• Lưu ý đọc kỹ nội quy trước khi đăng bài để tránh bị bannick, xóa bài. Xem hướng dẫn đăng bài và tính năng UP tin miễn phí
  • Thông báo về việc đăng bài & đăng ký thành viên áp dụng tại thread Hot news, Projects & Developments
    - Phải đăng ký thành viên mới có thể đăng bài tại thread này.
    - Nếu gặp khó khăn khi đăng ký, vui lòng liên hệ qua email : thanhhoaonline.net@gmail.com để được hỗ trợ đăng ký và kích hoạt tài khoản.

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Các tỉnh đồng bằng sông Hồng ư? Họ ko có biển, ko có du lịch phát triển.
Hải Phòng ư? Họ ko có biên giới, núi rừng, di sản thế giới, văn hoá cổ xưa đậm nét...
Quảng Ninh ư? Họ ko là dân gốc, ko có mảng văn hoá, thể thao phát triển?
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Ub tỉnh vừa phê duyệt dự án ks Bảo Anh mặt đường Hồ Xuân Hương, Sầm Sơn cao 14 tầng, 196 phòng.
 

Ratlachoiboi

Người nổi tiếng
Ub tỉnh vừa phê duyệt dự án ks Bảo Anh mặt đường Hồ Xuân Hương, Sầm Sơn cao 14 tầng, 196 phòng.
Cũng mới chấp thuận cho cty Ngọc Anh xây tổ hợp thương mại dịch vụ gồm có 1 toà nhà 15t, 1 toà nhà 9t tại xã Hoàng đồng đường tránh TPTH, Quý 2.2017 khởi công, quý 4.2018 hoàn thành!
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Dự án cao tầng tỉnh ta cũng nhiều,nhưng mắc cái treo quá nhiều.
Melinh plaza khởi công 2011, giờ để im chiếm đất.
Miền Trung treo 6 toà nhà và đang đòi biến thành liên kế thấp tầng.
Tiến Nông treo tháp đôi vgreen.
Công thanh treo ks 5 sao.
Bitexco treo tháp đôi 36 tầng.
Thaco treo tổ hợp 12 tầng.
FLC treo tổ hợp 21 tầng....
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Năm 2016, trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của Quảng Ngãi ước đạt gần 109 nghìn tỷ đồng (tăng 2% so với năm 2015, vượt 1,9% kế hoạch), trong đó công nghiệp lọc hóa dầu đạt gần 89 nghìn tỷ đồng, tăng 0,3%, vượt 2,5% kế hoạch. Ông Trần Ngọc Nguyên – Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn cho biết, trong năm 2016 NMLD Dung Quất luôn vận hành liên tục, ổn định với công suất trung bình đạt 105% công suất thiết kế. Nhờ đó, tổng sản lượng sản xuất ước tính khoảng 6,84 triệu tấn (vượt 117% kế hoạch); sản lượng tiêu thụ 6,8 triệu tấn (vượt 116%).
PS:quy mô Lọc dầu Nghi Sơn gấp 1,5 lần. Nghĩa là từ 2018, chúng ta có thêm ít nhất 134.000 tỷ đồng giá trị sản xuất công nghiệp.
Giá trị sx công nghiệp bình thường tỉnh ta khi đó là 78.000 tỷ. Cộng lại đạt 212.000 tỷ( gần 10 tỷ đô la).
Với con số giá trị sản xuất công nghiệp đó, Thanh Hoá đứng sau TPHCM,BẮC NINH,THÁI NGUYÊN,HN,BD,ĐỒNG NAI.
và có thể sau HP.
 
Last edited:

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Nghi Sơn.

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các dự án lớn như: (Lọc hóa dầu, Nhiệt điện 2, Nhiệt điện Công Thanh, Luyện cán thép)… đi vào hoạt động đúng kế hoạch.

- Tập trung thu hút các dự án đầu tư chế biến các sản phẩm sau lọc hóa dầu và các dự án công nghiệp phụ trợ vào các khu công nghiệp số 3, 4, 5, 6 Khu kinh tế Nghi Sơn.

- Thu hút các dự án sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp, gạch không nung, các sản phẩm vật liệu xây dựng từ nguyên liệu hợp kim và nhựa, cơ khí chế tạo, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản… vào KCN số 1, KCN Luyện kim.

- Khuyến khích đầu tư các dự án phát triển hạ tầng đô thị, các dự án hạ tầng xã hội (bệnh viện, nhà ở cho công nhân, trung tâm dạy nghề…), tạo điều kiện cho các ngân hàng trong nước và nước ngoài, các tổ chức tài chính quốc tế mở chi nhánh hoặc văn phòng đại diện trên địa bàn, phục vụ nhu cầu phát triển của Khu kinh tế Nghi Sơn.

- Kêu gọi đầu tư phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế của Khu kinh tế Nghi Sơn.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Đầu tư kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp.

- Tập trung huy động các nguồn vốn, ưu tiên đầu tư hoàn thiện các công trình hạ tầng ngoài hàng rào KCN: Hoàng Long, Bỉm Sơn, Lam Sơn - Sao Vàng, tạo sự đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật giữa các công trình trong và ngoài hàng rào KCN, đảm bảo tính kết nối giữa các khu công nghiệp với các vùng kinh tế động lực trong và ngoài tỉnh. Sử dụng ngân sách tỉnh để đầu tư hạ tầng khu TĐC phục vụ GPMB các khu công nghiệp. Huy động nguồn vốn xã hội hóa để đầu tư nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp, phấn đấu đến năm 2020 có 70% người lao động có nhà ở.

