lẽ Hải Phòng dân số 2 triệu đô thị hóa 100%?
Tiềm năng đô thị hóa có thể lên thứ 4 cả nước được. Lợi thế hơn Đồng Nai, Bình Dương là có thể xây dựng đô thị du lịch biển
 

Facebook Comment

Chủ đề tương tự

Chủ đề được quan tâm nhất

Top