• Lưu ý đọc kỹ nội quy trước khi đăng bài để tránh bị bannick, xóa bài. Xem hướng dẫn đăng bài và tính năng UP tin miễn phí
  • Thông báo về việc đăng bài & đăng ký thành viên áp dụng tại thread Hot news, Projects & Developments
    - Phải đăng ký thành viên mới có thể đăng bài tại thread này.
    - Nếu gặp khó khăn khi đăng ký, vui lòng liên hệ qua email : thanhhoaonline.net@gmail.com để được hỗ trợ đăng ký và kích hoạt tài khoản.

nuingocth

Thành viên
Đó

dó là quan điểm của a và a cho nó là đúng
Quan điểm của e là k nén dân vào trung tâm có xây thì ra phường ngoại thành mà làm, cứ nhìn gương vinh mà ra, tắc đg rồi đó, ham cho lắm rồi nhét dân nội đô, hãy là tp đáng sống
Thứ 2 là đầu tư chung cư phải đồng bộ như vincity ấy, đầy đủ hạng mục công viên, trường học, mua sắm, y tế, chứ đừng làm lô nho như chung cư bao cấp thời hiện đại như ở vinh
Đất mình còn rất nhiều mà em, chứ có phải có một nấy đâu. Hiện nó có nhu cầu thì cứ cấp cho nó để tạo độ cao và đông vui trong nội thành trước cái đã (cái này rất quan trọng vì NĐT họ đến thấy sầm uất thì mới thu hút được họ đầu tư chứ), sau đó thì đầu tư các công trình phúc lợi ra dần ngoại thành để giãn dân. Không làm như vậy mà quy hoạch theo kiểu hiện đại thì e là rất khó cho sự phát triển của thành phố. Theo anh đi theo cách của Vinh là hay nhất, rất dễ phát triển cho một tp cấp tỉnh
 

nuingocth

Thành viên
1 nghiên cứu gần đây cho rằng cư dân hn và sg bị stress là do tắc đg và khói bụi, hiệu ứng nhà kính do việc nén dân đô thị
Trời... HN với SG họ 6, 7 triệu dân nên mới vậy, mình tổng vệ sinh toàn bộ có 400 nghìn dân có thả cửa xây chung cư trong nội thành thì 100 năm sau cũng không bị như họ....ngoại trừ lại rời đô về Thanh Hoá.
 

minhcan

Người nổi tiếng
Trời... HN với SG họ 6, 7 triệu dân nên mới vậy, mình tổng vệ sinh toàn bộ có 400 nghìn dân có thả cửa xây chung cư trong nội thành thì 100 năm sau cũng không bị như họ....ngoại trừ lại rời đô về Thanh Hoá.
đi 4 bánh trong tpth mà ùn liên miên a ơi , đỗ xe thì chỉ lo mấy ô 113, ngày xưa 1 đèn đỏ là đi, bây h thì 2 đỏ,

Nếu cấp chung cư trong nội đô thì khổ lắm ạ, bây h nội đô cấp cho các dự án kiểu như showroom ô tô, điện máy, ngân hàng, khách sạn mini là hay nhất, Nhin Khang trang Hien đại , mà k nhếch nhác lô nhô,
A cứ tưởng tượng 20 năm nữa những 100 cái chung cư ở vinh mà xuống cấp thì chả khác nao khu ổ chuột giữa lòng tp rio brazill , xét về dài hạn thì lúc đó nhà đầu tư tưởng là ổ chuột
 

nuingocth

Thành viên
Ở Thanh Hoá anh đang mong tắc đường mà chả được, vì người ở đâu ra mà tắc. Hi hi ;;), thành thử mỗi lần đi đường đến ngã 3 ngã 4 thấy đông đông phải dừng lại chờ nhau là anh thấy thích lắm chỉ mong người dồn về thật nhiều để chờ lâu thêm tí cho nó ra dáng một TP lớn. Em để ý mà xem mỗi khi tết đến ra đường phấn chấn mà vui lắm vì lúc đó con em Thanh Hoá đổ về đường phố đông vui, người xe nườm nượp ;;)
 