- Lựa chọn nhà đầu tư có năng lực tài chính và kinh nghiệm về đầu tư, kinh doanh kết cấu hạ tầng để đầu tư dự án hạ tầng KCN Lam Sơn - Sao Vàng đạt tiêu chuẩn đồng bộ, hiện đại và trở thành KCN điển hình của tỉnh.

- Đôn đốc các chủ đầu tư (Tập đoàn FLC, Tổng Công ty VID, Công ty Cổ phần Kiến trúc Phục Hưng, Công ty HUD 4 và một số nhà đầu tư hạ tầng khác) xây dựng hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp: Hoàng Long, Bỉm Sơn và Đình Hương - Tây Bắc Ga, Lam Sơn - Sao Vàng
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Định hướng phát triển đô thị Bỉm Sơn
Đối với các trục đường, tuyến phố chính


1. Các trục chính Đông - Tây

Có chức năng kết nối từ Đông sang Tây liên kết các hệ thống tuyến đường chính Bắc - Nam và các tuyến đường nội đô của thị xã gồm có Trục cảnh quan trung tâm Nguyễn Văn Cừ - Trần Phú; trục đường Trần Hưng Đạo; đường Hai Bà Trưng; trục đường Nam Bỉm Sơn 1; trục đường tỉnh 522 - Thanh Niên.

a) Trục Nguyễn Văn Cừ - Trần Phú là trục trung tâm hành chính, chính trị, văn hóa, thương mại dịch vụ, nơi bố trí Quảng trường văn hóa của thị xã, khu công viên cây xanh - thể dục thể thao trung tâm. Đây được xác định tuyến cảnh quan cần thể hiện rõ hình ảnh đặc trưng của Thị xã qua hình thức kiến trúc các khối công trình công cộng, quảng trường, cây xanh.

+ Trục có mật độ giao thông cao, bố trí nhiều hướng mở ra hướng Bắc Nam để mạng giao thông chuyên dùng trong các khu chức năng thuận lợi.

+ Tạo khoảng lùi các tổ hợp công trình để thiết lập các không gian quảng trường công cộng lớn, các không gian công cộng này liên kết các hệ thống giao thông như xe buýt, xe chuyên dùng (nếu có).

+ Hình thức, khối tích công trình phụ thuộc vào các yếu tố công năng hoạt động của từng khu nhưng vẫn đảm bảo hài hòa với các tổ hợp kiến trúc xung quanh và tuân thủ nguyên tắc thiết kế các không gian quy hoạch có hướng mở ra phía Đông và phía Nam.

b) Trục đường đường Hai Bà Trưng - Trục cảnh quan sông Tam Điệp: Tôn trọng địa hình tự nhiên, hạn chế đào đắp san gạt. Lấy trục không gian chủ đạo là mặt sông Tam Điệp, không gian mở mặt nước phối kết cùng thảm cây xanh thực vật. Trục cảnh quan sông được gắn kết bằng các khu ở sinh thái, công viên cây xanh. Tổ chức các trục đi bộ xung quanh 2 bên bờ sông có các kiến trúc nhỏ như vườn tượng, trụ biểu, tiểu cảnh...

c) Trục Nam Bỉm Sơn 1: là trục chính tạo cơ sở để hình thành các đơn vị ở mới phía Nam đô thị. Trên trục bố trí nhiều hướng tuyến kết nối với không gian mở xung quanh và kết nối trục đi bộ gắn kết các không gian chức năng khác của toàn khu.

d) Trục 522 - Thanh Niên: là trục cảnh quan đối ngoại kết nối các trung tâm thương mại, dịch vụ hỗn hợp của đô thị với đường cao tốc Bắc - Nam. Cửa khu khu vực nút giao nhập luồng với đường cao tốc, đây là khu vực đặc biệt quan trọng của thị xã trong tương lai khi đường cao tốc hình thành, do đó các công trình kiến trúc phải thể hiện hoành tráng, hiện đại, thân thiện tạo điểm nhấn cảnh quan chung cho đô thị.

e) Trục Trần Hưng Đạo: là trục vận tải, cảnh quan chính khu công nghiệp. Kết nối từ cửa ngõ phía Bắc với Quốc lộ 1A nối liền các không gian đa dạng của khu đô thị (phía Tây Quốc lộ 1A), khu trung tâm thương mại, hỗn hợp đô thị và khu công nghiệp. Kiến trúc các công trình dịch vụ thương mại, nhà ở dân dụng, khách sạn thương mại hai bên trục bố trí có sự liên kết hài hòa. Ngoài ra về mặt thiết kế khí động lực học cũng tận dụng được sự lưu thông của gió tự nhiên, và ánh sáng trực tiếp vào các công trình kiến trúc.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
2. Các trục chính hướng Bắc Nam

Trục đường Nguyễn Huệ: kết nối từ cửa ngõ phía Bắc nối liền các không gian đô thị theo chiều Bắc - Nam.

+ Tại khu vực hầm chui Dốc Xây và phía Nam tại nút giao với tuyến đường Thanh Niên tổ chức cổng chào với hình thức kiến trúc mang tính biểu tượng đặc trưng của thị xã Bỉm Sơn nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung với hình thức kiến trúc hoành tráng tạo thị giác tốt cho người dân khi đi qua. Điểm nhấn khu vực trung tâm (Ngã tư Bỉm Sơn).

