• Lưu ý đọc kỹ nội quy trước khi đăng bài để tránh bị bannick, xóa bài. Xem hướng dẫn đăng bài và tính năng UP tin miễn phí
  • Thông báo về việc đăng bài & đăng ký thành viên áp dụng tại thread Hot news, Projects & Developments
    - Phải đăng ký thành viên mới có thể đăng bài tại thread này.
    - Nếu gặp khó khăn khi đăng ký, vui lòng liên hệ qua email : thanhhoaonline.net@gmail.com để được hỗ trợ đăng ký và kích hoạt tài khoản.

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Phương án 32 phường và 5 xã này cực kỳ hợp lý. Tinh giản được 11 đơn vị hành chính và tạo cơ hội để đến năm 2030 tiếp tục biến 5 xã còn lại trở thành phường.
Theo tốc độ đô thị hóa này, cộng thêm ngân sách tỉnh lớn thì 5 xã như trên sẽ được đầu tư mạnh về hạ tầng kĩ thuật đô thị đáp ứng tiêu chí phường.
Năm 2030 rất khả quan là thành phố sẽ có 37 phường, không còn vùng ngoại ô.
Đến lúc này có lẽ lại tính phương án nhập gọn Thiệu Hóa hoặc tách đôi Thiệu Hóa thành hai nửa như thời 198x.
Một nửa nhập lại Yên Định thành huyện Yên Định
Một nửa nhập về TP Thanh Hóa.
Nếu lấy 1/2 huyện Thiệu Hóa thì TPTH có 300km2 và thêm khoảng 10 xã phường. Trong 10 xã này nếu tinh gọn sẽ được khoảng 3 phường 3 xã.
Do đó thành phố mới có 40 phường và 3 xã.
Nếu lấy gọn huyện Thiệu Hóa TPTH có 390km2; thêm được 2 thị trấn và 23 xã. Tinh gọn 23 xã này và lập phường mới chắc còn khoảng 5 phường và 10 xã.
Vậy thành phố mới năm 2030-2035 có 42 phường và 10 xã. Chuẩn đẹp.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa nhận được Văn bản số J.F.499/2023 ngày 26/4/2023 của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đề nghị hỗ trợ liên danh các nhà đầu tư JERA và SOVICO nghiên cứu đầu tư dự án Tổ hợp nhà máy điện khí LNG Nghi Sơn tại tỉnh Thanh Hóa. Chủ tịch UBND tỉnh giao Ban Quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan, nghiên cứu đề nghị của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tại văn bản nêu trên (có văn bản gửi kèm theo); tiếp tục hỗ trợ Công ty cổ phần Tập đoàn SOVICO và Công ty TNHH Năng lượng JERA Việt Nam nghiên cứu, khảo sát, thu thập dữ liệu và hoàn thiện hồ sơ đề xuất dự án Tổ hợp nhà máy điện khí LNG Nghi Sơn tại tỉnh Thanh Hóa theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Công văn số 1704/UBND-THKH ngày 15/02/2023; kịp thời báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh những khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền trong quá trình thực hiện.
PS: Hy vọng ăn được quả LNG này. Quả này vốn đầu tư dự kiến 138.000 tỷ tương đương 5,6 tỷ đô la.
Nếu ăn được quả LNG này thì tổng vốn FDI tỉnh ta sẽ áp sát 20 tỷ đô la.
 

Than Do

Thành viên tích cực
Về vấn đề nhập xã ở Đông Sơn theo Em thấy Anh Hạc nhập cũng gần như okie hết, nhưng chắc Anh chưa thông thổ hết, nên Em mạn phép xin đề xuất như sau, vì làm sao cho thuận tiện giao thông, kết nối giữa các làng trong Xã, Thị Trấn tránh trường hợp bất tiện trong di chuyển từ các làng tới trung tâm xã, đầu tư làm đường mới ít người đi.
Phía Huyện Đông Sơn
Có thể nhập
-Đông Văn - Đông Phú = Đông Văn
-Đông Quang (ĐS) - Đông Vinh (TP) = Đông Quang
-Đông Thịnh sẽ có 2 phương án
  1. Đông Thịnh - P. Đông Tân (TP) = Đông Tân
  2. Đông Thịnh - TT. Rừng Thông = Rừng Thông
-Đông Ninh - Đông Hoà = Đông Ninh
-Đông Minh - Đông Khê = Đông Khê
 

