• Lưu ý đọc kỹ nội quy trước khi đăng bài để tránh bị bannick, xóa bài. Xem hướng dẫn đăng bài và tính năng UP tin miễn phí
  • Thông báo về việc đăng bài & đăng ký thành viên áp dụng tại thread Hot news, Projects & Developments
    - Phải đăng ký thành viên mới có thể đăng bài tại thread này.
    - Nếu gặp khó khăn khi đăng ký, vui lòng liên hệ qua email : thanhhoaonline.net@gmail.com để được hỗ trợ đăng ký và kích hoạt tài khoản.

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Du lịch Mice này cần được tỉnh nghiên cứu đẩy mạnh.
Và nên tổ chức tại các địa điểm mới từ các năm sau như
-Trung tâm Hội nghị Flamingo Hải Tiến
  • Trung tâm Hội nghị Anh Phát Monaco Nghi Sơn
  • Khu hội nghị của resort Sao Mai gần Lam Kinh
  • Hội nghị tại các resort Pù Luông
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Do đó, theo các chuyên gia, với những dự án đủ điều kiện về mặt bằng và vốn, đảm bảo thời gian triển khai nhanh như nhiệt điện Công Thanh, Bộ Công thương và Chính phủ nên xem xét cho phép chuyển đổi sang dùng khí LNG càng sớm càng tốt. Đây là một hướng đi quan trọng để giảm thiểu nguy cơ thiếu điện ở miền Bắc những năm tới.
PS: Bây giờ mà làm cuộc trắc nghiệm với các chuyên gia: Chọn cho Công Thanh chuyển sang LNG khi đã có tiền, mặt bằng, hệ thống cảng nước sâu ngay bên cạnh hay là chọn Quỳnh Lập chưa có ai đề xuất đầu tư, hạ tầng cảng biển phải đi nhờ Nghi Sơn, mặt bằng chưa giải phóng thì 99,99% chọn LNG Công Thanh, 0,01 chọn Quỳnh lập vì quê vị này chắc ở Nghệ An
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Điện than Công Thanh muốn chuyển sang LNG: Đủ điều kiện cần cho làm sớm
Hồng Hạnh
Hồng Hạnh -

19/08/2023, 15:17

Đó là quan điểm của Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa, nhằm đảm bảo nguồn điện cho miền Bắc trong bối cảnh thiếu điện cận kề.

Chậm tiến độ các nguồn điện lớn gây hệ luỵ thiếu điện trong vài năm tới. Do đó, việc thúc đẩy cho những dự án đã sẵn sàng các điều kiện để có thể bắt tay vào triển khai luôn là điều cần làm ngay. Báo Giao thông trò chuyện với Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội) xung quanh đề xuất được chuyển đổi từ điện than sang điện khí LNG của Tập đoàn Công Thanh.

