• Lưu ý đọc kỹ nội quy trước khi đăng bài để tránh bị bannick, xóa bài. Xem hướng dẫn đăng bài và tính năng UP tin miễn phí
  • Thông báo về việc đăng bài & đăng ký thành viên áp dụng tại thread Hot news, Projects & Developments
    - Phải đăng ký thành viên mới có thể đăng bài tại thread này.
    - Nếu gặp khó khăn khi đăng ký, vui lòng liên hệ qua email : thanhhoaonline.net@gmail.com để được hỗ trợ đăng ký và kích hoạt tài khoản.

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Có khi đến lúc bạn xuống lỗ BN cũng chưa bị sáp nhập ấy chứ.
Đúng là dạo này có nhiều chuyện "khó xảy ra" đã thành hiện thực nên lắm kẻ bị đả kích nặng về thế giới quan và nhận thức, nhưng cũng đành cố chấp tư tưởng để bảo vệ quan điểm cá nhân.
Tiện thể từ đầu năm đến nay BN đã chấp thuận chủ trương đầu tư rất nhiều khu đô thị, tổng vốn hơn 100.000 tỷ cho các CĐT lớn như VinGroup, SunGroup, giai đoạn tới BN sẽ thu được rất nhiều tiền ngân sách từ các đại đô thị này.
Chưa kể các huyện Gia Bình, Lương Tài, Thuận Thành đang còn nhiều quỹ đất sạch sẽ phát triển rất mạnh bởi Sân bay và các trung tâm Logistics lớn, cảng cạn vừa được Bộ GTVT QH gần đây, và khi tuyến đường 120m xây dựng, việc có 1 KĐT tương tự Vin Ocean Park là rất dễ xảy ra. Dưới sự thúc đẩy bởi các QH hạ tầng lớn tại đây thì gần 3.000ha đất KCN ở vùng này đang được các CĐT KCN lớn là Kinh Bắc, Viglacera lập chủ trương đầu tư
Người ta chỉ nói 800km2 là quá nhỏ chứ ko nói về các vấn đề khác
8 đơn vị huyện trên diện tích 800km2 thì nhập lại chứ để làm gì
Kiếm vùng 800km2 ở ngoại thành Hà Nội để thu hút đầu tư thì có khác gì đâu, thậm chí ngon hơn
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Chưa phát triển được KCN thì ta tìm cách phát triển cụm công nghiệp
 

VPC-HC

Thành viên tích cực
Người ta chỉ nói 800km2 là quá nhỏ chứ ko nói về các vấn đề khác
8 đơn vị huyện trên diện tích 800km2 thì nhập lại chứ để làm gì
Kiếm vùng 800km2 ở ngoại thành Hà Nội để thu hút đầu tư thì có khác gì đâu, thậm chí ngon hơn
Mục tiêu của BN đang là lên TP TTTW, to hay nhỏ thì cũng chẳng đến lượt mấy vị ở đây phán. Đây là sự phấn đấu của cả tỉnh người ta mà lắm kẻ hãm lờ thích chọc ngoáy xỏ xiên.
Dù muốn hay không thì BN cũng đã được Bộ Chính trị đồng ý cho lên TP TTTW. Còn Thanh Hoá của các vị cái từ TH trở thành TP. TTTW chỉ từ miệng lão Hạc nói chứ chẳng có giấy tờ, truyền thông nào đề cập.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Mục tiêu của BN đang là lên TP TTTW, to hay nhỏ thì cũng chẳng đến lượt mấy vị ở đây phán. Đây là sự phấn đấu của cả tỉnh người ta mà lắm kẻ hãm lờ thích chọc ngoáy xỏ xiên.
Dù muốn hay không thì BN cũng đã được Bộ Chính trị đồng ý cho lên TP TTTW. Còn Thanh Hoá của các vị cái từ TH trở thành TP. TTTW chỉ từ miệng lão Hạc nói chứ chẳng có giấy tờ, truyền thông nào đề cập.
Tới đây dẹp bỏ huyện thì TPTTTW là khái niệm gì?
 

