• Lưu ý đọc kỹ nội quy trước khi đăng bài để tránh bị bannick, xóa bài. Xem hướng dẫn đăng bài và tính năng UP tin miễn phí
  • Thông báo về việc đăng bài & đăng ký thành viên áp dụng tại thread Hot news, Projects & Developments
    - Phải đăng ký thành viên mới có thể đăng bài tại thread này.
    - Nếu gặp khó khăn khi đăng ký, vui lòng liên hệ qua email : thanhhoaonline.net@gmail.com để được hỗ trợ đăng ký và kích hoạt tài khoản.

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Tuần này tập đoàn Dimora Enterprises Hoa Kỳ đến tỉnh ta tìm hiểu đầu tư.
Họ đến, có lẽ theo sự giới thiệu của Tập đoàn Mai Linh.
 
Last edited:

Hac.thanh

Moderator
Staff member
giám đốc điều hành Dimora Enterprises, LLC, thương hiệu từng sản xuất ra chiếc ô tô thể thao trị giá 2 triệu USD đầu tiên trên thế giới Natalia, sẽ đến Việt Nam khảo sát xây dựng nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô điện, bước đầu cung cấp taxi chạy điện hoàn toàn cho Tập đoàn Mai Linh.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Ông Alfred Dimora cùng đồng sự Nick Jaksa đến Việt Nam để chuẩn bị cho dự án hợp tác giữa DIMORA ENTERPRISES, LLC với Công ty TNHH MTV Đầu tư Hồ Huy (Công ty mẹ của Tập đoàn Mai Linh) sản xuất ô tô điện 5 chỗ và 7 chỗ dùng làm taxi. Mục tiêu của dự án là cung cấp phương tiện vận chuyển với giá cả phải chăng, thân thiện môi trường; đồng thời tạo công ăn việc làm và góp phần thúc đẩy sự phát triển của cụm ngành sản xuất ô tô Việt Nam.

Trong đó, Tập đoàn Mai Linh sẽ là đối tác chiến lược với kinh nghiệm đi đầu triển khai và vận hành hệ thống taxi chạy điện. Ông Alfred J. Dimora, một nhà thiết kế, sản xuất và doanh nhân điển hình trong ngành công nghiệp ô tô thế giới sẽ chủ trì và xây dựng dự án. Khi vận hành, công suất thiết kế của dự án đạt mức 10.000 – 20.000 ô tô điện một năm. Ông Dimora hy vọng đây sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp cung cấp linh kiện nọi địa phát triển và từng bước sản sinh ra những doanh nghiệp Việt Nam đủ sức sản xuất ô tô điện hoàn chỉnh.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Trong thời gian tại Việt Nam từ ngày 13-19/03/2017, ông DiMora cùng lãnh đạo Tập đoàn Mai Linh sẽ diện kiến Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại Văn phòng Chính phủ. Ông cũng sẽ thăm và làm việc với một số địa phương tiềm năng.

Hợp tác với DIMORA ENTERPRISES, Tập đoàn Mai Linh thể hiện rõ quyết tâm tiên phong sử dụng công nghệ mới, hiệu quả và thân thiện môi trường. Về ý nghĩa kinh tế, dự án sản xuất ô tô điện thành công sẽ góp phần tạo ra việc làm cho lao đọng tại địa phương và tạo cơ hội chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp nội địa, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước đầu tiên sản xuất xe điện trong khu vực Đông Nam Á./.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Mai Linh mà đưa được tập đoàn Mỹ này về quê hương Thanh Hoá làm nhà máy sản xuất xe điện thì công to vô cùng.
Hy vọng lần này lãnh đạo tỉnh biết cách thu hút anh Mỹ này, qua sự giới thiệu của Mai Linh!!
 

noopdesign

Thành viên
Taxi TH đang chết. Đang tự giết mình khi cứ chăm chăm mua thật nhiều xe... Nhất là thăng ML cứ tưởng lớn định bót chết đối thủ. Nhưng BTN đâng triển khai hệ thống STaxi. Đảm bảo ít tai nạn hơn. BTN càng ngày càng mạnh. Mà ML ko bao giờ có thể triển khai được.
 

