• Lưu ý đọc kỹ nội quy trước khi đăng bài để tránh bị bannick, xóa bài. Xem hướng dẫn đăng bài và tính năng UP tin miễn phí
  • Thông báo về việc đăng bài & đăng ký thành viên áp dụng tại thread Hot news, Projects & Developments
    - Phải đăng ký thành viên mới có thể đăng bài tại thread này.
    - Nếu gặp khó khăn khi đăng ký, vui lòng liên hệ qua email : thanhhoaonline.net@gmail.com để được hỗ trợ đăng ký và kích hoạt tài khoản.

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Sân bay Bắc Ninh
Từ hồi ông Chính làm thủ tướng thì cơ sở hạ tầng đất nước phát triển đột phá và ông ấy đầu tư có trọng điểm
Đặc biệt, Thanh Hóa là quê ông ấy nhưng không được ưu tiên bất cứ điều gì, thậm chí sân bay Thọ Xuân được tỉnh kiến nghị rất nhiều lần nhưng không có động thái gì ưu tiên cho quê nhà
Đường cao tốc qua TH vẫn rất nhỏ chỉ với 4 làn xe, hệ thống giao thông không được trung ương cho cơ chế gì đặc biệt hay trung ương là chủ đầu tư dự án giao thông nào khách ngoài cao tốc Bắc Nam.....
Tôi không dám chắc nếu ông H mà làm TTg khóa vừa rồi thì điều gì sẽ xảy ra nhưng có thể khẳng định ông C đang làm rất tốt, khách quan, công tâm, không thiên vị quê hương, bản quản.
 

Harley Quinn

Người nổi tiếng
Để giới thiệu cho anh em 36 biết nó là sân bay to nhất miền Bắc, sau này có lỡ chuyến bên Nội Bài còn biết đường bắt xe ôm sang đi tạm đấy bác=))=))=))
Hợp lý. Nó là hợp tác công tư giữa BCA và Sun Group, thôi sau này SB hoạt động anh em 36 sang làm quản lý vận hành, dịch vụ mặt đất... bla bla cũng kiếm ác đó. Nội bộ Sun ưu tiên anh em 36 ở mọi vị trí nhất là các bạn SV tốt nghiệp trường TOP đầu như FTU,NEU,AJC.... Kể ra Vân Đồn mà hoạt động nhộn nhịp thì anh em 36 cũng cá kiếm lắm đấy, vì đội quản lý vận hành ở đây và cả bên Sun World Hạ Long toàn 36 cả

Đợt này BCA và Sun dính chặt với nhau, từ Nhà Hát Hồ Gươm, Sân Bay Gia Bình rồi đến Nhà Hát Opera Hồ Tây
 
Last edited:

Hac.thanh

Moderator
Staff member
VOV viết sai lung tung dân số
Tỉnh thì dùng dân số theo cục thống kê
Tỉnh thì dùng con số của bộ công an
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Tp ngập trong rác mấy hôm nay, kb cơ quan chức năng xử lý thế nào :(
có mỗi chỉ đạo làm sao nhà máy rác Đông Nam đi vào hoạt động sớm mà không thể tháo gỡ được.
Thế này thì sao sánh vai với tỉnh bạn trong thu hút đầu tư được đây
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Lộ diện kinh đô cổ dưới lòng đất ở Thanh Hóa
Trần Lâm - Thứ hai, 12/05/2025 10:57 (GMT+7)
Thanh Hóa - Những phát hiện khảo cổ học tại Thanh Hóa đã làm rõ tính toàn vẹn của một kinh thành, khẳng định tầm vóc và giá trị toàn cầu của di sản.
Lộ diện kinh đô cổ dưới lòng đất ở Thanh Hóa

Các chuyên gia khảo cổ học nghiên cứu tại thực địa. Ảnh: Trần Lâm
Ngày 12.5, Sở VHTTDL Thanh Hóa cho hay, những năm qua, công tác khai quật khảo cổ học tại Di sản Thành Nhà Hồ đã mang lại nhiều thành tựu quan trọng, khẳng định tính toàn vẹn, xác thực và giá trị nổi bật toàn cầu của di sản.
Một mặt bằng quy hoạch tổng thể của kinh thành Tây Đô - kinh đô nhà Hồ vào cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV - đã dần hiện rõ với hệ thống đền miếu, điện chính, đường sá, cổng thành, hào nước… được bố trí đồng bộ, quy chuẩn.
Tại trung tâm thành nội, các nhà khảo cổ đã phát lộ dấu tích một kiến trúc hoành tráng - được xác định là Chính điện Hoàng Nguyên, nơi vua thiết triều. Tòa điện gồm 9 gian, có hệ thống chân tảng, móng cột và vật liệu đặc trưng thời Hồ như ngói lợp men vàng, gạch trang trí hình rồng. Đây là phát hiện then chốt giúp định vị trục thần đạo của kinh thành và các kiến trúc phụ trợ xung quanh.
Lá đề cân trang trí hình rồng thế kỷ 14 - 15. Ảnh: Quách Du

