• Lưu ý đọc kỹ nội quy trước khi đăng bài để tránh bị bannick, xóa bài. Xem hướng dẫn đăng bài và tính năng UP tin miễn phí
  • Thông báo về việc đăng bài & đăng ký thành viên áp dụng tại thread Hot news, Projects & Developments
    - Phải đăng ký thành viên mới có thể đăng bài tại thread này.
    - Nếu gặp khó khăn khi đăng ký, vui lòng liên hệ qua email : thanhhoaonline.net@gmail.com để được hỗ trợ đăng ký và kích hoạt tài khoản.

Hac.thanh

Moderator
Staff member
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Ông Trương Thông Uyên, Chủ tịch Tập đoàn Hoa Lợi (Đài Loan), doanh nghiệp gia công da giày hàng đầu thế giới, cho biết: “Hiện nay, Tập đoàn đã đầu tư vào địa bàn Thanh Hóa xấp xỉ 1 tỷ USD để xây dựng 16 nhà máy giầy (11 nhà máy sản xuất đồng bộ và 5 nhà máy sản xuất đế giầy), thu hút khoảng 120.000 lao động; giá trị xuất khẩu trên 500 triệu USD/năm; lương bình quân công nhân đạt khoảng 7 triệu đồng/người/tháng. Hiện, tập đoàn đã đầu tư hoàn thành xây dựng một cụm công nghiệp tại huyện Yên Định và đang phối hợp để đầu tư một cụm công nghiệp tại huyện Thiệu Hóa”.

Bên cạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, Tập đoàn cũng quan tâm làm tốt công tác an sinh xã hội, đã đầu tư hoàn thành một dự án nhà ở xã hội tại Khu công nghiệp Lễ Môn. Trong thời gian tới, Tập đoàn dự kiến sẽ đầu tư thêm 7 nhà máy, trong đó có 4 nhà máy ở các huyện miền núi là Thường Xuân, Ngọc Lặc, Bá Thước và Cẩm Thủy, hứa hẹn giúp giải quyết việc làm ổn định cho hàng nghìn lao động ở khu vực này. Các dự án của Tập đoàn tại Thanh Hóa đang hoạt động, sản xuất ổn định, hướng tới chiến lược xây dựng Thanh Hóa trở thành cứ điểm sản xuất giày thể thao lớn nhất thế giới, mỗi năm xuất khẩu hơn 200 triệu sản phẩm.
PS: người ta cứ điểm Sx điện thoại
Thanh hoá ta cứ điểm sản xuất giày ! =))=)):))
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
SMS Pharmaceuticals và Sri Avantika Contractors đã thành lập liên doanh với công ty Việt Nam để đề xuất phát triển Khu công nghiệp Dược phẩm công nghệ cao tại Khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa) với số vốn đầu tư khoảng 200 triệu USD trong giai đoạn 1 và sẽ thúc đẩy, thu hút tổng vốn đầu tư khoảng 4 - 5 tỷ USD trong hơn 10 năm tới, sản xuất các sản phẩm hướng tới thị trường Mỹ và châu Âu.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch miền Trung đến 2050
Không hiểu sao Thanh Hoá ta cứ thua thiệt trong mọi quy hoạch, quy mô kinh tế, dân số và tiềm năng vượt trội ở miền Trung mà không thể hiện được vị thế trong quy hoạch ngay cả khi chính phủ có tới 2 lãnh đạo quê Thanh Hoá
Có lẽ Thanh Hoá cần thực tiễn hơn là quy hoạch kiểu phải trở thành cái này cái kia… nhưng ko thực hiện được !
Không sao cả, có Nghị quyết 58 là giá trị pháp lý cao nhất rồi
Lãnh đạo tỉnh nhiệm kỳ 2015-2020 đã làm quá tốt việc này.
 
Last edited:

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Thanh Hóa, ngày tháng năm 2024 QUYẾT ĐỊNH Về việc phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, định hướng đến năm 2040

Đến năm 2025, sáp nhập xã Quảng Hùng và xã Quảng Đại thành xã mới (dự kiến tên mới là xã Đại Hùng). Mở rộng khu vực nội thành, thành lập 02 phường từ xã Quảng Minh và xã Đại Hùng.
Lộ trình triển khai thực hiện
a) Giai đoạn 1 (đến năm 2025):

