• Lưu ý đọc kỹ nội quy trước khi đăng bài để tránh bị bannick, xóa bài. Xem hướng dẫn đăng bài và tính năng UP tin miễn phí
  • Thông báo về việc đăng bài & đăng ký thành viên áp dụng tại thread Hot news, Projects & Developments
    - Phải đăng ký thành viên mới có thể đăng bài tại thread này.
    - Nếu gặp khó khăn khi đăng ký, vui lòng liên hệ qua email : thanhhoaonline.net@gmail.com để được hỗ trợ đăng ký và kích hoạt tài khoản.

BanmaixanhTM

Người nổi tiếng
Tôi mạnh dạn đề xuất đến 2030 hoặc 2040 đi cho chắc. Chỉ cần có nghị quyết thôi, nghị quyết yêu thương, có nghị quyết là có tất cả, cầm trong tay nghị quyết ta đi tung tăng giữa thành vinh
=)) tặng các thánh sống ảo nhất VN, đếch cần gì cả..chỉ cần mỗi nghị quyết là no rồi ;))
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Cứ có Nghị quyết là Nhật Bản, EU vào đầu tư đó mà
Ôi bảo bối nghị quyết !!!!!
Ông nào tham mưu cho tỉnh làm cái đề án trung tâm kinh tế, văn hoá Bắc Trung bộ lần đầu năm 2008-9 gì đấy chắc đến giờ thấy xấu hổ lắm!
Sang giai đoạn mới này, nhấn ga phát cho hít khói còn sâu hơn nữa!
 

th365

Người nổi tiếng
Thuận Đức xây nhà máy bao bì hơn 1.500 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Công ty CP Thuận Đức vừa được cấp Giấy chứng nhận đầu tư Dự án Nhà máy Sản xuất bao bì và túi xách siêu thị xuất khẩu. Tổng vốn đầu tư của Dự án là 1.506 tỷ đồng. Trong đó, vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư là 303,892 tỷ đồng; vốn vay là 1.202 tỷ đồng.
Dự án được triển khai tại Khu công nghiệp Bỉm Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Tổng diện tích sử dụng đất là 83.200 m2.

Về tiến độ, tháng 3/2020 là thời hạn hoàn tất các hồ sơ, thủ tục pháp lý. Dự án được chia thành hai giai đoạn. Trong giai đoạn 1, tổng diện tích thực hiện là 30.000 m2. Thời gian xây dựng công trình bắt đầu tư tháng 4/2020 và hoàn thành vào tháng 2/2021. Thời gian lắp đặt thiết bị, vận hành sản xuất thử nghiệm là từ tháng 3/2021 đến tháng 8/2021. Tháng 9/2021, Nhà máy đi vào hoạt động, công suất của giai đoạn 1 là 50.000 tấn/năm.

Giai đoạn 2, công suất của Nhà máy được tăng thêm 70.000 tấn/năm. Diện tích sử dụng đất là 53.200 m2. Thời gian xây dựng và lắp đặt máy móc thiết bị là từ tháng 1/2022 đến tháng 1/2023.
Minh Thông (Baodautu.vn)​
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Thuận Đức xây nhà máy bao bì hơn 1.500 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Công ty CP Thuận Đức vừa được cấp Giấy chứng nhận đầu tư Dự án Nhà máy Sản xuất bao bì và túi xách siêu thị xuất khẩu. Tổng vốn đầu tư của Dự án là 1.506 tỷ đồng. Trong đó, vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư là 303,892 tỷ đồng; vốn vay là 1.202 tỷ đồng.
Dự án được triển khai tại Khu công nghiệp Bỉm Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Tổng diện tích sử dụng đất là 83.200 m2.

Về tiến độ, tháng 3/2020 là thời hạn hoàn tất các hồ sơ, thủ tục pháp lý. Dự án được chia thành hai giai đoạn. Trong giai đoạn 1, tổng diện tích thực hiện là 30.000 m2. Thời gian xây dựng công trình bắt đầu tư tháng 4/2020 và hoàn thành vào tháng 2/2021. Thời gian lắp đặt thiết bị, vận hành sản xuất thử nghiệm là từ tháng 3/2021 đến tháng 8/2021. Tháng 9/2021, Nhà máy đi vào hoạt động, công suất của giai đoạn 1 là 50.000 tấn/năm.