+ Đây là trục không gian có những tổ hợp kiến trúc công trình chức năng đa dạng như khu dân cư; trung tâm hành chính; trung tâm dịch vụ thương mại; khu công nghiệp (KCN Bỉm Sơn)

+ Kiến trúc các công trình dịch vụ thương mại, nhà ở dân dụng, khách sạn thương mại hai bên trục bố trí có sự liên kết hài hòa. Ngoài ra về mặt thiết kế khí động lực học cũng tận dụng được sự lưu thông của gió tự nhiên, và ánh sáng trực tiếp vào các công trình kiến trúc.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
3. Trục cảnh quan du lịch sinh thái - văn hóa lịch sử Đền Sòng - Chín Giếng - Hồ Cánh Chim

- Hình thành trục cảnh quan du lịch sinh thái văn hóa lịch sử Đền Sòng - Chín Giếng - Hồ Cánh Chim, các không gian này tổ chức các công trình văn hóa mái dốc, từ 1 tầng đến 2 tầng theo địa hình tự nhiên kết hợp các công trình dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí phục vụ du lịch.

- Tổ chức các trục đi bộ giữa các điểm du lịch văn hóa và cảnh quan có các kiến trúc nhỏ như vườn tượng, trụ biểu, tiểu cảnh... Tổ chức các điểm du lịch văn hóa tâm linh, điểm du lịch trên núi, các đồi vọng cảnh trên đỉnh núi... tạo thành một quần thể du lịch văn hóa tâm linh kết hợp du lịch sinh thái vùng núi và ven hồ Cánh Chim. Trên trục bố trí nhiều hướng tuyến kết nối với không gian mở xung quanh và kết nối trục đi bộ gắn kết các không gian chức năng khác của toàn khu.

4. Trục cảnh quan hệ thống sông, suối, mặt nước trong đô thị

- Tôn trọng địa hình tự nhiên, hạn chế đào đắp san gạt. Lấy trục không gian chủ đạo là mặt sông Tam Điệp, sông Tống, các hồ, suối trong đô thị. Đặc trưng của không gian mặt nước là nhịp điệu mặt nước, chỗ rộng, chỗ hẹp, không gian mở mặt nước kết hợp cùng các thảm cây xanh thực vật. Trục cảnh quan sông nước được gắn kết bằng các khu ở sinh thái, công viên cây xanh, khu du lịch thành một tổng thể hệ sinh thái đặc trưng đồi núi phía Nam dãy Tam Điệp.

- Trục cảnh quan sông Tam Điệp, các suối, hồ nước đóng vai trò là lõi xanh của thị xã, điều tiết không khí và độ ẩm cần thiết cho đô thị, gắn kết các khu chức năng khác của đô thị.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
CÁC DỰ ÁN KHU DÂN CƯ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BỈM SƠN

1.Khu dân Cư Nam đường Trần Phú, phường Ba Đình 14,29(ha)
2.Khu dân cư phía Bắc Công ty CP LICOGI 15, phường Ba Đình 1,9(ha)
3.Khu dân cư Bắc đường Nguyễn Văn Cừ, phường Ngọc Trạo 1,6(ha)
4.Khu dân cư phía Nam trường Tiểu học phường Ba Đình 3,2(ha)
5.Khu dân cư Nam khu phố 6, phường Ba Đình 3,9(ha)
6.Khu dân cư Đông Đường Lê Trí Trực phường Ba Đình 0,5(ha)
7.Khu dân cư Bắc đường Phan Bội Châu, phường Ba Đình 5,1(ha)
8.Khu biệt thự Tây đường Nguyễn Đức Cảnh, phường Ba Đình 3,4(ha)
9.Khu dân cư Khu phố 12, (Tây Bãi chiếu phim cũ) phường Ngọc Trạo 3,8(ha)
10.Khu dân cư phía Đông bệnh viện đa khoa Thị xã Bỉm Sơn 1,18(ha)
11.Khu nhà ở công nhân khu B+C 3,4(ha)
12.Quy hoạch chi tiết 1/500 di tích Đền Sòng Sơn 2,2(ha)
13.Khu Tái định cư Nam đường Hồ Tùng Mậu, phường Bắc Sơn 2,2(ha)
14. Khu Tái định cư khu phố 4+5, phường Bắc Sơn 1,6(ha)
15. Khu dân cư trụ sở cũ phường Phú Sơn 0,5(ha)
16. Khu dân cư đường Lê Chân, phường Ba Đình 1,5(ha)
17. Khu dân cư phía Đông QL1A, thuộc khu phố 4, phường Bắc Sơn 2,7(ha)
18.Khu dân cư Nam Cổ Đam, phường Lam Sơn 30,1(ha)
19. Khu dân cư Bắc trường Trung cấp xây dựng thị xã Bỉm Sơn 2,3(ha)
20.Khu dân cư Bắc đường Lương Đình Của, phường Phú Sơn 3,9(ha)

PS:20 khu dân cư này nếu được trung tâm khai thác quỹ đất đầu tư như ở TP Thanh Hóa thì thúc đẩy đô thị hóa đáng kể cho Bỉm Sơn
 
Last edited:

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Quy hoạch phát triển công nghiệp, thương mại Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 gồm những nội dung chủ yếu như sau:
Quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu

a) Công nghiệp cơ khí, luyện kim

Đến năm 2025

+ Về cơ khí

- Từng bước trang bị lại và hiện đại hóa các trang thiết bị hiện có; Đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ cao trong khâu thiết kế, chế tạo.