Hoàn thiện, phê duyệt tất cả các quy hoạch phân khu và quy chế quản lý kiến trúc đô thị làm cơ sở quản lý quy hoạch, phát triển đô thị; xây dựng hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại III, sáp nhập xã Quảng Hùng và xã Quảng Đại và trình độ phát triển cơ sở hạ tầng của khu vực dự kiến thành lập 02 phường từ xã mới sát nhập và xã Quảng Minh. Ưu tiên đầu tư hệ thống hạ tầng khung thiết yếu và mang tính động lực như các dự án thuộc danh mục khai thác quỹ đất áp dụng chính sách đặc thù trên địa bàn thành phố Sầm Sơn và các dự án chính trong kế hoạch đầu tư công đến năm 2025:
  • Đường Tây Sầm Sơn 5 đoạn từ Đại lộ Nam sông Mã đến Quốc lộ 47;
  • Đường Hai Bà Trưng đoạn từ Đại lộ Nam Sông Mã đến đường Trần Hưng Đạo;
- Cải tạo đường Tây Sơn đoạn từ Toà án nhân dân đến đường Lý Tự Trọng;
  • Đường Lê Thánh Tông đoạn từ đường Nguyễn Trãi đến Trần Hưng Đạo, từ đường Tây Sầm Sơn 5 đến đường Ven biển;
  • Đường ven biển và cầu qua sông Mã đoạn từ Quốc lộ 47 đến Hoằng Hóa;
  • Đường Voi - Sầm Sơn đoạn từ đường 4A đến đường 4C;
  • Đường 4C đoạn từ đường Trần Hưng Đạo đến đường Vành đai phía Nam;
  • Trục cảnh quan đoạn từ Quốc lộ 10 đến đường 4C;
  • Đường Quảng Thọ nối từ Quốc lộ 47 đến đại lộ Nam Sông Mã.
b) Giai đoạn 2 (từ năm 2026 - 2030):
  • Tiếp tục đầu tư hoàn thành các dự án hạ tầng khung và mang tính động lực của đô thị tại giai đoạn 2024 - 2025; đầu tư mới các dự án hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, nâng cao chất lượng đô thị. Đặc biệt là xây dựng các công trình hạ tầng đầu mối: Nhà máy xử lý chất thải rắn và xử lý rác thải di chuyển từ bãi rác Trung Sơn; Nhà máy xử lý nước thải; Nghĩa trang nhân dân thành phố; Cảng cá Hới.
  • Tiếp tục đầu tư thực hiện các dự án hạ tầng đô thị: Khu đô thị Quảng trường biển Sầm Sơn; Khu đô thị nghỉ dưỡng và công viên vui chơi giải trí Nam sông Mã; Khu đô thị sinh thái, nghỉ dưỡng sông Đơ; đầu tư Khu dân cư đô thị và Trung tâm thương mại Sầm Sơn; Khu đô thị sinh thái biển của Tập đoàn bất động sản Đông Á; các khu đô thị, dịch vụ thương mại phía Nam Sầm Sơn của Tập đoàn Văn phú Invest, Toàn Tích Thiện..
c) Giai đoạn 3 (từ năm 2031 - 2035):
  • Ưu tiên các khu vực phát triển đô thị có vị trí chiến lược, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội như khu vực phía Nam Sầm Sơn, các khu vực gắn kết với thành phố Sầm Sơn với huyện Hoằng Hóa, huyện Quảng Xương. Đặc biệt là triển khai đầu tư các tuyến đường: Tây Sầm Sơn 4; Quốc lộ 10 và đường Đông Quốc lộ 10; Lê Thánh Tông (đoạn từ đường ven biển đến Quốc lộ 10), đầu tư xây dựng cảng Quảng Châu; Bến thuyền du lịch.
  • Thu hút đầu tư xây dựng hoàn thiện khu du lịch phía Nam Sầm Sơn; chợ đầu mối Quảng Thọ; khu R&D; bệnh viện khách sạn.
d) Giai đoạn 4 (từ năm 2036 - 2040):
  • Phát triển bền vững các hoạt động kinh tế, xã hội, xây dựng và phát triển Sầm Sơn trở thành đô thị du lịch trọng điểm quốc gia, điểm đến lý tưởng của du khách trong nước và quốc tế. Tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại III, hướng tới trở thành đô thị du lịch, vui chơi, giải trí độc đáo hàng đầu của cả nước; kết nối chặt chẽ với thành phố Thanh Hóa về không gian đô thị, không gian phát triển kinh tế, du lịch và dịch vụ.
  • Đẩy đẩy mạnh phát triển các công trình dịch vụ thương mại, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp - thủy sản phục vụ du lịch; hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với chủ động ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; Xây dựng đồng bộ các công trình văn hóa, giáo dục, y tế hạ tầng đô thị thông minh. - Khu vực phát triển đô thị ưu tiên giai đoạn 2036 - 2040: Tiếp tục củng cố phát triển khu vực dịch vụ ven biển và khu vực trung tâm đô thị; đầu tư phát triển khu vực cụm công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao; khu vực nội thành mở rộng và phù hợp với giai đoạn phát triển theo quy hoạch chung đô thị.
PS: Như vậy có thể thấy định hướng Sầm Sơn đến tận 2040 vẫn chỉ là đô thị loại III mà không thể tiến lên loại đô thị cao hơn do không đủ tiêu chí diện tích của một thành phố trực thuộc tỉnh.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Hy vọng trong tương lai không xa, tỉnh Thanh Hóa cũng có cơ hội trở thành TP trực thuộc trung ương trên phạm vi toàn tỉnh nhưng khác với Huế ở chỗ là một trung tâm kinh tế văn hóa chính trị lớn của phía nam thủ đô Hà Nội
So với các tỉnh miền Bắc Thanh Hóa có lợi thế
  • Xa Hà Nội, không phụ thuộc nhiều
  • Lĩnh vực nào cũng có: Công nghiệp, du lịch, nông nghiệp, văn hóa, giáo dục, thể thao thành tích cao...
  • Lịch sử là kinh đô của đất nước tới 2 lần
  • Tố chất con người đặc biệt, sinh ra nhiều vua chúa, lãnh đạo cấp cao của nhà nước
 

Facebook Comment

Bài viết mới

Chủ đề được quan tâm nhất

Top