Than Do

Thành viên tích cực
Các xã như Đông Thanh, Đông Tiến khá rộng, dân cũng đông, lại nằm cạnh quốc lộ, nên không cần thiết phải nhập. Vấn đề xã Đông Thịnh, có thể phương án xoá sổ Đông Thịnh, với 4 làng của Đông Thịnh, 3 làng phía bắc giáp với Rừng Thông, ta có thể nhập vào Rừng Thông, sẽ tạo nên 1 vùng vùng dân cư liền mạch rất lớn cho thị trấn Rừng Thông. 1 làng còn lại ở phía Đông Nam Đông Thịnh án ngữ ngay nút giao lớn, cửa ngõ vào Thành Phố ở đoạn bùng binh giữa Vành Đai Tây và Cao Tốc nối TP với Thọ Xuân thì nên nhập về Đông Tân để Đông Tân quản lý nút này sẽ tốt hơn, quy hoạch, quản lý cho đỡ bất cập.
 
Last edited:

Hungda

Người nổi tiếng
Về vấn đề nhập xã ở Đông Sơn theo Em thấy Anh Hạc nhập cũng gần như okie hết, nhưng chắc Anh chưa thông thổ hết, nên Em mạn phép xin đề xuất như sau, vì làm sao cho thuận tiện giao thông, kết nối giữa các làng trong Xã, Thị Trấn tránh trường hợp bất tiện trong di chuyển từ các làng tới trung tâm xã, đầu tư làm đường mới ít người đi.
Phía Huyện Đông Sơn
Có thể nhập
-Đông Văn - Đông Phú = Đông Văn
-Đông Quang (ĐS) - Đông Vinh (TP) = Đông Quang
-Đông Thịnh sẽ có 2 phương án
  1. Đông Thịnh - P. Đông Tân (TP) = Đông Tân
  2. Đông Thịnh - TT. Rừng Thông = Rừng Thông
-Đông Ninh - Đông Hoà = Đông Ninh
-Đông Minh - Đông Khê = Đông Khê
Các xã như Đông Thanh, Đông Tiến khá rộng, dân cũng đông, lại nằm cạnh quốc lộ, nên không cần thiết phải nhập. Vấn đề xã Đông Thịnh, có thể phương án xoá sổ Đông Thịnh, với 4 làng của Đông Thịnh, 3 làng phía bắc giáp với Rừng Thông, ta có thể nhập vào Rừng Thông, sẽ tạo nên 1 vùng vùng dân cư liền mạch rất lớn cho thị trấn Rừng Thông. 1 làng còn lại ở phía Đông Nam Đông Thịnh án ngữ ngay nút giao lớn, cửa ngõ vào Thành Phố ở đoạn bùng binh giữa Vành Đai Tây và Cao Tốc nối TP với Thọ Xuân thì nên nhập về Đông Tân để Đông Tân quản lý nút này sẽ tốt hơn, quy hoạch, quản lý cho đỡ bất cập.
Thứ nhất là Quốc hội chủ trương sáp nhập toàn bộ, không chia tách xã để sáp nhập bạn ạ.
Thứ hai là về tính hợp lý trong các phương án của bạn:
  • Xã Đông Văn diện tích khá rộng, sắp tới đôn lên phường, đã đáp ứng các tiêu chí diện tích và dân số đối với phường thuộc thành phố. Do đó Đông Phú có thể sáp nhập với Đông Nam (trước năm 1953 thì Đông Nam là 1 phần của Đông Phú).
  • Đông Ninh với Đông Hoà: theo cá nhân mình đây là phương án hay, vì 2 xã này là đất kinh đô Trường Xuân (Đồng Pho) thời xa xưa. Nhưng thực tế với phương án này thì lại chơ vơ xã Đông Hoàng cũng thuộc diện sáp nhập nhưng đứng 1 mình.
  • Đông Minh - Đông Khê: Đông Khê đã sáp nhập Đông Anh năm 2019 rồi nên bây giờ được để yên, mặc dù tổng diện tích chỉ nhỉnh hơn xã Đông Ninh thôi. Nhưng Đông Khê cũng sẽ được đôn lên phường và vẫn đáp ứng tiêu chí (5,5km2 và 7000 dân). Do đó Đông Minh sáp nhập Đông Hòa là hợp lý. Thực ra năm 2019 đã có tin đồn sáp nhập 3 xã Minh-Khê-Anh, vì Đông Minh nằm giữa 2 xã Đ.Anh và Đông Khê (Đ.Anh với Đ.Khê chỉ giáp giới chiều dài 500m ruộng), nhưng sau đó huyện chỉ đề xuất sáp nhập 2 xã.
  • "Đông Thanh, Đông Tiến khá rộng, dân cũng đông": thực ra Đông Thanh diện tích chỉ 5,8km2 dân số gần 7000, Đông Tiến sau cắt 2 thôn đông dân nhất về Rừng Thông thì chỉ còn 5,1km2 dân số 7400. Cái khó là Đông Tiến coi như đủ chuẩn để lên phường trong khi Đông Thanh đô thị hóa còn kém. Có thể sáp nhập hoặc đề nghị để Đông Thanh lại chờ vài năm nữa đôn nốt lên phường.
 