minhcan

Người nổi tiếng
Ở Thanh Hoá anh đang mong tắc đường mà chả được, vì người ở đâu ra mà tắc. Hi hi ;;), thành thử mỗi lần đi đường đến ngã 3 ngã 4 thấy đông đông phải dừng lại chờ nhau là anh thấy thích lắm chỉ mong người dồn về thật nhiều để chờ lâu thêm tí cho nó ra dáng một TP lớn. Em để ý mà xem mổi khi tết đến ra đường phấn chấn mà vui lắm vì lúc đó con em Thanh Hoá đổ về đường phố đông vui, người xe nườm nượp ;;)
Chịu a luôn, đg thoáng k thích lại thích tắc
Công nhận ai cũng thíh dông xe, nhưng đông theo kiểu quy hoạch đg thoáng chứ k phải quy hoạch nút thắt cổ chai

E hay ra hn, e toàn gửi xe ở bãi lấy xe máy đi cho tiện, tất nhiên là đi gần và trời k nóng hoặc mưa lạnh, ở hn loay hoay mãi mới tìm đc chỗ đỗ đến khổ

Chắc lâu rồi a k ở hn thì phải, nên mới ước ao tắc đg, a mà ra đây thì ngán ngẩm luôn
 

Titan

Người nổi tiếng
đi 4 bánh trong tpth mà ùn liên miên a ơi , đỗ xe thì chỉ lo mấy ô 113, ngày xưa 1 đèn đỏ là đi, bây h thì 2 đỏ,

Nếu cấp chung cư trong nội đô thì khổ lắm ạ, bây h nội đô cấp cho các dự án kiểu như showroom ô tô, điện máy, ngân hàng, khách sạn mini là hay nhất, Nhin Khang trang Hien đại , mà k nhếch nhác lô nhô,
A cứ tưởng tượng 20 năm nữa những 100 cái chung cư ở vinh mà xuống cấp thì chả khác nao khu ổ chuột giữa lòng tp rio brazill , xét về dài hạn thì lúc đó nhà đầu tư tưởng là ổ chuột
Bác nuingoc cô đơn quá nên thèm cảm giác tắc đường, kẹt xe bon chen...chứ đến lúc đó lại thấy chán ngay ý mà.

Mà bác nuingọc rất bi quan nhé, gieo rắc, toàn hoang tưởng những điều xấu.....,phao tin Vincom TH 7 nổi 3 chìm

Học ai ko học lại đi học Vinh, chung cư bạ đâu cắm đấy ko theo khu, tổ hợp nào. Thế mà khen vẫn đúng quy hoạch và nghĩ tắc đường ko phải là do chung cư. (TP có 400k dân)
 
Last edited:

nuingocth

Thành viên
đi 4 bánh trong tpth mà ùn liên miên a ơi , đỗ xe thì chỉ lo mấy ô 113, ngày xưa 1 đèn đỏ là đi, bây h thì 2 đỏ,

Nếu cấp chung cư trong nội đô thì khổ lắm ạ, bây h nội đô cấp cho các dự án kiểu như showroom ô tô, điện máy, ngân hàng, khách sạn mini là hay nhất, Nhin Khang trang Hien đại , mà k nhếch nhác lô nhô,
A cứ tưởng tượng 20 năm nữa những 100 cái chung cư ở vinh mà xuống cấp thì chả khác nao khu ổ chuột giữa lòng tp rio brazill , xét về dài hạn thì lúc đó nhà đầu tư tưởng là ổ chuột
Xuống cấp thì sơn sửa lại là đẹp ngay, cái nào cũ quá thì đập đi xây mới. Nhưng trong 20 năm đó được tiếng thành phố phát triển sẽ thu hút được rất nhiều NĐT và dân đến sống, như vậy thì tấc độ phát triển đô thị sẽ nhanh hơn ta rất nhiều. Ta cứ ngồi đợi họ phải xây theo ý ta, thì cứ ngồi đó mà đợi đất hoang vẫn là đất hoang thì tp sao phát triển nhanh được em. TP phải như thế nào thì dân mới tìm về đó ở, NĐT mới tìm đến đầu tư chứ em.....Hiện tại anh thấy hình như TP ta đi nhiều hơn đến em ạ!
 