Md894

Người nổi tiếng
Mai Linh mà đưa được tập đoàn Mỹ này về quê hương Thanh Hoá làm nhà máy sản xuất xe điện thì công to vô cùng.
Hy vọng lần này lãnh đạo tỉnh biết cách thu hút anh Mỹ này, qua sự giới thiệu của Mai Linh!!
Thật ra tập đoàn Mẩy này khó khả thi khi đặt nhà máy phía bắc lắm bác. Em nghĩ nó sẽ đầu tư trong nam nơi thủ phủ của ML vì nhiều yếu tố cơ chế, chính sách, chính trị...
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Tuần này họ thăm và làm việc với tỉnh ta đó!
Đặt tại Nghi Sơn cũng tốt vì tận dụng khu liên hợp lọc hóa dầu!
thứ 2, miền bắc khá nhiều điểm du lịch cần tới xe điện.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Mô hình công viên hơn 2.300 tỷ đồng ở Thanh Hóa

Công viên văn hóa xứ Thanh với nhiều hạng mục lớn như Khu đền thờ trăm họ, tháp vọng cảnh, đại đình làng Việt,... rộng hơn 500.000 m2 với tổng vốn đầu tư hơn 2.300 tỷ đồng.

UBND tỉnh Thanh Hóa đang cho trưng bày mô hình và phối cảnh công viên Văn hóa xứ Thanh tại Thư viện tỉnh (đại lộ Lê Lợi, phường Điện Biên, TP Thanh Hóa) để người dân tham quan và đưa ra ý kiến. Nếu được phê duyệt, công trình sẽ xây dựng trên diện tích hơn 500.000 m2.

Theo mô hình trưng bày, công viên sẽ có 2 phương án xây dựng. Phương án thứ một, công viên sẽ có các hạng mục chính: Khu đền thờ trăm họ, tháp vọng cảnh, đại đình làng Việt, khu dịch vụ tập trung, bảo tàng tổng hợp tỉnh mang hình dáng trống đồng, trung tâm triển lãm, mô hình tái hiện quá trình xây dựng thành nhà Hồ và một số công trình phụ trợ độc đáo khác. Phương án này có tổng mức đầu tư khoảng 2.360 tỷ đồng (trong đó vốn ngân sách 713 tỷ đồng, ngoài ngân sách 1.648 tỷ đồng).

Nằm ở trung tâm công viên là công trình Tháp vọng cảnh (tháp vương vị), thờ các vị vua có nguồn gốc phát tích ở Thanh Hóa. Tháp cao 33 tầng (106 m, chưa kể bông sen bằng pha lê ở đỉnh tháp), tổng diện tích sàn 15.000 m2, có sức chứa 3.000 – 5.000 người cùng lúc. Giao thông trong tháp là thang máy siêu tốc. Theo thuyết minh, kiến trúc tháp là biểu tượng truyền tải khát vọng của con người đến với trời xanh.

Một công trình lớn trong khuôn viên là Khu đền thờ trăm họ (rộng 5.000 m2): Thờ 183 dòng họ Việt Nam (Bách gia tự). Theo bản thuyết minh, khu đền trăm họ này sẽ không giống những ngôi đền chùa Việt khác, vốn được bố cục phổ biến với hình chữ “Công”, chữ “Đinh” hay nội công ngoại quốc… Đền thờ trăm họ ở đây sẽ được bố cục hình ngôi sao năm cánh “là quốc hồn, quốc thể của người Việt”. Mỗi cánh sao là một điện thờ theo trục thần đạo (trục chính), lần lượt có cổng tam quan, thiên điện, minh đường nội và đại điện. Hai bên tả hữu có tả điện, hữu điện, lầu chuông, lầu trống…

Khu đại đình làng Việt rộng 2.100 m2, sân rộng 5.000 m2, có cấu trúc một ngôi đình cổ dạng cây đa, bến nước, sân đình. Đại đình là ngôi đình lớn đại diện cho thiết chế làng xã của 27 huyện ở Thanh Hoá. Kiến trúc đình được mô phỏng theo đình Gia Miêu. Đình thờ 27 vị thành hoàng của Thanh Hoá, cũng là nơi trình chiếu 3D giới thiệu hình ảnh văn hoá xứ Thanh, tổ chức hội họp, khánh tiết và sinh hoạt cộng đồng khác.