B

Bodoi

Khách vãng lai
Xăng dầu xưa rồi con lợn ơi :)) mày k thấy người ta bây h đang dần nc nào cũng sử dụng xe điện để thay thế xăng dầu để tránh khói bụi ô nhiễm à :)) ngay cả Vingroup cũng đã từ bỏ xe xăng để sx xe điện 100% à :)) khoảng vài chục năm tới thì xe xăng sẽ dần biến mất thay vào đó là những dòng xe điện cao cấp chứ ngồi đó mà hoa thanh quế lụm hết :)) ngay cả máy bay bây h cũng đã có máy bay điện thì vài chục năm nữa xăng dầu sẽ k còn quá quan trọng đối vs người dân nữa đâu ngồi đó mà cười cái bọn bú ngân sách nhiều nhất viet nam =))
Câm mồm bọn bú ngân sách nhiều thứ 2 VN, kèm thêm xin gạo cứu đói nhục nhất VN, đã nghèo tiền bạc còn đói ăn nên ngu lắm con ạ, cứ nhanh nhảu để sủa thôi

LNG nhà Bố mày SX ra điện để cho bọn sử dụng điện có cái mà dúng đấy con. Không có điện sx ra thì mày lấy cái tế mẹ gì mà dùng được xe điện hả con, không có Hoá dầu thì đéo có lốp ô tô, đéo có nhựa mà lắp ráp nội ngoại thất, vật liệu làm máy bay, đéo có cả vật liệu làm bản mạch điện tử .. vv ..vv cứ thích bị bố mày chửi cơ :))
 
X

Xi Jingping

Khách vãng lai
Xăng dầu xưa rồi con lợn ơi :)) mày k thấy người ta bây h đang dần nc nào cũng sử dụng xe điện để thay thế xăng dầu để tránh khói bụi ô nhiễm à :)) ngay cả Vingroup cũng đã từ bỏ xe xăng để sx xe điện 100% à :)) khoảng vài chục năm tới thì xe xăng sẽ dần biến mất thay vào đó là những dòng xe điện cao cấp chứ ngồi đó mà hoa thanh quế lụm hết :)) ngay cả máy bay bây h cũng đã có máy bay điện thì vài chục năm nữa xăng dầu sẽ k còn quá quan trọng đối vs người dân nữa đâu ngồi đó mà cười cái bọn bú ngân sách nhiều nhất viet nam =))
thằng đần này nghĩ xăng dầu chỉ để lọc cung cấp cho động cơ đốt trong sử dụng thôi à mày, mày có biết từ xăng dầu nó tạo ra những cái gì không thế ???
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Đường nối quốc lộ 1A với quốc lộ 45 từ xã Hoằng Kim, huyện Hoằng Hóa đến xã Thiệu Long, huyện Thiệu Hóa được đầu tư xây dựng mới với chiều dài 14,603km, gồm 02 dự án; tình hình thực hiện đến nay như sau:

- Đối với đoạn Km0+00 - Km5+250: Dự án được Chủ tịch UBND huyện Hoằng Hóa phê duyệt dự án đầu tư tại Quyết định số 3092/QĐ-UBND ngày 17/12/2021, với quy mô đầu tư xây dựng mới 5,25km đường; nguồn vốn từ nguồn đấu giá đất khu tái định cư xã Hoằng Đạo, Hoằng Tiến, Hoằng Ngọc và nguồn điều tiết ngân sách huyện từ các mặt bằng khai thác quỹ đất trên địa bàn huyện Hoằng Hóa. Đến nay, đã bàn giao mặt bằng được 4,75/5,25km, đạt 90,5%; còn lại 500m chưa giải phóng mặt bằng (GPMB). Về thi công, Dự án có 01 gói thầu thi công xây dựng với giá trị hợp đồng 159,933 tỷ đồng, thời gian thực hiện 24 tháng (từ ngày 16/12/2022 đến ngày 16/10/2024); giá trị hoàn thành đến nay đạt 79,96 tỷ đồng, đạt 50%. Vốn đã giao cho Dự án là 60 tỷ đồng; đã giải ngân 51,39 tỷ đồng (đạt 86%).

- Đối với đoạn Km5+250 - Km14+603: Dự án được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2543/QĐ-UBND ngày 13/7/2021; phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 3627/QĐ-UBND ngày 16/9/2021, gồm: Tiểu dự án 1: Cầu vượt Sông Mã và đường hai đầu cầu từ Km5+250 - Km7+250; chủ đầu tư là Ban QLDA đầu tư công trình giao thông Thanh Hóa, nguồn vốn từ ngân sách tỉnh. Tiểu dự án 2: Đoạn từ cầu vượt Sông Mã đến quốc lộ 45 (Km7+250 - Km14+603); chủ đầu tư là Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Thiệu Hoá, nguồn vốn ngân sách tỉnh 50%, ngân sách huyện Thiệu Hóa và các nguồn huy động hợp pháp khác. Tiến độ đến nay như sau:

+ Đối với Tiểu dự án 1: đã bàn giao mặt bằng 1,66/2km (đạt 83%); trong đó: huyện Hoằng Hoá 0,85/0,85km, đạt 100%; huyện Thiệu Hoá 0,81/1,16km, đạt 70%, còn lại 350m là đất dân cư, đến nay chưa bàn giao mặt bằng. Về thi công, Dự án có 01 gói thầu xây lắp với giá trị hợp đồng 456 tỷ đồng (không bao gồm kinh phí dự phòng); thời gian thực hiện 750 ngày (từ tháng 11/2022 đến tháng 12/2024); giá trị hoàn thành đến nay đạt 81 tỷ đồng, đạt 18%. Vốn tỉnh quản lý đã giao là 376,2 tỷ đồng; đã giải ngân 196,5 tỷ đồng, đạt 52%.

+ Đối với Tiểu dự án 2: đã bàn giao mặt bằng 7,35/7,35km, đạt 100%. Về thi công, Dự án có 01 gói thầu xây lắp với giá trị hợp đồng 404 tỷ đồng, thời gian thực hiện 720 ngày kể từ ngày 05/10/2022. Các nhà thầu đang triển khai nhiều mũi thi công, đến nay giá trị hoàn thành đạt 200/404 tỷ đồng, đạt 50%. Vốn đã giao là 130 tỷ đồng, đã giải ngân 130 tỷ đồng, đạt 100%.
PS: Hơi tiếc là không làm đường 4 làn trở lên có dải phân cách
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Trong quý 1 năm 2023, nhóm doanh nghiệp do Tập đoàn điện lực Nhật Bản JERA dẫn đầu đã đến Thanh Hóa khảo sát, đề xuất, tìm hiểu cơ hội đầu tư siêu nhà máy điện khí tại Khu kinh tế Nghi Sơn với quy mô lên tới 138.000 tỷ đồng. Xin ông cho biết thông tin về quá trình tiếp xúc, cung cấp thông tin về quá trình làm việc của hai bên?

Từ đầu năm đến nay, Thanh Hóa đã đón Tập đoàn JERA đến thăm, khảo sát tìm hiểu cơ hội đầu tư 2 lần.
JERA là Tập đoàn điện lực hàng đầu Nhật Bản, hiện đang tìm hiểu cơ hội đầu tư Tổ hợp sản xuất điện khí tại Khu kinh tế Nghi Sơn. Hai bên đã có những cuộc tiếp xúc, làm việc ban đầu tương đối thân thiện, cởi mở. Tuy nhiên hiện nay, chúng tôi đang chờ Quy hoạch điện 8 của Thủ tướng Chính phủ để có thể tiến hành các công đoạn hợp tác đầu tư cụ thể.