- Phát triển công nghiệp cơ khí phục vụ nông lâm nghiệp, chế biến hải sản, cơ khí xây dựng.

- Đầu tư công nghệ cao, ít gây ô nhiễm môi trường và tiêu hao năng lượng cho các cơ sở cơ khí đóng tàu ở thành phố Thanh Hóa, thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), Đà Nẵng và Quảng Ngãi để có khả năng đóng được tàu cá cỡ lớn, phục vụ đánh bắt xa bờ.

- Chú trọng phát triển đóng mới đội tàu container, vận tải dầu khí.

- Triển khai đầu tư mở rộng một số nhà máy công nghiệp nặng có quy mô lớn gắn với cảng biển nước sâu Dung Quất, Nghi Sơn để sản xuất thiết bị năng lượng, thiết bị siêu trường, siêu trọng.

- Từng bước hình thành các cơ sở công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho nhu cầu phát triển của ngành.

+ Về luyện kim

Đầu tư mới cơ sở sản xuất phôi thép, thép tấm với công nghệ hiện đại; Ưu tiên sản xuất thép hợp kim phục vụ ngành cơ khí chế tạo.

Tầm nhìn đến năm 2035

- Tăng cường nghiên cứu, thiết kế và hợp tác với nước ngoài để đến năm 2035 có thể sản xuất được các chi Tiết, linh kiện quan trọng nhằm tham gia sâu vào chuỗi cung ứng công nghiệp hỗ trợ công nghiệp cơ khí của khu vực và toàn cầu.

- Hình thành mạng lưới công nghiệp vật liệu hỗ trợ ngành cơ khí.

- Ứng dụng phát triển các công nghệ chế tạo mới, hiện đại. Đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất ở những cơ sở đã có nhằm hoàn thiện các công nghệ chế tạo, sản xuất linh kiện, phụ tùng; Phát triển sản xuất xanh, sạch quy mô lớn.

b) Công nghiệp sản xuất thiết bị điện, điện tử

Đến năm 2025

- Phát triển các nhóm sản phẩm được hưởng chính sách ưu tiên, khuyến khích phát triển theo Quyết định số 49/2010/QĐ-TTg ngày 19 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ bao gồm màn hình độ phân giải cao, máy tính và thiết bị điện tử chuyên dụng, máy in, máy ảnh, máy giặt, Điều hòa, tủ lạnh, điện tử viễn thông.

- Khai thác tiềm năng sản xuất sản phẩm điện tử và thiết bị điện mà Vùng có nhiều lợi thế. Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho quá trình sản xuất phụ tùng linh kiện.

- Đầu tư phát triển công nghiệp phần mềm tại các thành phố lớn như: Vinh, Huế, Đà Nẵng và Nha Trang, nơi tập trung nhân lực khoa học và công nghệ, cơ sở hạ tầng cho nghiên cứu, đào tạo của Vùng.

Tầm nhìn đến năm 2035

Đầu tư vào lĩnh vực tạo giá trị gia tăng cao và có tiềm năng, triển vọng phát triển như sản phẩm phần mềm các loại, sản phẩm điện tử dân dụng và chuyên dụng với công nghệ hiện đại, Tiết kiệm năng lượng và thân thiện môi trường.

c) Công nghiệp lọc - hóa dầu, công nghiệp hóa chất

Đến năm 2025

- Triển khai xây dựng một số nhà máy hóa dầu, hóa chất để hình thành khu liên hợp lọc - hóa dầu. Tiếp tục phát huy hiệu quả nhà máy lọc dầu Dung Quất; sớm đưa dự án lọc - hóa dầu Nghi Sơn vào hoạt động, phát triển Khu kinh tế Nghi Sơn trở thành trung tâm công nghiệp lọc hóa dầu gắn với cảng biển nước sâu; nghiên cứu triển khai các dự án về lọc và hóa dầu ở Vũng Rô và Khu công nghiệp lọc dầu Hòa Tâm (Phú Yên).

- Mở rộng công suất sản xuất săm lốp ô tô tại Đà Nẵng, xây dựng nhà máy sản xuất săm lốp ô tô tại Khu kinh tế mở Chu Lai; Xây dựng các nhà máy sản xuất hóa chất cơ bản ở Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

Tầm nhìn đến năm 2035

Tiếp tục đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ để duy trì sản xuất một số sản phẩm có chất lượng nhằm cung cấp cho thị trường đang có nhu cầu như các loại hóa chất tẩy rửa dạng lỏng là mặt hàng có tiềm năng thị trường tương đối lớn; Trên cơ sở phát triển hóa chất và hóa dầu, tăng cường các cơ sở sản xuất hóa chất trung gian cho công nghiệp dược, sản xuất thuốc thú y, chất Điều hòa sinh trưởng và các phụ gia cho thực phẩm, mỹ phẩm.

d) Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy hải sản, thực phẩm

Đến năm 2025

- Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy, hải sản, thực phẩm, đồ uống theo hướng sửdụng tối đa nguồn nguyên liệu nông nghiệp, tạo thành các tổ hợp công - nông nghiệp hoặc nông - công nghiệp trên cơ sở cùng chia sẻ hợp lý lợi ích kinh doanh và thị trường giữa nhà chế biến công nghiệp và người sản xuất nguyên liệu nông nghiệp.