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
Dự án đủ điều kiện cần cho làm sớm
Thưa ông, thời gian qua vấn đề thiếu điện đang được cả Chính phủ và người dân quan tâm. Nhiều nguyên nhân được chỉ ra, trong đó có việc chậm trễ của nhiều nguồn điện lớn. Theo ông, chúng ta cần rút ra bài học gì cho việc phát triển nguồn điện thời gian tới đây?
Theo tôi, vấn đề an ninh năng lượng và phát triển nguồn điện của nước ta thời gian tới hết sức cấp thiết. Chính phủ cũng đã có nhiều chỉ đạo về vấn đề này.
Hiện Quy hoạch điện VIII đã được phê duyệt, điều chúng ta cần tính bây giờ là phát triển nguồn điện ở miền nào, kế hoạch ra sao để đảm bảo hiệu quả.
Tôi thấy quy hoạch vẫn tiếp tục phát triển nhiều nguồn điện than, điều này không còn phù hợp với cam kết “xanh, sạch” khi Thủ tướng Chính phủ đã ký cam kết giảm lượng phát thải khí nhà kính xuống gần bằng 0 vào năm 2050.
Việc đưa quá nhiều nguồn điện than vào Quy hoạch điện VIII tôi cho rằng là bất cập khi thời gian qua phần lớn nguồn điện này bị chậm tiến độ.
Báo cáo tại Quốc hội cũng đã bàn luận nhiều về vấn đề này. Tôi đề nghị, hiện tại có thể phát triển những dự án điện than đã có trong các quy hoạch trước, tuy nhiên, cần tính toán dự báo khả năng chậm tiến độ để có các dự án nguồn thay thế.
Tiến tới bỏ không làm mới trong 5-10 năm nữa, mà thay thế bằng việc phát triển các nguồn mới theo mục tiêu của cam kết đề ra. Điện khí, điện gió, điện mặt trời là những lựa chọn đã được nêu trong quy hoạch điện VIII.
Tuy nhiên, với điện mặt trời, tôi băn khoăn khi nhiều cảnh báo về tác hại môi trường của tấm pin mặt trời, khi hạn sử dụng chỉ khoảng 20-25 năm. Sau thời gian này cần xử lý ra sao thì cũng cần có kế hoạch cụ thể để xử lý.
Tôi nghĩ rằng, điện gió, điện khí LNG là giải pháp cần sớm thúc đẩy.
Quy hoạch điện VIII cũng đã mở ra hướng chuyển đổi từ điện than sang LNG cho những dự án chậm tiến độ, không thu xếp được vốn. Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hóa đã kiến nghị Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chuyển điện than Công Thanh sang làm điện khí LNG do chủ đầu tư đã có vốn, có tổ hợp đầu tư, lại có mặt bằng… sẵn sàng cho việc chuyển đổi, quan điểm của ông như thế nào về đề xuất này?
Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp ở phía Nam chưa bán được điện đã làm việc với Bộ Công thương và EVN. Tuy nhiên, việc thoả thuận khó khăn do lưới điện quốc gia tải không hết, tải không nổi và cũng còn nhiều vướng mắc đầu tư. Đây cũng là một bất cập lớn. Nên giờ phải làm sao tải điện từ Nam ra Bắc để không lãng phí nguồn điện này.
Tôi cho rằng, trong lúc này, tạm thời hãy hạn chế phát triển nguồn điện ở phía Nam mà hãy tập trung tìm lời đáp cho câu hỏi “tại sao miền Nam, miền Trung đang dư thừa điện, mà miền Bắc thiếu điện?
Doanh nghiệp làm điện miền Nam đang “kêu trời” vì nợ ngân hàng chồng chất, gây khó khăn cho cả doanh nghiệp và ngân hàng.
Còn tại miền Bắc, cách đây vài tháng, người dân phản ứng rất mạnh về vấn đề thiếu điện dẫn đến cắt điện luân phiên. Để khắc phục được thì việc phát triển nguồn điện cần có tính toán lại.
Nguồn điện lớn phần nhiều nằm ở miền Nam, vì thế, ở miền Bắc mà có được nguồn điện nào đã sẵn sàng các điều kiện thì cần thúc đẩy cho làm sớm. Điện than Công Thanh cũng không ngoại lệ.
Bộ, ngành phải khẩn trương hơn
Để đảm bảo cung ứng điện trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ cũng vừa có văn bản chỉ đạo Bộ Công thương ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định kiểm soát chặt chẽ tiến độ các dự án nguồn và lưới điện. Trong trường hợp đề xuất chyển đổi của nhiệt điện than Công Thanh, theo ông, bộ nghành và doanh nghiệp cần hành động gì để đảm bảo tiến độ dự kiến vận hành vào năm 2028?
Để không có sự chậm trễ, thì EVN cùng Bộ Công thương phải quyết liệt thực hiện nhiệm vụ kế hoạch đề ra. Cơ bản, cốt lõi làm sao để nguồn điện trong nước được hoà mạng chung với nhau.
Không thể chấp nhận được việc khu vực có điện không sử dụng hết, còn khu vực khác lại thiếu điện. Bằng mọi cách các nhà chuyên môn phải tính để đường dây truyền tải phải liên thông với nhau, thậm chí liên thông với các nước láng giềng như quốc tế hiện nay vẫn làm.
Thực trạng hiện nay của Việt Nam là “không thể chấp nhận được”.
Nói vậy để thấy việc kiểm soát tiến độ rất quan trọng. Đó không chỉ là trách nhiệm của riêng doanh nghiệp mà còn là sự khẩn trương từ bộ, ngành.
Tôi cho rằng, bộ ngành cần có danh sách ưu tiên những dự án có thể triển khai. Ưu tiên theo cấp độ huy động vốn, mặt bằng, năng lực nhà đầu tư…
Còn doanh nghiệp cần có cam kết và chịu trách nhiệm với những cam kết đó.
Xin cảm ơn ông!
Tập đoàn Công Thanh đã sẵn sàng!
Ông Nguyễn Công Lý, Chủ tịch Tập đoàn Công Thanh khẳng định, Tập đoàn Công Thanh đã chuẩn bị sẵn sàng để đáp ứng tốt nhất những thay đổi khi chuyển đổi dự án sang sử dụng điện khí LNG.
Cụ thể, diện tích hiện có đã hoàn thành đền bù, giải phóng mặt bằng và san gạt đến cao độ thiết kế... hoàn toàn có thể đáp ứng cho nhà máy điện khí LNG chu trình hỗn hợp, công suất tới 3.000MW (4 tổ máy công suất 750MW).
Diện tích các khu vực chính gồm mặt bằng nhà máy chính 64ha; mặt bằng kho cảng LNG 22,5ha; tuyến hành lang kỹ thuật gồm đường ống cấp thải nước làm mát, cấp khí 10,5ha; mặt nước khu cảng LNG 100ha.
Trường hợp chọn tổ máy có công suất cao hơn (800MW hoặc 1.000MW) thì tổng công suất nhà máy sẽ nâng lên tương ứng (4.000-5.000MW).
Tuy nhiên, Công Thanh đề nghị giai đoạn trước năm 2030, xây dựng và đưa vào vận hành 1.500MW tương ứng là 2 tổ máy, công suất mỗi tổ 750MW, mới khai thác được 50% lợi thế của địa điểm đã có sẵn.
Về điện năng, dự án sẽ tăng điện năng sản xuất từ 3,9 tỷ kWh/năm (theo quy quy mô điện than) lên 9 tỷ kWh/năm, tương ứng với công suất 1.500 MW. Với những thay đổi đó, tổng mức đầu tư dự án tăng từ 1,2 tỷ USD lên 2 tỷ USD.
PS: Tất cả các chuyên gia, báo chí đều ủng hộ Thanh Hóa
Tăng cường truyền thông mạnh mẽ để xong luôn quy hoạch 2 cái LNG nằm gọn bên tỉnh ta =))=))=))=))=))=))
 