Giai đoạn 2, công suất của Nhà máy được tăng thêm 70.000 tấn/năm. Diện tích sử dụng đất là 53.200 m2. Thời gian xây dựng và lắp đặt máy móc thiết bị là từ tháng 1/2022 đến tháng 1/2023.
Minh Thông (Baodautu.vn)​
Thực ra nếu lãnh đạo tỉnh thông thoáng thì Thanh Hoá thu hút đầu tư kém gì Bắc Ninh, Vĩnh phúc, Hải Phòng!
Đất thuê rẻ, giá nhân công bèo
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Ngoài ra, trong năm nay, TDP đang chuẩn bị xây dựng và lắp đặt Nhà máy số 4 trên diện tích 2,6 ha, đầu tư mở rộng Nhà máy số 5 trên diện tích 5,7 ha tại Thanh Hóa với các công nghệ chuyên sâu hơn về lĩnh vực sản xuất hạt nhựa PP và PP không dệt, đảm bảo vừa đáp ứng nhu cầu thị trường, vừa mang lại giá trị gia tăng cao. Trong đó, TDP sẽ đẩy mạnh các sản phẩm nhựa thân thiện với môi trường, có hàm lượng kỹ thuật cao.
PS: làm về nhựa thì phải tận dụng sp hoá dầu!
Sao ko chọn Nghi Sơn mà chọn Bỉm Sơn!
Muốn ra Bắc gần được 70km à
 

Thanh Hoang

Thành viên tích cực
Miền núi Thanh Hóa gồm 11 huyện có tổng diện tích là 7.843,4 km2 (70,5 diện tích toàn tỉnh) với dân số (2018) là 967.500 người (26,6% dân số toàn tỉnh).
Khu vực 11 huyện này năm 2018 có tổng sản phẩm kinh tế là 25.927 tỷ đồng (Bằng 16,2% tổng sản phẩm toàn tỉnh). GDP bình quân đầu người khu vực này năm 2018 là 26,8 triệu đồng. Khu vực các huyện đồng bằng và thành phố thị xã với 2.662.000 người có GDP bình quân là 51 triệu đồng.
Như vậy, so với GDP bình quân cả nước (58,5 triệu đồng) năm 2018 thì GDP bình quân đầu ngươi của khu vực đồng bằng Thanh Hóa cũng chỉ bằng 87% so với bình quân cả nước. Ngay cả các huyện thuộc loại khá vừa được công nhận là huyện "Nông thôn mới" như Quảng Xương cũng chỉ đạt 42,5 triệu/người, Đông Sơn: 43,5 triệu/người. Thành phố Thanh Hóa: 80 triệu đồng/người.
 

Md894

Người nổi tiếng
Miền núi Thanh Hóa gồm 11 huyện có tổng diện tích là 7.843,4 km2 (70,5 diện tích toàn tỉnh) với dân số (2018) là 967.500 người (26,6% dân số toàn tỉnh).
Khu vực 11 huyện này năm 2018 có tổng sản phẩm kinh tế là 25.927 tỷ đồng (Bằng 16,2% tổng sản phẩm toàn tỉnh). GDP bình quân đầu người khu vực này năm 2018 là 26,8 triệu đồng. Khu vực các huyện đồng bằng và thành phố thị xã với 2.662.000 người có GDP bình quân là 51 triệu đồng.
Như vậy, so với GDP bình quân cả nước (58,5 triệu đồng) năm 2018 thì GDP bình quân đầu ngươi của khu vực đồng bằng Thanh Hóa cũng chỉ bằng 87% so với bình quân cả nước. Ngay cả các huyện thuộc loại khá vừa được công nhận là huyện "Nông thôn mới" như Quảng Xương cũng chỉ đạt 42,5 triệu/người, Đông Sơn: 43,5 triệu/người. Thành phố Thanh Hóa: 80 triệu đồng/người.
Nói thật là đi sâu vào các xã của Quảng Xương, Đông Sơn, Thiệu Hóa, Hoằng Hóa ( các huyện bao quanh TP Thanh Hóa) tỷ lệ đô thị hóa so với ngoài bắc còn quá chậm. Nói gì thì nói đô thị hóa thể hiện sự phát triển, thay da đổi thịt của những vùng nông thôn, một phần thể hiện mức sống, thu nhập người dân.
 