- Xây dựng các cơ sở chế biến tập trung tại các vùng nguyên liệu lớn; Đa dạng hóa quy mô và loại hình sản xuất; Khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề và kinh tế hộ gia đình.

- Đầu tư các nhà máy chế biến hoa quả chất lượng cao tại Nghệ An, Quảng Trị, Ninh Thuận, Bình Thuận và các tỉnh có nguồn nguyên liệu dồi dào; Mở rộng hoặc xây dựng mới các nhà máy bia tại Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Bình Định, Ninh Thuận, Phú Yên; Xây dựng các nhà máy sản xuất đồ gỗ cao cấp ở Quảng Nam, Bình Định, Thừa -Thiên Huế.

Tầm nhìn đến năm 2035

Đổi mới trang thiết bị và công nghệ để nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của các sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và quốc tế về các chủng loại cũng như chất lượng, đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
e) Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

Đến năm 2025

- Đầu tư cho các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng hiện có theo hướng nâng cao năng lực công nghệ, tăng năng suất, chú trọng đầu tư cho hệ thống thiết bị đo kiểm đảm bảo chất lượng sản phẩm và yêu cầu vệ sinh môi trường.

- Các dự án xây dựng các nhà máy mới và mở rộng công suất cần bố trí ở vùng có sẵn nguồn nguyên liệu để giảm chi phí vận chuyển.

- Các dự án sản xuất xi măng các loại và trạm nghiền clanhke tập trung ở các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định; Đầu tư xây dựng mới và mở rộng các nhà máy sản xuất sứ vệ sinh hiện có ở Đà Nẵng, Bình Định, Quảng Bình; Đầu tư các nhà máy gốm sứ kỹ thuật cao cấp, gốm mỹ nghệ xuất khẩu tại Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế.

Tầm nhìn đến năm 2035

- Phát triển khoa học công nghệ, đưa công nghệ mới và thiết bị hiện đại vào sản xuất vật liệu xây dựng nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

- Lựa chọn quy mô đầu tư hợp lý, tiếp tục phát triển sản xuất các sản phẩm gốm sứ kỹ thuật cao cấp, gốm mỹ nghệ xuất khẩu, các chủng loại vật liệu trang trí và hoàn thiện, các sản phẩm có khả năng cạnh tranh ở thị trường trong nước và xuất khẩu.

g) Công nghiệp dệt may-da giầy

Đến năm 2025

- Tăng cường đầu tư sản xuất nguyên, phụ liệu ngành dệt may, da giầy. Đặc biệt chú trọng đầu tư sản xuất sơ, sợi, vải, nguyên phụ liệu da. Chuyển mạnh sản xuất từ gia công sang mua nguyên liệu, bán thành phẩm, đảm bảo nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu.

- Hiện đại hóa các dây chuyền sản xuất, ứng dụng các công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh ở thị trường trong nước và ngoài nước.

- Đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất sợi tại Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế, Quảng Ngãi; các dự án khu liên hợp sợi - dệt - nhuộm, may tại Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định; các dự án xây dựng nhà máy sản xuất nguyên phụ kiện may mặc tại Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Khánh Hòa, Bình Định, Quảng Nam; dự án đầu tư nhà máy sản xuất giầy thể thao tại Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Bình Thuận.

Tầm nhìn đến năm 2035

Hình thành chuỗi liên kết cung ứng giữa các doanh nghiệp xe sợi, dệt, may, thiết kế và doanh nghiệp sản xuất để nâng cao giá trị sử dụng nguyên liệu trong nước; Đối với ngành da giầy tập trung vào mẫu mã thời trang, nghiên cứu nhu cầu thị trường; Đầu tư phát triển ngành công nghiệp thời trang, hình thành trung tâm thiết kế mẫu mốt ngành dệt may và da giầy.

h) Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản

Đến năm 2025

- Tập trung nguồn lực triển khai các dự án đầu tư mở rộng, nâng cấp công nghệ khai thác chế biến khoáng sản đối với các mỏ có tiềm năng nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả, khả năng cạnhtranh của ngành khai thác chế biến khoáng sản trong Vùng.

- Tập trung thăm dò, tìm kiếm, khai thác khoáng sản ngoài biển, chế biến sâu các khoáng sản titan.

- Coi trọng các Điều kiện phát triển bền vững, bảo vệ tốt môi trường; quản lý tốt nguồn tài nguyên.

- Đầu tư các dự án khai thác titan, xỉ titan tại Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Bình Định, Quảng Nam, Ninh Thuận, Bình Thuận; các nhà máy chế biến ilmenit tại Quảng Trị, Bình Định, Quảng Nam; nhà máy chế biến sâu Rutil nhân tạo tại Quảng Bình, Bình Thuận.

Tầm nhìn đến năm 2035

- Đầu tư thăm dò trữ lượng tài nguyên nhằm đảm bảo độ tin cậy các dự án khai thác khoáng sản trong Vùng.

- Tập trung khai thác và chế biến sâu khoáng sản thích hợp với nhu cầu và khả năng tiêu thụ trong nước.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Hệ thống trung tâm hội chợ triển lãm

Đến năm 2025

- Củng cố, nâng cấp và tiếp tục phát huy công năng của trung tâm hội chợ triển lãm hiện có tại thành phố Đà Nẵng tương xứng với trung tâm nhóm A (cấp quốc gia), xây dựng 02 trung tâm hội chợ triển lãm nhóm B (cấp vùng) tại thành phố Đà Nẵng.