X

Xi Jingping

Khách vãng lai
Thanh Hóa nên huy động truyền thông đánh tổng lực hơn nữa, nhờ luôn anh Quang Tổng VTV , anh Bình Phó Tổng VTC cho vào thời sự 19h, anh Sơn Tổng Biện Tập Tiền Phong, phải dứt điểm gọn miếng bánh LNG này
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member

Hac.thanh

Moderator
Staff member
May cho Hải Tiến thu hút được dự án du lịch rất đẹp này.
Flamingo làm rất nhanh và đúng thiết kế.
Hoằng Hóa là địa phương thứ 2 sau TP Thanh Hóa có tòa nhà hơn 20 tầng
Nghe thì lạ vì Sầm Sơn có 715 khách sạn nhà nghỉ nhưng vì quy định độ cao nên không được xây quá 15 tầng
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Bên Nghệ An đi sau Thanh Hóa trong việc tham mưu trình Quốc hội các cơ chế đặc thù, có NQ Bộ Chính trị trước Thanh Hóa 7 năm nhưng không biết vận dụng.
Hai năm nay số vốn FDI vào tỉnh này trên giấy tờ là nhiều nhưng quan trong là số tiền đã giải ngân có đúng như số tiền đăng ký không hay là đăng ký thì cao cho oách còn triển khai thì chỉ được một phần nhỏ
Đôi khi doanh nghiệp FDI vào khai vốn đăng ký rất cao để chứng tỏ mình là doanh nghiệp lớn, chính quyền thì cũng có mất gì đâu, cứ số to, vốn đẹp là ghi nhận thôi.
Dù sao bên đó tìm thấy ánh sáng từ FDI gia công công nghệ kiểu Bắc Giang Bắc Ninh lại là bài học để lãnh đạo tỉnh Thanh Hó, a có nhiều phương hướng thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội hài hòa giữa công nghiệp nặng và công nghiệp gia công hàng điện tử.
Có lẽ ít người biết, Thanh Hóa là một trong ít tỉnh có nhà máy sản xuất ô tô, Nhà máy ô tô Veam Thanh Hóa đi vào hoạt động từ 2006, đã 17 năm.
Nhà máy ô tô Vinaxuki THanh Hóa hoạt động năm 2009, hồi đó tỉnh có 2 nhà máy ô tô, oách phết.
Đen là Vinaxuki sai chiến lược, thay vì tập trung xe tải nhỏ lại đòi làm ô tô con thuần Việt nên bể
 