Khi có Quy hoạch điện 8, Thanh Hóa sẽ tạo điều kiện tốt nhất để JERA xúc tiến việc đầu tư Tổ hợp điện khí quy mô lớn, có công nghệ tiên tiến taị Khu kinh tế Nghi Sơn. Quan điểm của tỉnh Thanh Hóa là luôn mở cửa, tạo điều kiện thông thoáng, thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư FDI, đặc biệt là các doanh nghiệp đến từ Nhật Bản yên tâm đầu tư lâu dài tại Thanh Hóa trên tinh thần hai bên “cùng thắng”.
 

Donghuongthanhhoa

Thành viên tích cực
Hiện nay, các thủ tục pháp lý về đầu tư, công tác giải phóng mặt bằng đã cơ bản hoàn thiện. Nếu không có gì thay đổi dự án sẽ sớm được đấu giá quyền sử dụng đất để xây dựng trung tâm thương mại. Dự kiến, dự án sẽ được chính thức khởi công trong quý 4 năm nay để chào mừng 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa 2 nước và khánh thành vào quý 4 năm 2024.
PS: Cùng một phóng viên Thiên Anh mà viết hai bài bất nhất.
Bài thì nói quý I năm 2024 khánh thành, bài thì nói quý 4 năm 2024
Như vậy có thể khẳng định gần như chắc chắn tháng 9/2023 khởi công và tháng 12/2024 khánh thành Aeon Mall Thanh Hóa
2/9/2023 cũng là dịp khánh thành toàn bộ cao tốc Bắc Nam chạy qua tỉnh Thanh Hóa
Nó viết như thế để người đọc cảm thấy nghi ngờ, cần tìm thêm các nguồn tin khác. Làm tăng lượt tìm kiếm và view bác ơi.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Tại sao Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ thu ngân sách không cao mặc dù có thu hút FDI tốt và FDI sẽ thế nào trong tương lai gần.
Thứ nhất: các DN FDI vào VN đầu tư đều được hưởng ưu đãi thuế Thu nhập DN ( CIT ) miễn 2 giảm 4 hoặc miễn 4 giảm 9 .
Các DN lớn như SS, FOXCONN, LUXSHARE.... ) là những dự án cấp chính phủ phê duyệt chứ ko phải cấp tỉnh, đều có ưu đãi giống nhau là miễn 4 goảm 9 ( tức là CIT =0 cho 4 năm đầu và giảm 50% cho 9 năm tiếp theo ). Cộng với 2 năm đầu chưa phát sinh lãi nên ko nộp thuế. Tổng số năm ưu đãi là 15 năm.

Thứ 2: Thuế đất hàng năm nộp cho nhà nước, con số ấy vô cùng nhỏ, rất rất nhỏ so với tổng vốn đầu tư dự án. Và mấy ông lớn FDI này ko cần ưu đãi thuế đất.

Thứ 3: FDI chạy sang Ấn Độ ?
khi nào hết ưu đãi thuế tại VN thì nó mới thúc đẩy nhanh quá trình di rời đi nước khác. Còn VN vẫn thu hút FDI bằng công cụ ưu đãi thuế CIT.
Chi phí nhân công cũng là 1 khía cạnh nhỏ để xem xét việc di dời dự án hay không.

.......nói chung mấu chốt vấn đề vẫn là ở đâu trốn thuế, né thuế , ưu đãi thuế CIT dc nhiều FDI chọn ở đó. Sắp tới khi các tổ chức kinh tế bàn nhau áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, sẽ là thách thức lớn cho VN ko thể dùng công cụ ưu đãi thuế CIT thu hút FDI dc nữa.
Tóm lại tôi vẫn thích Thanh Hoá làm được các dự án công nghiệp nặng và công nghiệp năng lượng hơn là FDI lắp ráp công nghệ mà mình chẳng học hỏi được gì trong đó!
Cứ đè công nghiệp điện, xăng dầu, găng thép, hoá chất mà chơi
Bọn này nạp thuế nhiều và phát triển bền vững, ko có yếu tố rút chạy sang nước khác
 
B

Bodoi

Khách vãng lai
Trong quý 1 năm 2023, nhóm doanh nghiệp do Tập đoàn điện lực Nhật Bản JERA dẫn đầu đã đến Thanh Hóa khảo sát, đề xuất, tìm hiểu cơ hội đầu tư siêu nhà máy điện khí tại Khu kinh tế Nghi Sơn với quy mô lên tới 138.000 tỷ đồng. Xin ông cho biết thông tin về quá trình tiếp xúc, cung cấp thông tin về quá trình làm việc của hai bên?

