• Lưu ý đọc kỹ nội quy trước khi đăng bài để tránh bị bannick, xóa bài. Xem hướng dẫn đăng bài và tính năng UP tin miễn phí
  • Thông báo về việc đăng bài & đăng ký thành viên áp dụng tại thread Hot news, Projects & Developments
    - Phải đăng ký thành viên mới có thể đăng bài tại thread này.
    - Nếu gặp khó khăn khi đăng ký, vui lòng liên hệ qua email : thanhhoaonline.net@gmail.com để được hỗ trợ đăng ký và kích hoạt tài khoản.

Hoangcoi

Thành viên tích cực
Vậy xây có đúng quy hoạch, có cong cong như con tôm ko bác.

P/s: các bác đứng ở cầu vượt đường tránh TP nhìn thấy dc cả 3 tòa tecco, 2 tòa hợp lực, Tttm bờ hồ, Vincom. Đứng ở cầu cốc, lai thành cũng thấy Vin, tecco, 2 tòa hơp lực, thậm chí cả KS Lam Kinh...
Có bác ạ. Như quy hoạch luôn
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Hoangcoi làm ở công ty Hoàng Hải, thi thoảng chụp ảnh công trường hai tòa nhà khu này cho anh em xem nhé!
Đất ở vị trí vàng 10 đó thì công ty sẽ ăn nên làm ra.
 

Nhabo

Thành viên tích cực
Hôm qua tôi mới qua bãi Vinh Sơn, giờ kè lại đẹp quá. Bên phía kia Nam Sầm Sơn đã thấy máy móc và lán trại làm rồi đó, chắc chuẩn bị khởi công khu Resort.
 

th365

Người nổi tiếng
Chính thức mở bán FLC Grand Hotel Sầm Sơn :
Thanh Hóa đặt mục tiêu thu hút 5 triệu lượt khách du lịch trong năm 2017. Theo tính toán của ông Giáp Văn Kiểm, chỉ cần 5% trong số đó tìm kiếm dịch vụ 5 sao, tương ứng 500.000 lượt, thì số phòng hiện có tại FLC Sầm Sơn đã không đủ. Càng bức thiết hơn là tầm nhìn năm 2030, khi mục tiêu được nâng lên 30 triệu lượt, với thu nhập trung bình của người dân Thanh Hóa đạt 11.000USD/năm.
Cong nhẹ hình cánh cung, FLC Grand Hotel Samson nằm uốn mình bên hồ nước rộng 40.000 m2 rợp bóng cây. Hệ thống kính cường lực được tận dụng tối đa kết hợp với thiết kế giật cấp từ hai đầu hồi, tạo ra không gian cảnh quan thoáng đãng và rộng mở.


Khách sạn dự kiến sẽ cung cấp ra thị trường 588 căn condotel từ 1 đến 3 phòng ngủ, diện tích linh hoạt 44 - 158 m2, với điểm nhấn là hai phòng tổng thống cao cấp rộng 569 m2 toạ lạc trên tầng cao nhất.

Ngoài việc kế thừa toàn bộ các tiện ích sẵn có của FLC Sầm Sơn, thì hệ thống tiện ích riêng của FLC Grand Hotel Sầm Sơn cũng rất “đồ sộ”, bao gồm bể bơi nước nóng, bể bơi vô cực, nhà hàng Trung Hoa và nhà hàng buffet 600 chỗ, Cigar Bar, Lobby Lounge hay đặc biệt là Rooftop Bar - bar ngoài trời đặt ở các tầng cao nhất với tầm nhìn ấn tượng từ trên cao. Theo thông tin từ Tập đoàn FLC, những tiện ích này sẽ vượt tiêu chuẩn 5 sao
(theo flc)
 

baonhietdoicap17

Moderator
Staff member
Cao tốc Ninh Bình - Thanh Hóa được 'ưu tiên làm trước'

Bộ Giao thông Vận tải đang hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc Bắc Nam.