- Xây dựng 01 trung tâm hội chợ triển lãm nhóm B (cấp vùng) tại thành phố Vinh với tổng diện tích 50 ha, phạm vi phục vụ chủ yếu là các tỉnh trong vùng, tiểu vùng kinh tế Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế).

- Xây dựng 01 trung tâm hội chợ triển lãm nhóm B (cấp vùng) tại thành phố Quy Nhơn với tổng diện tích 70 ha, phạm vi phục vụ chủ yếu là các tỉnh trong vùng, tiểu vùng kinh tế Duyên hải miền Trung (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận).

Tầm nhìn đến năm 2035

Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng các trung tâm hội chợ triển lãm tại các trung tâm kinh tế, thương mại lớn, có tầm ảnh hưởng và sức lan tỏa mạnh, đầu mối giao thông thuận tiện theo nhu cầu phát triển thực tế.
PS: Trong mọi quy hoạch có yếu tố chính trị-xã hội, tỉnh ta luôn thua thiệt!(Yếu tố kinh tế thì khó làm trái thực tiễn)
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
- Tuyến kinh tế ven biển Thanh Hóa - Sầm Sơn: Phát triển công nghiệp chế biến; cảng Nghi Sơn gắn với công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; công nghiệp lọc hóa dầu.

- Tuyến Vinh - Cửa Lò - Bến Thủy: Phát triển công nghiệp cảng, cơ khí đóng và sửa chữa tàu thuyền, khai thác và chế biến hải sản.

- Tuyến ven biển Hà Tĩnh - Bắc Quảng Bình: Phát triển công nghiệp khai khoáng, luyện kim gắn với cảng Vũng Áng, cơ khí chế tạo, điện, năng lượng, sản xuất vật liệu xây dựng.

- Tuyến ven biển nối Quảng Trị - Thừa Thiên - Huế: Phát triển công nghiệp chế biến, khai thác khoáng sản.

- Tuyến ven biển nối Đà Nẵng với Dung Quất, Nhơn Hội, với tuyến ven biển Nha Trang - Ninh Thuận - Bình Thuận: Phát triển công nghiệp chế biến hải sản, cơ khí, hóa dầu, chế biến khoáng sản.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Phê duyệt chỉnh Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển Bắc Trung bộ (Nhóm 2) đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:
I. Phạm vi quy hoạch

Phạm vi quy hoạch là các cảng biển thuộc các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ: Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Phạm vi phục vụ bao gồm các tỉnh trên và một số tỉnh phía Bắc, trung Lào và Đông Bắc Thái Lan.

II. Quan điểm và mục tiêu phát triển

1. Quan điểm phát triển

- Phát triển cảng biển đáp ứng hiệu quả nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh, đồng thời tạo động lực thúc đẩy phát triển mạnh các khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển gồm Khu kinh tế Nghi Sơn, Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An và Khu kinh tế Vũng Áng.

- Phát triển các bến cảng tổng hợp tại cảng Nghi Sơn, Cửa Lò, Vũng Áng thành các bến cảng đầu mối đáp ứng nhu cầu vận tải biển khu vực nội vùng, nội Á và là các bến cảng vệ tinh đối với cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, Vũng Tàu; các bến cảng chuyên dùng có bến tổng hợp phục vụ trực tiếp cho các khu công nghiệp.

- Chú trọng sự kết nối liên hoàn giữa cảng biển Nhóm 2 với mạng giao thông quốc gia và hành lang Đông - Tây, đặc biệt với Lào qua các Quốc lộ 217, Quốc lộ 7, Quốc lộ 8, Quốc lộ 12A.

- Tận dụng điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển phù hợp, ổn định các bến phao, điểm chuyển tải hàng hóa trên quan điểm không làm ảnh hưởng đến các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội khác, thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải, nhằm giảm chi phí đầu tư, chi phí vận tải đường biển, góp phần giảm áp lực vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông trên đường bộ.

- Cỡ tàu theo quy hoạch (tấn trọng tải) để làm cơ sở đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng công cộng cảng biển, không là cơ sở để không cho phép tàu có trọng tải lớn hơn hành hải trên luồng và ra, vào cảng. Các tàu có trọng tải lớn hơn nhưng có thông số kỹ thuật phù hợp với khả năng tiếp nhận của cầu cảng, phù hợp chuẩn tắc kỹ thuật của luồng tàu (bề rộng, chiều sâu, tĩnh không...), đảm bảo điều kiện an toàn đều được cấp phép ra, vào cảng.

Việc đầu tư xây dựng, nâng cấp cầu bến phải gắn liền với đầu tư xây dựng các công trình phụ trợ (kho hàng, bãi...) và đầu tư trang thiết bị bốc dỡ đồng bộ, phù hợp với cỡ tàu tiếp nhận, đảm bảo công suất thiết kế của cảng.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
2. Mục tiêu, định hướng phát triển

a) Mục tiêu chung:

Phát triển cảng biển Bắc Trung bộ (Nhóm 2) đồng bộ, hài hòa giữa các bến tổng hợp và các bến cảng chuyên dùng để kịp thời đáp ứng cho sự hình thành và phát triển của các khu kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp, các cơ sở công nghiệp tập trung ngành điện, khai khoáng, lọc hóa dầu trong khu vực; kết hợp thu hút và đáp ứng một phần nhu cầu vận tải biển một số tỉnh của Lào và Thái Lan.

b) Mục tiêu cụ thể:

Bảo đảm thông qua cảng lượng hàng các giai đoạn quy hoạch như sau:

- Khoảng từ 107 đến 141 triệu tấn/năm vào năm 2020, trong đó lượng hàng tổng hợp từ 15,8 đến 19,5 triệu tấn/năm.