kira2546

Thành viên mới
Chả chà, 7400m2 thì nhất btb rồi còn j, đã thế lại 7 tầng tttm nữa chứ, ngay cả các tttm lớn khác cung có 4 đến 5 tầng thôi
không bao giờ làm full 7 tầng làm TTTM vì phần hotel cần 1 tầng làm Lobby, 1 tầng chuyên để phục vụ các tiện ích của khối khách sạn

rạp chiếu phim ở Vincom TH là CGV nhé
đến NT em còn bị CGV ngâm đến quý 1 năm sau mới khai trương rạp
 

nuingocth

Thành viên
Chịu a luôn, đg thoáng k thích lại thích tắc
Công nhận ai cũng thíh dông xe, nhưng đông theo kiểu quy hoạch đg thoáng chứ k phải quy hoạch nút thắt cổ chai

E hay ra hn, e toàn gửi xe ở bãi lấy xe máy đi cho tiện, tất nhiên là đi gần và trời k nóng hoặc mưa lạnh, ở hn loay hoay mãi mới tìm đc chỗ đỗ đến khổ

Chắc lâu rồi a k ở hn thì phải, nên mới ước ao tắc đg, a mà ra đây thì ngán ngẩm luôn
Anh cũng ra HN nhiều chứ em. Cũng chính vì đông người tắc đường nên nhiều việc làm dễ kiếm tiền, mà dễ kiếm tiền thì dân họ mới đổ đến sống (ngồi bán nước chè cho người đi đường tháng cũng kiếm được 10tr/tháng ngon ơ)....Chỉ mong Thanh Hoá ta được 1/100 như họ để giữ chân dân mình ở lại chứ chưa mong dân tỉnh khác đổ vào làm việc và sinh sống/
 

nuingocth

Thành viên
Ở phố anh độ 10 năm trước còn đông vui nay bỏ đi HN rất nhiều, người có trình độ thì ra đó làm công việc có trình độ, người không thì bán quán nước chạy xe ôm lái taxi. Thành thử nghĩ mà buồn lắm, tối đến nay vắng như chùa bà đanh....may ra được mấy ngày tết mọi người về còn đông vui, còn không treo biển bán nhà chuyển ra HN hoặc khoá cửa để đấy.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Ðại gia Hồ Huy sau cú 'nhấn ga, lệch đường'

Doanh nhân Hồ Huy.
Đại gia Hồ Huy, Chủ tịch Tập đoàn Mai Linh được xem là một trong những doanh nhân có sự trở lại ấn tượng sau giai đoạn khủng hoảng (cao điểm năm 2008-2012), giai đoạn nhiều doanh nhân tầm cỡ ngã ngựa, mất thương hiệu, vướng vòng lao lý.
Trùm taxi trở lại

Tháng 9/2016, Tập đoàn Mai Linh tổ chức buổi gặp mặt một số bạn hàng lớn tại Hà Nội. Buổi lễ đơn giản nhưng mang ý nghĩa đặc biệt: Cập nhật tình hình sau khủng hoảng. Ông Hồ Huy ngồi ghế chủ trì, nói vo, đối đáp cùng đối tác, nụ cười luôn hé nở.

Gần 3 năm lặng tiếng, thậm chí, nhiều người cho rằng thương hiệu Mai Linh rực rỡ coi như đã “chết”. Nay, ông Hồ Huy công bố (bằng báo cáo tài chính đã được kiểm toán): Năm 2015, doanh thu của công ty đạt 2.834 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 161 tỷ. Ðây cũng là năm Mai Linh đầu tư được 3.000 xe mới (nâng tổng số xe lên hơn 15.000 chiếc), mở rộng dịch vụ thanh toán thẻ, triển khai phần mềm gọi xe để cạnh tranh với Uber và Grab.

Nợ nần từ biến cố năm 2011-2012 còn nhiều nhưng giảm đáng kể nhờ thắt lưng buộc bụng để trả dần. Ông Hồ Huy nói, mỗi năm sẽ dành ít nhất 100 tỷ để trả nợ; không để phát sinh nợ quá hạn liên quan đến ngân hàng, bảo hiểm xã hội.