Trong đó, theo ông Phạm Hữu Sơn - Tổng giám đốc Tổng công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải (TEDI - đơn vị tư vấn lập dự án), Bộ xác định một số đoạn cấp bách, có nhu cầu vận tải lớn đã đầy đủ hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi là đoạn Ninh Bình - Thanh Hóa và đoạn Dầu Giây - Phan Thiết

"Hai tuyến này sẽ được ưu tiên triển khai trước", ông Sơn nói và cho biết, trong trường hợp không có nhà đầu tư tham gia, Bộ kiến nghị Quốc hội cho phép sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ thực hiện giải phóng mặt bằng các đoạn đầu tư giai đoạn 2017 - 2020. Sau đó, cơ quan chức năng giao một số doanh nghiệp mạnh đầu tư trước dự án cấp bách theo hình thức đầu tư công, rồi sẽ đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư nhượng quyền vận hành, khai thác.

Đơn vị tư vấn cũng cho biết, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc Bắc Nam đang được xây dựng sẽ làm rõ 20 đoạn hành lang đường sắt cao tốc đi cùng với đường sắt Bắc Nam; khẳng định việc giải phóng mặt bằng qua Quảng Ngãi - Nha Trang không ảnh hưởng đến đất rừng phòng hộ.


Mạng lưới cao tốc trên cả nước và cao tốc Bắc Nam.

Ngoài ra, theo ông Phạm Hữu Sơn, trước đây Bộ Giao thông đã kiến nghị Chính phủ có cơ chế đặc thù để bảo lãnh rủi ro (về doanh thu, tiến độ giải phóng mặt bằng, chuyển đổi ngoại tệ...) cho nhà đầu tư và ngân hàng nước ngoài tham gia xây dựng đường cao tốc trong nước. Tuy nhiên, lần này Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Giao thông xem xét bỏ các nội dung trên.

Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài và trong nước đều bình đẳng về cơ chế tại dự án cao tốc Bắc Nam. "Chúng tôi chưa đánh giá được khả năng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia hay không, song họ vẫn có nhiều lợi thế, ví dụ nguồn vốn vay lãi thấp hơn trong nước, kinh nghiệm đấu thầu quốc tế", ông Sơn nói.

Về mức lợi nhuận trên phần vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư, Bộ Giao thông kiến nghị Chính phủ xác định là 14% mỗi năm, và nhà đầu tư chỉ được chuyển nhượng cổ phần trong doanh nghiệp dự án sau khi công trình được đưa vào khai thác.

Bộ Giao thông cũng kiến nghị cho phép quy định trong hợp đồng dự án, tiến độ huy động vốn chủ sở hữu phù hợp với tiến độ triển khai thực tế, không áp dụng quy định của Luật Doanh nghiệp. Vì đối với các dự án giao thông, nguồn vốn giải ngân theo tiến độ tương ứng với khối lượng hoàn thành. Nếu huy động vốn theo quy định Luật Doanh nghiệp sẽ có một lượng vốn lớn có thể lên tới hàng nghìn tỷ đồng không được sử dụng ngay.

Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cao tốc Bắc Nam dự kiến trình Thủ tướng trước 20/8. Sau đó, Chính phủ trình các cấp có thẩm quyền và dự kiến Quốc hội sẽ xem xét vào tháng 10 tới.

Dự án đầu tư xây dựng cao tốc Bắc - Nam dài 1.372 km được chia thành 20 dự án thành phần. Trong đó, giai đoạn một (2017 -2020) ưu tiên đầu tư xây dựng trước 713 km với tổng mức đầu tư khoảng 130.216 tỷ đồng, gồm phần vốn Nhà nước hỗ trợ 55.000 tỷ đồng cho giải phóng mặt bẳng và vốn nhà đầu tư khoảng 63.716 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa.

