• Lưu ý đọc kỹ nội quy trước khi đăng bài để tránh bị bannick, xóa bài. Xem hướng dẫn đăng bài và tính năng UP tin miễn phí
  • Thông báo về việc đăng bài & đăng ký thành viên áp dụng tại thread Hot news, Projects & Developments
    - Phải đăng ký thành viên mới có thể đăng bài tại thread này.
    - Nếu gặp khó khăn khi đăng ký, vui lòng liên hệ qua email : thanhhoaonline.net@gmail.com để được hỗ trợ đăng ký và kích hoạt tài khoản.

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Tiến độ Chung cư Bình An NGÀY 05/08/2024
Công trường thi công rộn ràng, người xe tấp nập bảo đảm vượt tiến độ xây dựng
Tòa A đang thi công cốt thép sàn tầng 14
Tòa B đang thi công bê tông cột tầng tầng 16
Song song thi công tường ngăn bên trong các căn hộ





 

Hac.thanh

Moderator
Staff member

NamDu

Người nổi tiếng
TP Thanh Hóa mở rộng đã được công nhận lại đô thị loại I
Tỉnh ta cũng nên đẩy nhanh gửi hồ sơ lên CHính phủ trình UBTV QH sắp xếp hành chính xong sớm để ổn định kinh tế xã hội, đời sống nhân dân


Bản đồ mới từ 2025 của Tp.Thanh Hóa sẽ bao gồm 47 phường xã: 33 Phường 14 xã.
TP.Thanh Hóa mới sẽ vượt Thủ Đức để trở thành, thành phố cấp huyện có số đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc nhiều nhất Việt Nam.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member

Đường 12m sẽ thông trục
Đường Âu Cơ cũng thông như hình bên
Các mặt bằng dân cư và khu đô thị của Sungroup chỉ chờ Aeon Mall khởi công là tưng bừng
Aeon mall kéo theo rất nhiều người về đây sinh sống nhưng ngược lại nhiều người về sinh sống cũng sẽ đến Aeon mall tiêu dùng mạnh hơn
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Quyết định số 795/QĐ-TTg công nhận đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đạt tiêu chí đô thị loại I
Xin mãi mới có quyết định này, tìm không thấy ở đâu trên mạng


 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Nghi Sơn 6 tháng 2024
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 12.060 tỷ đồng, đạt 48,2% kế hoạch (KH) năm, tăng 6,1%; tổng thu ngân sách 1.974,9 tỷ đồng, đạt 118% dự toán HĐND tỉnh giao, đạt 89% dự toán HĐND thị xã giao và bằng 152% so với cùng kỳ; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 7.936 tỷ đồng, tăng 13,7% so cùng kỳ; giá trị hàng hóa xuất khẩu đạt 985 triệu USD, tăng 17,5% cùng kỳ. Thị xã đã thành lập mới 87 doanh nghiệp mới, đạt 48,3% kế hoạch HĐND thị xã giao, bằng 52,7% kế hoạch tỉnh giao...
PS: Quy mô giá trị sản xuất của Nghi Sơn đã vượt TP Thanh Hóa nhưng quy mô GRDP vẫn còn kém xa
Cái TX Nghi Sơn kém bây giờ là nâng cao đời sống nhân dân vốn còn rất nhiều khó khăn và kiến tạo bộ mặt đô thị xứng với quy mô kinh tế hiện có.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Aeon Mall Thanh Hóa đã xong mặt bằng, chờ ngày khởi công 2/9/2024
Công trường thi công của Huyndai sẽ có khoảng 800 công nhân thi công trong gần 2 năm
Nhân dân trong vùng phục vụ nhu cầu ăn nghỉ, tiêu dùng, giải trí cho 800 công nhân, chuyên gia cũng khá no ấm rồi




 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa, ông Hoàng Ngọc Trung, cho biết, trong năm 2023, tỉnh đã đưa 15.129 lao động ra nước ngoài làm việc và tiếp tục đưa thêm 7.414 lao động xuất cảnh trong 7 tháng đầu năm 2024. Hiện tại, hơn 40.000 lao động của tỉnh đang làm việc tại các thị trường lớn như Nhật Bản với 15.000 người, Đài Loan (Trung Quốc) với 14.000 người, và Hàn Quốc với 8.000 người.