Willy

Người nổi tiếng
Mục tiêu của BN đang là lên TP TTTW, to hay nhỏ thì cũng chẳng đến lượt mấy vị ở đây phán. Đây là sự phấn đấu của cả tỉnh người ta mà lắm kẻ hãm lờ thích chọc ngoáy xỏ xiên.
Dù muốn hay không thì BN cũng đã được Bộ Chính trị đồng ý cho lên TP TTTW. Còn Thanh Hoá của các vị cái từ TH trở thành TP. TTTW chỉ từ miệng lão Hạc nói chứ chẳng có giấy tờ, truyền thông nào đề cập.
Phấn đấu dân giàu nước mạnh chứ phấn đấu gì TP TTTW. tỉnh 800 km, nuôi cả 1 bộ máy cấp tỉnh, đất đai ít, quy hoạch tầm nhìn nguồn lực đất đai rất quan trọng, không có thì phải sát nhập lại thì mới phát triển bền vững được. Người BN rất thuần hậu, bao đời nay vẫn rất nhẹ nhàng, chất phác, chỉ có ông là cứ dựng ngược lên thôi
 

VPC-HC

Thành viên tích cực
Phấn đấu dân giàu nước mạnh chứ phấn đấu gì TP TTTW. tỉnh 800 km, nuôi cả 1 bộ máy cấp tỉnh, đất đai ít, quy hoạch tầm nhìn nguồn lực đất đai rất quan trọng, không có thì phải sát nhập lại thì mới phát triển bền vững được. Người BN rất thuần hậu, bao đời nay vẫn rất nhẹ nhàng, chất phác, chỉ có ông là cứ dựng ngược lên thôi
Bớt văn lại, cả hệ thống chính trị tỉnh BN đang phấn đấu vì mục tiêu lên TP TW mà lắm kẻ ngoại tỉnh vào "lo hộ", hài vãi.
Giống y mấy cái thể loại thấy nhà hàng xóm có con đi học ĐH thì bỉ bôi học ĐH làm gì, đi làm công ty mà kiếm tiền.
Tỉnh BN tự chủ ngân sách, dân giàu đều, chẳng phiền đến các vị Thanh Hoá lo hộ, tỉnh các vị còn chưa lo xong, hơn 66.000 hộ nghèo và cận nghèo đi lo hộ cho thằng hộ nghèo 0% hài quá thể.
Phấn đấu cho dân giàu nước mạnh thì trước mắt làm sao 45 tỉnh đang còn nhờ ngân sách TƯ trong đó có TH tự chủ ngân sách đi đã, khi đó đất nước sẽ giàu.
 

Harley Quinn

Người nổi tiếng
Thôi bàn vụ này làm gì nhiều, đến Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ và ngay cả Huế vừa lên TTTW cũng thuộc diện phải sáp nhập cả. Tung tin trước tránh để dân giao động thôi, còn có lộ trình kế hoạch cả từ trước rồi, việc tinh gọn này đã có từ lâu chứ không phải bây giờ, nhưng hiện tại là thời điểm đủ chín để thực hiện, cả ông TBT và TT đều là quan võ nên làm thực hiện thẳng tay

Chẳng có một trường hợp ngoại lệ nào cả. Còn việc đầu tư cho tỉnh A, tỉnh B QH này kia là việc vẫn phải làm chứ không phải lí do gộp tách thì ban hành, đầu tư sẽ dừng lại

Việc tinh gọn này không chỉ nhằm mục đích tiết kiệm ngân sách mà còn giải phóng bớt các thành phần thừa thãi sách nhiễu, từ một việc nhiều người làm => 1 người làm nhiều việc => như TBT và TT có nhấn mạnh mục đích chính là tăng Hiệu lực hiệu quả cho bộ máy

Tầm này đã làm làm cho đời sau, đén các Cty, Tập Đoạn còn phải tái cấu trục liên tục huống gì đất nước, Một Xanh Cỏ, Hai Là Đỏ Ngực. Cứ đợi thí điểm trước các tỉnh Phía Bắc là rõ thôi
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Qua việc nhà nước quyết tâm tinh giản đợt này mới thấy đề án nhập Đông Sơn vào TPTH nhát gan thế nào.
Việc khó như xóa công an huyện trên toàn quốc, nhập các bộ, các sở.....còn làm được thì việc lập TP Đông Sơn dễ như ăn kẹo
Thật khó hiểu với sự nhát gan này.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Có khi nào sau này sát nhập Thanh Hoá với Ninh Bình thành tỉnh Thanh Hoa không nhỉ
Khi đó Thanh Hoa sẽ nhập vào nam đồng bằng sông Hồng chứ không thuộc Bắc Trung bộ nữa
Trung tâm của tỉnh là TP Thanh Hoá
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Thời Lê Trung Hưng thì Ninh Bình và Thanh Hoá nhập làm Thanh Hoa trấn
Tôi thấy khi nhà nước xóa bỏ tỉnh Ninh Bình không nên nhập vào nam định mà nên nhập vào Thanh Hoá để tái lập tỉnh Thanh Hoa.
Tỉnh Thanh Hoa này cực kỳ tiềm năng.
Tách luôn Thanh Hoa khỏi miền Trung!
 