Lá đề cân trang trí hình rồng thế kỷ 14 - 15. Ảnh: Quách Du
Con đường Hoàng Gia và Đàn tế Nam Giao là con đường lát đá phiến dài khoảng 2,5km nối từ Chính điện tới Đàn tế Nam Giao dưới chân núi Đốn Sơn được phát hiện - trùng khớp với mô tả trong sử sách về “đường Cái Hoa”. Đây là trục nghi lễ quan trọng, nơi nhà vua hành lễ tế trời đất cầu quốc thái dân an. Tại Đàn tế, nhiều di tích như giếng Vua, viên đàn, đường thần đạo, hệ thống cống thoát nước và hàng loạt hiện vật có giá trị đã được tìm thấy.
Đàn tế Nam Giao với

Đàn tế Nam Giao với giếng kết hợp hình vuông và tròn. Ảnh: Trần Lâm
Hào Thành bao quanh thành đá được xác định là hệ thống bao quanh toàn bộ kinh thành, rộng khoảng 50m, dài 4km. Bờ kè được kè đá cổ và lòng hào gia cố kỹ lưỡng. Đây là lớp phòng thủ vừa mang yếu tố quân sự, vừa điều tiết thủy lợi, bảo vệ thành.
Thành Nhà Hồ có 4 cổng thành đồ sộ, xây bằng các khối đá lớn hình thang cân ghép vòm cuốn mà không dùng chất kết dính. Đặc biệt, các cổng Nam và Bắc có vọng lâu phía trên với hệ thống thoát nước và lỗ chân cột bố trí rất bài bản. Bên trong cổng lát đá xanh nguyên khối, nền móng vững chắc, thể hiện kỹ thuật xây dựng bậc thầy.
Cổng chính Thành Nhà Hồ. Ảnh: Trần Lâm

Cổng Thành Nhà Hồ. Ảnh: Trần Lâm
Bên cạnh đó, kết quả khảo cổ đã phát lộ rõ những kiến trúc thờ tự, sinh hoạt hoàng gia mang dấu ấn vương triều Hồ.
Đông Thái Miếu và Tây Thái Miếu là hai công trình thờ họ Nội và Ngoại của nhà Hồ được bố trí đăng đối ở Đông Nam và Tây Nam khu thành nội. Mỗi miếu đều có chính điện, hậu điện, tam quan, sân vườn và hành lang bao quanh. Điều đặc biệt là khảo cổ học ghi nhận dấu tích kiến trúc thời Lê lồng ghép phía trên kiến trúc thời Hồ - chứng tỏ di tích tiếp tục được sử dụng qua nhiều thế kỷ.
Khu nền Vua - nơi ở của Hoàng gia là một cụm kiến trúc liên hoàn: nền móng cung điện, hành lang, sân vườn, giếng nước, hệ thống thoát nước, gạch lát, đá phiến... Dân gian gọi đây là nền Vua, và khảo cổ học xác nhận chính là khu ở của hoàng gia triều Hồ. Cũng như các khu miếu, tầng kiến trúc chồng lớp thời Lê tại đây củng cố giá trị lịch sử liên tục của di tích.
Dôi rồng đá - di tích còn tại chỗ

Đôi rồng đá - di tích cho thấy đây là nơi bắt đầu lên chính điện. Ảnh: Quách Du
Đôi rồng đá được phát lộ ngay thềm bậc lên chính điện - là hiện vật duy nhất còn tại chỗ. Dáng rồng mang phong cách riêng của thời Hồ, thể hiện sự tiếp nối truyền thống văn hóa từ thời Lý - Trần sang thời Hồ. Đây là điểm nhấn khảo cổ mang tính biểu tượng đặc biệt.
Tại núi An Tôn, cách thành 2km, khảo cổ học phát hiện dấu tích công trường khai thác đá cổ với nhiều phiến đá cùng loại dùng xây thành. Các lớp dăm đá và công cụ chế tác còn nguyên vẹn cho thấy sự tính toán khoa học và tiết kiệm tối đa vật lực trong xây dựng.
d