Bảo tàng tổng hợp sẽ ấn tượng với hình dáng trống đồng Đông Sơn.
Trung tâm hội chợ triển lãm.

Ở phương án thứ hai, ngoài các hạng mục trên, có thêm quảng trường và khu nhà điển hình các dân tộc thiểu số. Quảng trường rộng 2,75 ha (tương đương với quảng trường Ba Đình Hà Nội hiện nay). Phương án này cũng có tổng mức đầu tư khoảng 2.520 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách gần 780 tỷ đồng, còn lại 1.740 tỷ đồng là ngân sách xã hội hóa.

Công viên nghìn tỷ này sẽ dự kiện xây dựng ở khu đất ở phường Đông Hương, TP Thanh Hóa. Theo dự kiến của chủ đầu tư, chi phí hoạt động mỗi năm cho khu công viên văn hoá này rơi vào khoảng 375 tỷ đồng và sẽ thu được 540 tỷ đồng từ tiền bán vé dịch vụ tham quan và các nguồn thu khác.

Việc trưng bày mô hình, lấy ý kiến nhân dân về đồ án quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 Công viên văn hóa xứ Thanh sẽ diễn ra đến ngày 25/2. Tỉnh Thanh Hoá đang kêu gọi các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn kinh tế uy tín có kinh nghiệm vào đầu tư xây dựng và quản lý, vận hành, khai thác hiệu quả công trình này.
 

Mienque

Thành viên tích cực
Thật ra tập đoàn Mẩy này khó khả thi khi đặt nhà máy phía bắc lắm bác. Em nghĩ nó sẽ đầu tư trong nam nơi thủ phủ của ML vì nhiều yếu tố cơ chế, chính sách, chính trị...
Ông ấy muốn góp sức cho quê hương cơ mà. Người ta đã có ý định rồi cơ mà, chính sách gì? phía bắc với phía nam thì sao. Chỗ nào mà mai linh chẳng có. Nói linh tinh
 

Anhds

Người nổi tiếng
Taxi TH đang chết. Đang tự giết mình khi cứ chăm chăm mua thật nhiều xe... Nhất là thăng ML cứ tưởng lớn định bót chết đối thủ. Nhưng BTN đâng triển khai hệ thống STaxi. Đảm bảo ít tai nạn hơn. BTN càng ngày càng mạnh. Mà ML ko bao giờ có thể triển khai được.
Em nghĩ mai linh nên sử dụng taxi thông minh qua ứng dụng Google map và GPS trên Smatphon như Ubertaxi và grapcar ngoài hà nội, giá rẻ lắm có 7000k/km, lại ngon toàn xe ngon ko có mào trị giá Từ 400tr chở lên, hà nội em đi suốt, giảm được gần nửa so với taxi thường. Mai linh nên đón đầu công nghệ ở những thị trường mới.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Vì sao lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa muốn có công trình nghìn tỷ, mang tầm thế kỷ?
BẢO MINH

06:21 23/02/17
(GDVN) - “Thanh Hóa hiện nay chưa có công trình văn hóa nào tầm cỡ. Đây là công trình được kỳ vọng sẽ là điểm nhấn về văn hóa cho cả tỉnh", ông Tuấn nói.