Từ đầu năm đến nay, Thanh Hóa đã đón Tập đoàn JERA đến thăm, khảo sát tìm hiểu cơ hội đầu tư 2 lần.
JERA là Tập đoàn điện lực hàng đầu Nhật Bản, hiện đang tìm hiểu cơ hội đầu tư Tổ hợp sản xuất điện khí tại Khu kinh tế Nghi Sơn. Hai bên đã có những cuộc tiếp xúc, làm việc ban đầu tương đối thân thiện, cởi mở. Tuy nhiên hiện nay, chúng tôi đang chờ Quy hoạch điện 8 của Thủ tướng Chính phủ để có thể tiến hành các công đoạn hợp tác đầu tư cụ thể.

Khi có Quy hoạch điện 8, Thanh Hóa sẽ tạo điều kiện tốt nhất để JERA xúc tiến việc đầu tư Tổ hợp điện khí quy mô lớn, có công nghệ tiên tiến taị Khu kinh tế Nghi Sơn. Quan điểm của tỉnh Thanh Hóa là luôn mở cửa, tạo điều kiện thông thoáng, thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư FDI, đặc biệt là các doanh nghiệp đến từ Nhật Bản yên tâm đầu tư lâu dài tại Thanh Hóa trên tinh thần hai bên “cùng thắng”.
Thằng Jera này là TOP 1 Nhật Bản luôn chứ không phải hàng đầu nữa, nó là Công ty con liên doanh 50:50 được tao ra bởi Tokyo Electric (TEPCO) và Chubu Electric Power, Jera sở hữu và điều hành toàn bộ nhà máy Tokyo Electric và các nhà máy nhiệt điện Chubu Electric, tổng sản lượng khoảng 67 triệu kW là công ty phát điện lớn nhất Nhật Bản. Điện tạo ra được bán buôn cho các công ty điện lực bán lẻ như TEPCO Energy Partner và Chubu Electric Power, và không được cung cấp trực tiếp cho người tiêu dùng

Nói chung bọn Nhật đến TH đầu tư toàn loại khủng nhất của Nhật trong lĩnh vực nó đầu tư

  • Xi Măng Nghi Sơn là sản phẩm liên doanh giữa Vicem và Mitsubishi Materials + Taiheiyo Cement ( lớn nhất nghành xi măng Nhật )
  • Nhiệt Điện Nghi Sơn 2 của liên doanh KEPCO ( Tổng Cty điện lực lớn nhất Hàn Quốc ) + Marubeni (một trong những sogo shosha [Cty TM tổng hợp] lớn nhất ) + Tohoku Electric Power ( Top 4 Nhật )
  • LHD Nghi Sơn liên doanh PVN và Idemitsu Kosan (Top 2 sau Nippon Oil) + Mitsui & Co (một trong những sogo shosha [Cty TM tổng hợp] lớn nhất ) + Kuwait petroleum (Tổng công ty Dầu khí quốc gia của Kuwait)
Túm lại mảng CN nặng, CN Hóa chất, Năng Lượng của TH toàn những nhà máy hiện đại nhất, công nghệ tiên tiến nhất, cũng như vốn đầu tư cao nhất trong từng lĩnh vực
 
B

Bodoi

Khách vãng lai
Cũng Nhiệt điện ở VN có cả đống các DA đầu tư từ các cty Thái, Châu Âu, Tàu, Đài đến máy thằng VN liên doanh nhưng chưa thằng nào đạt đến tầm như Nhiệt Điện Nghi Sơn 2, 2.8 tỉ USD cho 1.200 MW là suất đầu tư cực cao, chưa kể công nghệ siêu tới hạn chỉ cho ra 5% sỉ than là out trình ở VN cũng như TOP cả Châu Á