Thanh Hóa "khoác áo mới" nhờ kiều hối

Đặc biệt, ông Trung nhấn mạnh số tiền kiều hối chảy về tỉnh này mỗi năm đã làm thay đổi đời sống của rất nhiều hộ gia đình. “Hàng năm, số tiền người lao động tỉnh Thanh Hóa đi làm việc ở nước ngoài gửi về gia đình ước khoảng 345 triệu USD, tương đương 8.250 tỷ đồng. Số tiền gửi về đã tạo điều kiện cho các hộ gia đình thoát nghèo và vươn lên làm giàu,” ông Trung phát biểu.


Giám đốc Trung tâm Lao động Ngoài nước, ông Đặng Huy Hồng, cho biết Thanh Hóa hiện đang dẫn đầu cả nước về việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức phi lợi nhuận. Lượng kiều hối gửi về hàng năm không chỉ giúp hàng triệu lao động thoát nghèo mà còn mở ra cơ hội lớn cho sự phát triển kinh tế của tỉnh.

Các lao động sau khi trở về từ nước ngoài thường mang theo kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp và ý thức kỷ luật cao, giúp họ dễ dàng tìm việc hoặc khởi nghiệp. Nhiều người đã đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, góp phần tạo thêm việc làm cho cộng đồng địa phương.
PS: Tỉnh ta nên tiếp tục đẩy mạnh đưa người dân các vùng miền núi cao, nghèo đi xuất khẩu lao động. Khi về họ có vốn kinh doanh cá thể hoặc mở được doanh nghiệp kéo theo nhiều người khác có việc. Đây là cách nhanh nhất phát triển các vùng quê khó thu hút đầu tư của tỉnh ta
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Thống kê của Sở Công Thương, đến nay Thanh Hóa đang có gần 300 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may, tạo việc làm cho khoảng 150.000 lao động. Với các doanh nghiệp da giày, đến hết năm 2023 đã có 27 doanh nghiệp đang hoạt động, giải quyết việc làm cho khoảng 133.000 người.

7 tháng năm 2024 tình hình thu hút đầu tư và triển khai các dự án đầu tư hạ tầng công nghiệp của tỉnh có nhiều khởi sắc. Điển hình KCN Giang Quang Thịnh (Thiệu Hóa) đang được đẩy nhanh tiến độ thi công; KCN phía Tây TP Thanh Hóa đã được HĐND tỉnh ban hành nghị quyết để thông qua đồ án quy hoạch, triển khai các bước tiếp theo. Các cụm công nghiệp như: Đông Bắc TP Thanh Hóa, Thọ Nguyên (Thọ Xuân), Minh Tiến (Ngọc Lặc)... được thành lập hoặc đi vào hoạt động đã thu hút các dự án sản xuất công nghiệp, trong đó phần lớn là các nhà máy may mặc. Dự kiến trong những tháng tới, một số nhà máy sẽ khánh thành đi vào hoạt động như: Nhà máy giày tại xã Thiệu Phú (Thiệu Hóa) nhà máy giày tại xã Xuân Dương (Thường Xuân)...

Thanh Hóa là tỉnh có số dân đứng thứ 3 cả nước, lại đang trong thời kỳ “dân số vàng” với hơn 1,7 triệu người trong độ tuổi lao động. Tuy nhiên, với việc phát triển thêm nhiều dự án và sự phục hồi của ngành may mặc, da giày, thời gian tới cần rất nhiều lao động. Nếu không có sự nhìn nhận để có giải pháp kịp thời, đó thực sự là vấn đề đáng lo ngại.

Tại Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh khóa XVIII mới đây Quyền Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Nguyễn Mạnh Hiệp đã trăn trở: “Trước dấu hiệu thiếu lao động ở một số doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp mới hoàn thành đầu tư đi vào sản xuất, kinh doanh, mỗi doanh nghiệp và các địa phương ngoài thu hút lao động tại chỗ, cần có giải pháp thu hút lao động ở ngoài tỉnh, nhất là lao động người Thanh Hóa đang làm ăn xa quê về làm việc tại địa phương. Để làm được điều này, các doanh nghiệp cần đổi mới quy trình, công nghệ sản xuất, nâng cao thu nhập mới thu hút được người lao động vào làm việc".

Cũng theo ông Hiệp, việc thu hút các nhà máy may và da giày cần chú ý đến địa bàn cho hài hòa, phân bổ nhiều nơi trong tỉnh.