- Khoảng từ 179 đến 238 triệu tấn/năm vào năm 2030, trong đó lượng hàng tổng hợp từ 32,0 đến 43,2 triệu tấn/năm.

Trong đó tập trung phát triển ba bến cảng tổng hợp chính là bến cảng Nghi Sơn, bến cảng Cửa Lò, bến cảng Vũng Áng, tạo động lực phát triển các khu kinh tế ven biển thuộc ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
1. Quy hoạch chi tiết các cảng trong nhóm

a) Cảng biển Nghi Sơn (Thanh Hóa): Là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I), gồm các khu bến cảng Nam Nghi Sơn, Bắc Nghi Sơn và khu bến Hòn Mê.

Lượng hàng thông qua dự kiến vào năm 2020 khoảng từ 32,7 đến 38,7 triệu tấn/năm; năm 2030 khoảng từ 56,4 đến 65,6 triệu tấn/năm. Trong đó, riêng công ten nơ dự kiến vào năm 2020 khoảng từ 40 đến 80 ngàn TEU/năm; năm 2030 khoảng từ 110 đến 180 ngàn TEU/năm.

Quy hoạch chi tiết các khu bến chức năng chính như sau:

- Khu bến cảng Nam Nghi Sơn: khu bến tổng hợp, công ten nơ, có bến chuyên dùng, tiếp nhận tàu có trọng tải từ 30.000 đến 50.000 tấn. Đáp ứng lượng hàng thông qua dự kiến khoảng 16,5 triệu tấn/năm vào năm 2020, khoảng 27,6 triệu tấn/năm vào năm 2030. Bao gồm:

+ Bến cảng tổng hợp (bao gồm cả hàng rời, sản phẩm thép): Thông qua dự kiến đạt 12,25 triệu tấn/năm vào năm 2020, khoảng 19,5 triệu tấn/năm vào năm 2030. Giai đoạn đến 2020, đầu tư xây mới các bến tổng hợp số 6, số 7 và 04 bến sản phẩm thép.

+ Bến cảng công ten nơ: Phát triển có điều kiện, phù hợp nhu cầu, năng lực của nhà đầu tư, đảm bảo tính khả thi.

+ Bến cảng Trung tâm điện lực Nghi Sơn (gồm Nhà máy Nghi Sơn 1 và 2): thông qua dự kiến đạt 4,2 triệu tấn/năm vào năm 2020, khoảng 8,1 triệu tấn/năm vào năm 2030.

- Khu bến cảng Bắc Nghi Sơn: Là khu vực tập trung các bến chuyên dùng của nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, bến chuyên dùng của các nhà máy trong khu công nghiệp, tiếp nhận cỡ tàu có trọng tải từ 30.000 đến 50.000 tấn. Năng lực thông qua dự kiến đạt 21,5 triệu tấn/năm vào năm 2020, khoảng 36,5 triệu/tấn vào năm 2030. Bao gồm:

+ Bến cảng nhà máy lọc hóa dầu: Năng lực thông qua dự kiến đạt 17,5 triệu tấn/năm vào năm 2020 và khoảng 32,5 triệu tấn/năm vào năm 2030 (tính cả lượng dầu thô nhập từ SPM ngoài khơi).

+ Bến cảng nhà máy xi măng Nghi Sơn: Năng lực thông qua dự kiến đạt khoảng 4,0 triệu tấn/năm.

- Khu bến đảo Hòn Mê ngoài khơi cảng Nghi Sơn gồm có: (i) Khu nhập dầu thô cho nhà máy lọc hóa dầu (SPM) tiếp nhận tàu dầu trọng tải từ 200.000 đến 400.000 tấn; (ii) Khu chuyển tải than và hàng hóa xuất nhập khẩu cho tàu trọng tải lớn vượt khả năng tiếp nhận của luồng cào cảng Nam Nghi Sơn.

- Khu bến Lệ Môn, Quảng Châu, Quảng Nham: là các bến cảng tổng hợp địa phương (loại II), có bến chuyên dùng tiếp nhận tàu trọng tải đến 1.000 tấn. Năng lực thông qua dự kiến khoảng 0,75 triệu tấn/năm vào năm 2020, khoảng 1,5 triệu tấn/năm vào năm 2030.

b) Cảng biển Nghệ An: Là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I), gồm các khu bến Nam Cửa Lò, Bắc Cửa Lò và khu bến cảng chuyên dùng Đông Hồi. Trong đó:

- Khu bến Nam Cửa Lò: Là khu bến tổng hợp kết hợp công ten nơ, gồm 4 bến cảng hiện hữu tiếp nhận tàu trọng tải 10.000 tấn; phát triển các bến phía hạ lưu (2 đến 4 bến) tiếp nhận tàu trọng tải đến 20.000 tấn; bến cảng phía bờ đối diện phát triển có điều kiện, phù hợp với năng lực, nhu cầu, tiến trình đầu tư khu kinh tế Đông Nam Nghệ An và phát triển kinh tế khu vực. Đáp ứng lượng hàng thông qua dự kiến khoảng 5,5 triệu tấn/năm vào năm 2020; khoảng 15 triệu tấn/năm vào năm 2030.