X

Xi Jingping

Khách vãng lai
May cho Hải Tiến thu hút được dự án du lịch rất đẹp này.
Flamingo làm rất nhanh và đúng thiết kế.
Hoằng Hóa là địa phương thứ 2 sau TP Thanh Hóa có tòa nhà hơn 20 tầng
Nghe thì lạ vì Sầm Sơn có 715 khách sạn nhà nghỉ nhưng vì quy định độ cao nên không được xây quá 15 tầng
Sầm sơn nhiều khách sạn trên 15 tầng lắm, như khách sạn của Liên đoàn lao động 21t chuẩn 5 sao luôn, nhưng vì hợp tác với tư nhân làm hotel trên đất công nên vẫn để thô chưa hoàn thiện được, ông Vũ Phong Prime cũng 18t, giới hạn chiều cao ở Sầm Sơn tính theo chiều cao thực tế của công trình chứ không phải số tầng thì phải


 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Sầm sơn nhiều khách sạn trên 15 tầng lắm, như khách sạn của Liên đoàn lao động 21t chuẩn 5 sao luôn, nhưng vì hợp tác với tư nhân làm hotel trên đất công nên vẫn để thô chưa hoàn thiện được, ông Vũ Phong Prime cũng 18t, giới hạn chiều cao ở Sầm Sơn tính theo chiều cao thực tế của công trình chứ không phải số tầng thì phải


5 năm trước dân quanh bãi A nói không cho xây quá 8 tầng nhưng nay chắc nới rộng ra chút, tuy nhiên vẫn không được làm quá cao.
Hạn chế thật!!!
 
X

Xi Jingping

Khách vãng lai
5 năm trước dân quanh bãi A nói không cho xây quá 8 tầng nhưng nay chắc nới rộng ra chút, tuy nhiên vẫn không được làm quá cao.
Hạn chế thật!!!
cơ bản TH là nơi đặt căn cứ không quân quan trọng bậc nhất Miền Bắc, SB Sao Vàng và Biên Hoà là 2 căn cứ duy nhất được biên chế các mẫu tiêm kích SU30MK2V hiện đại nhất của KQVN, mãi sau này mới chuyển bớt ra SB Kép, chắc liên qua đến vùng phòng thủ, tầm quan sát của KQ khi tác chiến vì Sầm Sơn view thẳng ra đảo Hải Nam, giờ mà được bỏ giới hạn, thì 3x,4x Sầm Sơn mọc lên như nấm, với độ hot của Sầm Sơn thì xây càng cao càng tối ưu được doạn thu lợi nhuận
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
cơ bản TH là nơi đặt căn cứ không quân quan trọng bậc nhất Miền Bắc, SB Sao Vàng và Biên Hoà là 2 căn cứ duy nhất được biên chế các mẫu tiêm kích SU30MK2V hiện đại nhất của KQVN, mãi sau này mới chuyển bớt ra SB Kép, chắc liên qua đến vùng phòng thủ, tầm quan sát của KQ khi tác chiến vì Sầm Sơn view thẳng ra đảo Hải Nam, giờ mà được bỏ giới hạn, thì 3x,4x Sầm Sơn mọc lên như nấm, với độ hot của Sầm Sơn thì xây càng cao càng tối ưu được doạn thu lợi nhuận
Sầm Sơn là trọng điểm an ninh quốc phòng, phòng thủ biển nên các công trình xây dựng không được quá cao.
Chỉ duy nhất dự án BT đổi đất lấy công trình trụ sở thành ủy ủy ban là quy hoạch tòa nhà 50 tầng, tuy nhiên cũng nằm bên trong chứ không mặt biển
 

thanhniencung

Người nổi tiếng
Ngày 16 tháng 8 năm 2012, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định 746/QĐ-BXD về việc công nhận thị trấn Sa Pa mở rộng (gồm thị trấn Sa Pa và một phần các xã Sa Pả, Lao Chải và San Sả Hồ) là đô thị loại IV.[2]