Thanh Hoang

Thành viên tích cực
Nói thật là đi sâu vào các xã của Quảng Xương, Đông Sơn, Thiệu Hóa, Hoằng Hóa ( các huyện bao quanh TP Thanh Hóa) tỷ lệ đô thị hóa so với ngoài bắc còn quá chậm. Nói gì thì nói đô thị hóa thể hiện sự phát triển, thay da đổi thịt của những vùng nông thôn, một phần thể hiện mức sống, thu nhập người dân.
Thực ra Thanh Hóa cũng như các tỉnh miền Trung có xuất phát điểm quá thấp nên mặc dù cả chục năm tăng trưởng cao hơn tăng trưởng trung bình cả nước nhưng đến năm nay chắc Thanh Hóa cũng sẽ đạt 95% trung bình cả nước. Dù sao cũng rất mừng vì với sự cố gắng và khát vọng của vài thế hệ, tỉnh cũng đã tiệm cận "cân đối được ngân sách", mong Thanh Hóa là tỉnh thứ 20 cân đối được ngân sách (cố gắng 2020 thu được 33 nghìn tỷ, 2019 khả năng thu được 28-29 nghìn tỷ) .
 

Anhds

Người nổi tiếng
Tập đoàn lớn của Hồng Kông muốn đầu tư dự án 2 tỷ USD tại Nghi Sơn
Ngày 20/9/2019 Mintal, một tập đoàn của Hồng Kông vừa đề xuất kế hoạch đầu tư một nhà máy sản xuất Ferrochrom Carbon, thép không gỉ và kim loại màu tại Nghi Sơn (Thanh Hóa). Vốn đầu tư của dự án dự kiến là 2 tỷ USD.
Tập đoàn Mintal (Hồng Kông) vừa tới Thanh Hóa để tìm kiếm các cơ hội đầu tư tại tỉnh này.
Theo ông Tao Jing, Tổng giám đốc Mintal thì “đích ngắm” của Tập đoàn là Khu kinh tế Nghi Sơn. Tập đoàn muốn đầu tư tại đây một nhà máy chuyên sản xuất Ferrochrom Carbon, thép không gỉ và kim loại màu.
Nếu được đầu tư, dự kiến Tập đoàn Mintal sẽ cần khoảng 300 ha đất gần khu vực bến cảng để đầu tư nhà máy với công suất giai đoạn I là 1,5 triệu tấn Ferrochrom Carbon/năm; giai đoạn II là 1 triệu tấn thép không gỉ và 1 triệu tấn kim loại màu/năm.
Tổng vốn đầu tư cho cả hai giai đoạn là 2 tỷ USD, với 80% nguyên liệu cho sản xuất sẽ được nhập khẩu tại Nam Phi, 20% nguyên liệu còn lại dự kiến sẽ thu mua tại Việt Nam.
Thông tin với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, ông Tao Jing cho biết, Mintal là một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới về sản xuất Ferrochrom Carbon, thép không gỉ và kim loại màu.
Hiện Tập đoàn có nhà máy sản xuất các sản phẩm này tại Trung Quốc, Nam Phi và Pakistan, với quy mô tổng sản lượng đứng thứ ba thế giới.
Ông Tao Jing cũng cho biết, Mintal hiện sử dụng công nghệ tiên tiến của Phần Lan để sản xuất Ferrochrom Carbon và dùng công nghệ của Nhật Bản để sản xuất thép không gỉ, kim loại màu.
Công nghệ này cho phép triệt tiêu toàn bộ khí thải, còn nước thải sẽ được tái sử dụng tuần hoàn trong sản xuất. Ngoài ra, đây là công nghệ có thể giúp tiết kiệm điện, than đốt, cũng như giảm 90% lượng lưu huỳnh thải ra hàng năm.
Đánh giá cao đề xuất này, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng lưu ý, khi đầu tư nhà máy tại Khu kinh tế Nghi Sơn, Tập đoàn Mintal phải có cam kết với tỉnh Thanh Hóa về việc sử dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường như những gì Mintal đã trình bày.
Ông Nguyễn Đình Xứng cũng đề nghị Tập đoàn Mintal nhanh chóng hoàn tất hồ sơ, thủ tục liên quan để UBND tỉnh xem xét, sớm có và trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho Tập đoàn.
Dự kiến, vào cuối tháng 9 tới, khi Thanh Hóa tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2019, thì lãnh đạo tỉnh sẽ trao chủ trương đầu tư cho Mintal.
Kết thúc buổi làm việc, Mintal và Ban quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp đã ký MOU về việc hợp tác đầu tư dự án Nhà máy Sản xuất Ferrochrom Carbon, thép không gỉ và kim loại màu tại Thanh Hóa.
 

th365

Người nổi tiếng
Công ty CP Đầu tư Khoáng sản Đại Dương đã chính thức có đề nghị được đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất Xi măng Đại Dương tại xã Tân Trường, Tĩnh Gia.

Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 4.200 tỷ đồng, chia thành 2 giai đoạn với tổng công suất 12.000 tấn clinker/ngày tương đương khoảng 4 triệu tấn xi măng/năm. Dự kiến vùng nguyên liệu là 2 mỏ đá vôi ở xã Tân Trường (Tĩnh Gia) và Thanh Kỳ (Như Thanh).

Nếu được chấp thuận, giai đoạn 1, chủ đầu tư sẽ đầu tư 1 dây chuyền với công suất lò quay 6.000 tấn clinker/ngày tương đương 2 triệu tấn xi măng/năm, dự kiến thời gian triển khai vào 2019, còn giai đoạn 2 sẽ được thực hiện sau năm 2021
Lại thêm 1 nhà máy xi măng nữa.
 

th365

Người nổi tiếng
Tỉnh Thanh Hoá tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tại Tokyo – Nhật Bản
Ngày 22-8, tại Trung tâm Asian – Japan thủ đô Tokyo, Nhật Bản, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch vào tỉnh Thanh Hóa. Phó Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Minh Tuấn, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam và ngài Fujita Masataka, Tổng thư ký Trung tâm Asian – Japan chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có các Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ: Phạm Thanh Sơn, Phó Chủ tịch thường trực HĐND tỉnh; Trần Quang Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy – Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh; Lại Thế Nguyên, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy – Trưởng ban Kinh tế Ngân sách HĐND tỉnh; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đăng Quyền; các sở ban ngành, đơn vị của tỉnh Thanh Hóa và 130 nhà đầu tư, doanh nghiệp lớn của Nhật Bản

Tỉnh Thanh Hoá tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tại Tokyo – Nhật Bản

Phát biểu khai mạc hội nghị, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam cho biết: Mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Nhật Bản đã có từ nhiều thập kỷ và không ngừng phát triển. Nhật Bản hiện là một trong những nhà đầu tư nước ngoài quan trọng nhất của Việt Nam với số vốn đầu tư trực tiếp năm 2018 là 8,59 tỷ USD và 700 triệu USD trong quý I/2019, dẫn đầu trong số các nước đầu tư vào Việt Nam. Với việc Hiệp định thương mại CPTPP bắt đầu có hiệu lực, 6 tháng đầu năm 2019 xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật đạt 9,68 tỷ USD và nhập khẩu 4,3 tỷ USD. Đây là những con số rất ấn tượng cho thấy tiềm năng rất lớn trong quan hệ thương mại giữa 2 nước.
Tỉnh Thanh Hoá tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tại Tokyo – Nhật Bản

Đại sứ Vũ Hồng Nam khẳng định, việc tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tại Thủ đô Tokyo là một việc làm có nhiều ý nghĩa, góp phần xây đắp tình cảm tốt đẹp giữa hai nước. Trong những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã trở thành điểm đến hấp dẫn với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Tỉnh Thanh Hoá tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tại Tokyo – Nhật Bản

Phát biểu chào mừng hội nghị, Ngài Masataka Fujita, tổng thư ký Trung tâm Asian - Japan đánh giá cao việc tỉnh Thanh Hóa tổ chức xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản. Các thông tin mà tỉnh cung cấp rất hấp dẫn và thu hút sự quan tâm lớn của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư Nhật Bản. Ngài Masataka Fujita hy vọng hội nghị lần này sẽ là cầu nối, thúc đẩy sự hợp tác hiệu quả giữa các nhà đầu tư Nhật Bản và tỉnh Thanh Hóa.
Tỉnh Thanh Hoá tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tại Tokyo – Nhật Bản

Phát biểu tại hội nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Minh Tuấn nồng nhiệt chào mừng các doanh nghiệp, các nhà đầu tư đã quan tâm, đến tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư tại tỉnh Thanh Hóa. Phó Bí thư Tỉnh ủy thông tin: Thanh Hóa là tỉnh có nhiều đặc điểm riêng, nổi trội, tạo nên nhiều lợi thế so sánh: Là tỉnh có quy mô lớn của Việt Nam; đứng thứ 3 cả nước về dân số, thứ 5 về diện tích, đầy đủ các loại hình giao thông, các điều kiện tự nhiên, nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao. Tỉnh có khu kinh tế Nghi Sơn, quy mô 106 ngàn ha đã có nhiều dự án lớn đã và đang hoạt động như: Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Nhà máy Nhiệt điện, Xi măng và nhiều cơ sở công nghiệp với tổng vốn đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài gần 13 tỷ USD. Tỉnh có 8 khu công nghiệp đã được đầu tư kết cấu hạ tầng tương đối hoàn chỉnh. Thanh Hóa cũng là tỉnh có sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế. Trong đó, 6 tháng đầu năm 2019, tỉnh đạt tốc độ tăng trưởng GRDP 22,18%, mức tăng cao nhất so với các tỉnh, thành phố của Việt Nam; quy mô kinh kế của tỉnh hiện nay đứng thứ 7 của Việt Nam, dự báo đến năm 2030 quy mô nền kinh tế của tỉnh đạt 50 tỷ USD.
Tỉnh Thanh Hoá tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tại Tokyo – Nhật Bản