Trên thực tế, vấn đề này cũng đã được tỉnh và một số địa phương nhìn nhận. Đơn cử như, thay vì muốn đầu tư tại các đô thị hoặc khu vực các huyện đồng bằng, Công ty TNHH South Fame Garments Llimitted về tận huyện miền núi Thường Xuân để đầu tư nhà máy bởi dư địa nguồn lao động ở đây rất lớn. Vượt qua giai đoạn khó khăn của ngành may, công ty có thêm các đơn hàng. Nguồn lao động luôn dồi dào, bảo đảm tiến độ sản xuất nên năm 2023 doanh nghiệp sản xuất tới 5 triệu sản phẩm, giao đúng tiến độ theo ký kết với các đối tác ở Hoa Kỳ, Nhật Bản và châu Âu. Với hơn 1.800 công nhân hiện có, công ty tự tin ký và chủ động được các đơn hàng trong những tháng cuối năm 2024.

Theo đại diện Sở Công Thương, tỉnh đã khuyến khích các doanh nghiệp may chuyển hướng đầu tư dần từ hình thức gia công sang sản xuất sản phẩm cuối cùng, xây dựng thương hiệu riêng để nâng giá trị gia tăng của sản phẩm. Đồng thời, ưu tiên bố trí các doanh nghiệp may tại các khu, cụm công nghiệp, chuyển dịch dần về các khu vực thị trấn, thị tứ, vùng xa để thu hút lao động tại chỗ và cung cấp sản phẩm ngay trên địa bàn. Giai đoạn 2021-2025 các dự án may mặc, da giày nên thu hút đầu tư có chọn lọc tại huyện đồng bằng, ven biển. Đồng thời khuyến khích thu hút đầu tư các dự án may mặc, da giày ở khu vực trung du, miền núi để thu hút lao động tại chỗ và thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các huyện miền núi. Giai đoạn 2026-2030, tỉnh Thanh Hóa sẽ hạn chế thu hút đầu tư mới các dự án may mặc, da giày sản xuất còn tính chất thủ công, nhiều lao động. Khuyến khích các doanh nghiệp này đổi mới công nghệ, quy trình quản lý để nâng cao công suất, chất lượng và giá trị của sản phẩm.
PS: Như vậy tổng doanh nghiệp dệt may và da giày của tỉnh ta là khoảng 327, sử dụng tới 283.000 người. Ngành này ngốn lao động lắm thật, nhưng cũng nhờ nó mà các địa phương trong tỉnh cải thiện khá nhiều về hạ tầng kĩ thuật và đời sống kinh tế nhân dân
Cũng nhờ nó mà trong vài năm gần đây tỉnh ta không bị giảm dân số vì đi miền Nam làm công nhân nữa khi ngay tại quê nhà cũng có việc làm.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
hôm nay cổng thông tin chính phủ mới đăng và là bản dấu đen
Bản hôm trước của anh đăng là bản dấu màu đỏ!
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Tỉnh ta cứ đề ra mục tiêu hoàn thành sắp xếp đơn vị hành chính chậm nhất năm 2025 là không đạt tiến độ của Thủ tướng yêu cầu, sang tháng sau bắt buộc phải xong.
Khó nhất với chính quyền chỉ là sắp xếp chức vụ mà thôi, cùng với đó giải quyết cán bộ dôi dư và trụ sở dôi dư.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Chuẩn bị tốt các điều kiện tổ chức Chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm Hiệp định Geneve và Chuyến tàu tập kết
(Baothanhhoa.vn) - Sáng 7/8, đồng chí Đầu Thanh Tùng, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì hội nghị nghe và cho ý kiến về Kế hoạch tổ chức Chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm Hiệp định Geneve và Chuyến tàu tập kết (1954-2024).
Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh; lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Thanh Hoá; các sở, ngành, đơn vị liên quan và TP Sầm Sơn.

Chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm Hiệp định Geneve và Chuyến tàu tập kết (1954-2024), dự kiến được tổ chức vào 18h00 ngày 1/9/2024 tại ba điểm cầu: Khu lưu niệm đồng bào, chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc năm 1954 tại TP Sầm Sơn (Thanh Hoá); Khu di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm Tập kết ra Bắc năm 1954 tại TP Cao Lãnh (Đồng Tháp); Khu lưu niệm Đoàn tàu không số - Lữ đoàn 125, Vùng 2, Quân chủng Hải Quân (TP Hồ Chí Minh).

Chương trình được thể hiện bằng hình thức Chính luận - Giao lưu - Nghệ thuật. Trong đó, nội dung thể hiện sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ; khẳng định thắng lợi của đường lối đối ngoại nhất quán nguyên tắc độc lập, tự chủ vì lợi ích quốc gia, dân tộc; những thành tựu to lớn của ngoại giao Việt Nam 70 năm qua, nhất là trong gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”.