“Cứ lắt nha lắt nhắt thì làm sao phát triển được”

Liên quan tới chủ trương xây dựng công viên văn hóa xứ Thanh có số vốn hàng nghìn tỷ đồng, hôm 21/2, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Ngô Văn Tuấn, Phó Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa cho rằng, đây sẽ là công trình có ý nghĩa đặc biệt đối với tỉnh Thanh Hóa về văn hóa và du lịch.

“Thanh Hóa hiện nay chưa có công trình văn hóa nào mang tính tầm cỡ. Công trình được kỳ vọng sẽ là điểm nhấn về văn hóa cho cả tỉnh.

Theo thuyết trình, công viên văn hoá xứ Thanh rộng 500.000 m2, dự kiến sẽ được xây dựng ở trung tâm thành phố Thanh Hoá với nhiều hạng mục có quy mô lớn.

Tổng dự toán đầu tư công trình lên tới hơn 2.000 tỷ đồng. Dự án đang được lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân.

Đây là công trình đại diện cho gần 4 triệu dân Thanh Hóa với 7 dân tộc anh em chứ không phải công trình đại diện cho thành phố hay cá nhân nào đó.

Để biến ý tưởng thành hiện thực, chúng tôi tổ chức thi tuyển, chọn tư vấn thiết kế dự án phù hợp với đặc điểm, lịch sử, văn hóa địa phương.

Các phương án thiết kế đưa ra đã được tham khảo có chọn lọc từ rất nhiều nền/trung tâm văn hóa nổi tiếng trên thế giới.

Phương án tốt nhất, được sự đồng tình cao nhất sẽ được lựa chọn lấy ý kiến nhân dân trước khi triển khai.

Nếu công trình này được triển khai và hoàn thành, nó sẽ là công viên văn hóa lớn nhất cả nước và mang tầm thế kỷ.

Vấn đề là mình phải táo bạo mới có công trình lớn, hoành tráng được chứ! còn cứ làm lắt nha lắt nhắt thì làm sao mà phát triển được”, ông Tuấn nêu quan điểm.


Thiết kế công viên văn hóa xứ Thanh (ảnh: Bảo Minh).
Có ý kiến cho rằng, trong điều kiện ngân sách tỉnh còn hạn hẹp, thu không đủ chi, phải xin “viện trợ” từ Trung ương, trong khi đó tỉnh nhà vẫn phải xin gạo cứu đói, thì việc địa phương đưa ra chủ trương và lấy ý kiến về công trình nghìn tỷ trong thời điểm hiện tại là điều chưa hợp lý.

Bên cạnh đó, nếu theo dự toán công trình (dự kiến lấy từ ngân sách 700 tỷ đồng), thì ngân sách khó mà đáp ứng được.

Về việc này, ông Ngô Văn Tuấn biết, tỉnh sẽ lựa chọn phương án đầu tư thích hợp nếu chủ trương được thông qua.

"Nguồn vốn hơn 2.000 tỷ là do tư vấn thiết kế tự vẽ ra chứ đã có văn bản chính thống nào chấp thuận nguồn vốn đó đâu.

Tổng mức đầu tư chỉ khi nào lập dự toán chính thức mới có.

Hiện tại, ngân sách dành cho đầu tư công giai đoạn 2016-2020 không có, cho nên phải tính toán tới việc đầu tư theo hình thức BT. Tức là ông đầu tư vào dự án và được khai thác sinh lợi trên quỹ đất/dự án đó.

Vị trí, chủ trương dự án đã có, trong khi đất đã "treo" hàng chục năm nay rồi, trước sau cũng nên làm.

Tuy nhiên, hiện tại nguồn lực của mình hiện tại chưa có, do đó, trước mắt tỉnh phải làm công tác quy hoạch kiến trúc, sau đó kêu gọi các nhà đầu tư.

Từ việc lấy ý tưởng, chấp thuân/đồng ý, lập quy hoạch, kêu gọi đầu tư là cả một quá trình dài.

Nếu không làm công tác chiến lược từ trước thì sau này làm sao có những công trình, dự án tầm cỡ được”, ông Tuấn cho hay.