Để thực hiện các mục tiêu phát triển, Thanh Hóa sẽ tập trung vào 5 trụ cột đó là:Tham gia cuộc cách mạng chế biến/chế tạo; Thiết lập lại trọng tâm nông nghiệp vào các sản phẩm giá trị cao; Phát triển thành điểm đến du lịch vừa túi tiền nổi trội; Xây dựng Thanh Hóa trở thành trung tâm y học vừa túi tiền hàng đầu; Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng hợp nhất. Cùng với đó, tỉnh sẽ tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, trọng tâm là đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; giảm chi phí gia nhập thị trường và chi phí thời gian cho nhà đầu tư. Lãnh đạo tỉnh Thanh luôn nhận thức rằng: “Thành công của doanh nghiệp Nhật Bản cũng chính là thành công của tỉnh. Lợi ích của doanh nghiệp Nhật Bản là mục tiêu trước mắt và lâu dài của Thanh Hoá”. Phó Bí thư Tỉnh uỷ Đỗ Minh Tuấn tin tưởng: Với tiềm năng, lợi thế, sự nỗ lực và khát vọng vươn lên của tỉnh, Thanh Hóa sẽ là điểm đến thành công của các nhà đầu tư Nhật Bản.
Tỉnh Thanh Hoá tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tại Tokyo – Nhật Bản

Tại hội nghị, các doanh nghiệp Nhật Bản đã đầu tư tại Thanh Hóa đánh giá cao sự quyết tâm và quyết liệt của tỉnh Thanh Hóa trong lãnh đạo, chỉ đạo, đồng hành với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư. Nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư Nhật Bản bày tỏ sự quan tâm đối với các lĩnh vực: Công nghiệp lọc hóa dầu, hóa chất, sản xuất phụ tùng ô tô, các linh kiện điện tử, điện thoại, Năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, nông nghiệp công nghệ cao ... Đồng thời, đề nghị tỉnh cần hoàn thiện hơn về hạ tầng để tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai thực hiện.
Tỉnh Thanh Hoá tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tại Tokyo – Nhật Bản

Trước đó, vào chiều 21/8, Đoàn công tác tỉnh Thanh Hóa đã làm việc với Tổng công ty Idemitsu, một trong 3 liên doanh của Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn tại tỉnh Thanh Hóa với số vốn góp 35,1%. Thay ban lãnh đạo công ty, Ngài Susumu Nibuyra, Phó Tổng giám đốc vui mừng được tiếp đón và làm việc với đoàn công tác của tỉnh Thanh Hóa tại trụ sở chính của công ty tại Tokyo. Ngài Phó Tổng giám đốc trân trọng cảm ơn sự quan tâm, tạo điều kiện, hỗ trợ của các đồng chí lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa qua các thời kỳ từ lúc chuẩn bị dự án đến khi hoàn thiện một nhà máy với tổng số vốn hơn 9 tỷ USD, công suất lên tới 10 triệu tấn dầu thô một năm như hiện nay. Ngài Phó tổng giám đốc trân trọng gửi lời chào, lời thăm hỏi đến đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Văn Chiến, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng và các đồng chí lãnh đạo tỉnh. Ban lãnh đạo tổng công ty Idemitsu cũng bày tỏ sự sẻ chia trước những thiệt hại của nhân dân tỉnh Thanh Hóa trong đợt mưa lũ vừa qua và cho biết: ngay khi thiên tai xảy ra, Công ty lọc hóa dầu Nghi Sơn cũng đã ủng hộ, chung tay chia sẻ vởi tỉnh, mong muốn góp phần cùng với chính quyền giúp người dân sớm ổn định cuộc sống.
Tỉnh Thanh Hoá tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tại Tokyo – Nhật Bản