Ratlachoiboi

Người nổi tiếng
Có khi nào sau này sát nhập Thanh Hoá với Ninh Bình thành tỉnh Thanh Hoa không nhỉ
Khi đó Thanh Hoa sẽ nhập vào nam đồng bằng sông Hồng chứ không thuộc Bắc Trung bộ nữa
Trung tâm của tỉnh là TP Thanh Hoá
Đang có thông tin tách Ninh Bình thành 2, nếu vậy mạn giáp Thanh Hoá gồm Tam Điệp, Nho Quan, Yên Mô, Kim Sơn về Thanh Hoá là cao, phần còn lại của Ninh Bình sẽ tái lập tỉnh Hà Nam Ninh.
 

Hungda

Người nổi tiếng
Có khi nào sau này sát nhập Thanh Hoá với Ninh Bình thành tỉnh Thanh Hoa không nhỉ
Khi đó Thanh Hoa sẽ nhập vào nam đồng bằng sông Hồng chứ không thuộc Bắc Trung bộ nữa
Trung tâm của tỉnh là TP Thanh Hoá
Xác suất của việc nhập NB về TH là cực kỳ thấp. Đổi tên TP TH còn không dám thì nói chi ôm tỉnh khác vào.
Ninh Bình sáp nhập với Hà Nam là đẹp, làm thành phố du lịch. Nam Định + Thái Bình, Hưng Yên + Hải Dương. Riêng Hòa Bình có vẻ khó
 

Hungda

Người nổi tiếng
Đang có thông tin tách Ninh Bình thành 2, nếu vậy mạn giáp Thanh Hoá gồm Tam Điệp, Nho Quan, Yên Mô, Kim Sơn về Thanh Hoá là cao, phần còn lại của Ninh Bình sẽ tái lập tỉnh Hà Nam Ninh.
thông tin BĐS tung thì nhiều, nhưng về cơ bản sáp nhập nguyên trạng chứ hạn chế chia tách
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Xác suất của việc nhập NB về TH là cực kỳ thấp. Đổi tên TP TH còn không dám thì nói chi ôm tỉnh khác vào.
Ninh Bình sáp nhập với Hà Nam là đẹp, làm thành phố du lịch. Nam Định + Thái Bình, Hưng Yên + Hải Dương. Riêng Hòa Bình có vẻ khó
Trung ương họ làm chứ ko cho tỉnh đề xuất kiểu sắp xếp nội tỉnh đâu
Tái lập Thanh Hoa theo anh là hay hơn nhập Ninh Bình vào Nam Định hay Hà Nam
Tái lập xong cắt luôn Thanh Hoá ra miền Bắc
Từ Nghệ An trở vào trong là miền Trung!
 

NamDu

Người nổi tiếng
Sáp nhập còn bao nhiêu tỉnh thành là vừa?

(VTC News) - Nhiều đại biểu Quốc hội nêu quan điểm về số lượng tỉnh, thành sau sáp nhập để đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

Tại Kết luận số 126 ban hành ngày 14/2, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng ủy Quốc hội, các cấp ủy, tổ chức đảng có liên quan nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Các cơ quan cũng cần nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện).