Cùng với đó, thể hiện tầm vóc, giá trị lịch sử, ý nghĩa to lớn, sâu sắc và những bài học về tinh thần đoàn kết dân tộc của sự kiện tập kết năm 1954, thể hiện chủ trương, chính sách lớn về quản lý, đãi ngộ, sử dụng và bồi dưỡng, đào tạo một đội ngũ cán bộ, chiến sĩ vừa góp phần cho công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc, vừa chuẩn bị lực lượng cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam.
Đồng thời, là dịp để tri ân, tôn vinh những cống hiến, đóng góp lớn lao của Đảng bộ, quân và dân tỉnh Thanh Hóa trong công cuộc đổi mới, CNH, HĐH đất nước và cuộc đấu tranh chính nghĩa bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Những thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của đất nước nói chung và đồng bào các dân tộc tỉnh Thanh Hoá trong 70 năm qua.

Sau khi nghe dự thảo kế hoạch và ý kiến thảo luận tại hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng nhấn mạnh: Việc tổ chức Chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm Hiệp định Geneve và Chuyến tàu tập kết (1954 - 2024) là một sự kiện lớn của tỉnh, có tính chất tuyên truyền sâu rộng cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân cả nước nhận thức sâu sắc về đường lối và sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng trong cuộc kháng chiến trường kỳ, đấu tranh giải phóng dân tộc, đặc biệt là trên mặt trận ngoại giao, góp phần mở ra cục diện mới cho cách mạng Việt Nam.

Đồng thời, là dịp để tri ân, tôn vinh những cống hiến, đóng góp lớn lao của Đảng bộ, quân và dân tỉnh Thanh Hóa trong công cuộc đổi mới, CNH, HĐH đất nước và cuộc đấu tranh chính nghĩa bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Về kế hoạch tổ chức, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa cũng như các đơn vị liên quan ấn định thời gian cụ thể để tổ chức chương trình cũng như khách mời tham gia là lãnh đạo Trung ương, Ban liên lạc đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc tại các điểm cầu. Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa chủ động phối hợp với các điểm cầu để xây dựng nội dung chương trình phù hợp.
PS: Tỉnh ta nhanh tay chủ động xây dựng được Khu lưu niệm đồng bào miền Nam tập kết ra bắc là rất hay, cứ 5 năm lại có 1 kỷ niệm lớn
Cả nước sẽ biết đến Thanh Hóa là địa điểm quan trọng đối với cách mạng trong kháng chiến chống Mỹ, là nơi đón và nuôi cán bộ miền Nam trong nhiều giai đoạn lịch sử quan trọng của đất nước
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member



Tp Thanh Hóa quy hoạch nói chung là tốt, hệ thống giao thông tương lai gần top đầu các Tp trực thuộc tỉnh.
Tuy nhiên để thành phố bề thế hơn thì cần thiết xây dựng thêm nhiều tòa nhà cao tầng để lấy hình ảnh đô thị lớn
 
Last edited:

Harley Quinn

Người nổi tiếng
Thống kê của Sở Công Thương, đến nay Thanh Hóa đang có gần 300 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may, tạo việc làm cho khoảng 150.000 lao động. Với các doanh nghiệp da giày, đến hết năm 2023 đã có 27 doanh nghiệp đang hoạt động, giải quyết việc làm cho khoảng 133.000 người.

7 tháng năm 2024 tình hình thu hút đầu tư và triển khai các dự án đầu tư hạ tầng công nghiệp của tỉnh có nhiều khởi sắc. Điển hình KCN Giang Quang Thịnh (Thiệu Hóa) đang được đẩy nhanh tiến độ thi công; KCN phía Tây TP Thanh Hóa đã được HĐND tỉnh ban hành nghị quyết để thông qua đồ án quy hoạch, triển khai các bước tiếp theo. Các cụm công nghiệp như: Đông Bắc TP Thanh Hóa, Thọ Nguyên (Thọ Xuân), Minh Tiến (Ngọc Lặc)... được thành lập hoặc đi vào hoạt động đã thu hút các dự án sản xuất công nghiệp, trong đó phần lớn là các nhà máy may mặc. Dự kiến trong những tháng tới, một số nhà máy sẽ khánh thành đi vào hoạt động như: Nhà máy giày tại xã Thiệu Phú (Thiệu Hóa) nhà máy giày tại xã Xuân Dương (Thường Xuân)...