Hay thằng Xi Măng Nghi Sơn giờ chất lượng nó vẫn TOP 1 VN

LNG cũng thế cả đống DA giải khắp VN nhưng toàn bọn vớ vẩn của Thái, Mẽo đội lốt, Tàu, Đài, ông TH chới Nhật kiểu đéo gì cũng có công nghệ xịn nhất trong tát cả lũ LNG này

Tuy Nhật lùn làm KD rất điếm như vụ báo lỗ LHD Nghi Sơn để xơi hết cổ phần của PVN như mặt được là nó đem công nghệ xịn nhất đến VN
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
TH là một tập đoàn lớn, hy vọng họ có các dự án Nông nghiệp và du lịch mang lại hiệu quả kinh tế cao cho chính họ và cho tỉnh ta.
Họ định đầu tư vào huyện Thường Xuân, trong đó có khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên. Nếu là dự án Du lịch sinh thái thì tốt quá!
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Ngày 24/4/2023, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 và UBND tỉnh ký kết Quy chế phối hợp số 1077/QC-QK4-UBND về công tác quản lý, sử dụng Cụm đảo Hòn Mê, tỉnh Thanh Hóa theo hướng kết hợp quốc phòng với phát triển kinh tế - xã hội. Quy chế có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Quy chế gồm 03 chương, 17 điều, quy định về mục đích, nguyên tắc, phạm vi, nội dung và trách nhiệm phối hợp giữa Bộ Tư lệnh Quân khu 4 và Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa trong công tác quản lý, sử dụng Cụm đảo Hòn Mê tỉnh Thanh Hóa theo hướng kết hợp quốc phòng với phát triển kinh tế - xã hội.

Mục đích phối hợp nhằm: (1) Củng cố, tăng cường tiềm lực quân sự, bảo đảm quốc phòng, an ninh vững chắc; phát huy tiềm năng, giá trị của Cụm đảo Hòn Mê để phát triển kinh tế - xã hội, chú trọng phát triển kinh tế bền vững. (2) Quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản có trên Cụm đảo Hòn Mê bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả; tuân thủ đúng quy định của pháp luật để phát triển kinh tế - xã hội. (3) Quản lý, sử dụng, bảo quản, sửa chữa khi có hư hỏng, cải tạo, xây mới cơ sở hạ tầng và công trình quốc phòng trên Cụm đảo Hòn Mê. (4) Tổ chức quản lý, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, các dự án phát triển kinh tế - xã hội trên Cụm đảo Hòn Mê bảo đảm không ảnh hưởng đến các công trình quốc phòng, khu quân sự hiện có và quy hoạch bố trí công trình quốc phòng, khu quân sự trên Cụm đào Hòn Mê. (5) Quản lý chặt chẽ hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trong khu vực Cụm đào Hòn Mê.

Công tác phối hợp phải bảo đảm các nguyên tắc sau: (1) Chấp hành nghiêm chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về kết hợp quốc phòng với phát triển kinh tế - xã hội và Pháp lệnh bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự (Luật bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự khi Quốc hội ban hành); không làm ảnh hưởng đến thế bố trí quốc phòng và công năng sử dụng của các công trình quốc phòng trên Cụm đảo Hòn Mê; (2) Trung thực, tôn trọng, đoàn kết và thường xuyên trao đổi, tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ để các bên cùng hoàn thành nhiệm vụ; (3) Phối hợp trong thực hiện các nhiệm vụ dựa trên chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; tuân thủ các quy định của Quy chế này và các quy định của pháp luật có liên quan, bảo đảm bí mật quốc gia, bảo mật thông tin; bảo đảm quốc phòng, an ninh, an toàn và phát triển kinh tế - xã hội trên Cụm đào Hòn Mê. (4) Không cản trở các hoạt động quốc phòng và phát triển kinh tế - xã hội cũng như các hoạt động hợp pháp khác của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trên khu vực Cụm đảo Hòn Mê.