Mai Linh hiện chiếm lại 28% thị phần taxi toàn quốc, đứng thứ 2 tại TPHCM (sau Vinasun Taxi), dẫn đầu tại Hà Nội và Ðà Nẵng, vẫn được coi là “ông trùm” của ngành taxi. Tại cuộc gặp, ông Hồ Huy trịnh trọng nói trước đối tác: “Chúng tôi đã thuê các nhà tư vấn lớn nhất thế giới (nhóm Big Four gồm PwC, KPMG, Deloitte, E&Y - PV) tốn hàng chục tỷ đồng, nhưng tới đây sẽ thu về hàng nghìn tỷ”.

Gác lại giấc mơ bất động sản đã suýt nhấn chìm Mai Linh, ông lại say sưa nói về cái nghề cơ khí, vận tải ô tô (nghề mà ông nói là võ biền) nhưng đã đưa ông lên hàng những doanh nhân lớn của cả nước. Ông công bố ý tưởng taxi cấp cứu, xe gia đình …, đặc biệt là siêu dự án nhập khoảng 10.000 – 20.000 ôtô điện từ châu Âu nhằm làm “xanh” đường phố và là “vũ khí” cạnh tranh về giá trong ngành taxi (loại hình di chuyển tầm ngắn, phù hợp với xe điện).


Nhân viên Mai Linh tham gia ngày hội hiến máu tình nguyện - Chủ nhật đỏ năm 2016. Ảnh: Bảo An.

Ðỉnh cao và vực sâu

Khởi nghiệp từ 2 chiếc xe cũ và kiốt nhỏ trên đường Nguyễn Huệ (TPHCM) vào năm 1993, Mai Linh nhanh chóng nổi như cồn vì dịch vụ mới, chất lượng phục vụ tốt. Ở thời điểm rực rỡ nhất, các cá nhân, ngân hàng tự tìm đến mời gọi ông Hồ Huy vay tiền đầu tư.

Giáo sư Sydney Finkelstein thuộc Ðại học Darthmouth (Mỹ), người chuyên viết sách về các CEO nổi tiếng thế giới, nói: “Ðỉnh cao của thành công là dấu hiệu cảnh báo thất bại”. Ðiều đó “ứng” trúng nhiều doanh nhân của nước ta trong khủng hoảng. Thị trường bất động sản được bơm căng, nhiều đại gia ngoài ngành nhảy vào lốc xoáy. Ông Hồ Huy cũng vào cuộc kinh doanh đa ngành, bỏ taxi đi buôn đất (dù ông chỉ thừa nhận đầu tư những bất động sản ít nhiều liên quan đến ngành nghề chính). Bong bóng vỡ, những cuốc xe taxi thu tiền lẻ không đủ để chi trả cho núi lãi vay cá nhân và ngân hàng.

Có lần ông chia sẻ: Chủ nợ liên tục đến trụ sở Tập đoàn đòi tiền, trong đầu có khi xuất hiện ý tưởng buông mình. Nhưng số phận của gần 30.000 gia đình cán bộ công nhân viên Mai Linh đang hiện hữu, ký ức về những ngày ông làm lính trinh sát dưới bom mìn ở chiến trường Quảng Trị ác liệt hiện về không cho phép ông từ bỏ. Ông thuyết phục đối tác, cổ đông cho khoanh, dãn nợ; xin lỗi và kêu gọi toàn bộ cán bộ công nhân viên góp tiền, góp sức... Ông hứa khép lại, bỏ tham vọng bất động sản, trở về với cuốc xe taxi nhẫn nại mà “hái” ra tiền ngày nào.


Sự trở lại của một doanh nghiệp cỡ lớn Mai Linh sau khủng hoảng nặng nề là hiện tượng hiếm hoi.

Những năm qua, người quen khó hẹn gặp vì ông mải miết kiểm tra, đốc thúc các chi nhánh rải khắp 53 tỉnh thành; liên tục đi nước ngoài để chuẩn bị cho dự án mới. Nhưng khi có những diễn biến bất lợi, các vụ tai nạn hay hành xử sai lầm của lái xe trên đường, các cộng sự vẫn nhận được những chỉ đạo của ông lúc nửa đêm về sáng qua internet. Mà những chuyện như thế, với cái nghề lấy xe làm giường, lấy đường làm nhà như taxi luôn phát sinh. Ðúng như ông nói: “Vào nghề taxi là chọn một hành trình không ngừng nghỉ”.