Thanh Hóa là tỉnh có số dân đứng thứ 3 cả nước, lại đang trong thời kỳ “dân số vàng” với hơn 1,7 triệu người trong độ tuổi lao động. Tuy nhiên, với việc phát triển thêm nhiều dự án và sự phục hồi của ngành may mặc, da giày, thời gian tới cần rất nhiều lao động. Nếu không có sự nhìn nhận để có giải pháp kịp thời, đó thực sự là vấn đề đáng lo ngại.

Tại Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh khóa XVIII mới đây Quyền Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Nguyễn Mạnh Hiệp đã trăn trở: “Trước dấu hiệu thiếu lao động ở một số doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp mới hoàn thành đầu tư đi vào sản xuất, kinh doanh, mỗi doanh nghiệp và các địa phương ngoài thu hút lao động tại chỗ, cần có giải pháp thu hút lao động ở ngoài tỉnh, nhất là lao động người Thanh Hóa đang làm ăn xa quê về làm việc tại địa phương. Để làm được điều này, các doanh nghiệp cần đổi mới quy trình, công nghệ sản xuất, nâng cao thu nhập mới thu hút được người lao động vào làm việc".

Cũng theo ông Hiệp, việc thu hút các nhà máy may và da giày cần chú ý đến địa bàn cho hài hòa, phân bổ nhiều nơi trong tỉnh.

Trên thực tế, vấn đề này cũng đã được tỉnh và một số địa phương nhìn nhận. Đơn cử như, thay vì muốn đầu tư tại các đô thị hoặc khu vực các huyện đồng bằng, Công ty TNHH South Fame Garments Llimitted về tận huyện miền núi Thường Xuân để đầu tư nhà máy bởi dư địa nguồn lao động ở đây rất lớn. Vượt qua giai đoạn khó khăn của ngành may, công ty có thêm các đơn hàng. Nguồn lao động luôn dồi dào, bảo đảm tiến độ sản xuất nên năm 2023 doanh nghiệp sản xuất tới 5 triệu sản phẩm, giao đúng tiến độ theo ký kết với các đối tác ở Hoa Kỳ, Nhật Bản và châu Âu. Với hơn 1.800 công nhân hiện có, công ty tự tin ký và chủ động được các đơn hàng trong những tháng cuối năm 2024.

Theo đại diện Sở Công Thương, tỉnh đã khuyến khích các doanh nghiệp may chuyển hướng đầu tư dần từ hình thức gia công sang sản xuất sản phẩm cuối cùng, xây dựng thương hiệu riêng để nâng giá trị gia tăng của sản phẩm. Đồng thời, ưu tiên bố trí các doanh nghiệp may tại các khu, cụm công nghiệp, chuyển dịch dần về các khu vực thị trấn, thị tứ, vùng xa để thu hút lao động tại chỗ và cung cấp sản phẩm ngay trên địa bàn. Giai đoạn 2021-2025 các dự án may mặc, da giày nên thu hút đầu tư có chọn lọc tại huyện đồng bằng, ven biển. Đồng thời khuyến khích thu hút đầu tư các dự án may mặc, da giày ở khu vực trung du, miền núi để thu hút lao động tại chỗ và thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các huyện miền núi. Giai đoạn 2026-2030, tỉnh Thanh Hóa sẽ hạn chế thu hút đầu tư mới các dự án may mặc, da giày sản xuất còn tính chất thủ công, nhiều lao động. Khuyến khích các doanh nghiệp này đổi mới công nghệ, quy trình quản lý để nâng cao công suất, chất lượng và giá trị của sản phẩm.
PS: Như vậy tổng doanh nghiệp dệt may và da giày của tỉnh ta là khoảng 327, sử dụng tới 283.000 người. Ngành này ngốn lao động lắm thật, nhưng cũng nhờ nó mà các địa phương trong tỉnh cải thiện khá nhiều về hạ tầng kĩ thuật và đời sống kinh tế nhân dân
Cũng nhờ nó mà trong vài năm gần đây tỉnh ta không bị giảm dân số vì đi miền Nam làm công nhân nữa khi ngay tại quê nhà cũng có việc làm.
Tình hình biến động chính trị tại Bangladesh hứa hẹn sắp tới các đơn hàng may mặc đổ về Việt Nam sẽ tăng đột biến
 

Facebook Comment

Bài viết mới

Chủ đề được quan tâm nhất

Top