Các nội dung phối hợp, bao gồm: (1) Phối hợp trong quản lý khu vực quân sự và khu vực bàn giao để phát triển kinh tế - xã hội; trong công việc điều chuyển, thu hồi, sắp xếp lại, xử lý đất quốc phòng bàn giao cho địa phương thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; (2) Phối hợp trong quản lý hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật; (3) Phối hợp trong việc đề xuất, phê duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triền kinh tế - xã hội; (4) Phối hợp khi tiến hành huấn luyện, diễn tập quân sự; (5) Tuyên truyền về nội dung phối hợp quản lý, sử dụng Cụm đào Hòn Mê, tỉnh Thanh Hóa theo hướng kết hợp quốc phòng với phát triển kinh tế - xã hội; phổ biên, giáo dục pháp luật về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo cho các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, hoạt động kinh doanh trên Cụm đảo Hòn Mê; (6) Phối hợp trong công tác quản lý người và phương tiện ra, vào Cụm đảo Hòn Mê.

Khi có vi phạm thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan nào thì cơ quan đó thực hiện theo quy định. Tùy theo mức độ, tính chất vi phạm mà xử lý kỷ luật theo điều lệnh, điều lệ của Quân đội hoặc xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Kế hoạch lập Quy hoạch các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Đến 2030 và giai đoạn sau 2030, toàn tỉnh sẽ phát triển mới 11 Khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích khoảng 4.990,8 ha, gồm:
-KCN phía Tây TP.Thanh Hóa (650 ha);
-KCN Phú Quý, huyện Hoằng Hóa (845 ha);
-KCN Bắc Hoằng Hóa, huyện Hoằng Hóa (273,8 ha);
-KCN Hà Long, huyện Hà Trung (550 ha);
-KCN Lưu Bình, huyện Quảng Xương (470 ha);
-KCN Tượng Lĩnh, huyện Nông Cống (350 ha);
-KCN Giang Quang Thịnh, huyện Thiệu Hóa (300 ha);
-KCN Nga Tân, huyện Nga Sơn (430 ha);
-KCN Đa Lộc, huyện Hậu Lộc (250 ha);
-KCN Phong Ninh, huyện Yên Định (450 ha);
-KCN Hà Lĩnh, huyện Hà Trung (422 ha).
Trên cơ sở đó, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 105/KH-UBND triển khai lập quy hoạch các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:
Có 09 đồ án quy hoạch triển khai trong giai đoạn 2023 - 2025, gồm:
- Quy hoạch chung xây dựng KCN Phú Quý, huyện Hoằng Hóa hoàn thành trong Quí III năm 2023.
  • 02 Quy hoạch phân khu xây dựng KCN Lưu Bình, huyện Quảng Xương và KCN Tượng Lĩnh, huyện Nông Cống hoàn thành trong Quí IV năm 2023.
  • 04 đồ án, gồm: Quy hoạch phân khu xây dựng KCN phía Tây Thành phố Thanh Hóa; Quy hoạch phân khu xây dựng KCN Hà Long, huyện Hà Trung; Quy hoạch phân khu xây dựng KCN Bắc Hoằng Hóa, huyện Hoằng Hóa; Quy hoạch phân khu xây dựng KCN Giang Quang Thịnh, huyện Thiệu Hóa: thời gian triển khai bắt đầu từ Quí II năm 2023, thời gian hoàn thành Quí IV năm 2024.
  • 02 đồ án, gồm: Quy hoạch phân khu xây dựng KCN Nga Tân, huyện Nga Sơn; Quy hoạch phân khu xây dựng KCN Đa Lộc, huyện Hậu Lộc: thời gian triển khai bắt đầu từ Quí I năm 2024, thời gian hoàn thành Quí III năm 2025
Có 02 đồ án quy hoạch triển khai lập giai đoạn sau năm 2030, gồm: quy hoạch phân khu KCN Phong Ninh, huyện Yên Định và quy hoạch phân khu KCN Hà Lĩnh, huyện Hà Trung.
UBND tỉnh giao UBND huyện Hoằng Hóa làm chủ đầu tư dự án quy hoạch KCN Phú Quý; UBND huyện Quảng Xương làm chủ đầu tư dự án quy hoạch KCN Lưu Bình (các dự án này đang thực hiện). Đối với 09 dự án lập quy hoạch các KCN còn lại do Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp làm chủ đầu tư.
 

Facebook Comment

Chủ đề tương tự

Bài viết mới

Chủ đề được quan tâm nhất

Top