Trở lại buổi gặp gỡ các bạn hàng lớn kể trên, nhiều đại diện ngân hàng, hãng xe, nhà bảo hiểm nán lại rất lâu để nghe, muốn bắt tay cùng “ông trùm” taxi trong các dự án mới. Nhưng dù Mai Linh đã “ngoi” mặt đất và bắt đầu có lãi nhưng vẫn là cơ thể mới ốm dậy, chưa thể đương đầu hết những va đập khốc liệt từ bên ngoài; thậm chí, những vết thương bên trong vẫn còn âm ỉ. Chính vì vậy, ngoài sự đồng tâm hiệp lực, bản thân Mai Linh và bạn hàng rất cần tài thao lược của người “lái chính” như ông Hồ Huy.

Quay lại thời điểm khủng hoảng kinh tế vừa qua mới thấy điểm yếu của doanh nhân Việt. Lúc đó, mỗi năm có hơn 50.000 doanh nghiệp biến mất. Hàng loạt doanh nhân, “ông bầu” đình đám trong ngành bất động sản, ngân hàng, thủy sản… phá sản, ra tòa, vô khám. Bỏ qua những lời hay ý đẹp (có thời, người ta ca ngợi không tiếc lời những doanh nhân lớn, đi lên từ thợ gỗ, thợ xây, người buôn cá điều hành những công ty, tập đoàn lớn), chuyên gia Phạm Chi Lan đã nhận định: Nhiều doanh nhân Việt không qua trường lớp đào tạo, bước vào kinh doanh từ những bức bách mưu sinh, nếm mật nằm gai ở trường đời, gặp thời mà phất lên; khi gặp gió to sóng lại khó đương đầu.

Ông Hồ Huy được học và sống 9 năm ở châu Âu, có bằng đại học Luật, nhưng vẫn chưa đủ nên chỉ một phút lơ là đã lỡ trớn. Lúc đó, Mai Linh như chiếc taxi băng trên cao tốc, đến điểm cần rẽ nhưng người cầm lái đã không dự báo trước để kịp rà phanh. Khi đã lệch đường, “lái chính” Hồ Huy kịp thuê những bậc thầy của thế giới để tái cơ cấu, quản trị bộ máy bằng các quy trình chuẩn quốc tế, (trước đó là cho các con đi học ở Mỹ)… Nhờ đó, chuyến xe đã về đúng lộ trình, an toàn hơn; khách hàng đã quay lại để Mai Linh phục vụ.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Thứ 2, 13/3/2017 vừa rồi UBND TP HCM đã gặp anh Tập đoàn DiMora Enterprises rồi.
Thứ 5/15/3/2017, tập đoàn này lại đến Thanh Hóa.
Họ sẽ ở Việt Nam đến hết 19/3, tiếp tục nghiên cứu địa điểm đầu tư!
Cạnh tranh với TPHCM và Vĩnh Phúc, ngại lắm đây!!
 

Nam Thanh

Thành viên
Thứ 2, 13/3/2017 vừa rồi UBND TP HCM đã gặp anh Tập đoàn DiMora Enterprises rồi.
Thứ 5/15/3/2017, tập đoàn này lại đến Thanh Hóa.
Họ sẽ ở Việt Nam đến hết 19/3, tiếp tục nghiên cứu địa điểm đầu tư!
Cạnh tranh với TPHCM và Vĩnh Phúc, ngại lắm đây!!
Quả này là khó rồi
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Hồ Huy có vai trò lớn trong việc đặt địa điểm nhà máy
Hồ Huy thì quê Thanh Hóa nhưng đã ở Sài Gòn từ lâu.
Nếu ko phải là Sài Gòn thì chắc chắn chỉ có thể là Thanh Hóa!!
 

Facebook Comment

Chủ đề tương tự

Chủ đề được quan tâm nhất

Top