Quận Tây Hồ, Hà Nội nhìn từ trên cao. (Ảnh: Đắc Huy)

Quận Tây Hồ, Hà Nội nhìn từ trên cao. (Ảnh: Đắc Huy)

Liên kết vùng còn rất hạn chế
Trả lời phóng viên Báo điện tử VTC News, ông Vũ Trọng Kim, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, đại biểu Quốc hội khóa XV nhận định, thời điểm này đã chín muồi để nghiên cứu sáp nhập tỉnh thành.
"Nếu bây giờ không làm thì sau này sẽ rất khó làm. Bởi hiện nay công nghệ thông tin đã phát triển rất mạnh, các điều kiện về hạ tầng, đường sá đã rất tốt. Thêm vào đó, vấn đề biên chế, chi ngân sách cho bộ máy của chúng ta quá lớn", ông Kim nói, đồng thời nhấn mạnh trong cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy đang được thực hiện, cần nghiên cứu và thực hiện quyết liệt việc này.
Theo ông Kim, trước đây, một số nơi thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính dựa trên nhiều tiêu chí về quy mô dân số, diện tích, tuy nhiên, giờ không nên dựa vào 2 yếu tố này.
"Phải nghiên cứu yếu tố để tạo ra động lực cho sự phát triển. Cần xây dựng lại hệ thống tiêu chí, nếu chỉ tính theo diện tích, dân số thì sẽ diễn ra tình trạng cào bằng", ông Kim nói.

dbqh vu trong kim 2.jpg

Khi còn làm Thường vụ Trung ương Đoàn phụ trách khu vực Tây Nguyên tôi nói một câu: Tây Nguyên chỉ cần 1 tỉnh thôi, cần gì nhiều thế.
ĐBQH Vũ Trọng Kim
Vị đại biểu Quốc hội này cũng đề xuất nên chia thành 7 vùng và giữ lại một số thành phố lớn, thành phố đặc biệt trực thuộc Trung ương. Như vậy chỉ cần hơn 10 tỉnh thành và vùng trọng điểm.


Đại biểu Kim dẫn ví dụ Nam Định - Thái Bình cùng có biển, đồng bằng trồng lúa thì nên sáp nhập với nhau. Khi thực hiện theo phương án này, quan trọng nhất là bài toán liên kết vùng.
"Chính quyền phải phát huy lợi thế, đặc điểm của vùng. Ví dụ vùng định hướng phát triển nông nghiệp thì các yếu tố thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng, đất đai, nguồn vốn… cần nghiên cứu thế nào để phát huy lợi thế", nguyên Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam nói.

Theo ông Kim, Việt Nam hiện có 7 vùng kinh tế - xã hội (Trung du và miền núi phía Bắc; Đồng bằng sông Hồng; Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; Tây Nguyên; Đông Nam Bộ; Đồng bằng sông Cửu Long) nhưng tính liên kết giữa các vùng chưa hiệu quả.
Đơn cử như vùng Đông Nam Bộ, cầu Cát Lái nối kết TP.HCM và Đồng Nai được đưa ra từ nhiều năm nhưng đến nay chưa làm được. Mặc dù tỉnh Đồng Nai rất muốn thực hiện, trong khi sân bay Long Thành đang làm rồi.

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai - Võ Tấn Đức đã kiến nghị Thủ tướng chấp thuận phương án xây dựng hầm vượt sông Đồng Nai kết nối Đồng Nai với TP.HCM thay cho phương án xây dựng cầu Cát Lái. (Ảnh: Lương  Ý)


Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai - Võ Tấn Đức đã kiến nghị Thủ tướng chấp thuận phương án xây dựng hầm vượt sông Đồng Nai kết nối Đồng Nai với TP.HCM thay cho phương án xây dựng cầu Cát Lái. (Ảnh: Lương Ý)

Nên giảm một nửa số tỉnh thành
Đánh giá chủ trương sáp nhập đơn vị hành chính phù hợp trong bối cảnh hiện nay, ĐBQH Phạm Văn Hòa cho biết, ông đã có ý kiến về vấn đề này cách đây 5 - 6 năm.
"Tại nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, lần đầu tiên, tôi đã suy nghĩ vấn đề hợp nhất đối với các địa phương dân số ít, diện tích nhỏ. Có tỉnh hiện chỉ hơn 300.000 người là quá ít so với các tỉnh thành có hàng triệu dân", ông Hòa nói.
Vừa qua, các cơ quan Trung ương thực hiện sáp nhập các bộ, ban, ngành nhận được sự đồng tình, ủng hộ của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, ông Hòa cho rằng đây là tiền đề quan trọng đến hướng tới việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Vị đại biểu này nhìn nhận với dân số hơn 100 triệu người nhưng có đến 63 tỉnh, thành phố là quá nhiều.
"Ngay nước láng giềng Trung Quốc, với dân số hơn 1,4 tỷ người nhưng cũng chỉ có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh (gồm 23 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 thành phố trực thuộc Trung ương và 2 đặc khu hành chính). Trong khi Việt Nam chúng ta nhiều lần tách nhập để phát triển, nhưng vẫn chưa triệt để", ông Hòa dẫn thực tế.
Góp ý về phương án sáp nhập tỉnh thành, ông Phạm Văn Hòa nhấn mạnh, phải nghiên cứu, xây dựng các tiêu chí cụ thể để thực hiện.
Bên cạnh quy mô dân số, diện tích tự nhiên, cần tính đến những tiêu chí về văn hóa, lịch sử, an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền, vị trí địa chính trị, văn hóa của cộng đồng dân cư… nhằm đảm bảo sự ổn định để phát triển kinh tế - xã hội trong thời điểm đất nước bước vào kỷ nguyên mới.