Bên ngoài thành cổ. Ảnh: T.L
Từ các lớp khảo cổ, Thành Nhà Hồ hiện lên không chỉ là một di tích đá khô cứng, mà là một di sản sống động, từng là trung tâm quyền lực, lễ nghi và văn hóa trong suốt một giai đoạn lịch sử.
Những phát hiện khảo cổ không chỉ xác lập vị trí và giá trị của Thành Nhà Hồ trong tiến trình văn minh Đại Việt, mà còn là nền tảng vững chắc để bảo tồn, phục dựng và phát huy di sản trong hiện tại và tương lai.
PS: Thiết nghĩ tỉnh Thanh Hóa nên mạnh dạn đấu mối với Bộ Văn hóa Thể thao DL kiến nghị Tổng bí thư, Thủ tướng về Dự án Phục dựng kinh đô nhà nước Đại Ngu dưới triều Hồ
Chưa bao giờ nước ta chứng kiến những lãnh đạo tối cao của đất nước mạnh mẽ, quyết đoán và tài năng như hiện nay để có thể hy vọng làm sớm việc này
Chúng ta có thể thuê chuyên gia Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc phục dưng và nếu nhà nước quyết tâm, có lẽ số vốn cũng khoảng 1-2 tỷ đô la chứ không nhiều
Đây là thời cơ , thời điểm có một không hai để tỉnh Thanh Hóa phục hồi Kinh đô Đại Ngu
Có lẽ đã đến lúc tỉnh ta thôi gọi là Thành nhà Hồ mà chuyển sang gọi là Kinh đô Đại Ngu để thể hiện vị thế to lớn của di sản tỉnh ta, tránh nhầm lẫn là xưa kia chỉ có mỗi cái cổng thành, chẳng còn giá trị gì khác
Tỉnh Ninh Bình chẳng có cái di tích khỉ gì cũng tự xưng cố đô Hoa Lư ỏm tỏi đi và la rất to, quảng cáo rất mạnh trên truyền thông về cái gọi là cố đô của mình làm nhiều người ấn tượng Ninh Bình cũng có vẻ ngang vị thế cố đô như Huế
Trong khi tỉnh ta có di sản hiện hữu rất rõ thì không hiểu vị nào mấy chục năm trước đề xuất gọi là" Thành nhà Hồ", một cái danh xưng làm nhỏ tầm vóc của quê ta đi rất nhiều
Bắt buộc và nên thay đổi cách gọi cho di sản này để nó trở nên đúng với tầm vóc lịch sử.
Nó là kinh đô của nhà nước Đại Ngu và Thanh Hóa là đất cố đô chứ không phải Ninh Bình, họ chưa xứng tầm để nhận cái danh xưng
Từ nay trở đi, khi quảng bá về Du lịch Thanh Hóa, kiến nghị Sở Văn hóa TT&DL nên đổi danh xưng cho Di tích thành nhà Hồ là Kinh đô nhà nước Đại Ngu và Slogan" Thanh Hóa Hương sắc bốn mùa" đổi thành " Thanh Hóa- đất cố đô, miền di sản, hương sắc bốn mùa"
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
  1. Thanh Hóa đề xuất sửa ngay tên gọi là " Kinh đô nhà nước Đại Ngu dưới triều Hồ", danh xưng Thành nhà Hồ chỉ dùng khi báo cáo khoa học.
  2. Quảng bá thật mạnh, đấu mối chặt chẽ với Bộ văn hóa TTDL nâng tầm Di tích Kinh đô này. Đề xuất phục dựng trước 2030, càng sớm càng tốt.
  3. Thanh Hóa mạnh dạn đề xuất quy hoạch trở thành Thành phố trước năm 2035 vì các lý do sau
  • Thanh Hóa có di sản Unesco nên giống Huế khoản này
  • Là tỉnh có Nghị quyết của Bộ Chính trị, quy hoạch là tứ giác kinh tế phía bắc
  • Vị thế tỉnh ta kém ông Ninh Bình à? Kém Khánh Hòa à?
  • Sau khi Đà nẵng, hải phòng, cần thơ mở rộng thì phần nông thôn bao la bát ngát thẳng cánh cò bay. Đà Nẵng mới còn rộng và nhiều đồi núi đất hoang hơn Thanh Hóa, mật độ dân số thấp hơn hẳn.
Chứng tỏ trung ương sẽ rất khó ban hành quy định tiêu chuẩn của tỉnh nâng lên thành phố.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Phát triển nhanh hạ tầng KCN thôi, hơn 10 năm qua tỉnh ta đã để mất rất nhiều dự án và lợi thế thu hút công nghiệp FDI lĩnh vực công nghệ rồi
Ta bây giờ mới bắt đầu hình thành các khu công nghiệp kiểu mẫu là chậm chân hơn tỉnh bạn 10 năm rồi
10 năm qua miệt mài làm công nghiệp nặng, may mặc và phát triển du lịch cũng là hợp lý
Nhưng nếu làm song song được thêm lĩnh vực Hạ tầng KCN bài bản thì tỉnh ta giờ đã có tầm vóc mạnh hơn rất nhiều lần
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Sun xây dựng dự án ở Phủ Lý quá nhanh, tưởng khởi công để chơi không ngờ lại là dự án làm nhanh nhất
Công viên nước ở đây không kém công viên nước Sầm Sơn
Sầm Sơn ta mà không làm sớm công viên chủ đề thì cũng như bao công viên nước khác ở các tỉnh bình thường không có yếu tố du lịch thôi
 

Facebook Comment

Chủ đề tương tự

Chủ đề được quan tâm nhất

Top