Ngày 11 tháng 9 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 767/NQ-UBTVQH14 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020)
Các bác cho hỏi tại sao chỉ thị trấn sapa mở rộng được công nhận là đô thị loại IV nhưng SâP vẫn được lên thị xã vậy
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Ngày 16 tháng 8 năm 2012, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định 746/QĐ-BXD về việc công nhận thị trấn Sa Pa mở rộng (gồm thị trấn Sa Pa và một phần các xã Sa Pả, Lao Chải và San Sả Hồ) là đô thị loại IV.[2]

Ngày 11 tháng 9 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 767/NQ-UBTVQH14 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020)
Các bác cho hỏi tại sao chỉ thị trấn sapa mở rộng được công nhận là đô thị loại IV nhưng SâP vẫn được lên thị xã vậy
Sapa lên thị xã nó thuộc diện đặc cách rồi. Vượt ngoài tiêu chí
 
B

Bia Thanh hoa

Khách vãng lai
Về kinh tế xã hội thì vẫn chỉ là một thị trấn bình thường, có lẽ nó có cơ chế đặc cách vì là điểm du lịch nổi tiếng cả nước, vùng cao dân tộc thiểu số.......
Từ khi Sungroup vào đầu tư nâng tầm về cảnh quan lẫn hạ tầng kéo kinh tế xã hội lên theo, rồi thêm dự án sân bay...... thì nâng lên tx kiểu như nhờ SS mà tpbn lên loại 1, rồi SS nó đi đến đâu là kéo theo hàng loạt tx thành tp một cách nhanh chóng như các trường hợp nâng cấp tx lên tp ở BN, BG, TN vừa rồi
Không có Lọc dầu thì ai nghĩ tt Còng tít trong kia lại có ngày là tx, không có Formosa thì ai nghĩ tt Kỳ Anh xơ xác nghèo giờ lại là một tx khá nhộn nhịp đông đúc......
Nghỉ lại thấy tiếc cho thằng Bỉm Sơn để bọn em út vô danh thi nhau vượt mặt
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Về kinh tế xã hội thì vẫn chỉ là một thị trấn bình thường, có lẽ nó có cơ chế đặc cách vì là điểm du lịch nổi tiếng cả nước, vùng cao dân tộc thiểu số.......
Từ khi Sungroup vào đầu tư nâng tầm về cảnh quan lẫn hạ tầng kéo kinh tế xã hội lên theo, rồi thêm dự án sân bay...... thì nâng lên tx kiểu như nhờ SS mà tpbn lên loại 1, rồi SS nó đi đến đâu là kéo theo hàng loạt tx thành tp một cách nhanh chóng như các trường hợp nâng cấp tx lên tp ở BN, BG, TN vừa rồi
Không có Lọc dầu thì ai nghĩ tt Còng tít trong kia lại có ngày là tx, không có Formosa thì ai nghĩ tt Kỳ Anh xơ xác nghèo giờ lại là một tx khá nhộn nhịp đông đúc......
Nghỉ lại thấy tiếc cho thằng Bỉm Sơn để bọn em út vô danh thi nhau vượt mặt
Bỉm Sơn sau vài năm nữa nhập Hà Trung, có cao tốc Bắc Nam đi qua với 2 nút giao , có quốc lộ 1A dài 20-22km, được quy hoạch 2 KCN Hà Long, Hà Lĩnh, lại có đường sắt chạy qua...
Chỉ ít năm nữa là phát triển xứng tầm thôi.
Lo cho Nghi Sơn, TPTH, Sầm Sơn và Thọ Xuân thì sẽ đến hạ tầng cho Bỉm Sơn.
Mà Huy nghiện cháu có cái chất nói thế nào bác cũng nhận ra nhỉ
 

Laixe113

Thành viên mới
Cháu là Đoàn QUang Huy sinh năm 1993 quê Tiền hải Thái lọ, đặc điểm nhận dạng Đen Hô Vâu
Mong các bác chỉ giáo
 
Last edited by a moderator:

Facebook Comment

Chủ đề tương tự

Chủ đề được quan tâm nhất

Top