 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Đề xuất nhiều cơ chế mới đầu tư cao tốc Bắc - Nam
Bộ GTVT đề xuất Quốc hội, Chính phủ áp dụng nhiều cơ chế, chính sách mới có tính đặc thù trong quá trình thực hiện đầu tư, xây dựng dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông

Bộ GTVT kiến nghị tiến độ huy động vốn chủ sở hữu theo tiến độ triển khai dự án cao tốc Bắc - Nam (Trong ảnh: Một đoạn cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ thuộc thành phần cao tốc Bắc - Nam) - Ảnh: Tạ Tôn
Góp vốn chủ sở hữu theo tiến độ dự án
Bộ GTVT đang hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông để trình Ban Chấp hành Trung ương tại Hội nghị Trung ương 6 khóa XII và kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV vào tháng 10/2017 xem xét, thông qua chủ trương đầu tư dự án.

Đáng chú ý, trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Bộ GTVT đã xây dựng các nhóm cơ chế, chính sách nhằm đảm bảo dự án đấu thầu cạnh tranh, minh bạch; quản lý chặt chẽ chất lượng, giá thành; khắc phục bất cập về thu phí…

Cụ thể, để thu hút được các nhà đầu tư tham gia triển khai dự án, Bộ GTVT kiến nghị Quốc hội cho phép quy định trong hợp đồng dự án, tiến độ huy động vốn chủ sở hữu phù hợp với tiến độ triển khai dự án, không áp dụng quy định của Luật Doanh nghiệp.

Lý giải đề xuất này, trao đổi với Báo Giao thông, ông Nguyễn Viết Huy, Phó vụ trưởng Vụ Đối tác công - tư (PPP - Bộ GTVT) cho biết, theo quy định của Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp phải góp đủ vốn điều lệ đăng ký trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế, đối với các dự án giao thông, nguồn vốn chỉ giải ngân theo tiến độ tương ứng với khối lượng hoàn thành.

Dự án đầu tư xây dựng cao tốc Bắc - Nam phía Đông dài 1.372km được chia thành 20 dự án thành phần. Trong đó, giai đoạn 1 (2017-2025), ưu tiên đầu tư xây dựng trước 713km (2017 - 2020) với tổng mức đầu tư khoảng 130.216 tỷ đồng, gồm phần vốn Nhà nước hỗ trợ 55.000 tỷ đồng và vốn nhà đầu tư khoảng 63.716 tỷ đồng.

“Nếu huy động vốn theo quy định Luật Doanh nghiệp sẽ có một lượng vốn lớn có thể lên tới hàng nghìn tỷ đồng không được sử dụng ngay, dẫn tới việc sử dụng vốn không hiệu quả và chưa phù hợp với Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí”, ông Huy nói và cho biết, để kiểm soát việc góp vốn chủ sở hữu, đảm bảo nhà đầu tư có năng lực thực sự, Bộ GTVT đã tính toán mức vốn chủ sở hữu (20-25%) cao hơn so với quy định tại Nghị định 15/2015 của Chính phủ (10-15%).

Theo Bộ GTVT, tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam có tổng mức đầu tư rất lớn, nếu để toàn tuyến là một dự án sẽ không khả thi trong việc huy động vốn và lựa chọn nhà đầu tư. Trong khi, Luật Xây dựng cho phép dự án quan trọng quốc gia có thể chia thành các dự án thành phần vận hành độc lập. Do đó, Bộ GTVT kiến nghị Quốc hội cho phép tách dự án cao tốc Bắc - Nam thành 20 dự án thành phần và áp dụng nhiều hình thức hợp đồng trong cùng dự án.