Phó Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Minh Tuấn trân trọng cảm ơn những tình cảm mà Ban lãnh đạo công ty đã dành cho lãnh đạo và nhân dân tỉnh Thanh Hóa và khẳng định: Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn là dự án lớn nhất từ trước đến nay đầu tư vào Thanh Hóa, là dự án trọng điểm của Việt Nam, bước đầu đã có những thành công nhất định, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa và đóng góp lớn cho ngân sách của tỉnh. Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đặc biệt quan tâm đến dự án này và đã, đang, sẽ luôn đồng hành cùng các đối tác để vận hành, khai thác hiệu quả nhà máy và các bước tiếp theo của dự án. Phó Bí thư Tỉnh uỷ Đỗ Minh Tuấn đề nghị Tổng công ty sớm cùng các đối tác triển khai giai đoạn 2 của dự án, đồng thời nghiên cứu, khảo sát, đầu tư thêm các dự án mới vào tỉnh Thanh Hóa dựa trên các thế mạnh của Tổng công ty và nhu cầu của tỉnh Thanh Hóa.
Hồng Thư (Báo Thanh Hóa)
P/s: Sau khi xúc tiến tại Nga giờ tới Nhật mà vẫn chưa thấy gì
 

Thanh Hoang

Thành viên tích cực
Lại thêm 1 nhà máy xi măng nữa.
THANH HÓA LÀ TỈNH CÓ SẢN LƯỢNG XI MĂNG CAO NHẤT NƯỚC

Hiện Thanh Hóa có sản lượng xi măng là 18,7 triệu tấn: Nghi Sơn 4,3 triệu, Bỉm Sơn 3,8 triệu, Công Thanh 6 triệu và Long Sơn dây chuyền 1 và 2 là 4,6 triệu tấn. Với 2 dây chuyền 3, 4 của Long Sơn (4,6 triệu) và Đại Dương dây chuyền 1 và 2 (4 triệu) nữa thì sau 2024 Thanh Hóa sẽ có 27,3 triệu tấn. Được biết sản lượng XM hiện nay cả nước là 99 triệu tấn, nhưng năm 2018 chỉ tiêu thụ trong nước được 70 triệu tấn, còn lại là xuất khẩu. Sau năm 2020 sau khi các dây chuyền đang xây dựng nữa thì VN sẽ có 120 triệu tấn trong khi dự báo đến 2020 chỉ tiêu thụ hết 80 triệu tấn. Điều đó có nghĩa là các nhà máy phải tăng cường xuất khẩu (năm 2018 xuất khẩu được gần 30 triệu tấn). Tuy nhiên thị trường này rất không ổn định, nên các công ty XM sẽ cạnh tranh khốc liệt nếu xuất khẩu giảm.
Có thêm XM Đại Dương đó là tin bình thường vì thu ngân sách ở XM thấp (ví dụ nộp NS cả nhà máy XM Bỉm Sơn cũng chỉ bằng 2/3 nhà máy Bia Thanh Hoa).
 
Last edited:

th365

Người nổi tiếng
Trước có vụ ở sân bay Thọ Xuân, nay có vụ ở Tân Sơn Nhất.
Hình ảnh Thanh Hóa không đẹp một phần cũng từ những vụ kiểu này mà ra.
 

Thanh Hoang

Thành viên tích cực
Trước có vụ ở sân bay Thọ Xuân, nay có vụ ở Tân Sơn Nhất.
Hình ảnh Thanh Hóa không đẹp một phần cũng từ những vụ kiểu này mà ra.
Công tác ở Hà nội mười mấy năm rồi (đã là đại úy) nên sự giáo dục của đơn vị kém hay có thể là "bệnh nghề nghiệp" của ngành công an.
Gái "ngành" công an!
So với anh Bắc Hà hay các anh Vũ Nhôm, Nguyễn Hữu Linh v.v... chỉ là "muỗi".
 
Last edited:

Md894

Người nổi tiếng
Công tác ở Hà nội mười mấy năm rồi (đã là đại úy) nên sự giáo dục của đơn vị kém hay có thể là "bệnh nghề nghiệp" của ngành công an.
Gái "ngành" công an!
So với anh Bắc Hà hay các anh Vũ Nhôm, Nguyễn Hữu Linh v.v... chỉ là "muỗi".
Báo nó nêu rõ Cẩm Thủy. Chắc lại cháu cụ, à mà thôi
 

Facebook Comment

Chủ đề tương tự

Bài viết mới

Chủ đề được quan tâm nhất

Top