Theo vị ĐBQH đoàn Đồng Tháp, việc quyết định cụ thể sẽ phải dựa trên nghiên cứu, đánh giá đầy đủ các yếu tố, tiêu chí và do cơ quan có thẩm quyền quyết định.

dai-bieu-pham-van-hoa.jpg

Có thể đưa số đơn vị cấp tỉnh về mốc 40 hoặc dưới 40 là phù hợp
ĐBQH Phạm Văn Hoà
"Có thể đưa số đơn vị cấp tỉnh về mốc 40 hoặc dưới 40 là phù hợp. Bởi hiện nay hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là đường sá, đã phát triển mạnh, hệ thống thông tin liên lạc cũng đầy đủ, thông suốt, đảm bảo cho việc quản lý địa bàn rộng, dân số đông", ông Phạm Văn Hòa nêu quan điểm.
Trước các ý kiến nhập lại các tỉnh trước kia đã tách ra, ông Hòa cho rằng, việc sáp nhập cần theo tình hình thực tiễn, quy mô kinh tế - xã hội, quy hoạch vùng.
"Tôi đề xuất nghiên cứu theo vùng kinh tế như tỉnh công nghiệp, tỉnh nông nghiệp, tỉnh phát triển kinh tế biển, thành phố dịch vụ… Nên phân theo từng vùng, từng lĩnh vực, ngành nghề để thuận lợi cho đầu tư. Trung Quốc rất rõ ràng tỉnh nào là du lịch, tỉnh nào là phát triển kinh tế công nghiệp, dịch vụ…", ông Hòa nói.
Cùng quan điểm về việc giảm số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh, ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội cho rằng từ 63 tỉnh thành nên giảm xuống một nửa là phù hợp.
Theo ông Tiến, trước đây chúng ta từng nhập rồi tách một số tỉnh Hà Bắc (Bắc Ninh - Bắc Giang), Hải Hưng (Hải Dương – Hưng Yên), Nghệ Tĩnh (Nghệ An - Hà Tĩnh)… để công tác quản lý thuận lợi hơn.
Sau thời gian dài, chúng ta thấy một đất nước không phải rộng với dân số không quá nhiều nhưng phân bổ không đồng đều thì nên sáp nhập để cộng hưởng nguồn lực là hợp lý.
"Chúng ta không phê phán trước kia tách là sai, bây giờ nhập là đúng, trong mỗi giai đoạn lịch sử thì phải quyết định cho phù hợp", ông Lê Như Tiến nói.
Đồng tình với các ý kiến trên, ĐBQH Hồ Thị Minh cho rằng những năm 1975 -1976 nước ta chỉ khoảng hơn 30 đơn vị hành chính cấp tỉnh nhưng vẫn hoạt động tốt.
"Hiện nay, khi đất nước đã phát triển cả về cơ sở hạ tầng lẫn công nghệ, số hóa… thì không có lý gì chúng ta lại duy trì con số trên 30 tỉnh, thành phố", bà Minh bày tỏ.
Đại biểu Hồ Thị Minh nói thêm: "Hiện nay, nước ta có 43 cán bộ/vạn dân. Trong khi các nước trong khu vực chỉ có 13-15 cán bộ/vạn dân. Sáp nhập phải tính toán tinh gọn cán bộ trước khi tính tới tinh gọn đơn vị hành chính. Nếu không tinh gọn được con người thì việc sáp nhập chỉ mang tính chất cơ học".
Giảm số lượng Ủy viên Trung ương sau sáp nhập
Đề cập đến vấn đề công tác nhân sự khi thực hiện sáp nhập, đặc biệt là cơ cấu Ủy viên Trung ương Đảng khi số lượng tỉnh thành giảm đi, ông Vũ Trọng Kim nhấn mạnh, quan điểm tùy vào phân công, bố trí lãnh đạo theo địa bàn, ngành nghề, lĩnh vực.
"Ví dụ như địa giới hành chính lớn như thế thì 1 tỉnh thành hay 1 vùng có thể có 2 - 3 Ủy viên Trung ương", ông Kim nêu.
Với cơ cấu số lượng 180 Ủy viên Trung ương chính thức và 20 Ủy viên dự khuyết như hiện nay, theo ông Vũ Trọng Kim, khi sáp nhập tỉnh thành đương nhiên phải giảm.
"Cùng với việc giảm, phải chú ý cơ cấu Ủy viên Trung ương cho các ngành nghề, lĩnh vực. Ví dụ Ủy viên Trung ương phụ trách ngành chè, Ủy viên Trung ương phụ trách ngành bô xít… được trực tiếp thảo luận tại Trung ương và làm luôn chứ không phải báo cáo qua lại như hiện nay", ông Kim kiến nghị.
Ông Vũ Trọng Kim cũng nêu thực tế, cơ cấu Ủy viên Trung ương trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ hiện nay không nhiều, cần tăng thêm. Hay các lĩnh vực văn học, nghệ thuật cũng cần được xem xét lại.
Chia sẻ thêm, ông Kim nhận định, độ tuổi của Ủy viên Trung ương cũng cần xem xét lại. Độ tuổi vào Trung ương và bổ nhiệm lãnh đạo hiện nay hơi cao, cần thêm người trẻ.
"Làm sao để trước 30 tuổi có thể tham gia lãnh đạo các cấp. Thời đại khoa học công nghệ, giới trẻ làm chủ công nghệ rất tốt", nguyên Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Vũ Trọng Kim nói thêm.
Cùng quan điểm này, đại biểu Hồ Thị Minh cho rằng việc giảm số lượng các tỉnh thành sau sáp nhập trước thềm Đại hội XIV của Đảng giúp giảm cả số lượng các Ủy viên Trung ương Đảng.
"Nếu việc sáp nhập làm trước Đại hội XIV cũng giúp cán bộ khỏi tâm tư. Không còn phải “đau đầu” chọn ai, bỏ ai, ai xứng, ai không…", bà Hồ Thị Minh nêu.
Sáp nhập còn bao nhiêu tỉnh thành là vừa?