Đồng thời, Bộ GTVT cũng đề xuất, kiến nghị một số cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội như: Trong bước nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông chỉ đánh giá sơ bộ tác động môi trường, việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường sẽ thực hiện trong bước nghiên cứu khả thi; cho phép Chính phủ giao Bộ GTVT quyết định mức tăng giá dịch vụ ngay trong báo cáo nghiên cứu khả thi và hợp đồng dự án…


Cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình là thành phần trong dự án cao tốc Bắc - Nam - Ảnh: Tạ Tôn

Sớm gỡ nút thắt nguồn vốn tín dụng trong nước

Đề cập đến nguồn vốn vay trong nước để đầu tư dự án, ông Huy phân tích, hiện nay, dư nợ tín dụng dài hạn của các tổ chức tín dụng trong nước đang ở mức cao, tỷ lệ huy động vốn ngắn hạn cho vay dài hạn đã ở mức giới hạn theo quy định và Ngân hàng Nhà nước đã có chủ trương giảm dần tỷ lệ này nên khả năng huy động nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng trong nước rất khó khăn.

“Thực tế vừa qua, dù một số dự án khả thi về tài chính, nhưng các ngân hàng thương mại trước đây cam kết cung cấp tín dụng đã có văn bản từ chối”, ông Huy nói và cho biết, nhằm tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn tín dụng, Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước đề xuất giải pháp, tạo điều kiện cho nhà đầu tư có thể tiếp cận vay vốn và triển khai các dự án cao tốc Bắc - Nam; đồng thời, hỗ trợ nhà đầu tư vay vốn của Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á.

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Phạm Hữu Sơn, Tổng giám đốc Tổng công ty Thiết kế GTVT (TEDI - đơn vị tư vấn lập dự án) cho biết thêm, để các dự án khả thi và thu hút nhà đầu tư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cần chấp thuận xác định mức lợi nhuận trên phần vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư trong phương án tài chính lập hồ sơ mời thầu là 14%/năm và nhà đầu tư chỉ được chuyển nhượng cổ phần trong doanh nghiệp dự án sau khi công trình hoàn thành được nghiệm thu, đưa vào khai thác.

“Đồng thời, Chính phủ cần cho phép Bộ GTVT sử dụng giá trúng thầu sau khi lựa chọn nhà đầu tư làm cơ sở xác định chi phí vốn đầu tư và tính toán thời gian thu phí hoàn vốn. Các cơ quan Nhà nước và thanh tra, kiểm toán không xem xét đến giá trị dự toán sau khi đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư”, ông Sơn nói và cho biết, công tác GPMB của dự án cần phải được tách thành các tiểu dự án, giao cho địa phương thực hiện.

“Để đẩy nhanh tiến độ, Chính phủ cần cho phép triển khai cắm cọc GPMB và triển khai công tác kiểm đếm, hoàn thiện phương án bồi thường GPMB ngay sau khi phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi”, ông Sơn nói.

Liên quan đến công tác tổ chức thực hiện, Bộ GTVT cho biết, sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, một số đoạn cấp bách, có nhu cầu vận tải lớn đã có đầy đủ hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi (đoạn Ninh Bình - Thanh Hóa và đoạn Dầu Giây - Phan Thiết) cần được ưu tiên triển khai trước.
 

Ratlachoiboi

Người nổi tiếng
Cao tốc NB- TH khả năng cao là 2018 khởi công được. Đồng nghĩa với nó là quần thể Bến En cũng được khởi công.
Đặc sắc của du lịch Thanh Hóa là phía tây tỉnh chứ ko là phía đông
Liên quan đến vườn quốc gia nên thủ tục hơi loằng ngoằng, sang năm khởi công được thì tươi :))
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Đoạn cao tốc Thanh Hóa -Hà Tĩnh còn lâu nữa mới làm, cho nên ở quá xa Thủ đô sẽ bất lợi hơn.
Đó là lý do tại sao Đà Nẵng là đô thị đẹp, lớn nhưng không phát triển được công nghiệp mặc dù rất muốn!
 

Facebook Comment

Chủ đề tương tự

Bài viết mới

Chủ đề được quan tâm nhất

Top