Harley Quinn
Người nổi tiếng
Ông Long Sơn này khủng thật sự, lâu rồi mới thấy một DN gốc Thanh mạnh về sản xuất tầm cỡ thế này![]()
Cùng Long Sơn hướng đến những giá trị tốt đẹp
Biến ước mơ, khát vọng thành hiện thực, những công trình đã được đưa vào vận hành, những dự án đang được triển khai tại nhiều tỉnh, thành chính là tiền đề vững chắc để Công ty TNHH Long Sơn tiếp tục vươn mình mạnh mẽ, tạo dựng những giá trị bền vững để đóng góp nhiều hơn nữa cho đất nước trong...baothanhhoa.vn
Công ty TNHH Long SơnNăm 2014, UBND tỉnh Thanh Hóa quyết định cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án Nhà máy Xi măng Long Sơn tại phường Đông Sơn (thị xã Bỉm Sơn). Ngày 1-11-2016, những lô sản phẩm xi măng Long Sơn đầu tiên đã được xuất ra thị trường. Tiếp đà phát triển, dây chuyền số 2, số 3 và số 4 của nhà máy được đầu tư và đưa vào vận hành, góp phần đưa Bỉm Sơn trở thành trung tâm sản xuất xi măng của Việt Nam. Với 4 dây chuyền đồng bộ, hiện đại có tổng công suất hơn 10,5 triệu tấn/năm, Nhà máy Xi măng Long Sơn là một trong những nhà máy có công nghệ sản xuất xi măng tiên tiến nhất với hầu hết các thiết bị lắp đặt cho nhà máy được nhập khẩu trực tiếp từ Cộng hòa liên bang Đức, Thụy Sỹ kết hợp công nghệ sản xuất tiên tiến của Nhật Bản cùng nguồn nguyên liệu được cung cấp từ vùng núi đá Bỉm Sơn (vùng nguyên liệu được đánh giá tốt nhất Việt Nam để xây dựng và phát triển công nghiệp sản xuất xi măng) đã cho ra lò những sản phẩm xi măng chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế. Bằng chất lượng sản phẩm, Xi măng Long Sơn đã tạo dựng được niềm tin với khách hàng, khẳng định được thương hiệu trên mọi công trình. Sản phẩm của nhà máy không chỉ có mặt ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước mà còn được xuất khẩu sang các nước: Singapore, Philippines, Đài Loan, Australia, Bangladesh, khu vực châu Phi...
Đáp ứng nhu cầu của thị trường, Công ty TNHH Long Sơn tiếp tục đưa vào hoạt động 3 nhà máy đóng bao tại các tỉnh Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Long An. Long Sơn cũng đã đưa vào vận hành Cảng tổng hợp Long Sơn Bãi Ngọc và trạm nghiền xi măng Long Sơn tại Khu Kinh tế Nghi Sơn. Tọa lạc tại vị trí địa lý thuận lợi nằm gần cảng biển, cảng thủy nội địa, giao thông thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa đến khắp các tỉnh, thành cũng như xuất khẩu ra thị trường quốc tế, bảo đảm sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng và ổn định.
Sản xuất “xanh”, phát triển bền vững, ngay từ khi lên kế hoạch xây dựng nhà máy, Long Sơn đã quyết định lựa chọn dây chuyền máy móc, trang thiết bị tiên tiến nhất trên thế giới về sản xuất xi măng. Điều này cho phép Nhà máy Xi măng Long Sơn xử lý và kiểm soát hiệu quả các vấn đề về môi trường. Trong quá trình vận hành, nhiều giải pháp được đưa ra như: đầu tư hệ thống thu hồi nhiệt dư để phát điện; bố trí hệ thống cây xanh, hồ điều hòa xung quanh nhà máy; lắp đặt các thiết bị hiện đại để giảm thiểu tối đa khói bụi, thực hiện các công tác kỹ thuật để hạn chế tiếng ồn; nước thải được thu gom, xử lý qua hệ thống lắng lọc tự động... góp phần giảm hiệu ứng nhà kính và xử lý triệt để những yếu tố gây tác động tới môi trường.
PS: Bỉm sơn và Hà Trung sau này nhập lại có khi lấy tên là TP Long Sơn lại hay. Long là Rồng
DA tổ hợp thép ở Bình Định, đích thân lãnh đạo tỉnh xuống gặp dân cầu thị, chứng tỏ đây là DA điểm cho tương lai cả tỉnh Bình Định, thay đổi hoàn toàn cơ cấu Kinh Tế của tỉnh này, thậm chí thay đổi luôn vị thế so với các tỉnh xung quanh
Khu liên hợp Gang thép khoảng 468 ha; Cảng chuyên dùng khoảng 496,9 ha (trong đó, đất trên bờ khoảng 23ha, mặt nước biển khoảng 473,9ha).
Tổng diện tích thực hiện dự án Khu liên hợp Gang thép và Cảng chuyên dùng chỉ chiếm 39,06% tổng diện tích đất tại thôn Lộ Diêu, xã Hoài Mỹ (diện tích dự kiến thu hồi khoảng 491 ha/1.257 ha).
Dự kiến công suất 5,4 triệu tấn/năm; bao gồm các sản phẩm thép chất lượng cao, thép xây dựng, thép cuộn.
Dự án khi hoàn thành góp phần giải quyết việc làm trực tiếp cho hơn 7.500 người (giai đoạn 01 khoảng 3.000 người). Đóng góp thuế vào ngân sách nhà nước trong thời gian xây dựng: 4.926 tỷ đồng. Khi hoàn thành 3 giai đoạn đi vào sản xuất: 10.395 tỷ đồng/năm.
Đóng góp cho Tổng sản phẩm địa phương (GRDP) theo giá hiện hành khoảng 20.524 tỷ đồng