- Khu bến Bắc Cửa Lò: Là khu bến chuyên dùng có bến tổng hợp, tiếp nhận cỡ tàu có trọng tải từ 10.000 đến 70.000 tấn (tùy thuộc vào nhu cầu và năng lực nhà đầu tư). Đáp ứng lượng hàng thông qua dự kiến khoảng 6,25 triệu tấn/năm vào năm 2020 và 8,0 triệu tấn/năm vào năm 2030. Bao gồm:

+ Bến chuyên dùng xăng dầu: Cho tàu có trọng tải đến 30.000 tấn. Năng lực thông qua dự kiến đạt khoảng 0,75 triệu tấn/năm vào năm 2020 và 1,5 triệu tấn/năm trong giai đoạn 2030.

+ Bến chuyên dùng xi măng, clinker: cho tàu có trọng tải 10.000 tấn đến 70.000 tấn. Năng lực thông qua dự kiến đạt khoảng 5,5 triệu tấn/năm vào năm 2020 và 6,5 triệu tấn/năm trong giai đoạn 2030.

+ Bến tổng hợp kết hợp công ten nơ: Cho tàu trọng tải từ 30.000 đến 50.000 tấn, phát triển phụ thuộc vào tiến trình phát triển khu kinh tế, nhu cầu và năng lực Nhà đầu tư.

- Khu bến Đông Hồi: Khu bến cảng chuyên dùng có bến tổng hợp phục vụ trực tiếp các cơ sở công nghiệp thuộc khu công nghiệp Đông Hồi (Nghệ An), tiếp nhận tàu có trọng tải từ 30.000 đến 50.000 tấn vào làm hàng. Đáp ứng lượng hàng thông qua theo nhu cầu và năng lực đầu tư khu công nghiệp Đông Hồi.

- Khu bến Bến Thủy, Cửa Hội: Có chức năng là khu bến cảng tổng hợp địa phương có bến chuyên dùng, tiếp nhận cỡ tàu có trọng tải từ 1.000 đến 2.000 tấn, đáp ứng lượng hàng thông qua dự kiến khoảng 0,75 triệu tấn/năm vào năm 2020. Khu bến Bến Thủy sẽ dần chuyển đổi công năng thành khu bến dịch vụ du lịch của địa phương và phao neo Nghi Hương giảm dần tiến tới ngừng khai thác sau năm 2025.

c) Cảng biển Hà Tĩnh: Là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I) gồm khu bến Vũng Áng và khu bến Sơn Dương. Trong đó:

- Khu bến cảng Vũng Áng: Có chức năng là khu bến bến tổng hợp, công ten nơ, có bến chuyên dùng. Năng lực thông qua dự kiến khoảng 18,5 triệu tấn/năm vào năm 2020, khoảng 29,7 triệu tấn/năm vào năm 2030. Bao gồm:

+ Bến cảng tổng hợp và công ten nơ: Giữ vai trò trung tâm của khu bến cảng, tiếp nhận tàu có trọng tải đến 50.000 tấn, tàu chở công ten nơ đến 4.000 TEU vào làm hàng. Năng lực thông qua dự kiến khoảng 9,0 triệu tấn/năm vào năm 2020, khoảng 19,7 triệu tấn/năm vào năm 2030.

+ Bến chuyên dùng xăng dầu: Tiếp nhận tàu có trọng tải đến 15.000 tấn, thông qua dự kiến 1,0 triệu tấn/năm vào năm 2020, khoảng 1,5 triệu tấn/năm vào năm 2030.

+ Bến chuyên dùng cho các nhà máy nhiệt điện: Tiếp nhận tàu chở than có trọng tải đến 120.000 tấn. Năng lực thông qua dự kiến đạt 8,5 triệu tấn/năm vào năm 2020, khoảng 8,5 triệu tấn/năm vào năm 2030.

- Khu bến cảng Sơn Dương: Là khu bến chuyên dùng có bến tổng hợp phục vụ chủ yếu cho các cơ sở công nghiệp sau cảng như luyện kim, lọc hóa dầu, khai khoáng..., có thể đáp ứng cho tàu trọng tải đến 300.000 tấn; hình thành các bến tổng hợp, công ten nơ khi các bến tổng hợp, công ten nơ tại Vũng Áng đã phát triển hết công suất. Nghiên cứu bố trí cảng trung chuyển than cho tàu 100.000 đến 200.000 tấn phục vụ các trung tâm nhiệt điện tại khu vực. Năng lực thông qua cảng Sơn Dương dự kiến đạt khoảng 63 triệu tấn/năm vào năm 2020 và đạt khoảng 108 triệu tấn/năm vào năm 2030.

- Bến cảng Xuân Hải: Là bến cảng tổng hợp địa phương, tiếp nhận cỡ tàu có trọng tải từ 1.000 đến 2.000 tấn vào làm hàng. Đáp ứng lượng hàng thông qua dự kiến khoảng 0,5 triệu tấn/năm đến năm 2030.

- Bến cảng Cửa Sót (Thạch Khê): Khu bến cảng chuyên dùng tiềm năng phục vụ công nghiệp khai khoáng khi có yêu cầu.

- Bến cảng xăng dầu Xuân Giang: Tiếp nhận tàu trọng tải 2.000 tấn.
 

Facebook Comment

Chủ đề tương tự

Bài viết mới

Chủ đề được quan tâm nhất

Top