Nhiều tỉnh đang chờ để thành lập TPTTW trong thời gian tới có thể sẽ bị xịt, nếu không đáp ứng đủ vai trò của một trung tâm hành chính đầu mối.

Nếu như giảm 50% số đơn vị hiện tại thì chỉ còn khoảng hơn 30 đơn vị hành chính hoặc có thể sẽ ít hơn. Vì hiện tại dân và nhiều đại biểu đang so sánh nước ta với Trung Quốc, có thể tương lai sẽ đi theo con đường Trung Quốc hiện tại đang làm.
 

Than Do

Thành viên tích cực
Sự ổn định về lãnh thổ của Thanh Hoá suốt 2000 năm qua vô hình chung tạo ra sức mạnh và sự ổn định của tư tưởng người con Thanh Hóa, người ở các địa phương khác sẽ khó mà có cái cảm nhận về quê hương mình rõ nét như người ở Thanh Hoá. Khiến trong suốt chiều dài lịch sử chúng ta luôn áp đảo các địa phương khác về sức mạnh chính trị. Mong lần này Thanh Hóa thoát, không phải nhập bất kể tỉnh nào, dù là Ninh Bình
 
Last edited:

Than Do

Thành viên tích cực
Đã là dân Thanh Hóa chỉ ăn nước Sông Chu, Sông Mã, còn lại không tính, với riêng em nghĩ, tỉnh duy nhất có thể nhập với Thanh Hóa là Hủa Phăn
 

Facebook Comment

Chủ đề tương tự

Bài viết mới

Chủ đề được quan tâm nhất

Top