Vị Phó chủ tịch tỉnh Thanh Hóa cho rằng, ý kiến người dân có vai trò quan trọng trong việc thực hiện dự án.

“Nếu nhân dân nói dự án không khả thi, không hiệu quả thì chúng tôi không làm.

Còn nếu nhân dân đồng ý theo phương án đã đưa ra thì tỉnh sẽ xem xét cụ thể hơn. Trước mắt, chúng ta cần phải có chủ trương để khi có nguồn lực thì không bị động”, ông Tuấn nhắc lại.

Tính khả thi đến đâu?

Trên thực tế, không ít dự án (nói chung) được đầu tư nghìn tỷ bằng tiền ngân sách có "tuổi thọ" không cao vì làm ăn thua lỗ, lãng phí, đã tạo thêm gánh nặng cho nền kinh tế.

Bởi thế cho nên, việc xem xét tính khả thi, khoa học của dự án được coi là vấn đề then chốt trong việc chủ đầu tư có đưa ra quyết định đầu tư hay không?

Vấn đề đặt ra là, liệu chủ đầu tư có dám bỏ cả đống tiền vào một dự án viển vông khi tính khả thi, tính khoa học và hiệu quả kinh tế chưa được đảm bảo, trong khi đó, phương án dùng một phần vốn ngân sách để đầu tư thì gặp khó khăn?

Trước những băn khoăn trên, ông Ngô Văn Tuấn cho rằng: "Việc này chúng tôi đang xin ý kiến đóng góp của nhân dân để quyết định phương án khả thi nhất".


Ông Ngô Văn Tuấn - Phó chủ tịch tỉnh Thanh Hóa (ảnh: thanhoa.gov.vn).
Một vấn đề khác đặt ra là, việc ưu tiên vốn, đầu tư vào các dự án trọng điểm, công trình phục vụ sản xuất, dân sinh, nhằm chất lượng cuộc sống người dân, và việc tính toán đầu tư dự án văn hóa nghìn tỷ, đâu là vấn đề bức thiết, cần chính quyền tỉnh Thanh Hóa ưu tiên giải quyết trong lúc này?

Về việc này, Phó chủ tịch tỉnh Thanh Hóa cho rằng, "chuyện nào ra chuyện đó" và không thể có suy nghĩ thiên lệch như vậy được.

"Quan điểm phải nhìn tới tương lai. Việc phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa phải đi đều với nhau, chứ không thể thiên lệch được.

Thanh Hóa trong thời gian vừa qua đã thu hút rất nhiều dự án có vốn đầu tư lớn. Do đó, bên cạnh việc kêu gọi đầu tư, phát triển kinh tế, phải phát triển về văn hóa.

Không phải vì dân nhận gạo cứu trợ mà không đầu tư phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa. Cái nào nó ra cái đó, cái làm thì vẫn phải làm.

Tôi rất mong muốn dự án được triển khai, và mong Thanh Hóa có nhiều công trình lớn như vậy để làm điểm nhấn cho tỉnh.

Nhưng tôi nhắc lại, đây mới chỉ là thiết kế. Khi xây dựng phương án chính thức, nhà đầu tư sẽ phải tính toán kỹ hiệu quả khai thác dự án.

Chúng tôi làm không vì mục đích cá nhân ai mà làm cho tương lai. Đâu phải cứ làm dự án là để tư lợi. Mình phải có tầm nhìn để giữ quy hoạch", ông Tuấn nói.
PS: Ông Tuấn tư duy đúng, trả lời rõ ràng.
Lều báo dạo này hay quấy rối, sinh sự, lắm điều vô lý.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member


Dự án này đã vẽ, tiếc thay tỉnh ta ko đồng ý tòa 25 tầng này ở Phan Chu Trinh.
Bây giờ là 15 lô liên kế giáp Coopmark.
Kể ra ở đó mà quất quả to cao này, nhìn Tp cũng sáng sủa ra nhiều
 

Facebook Comment

Chủ đề tương tự

Chủ đề được quan tâm nhất

Top