• Lưu ý đọc kỹ nội quy trước khi đăng bài để tránh bị bannick, xóa bài. Xem hướng dẫn đăng bài và tính năng UP tin miễn phí
  • Thông báo về việc đăng bài & đăng ký thành viên áp dụng tại thread Hot news, Projects & Developments
    - Phải đăng ký thành viên mới có thể đăng bài tại thread này.
    - Nếu gặp khó khăn khi đăng ký, vui lòng liên hệ qua email : thanhhoaonline.net@gmail.com để được hỗ trợ đăng ký và kích hoạt tài khoản.

Hac.thanh

Moderator
Staff member
đợt này thấy vốn FDI vô nghệ an nhiều quá, toàn dự án ra tiền, không biết ở mình tới có FDI nào đầu tư thêm ko anh hạc
Bên mình FDI toàn may mặc, giày da 10-20 triệu USD thôi em. Tuy vậy từ đầu năm đến giờ cũng 274 triệu USD rồi.
Từ giờ đến cuối năm không có biến động FDI nào lớn với tỉnh ta đâu. Lý do thì ai cũng biết là hạ tầng Khu công nghiệp rất hạn chế, thua hết tất cả các tỉnh đồng bằng sông Hồng và Nghệ An
Cuối năm nay khởi công Aeon Mall của Nhật Bản là ra có thêm 190 triệu USD. Cộng dồn với 274 triệu đang có thì đã lên được khoảng 460 triệu USD. Con số này cũng không phải thấp lắm đâu em
Đồng thời cuối năm nay lựa chọn nhà đầu tư LNG Nghi Sơn là Jera Nhật
Sang 2024, khởi công KCN Wha của Thái giai đoạn 1 khoảng 150-200 triệu USD và cuối năm khởi công LNG Nghi Sơn khoảng 5,8 tỷ USD
Cuối năm 2023 này cũng có thể khởi công KCN Đồng Vàng để hy vọng từ 2024 đón nhà đầu tư FDI lĩnh vực hóa chất
Trong 2024 các thủ tục về KCN Sumitomo sẽ cố gắng hoàn thành để khởi công vào 2025
Sang 2025 thì sẽ là câu chuyện khác về thu hút FDI
PS: Một vài tỉnh miền Bắc đặc biệt là Bắc Ninh đang có hội chứng nghiện FDI thái quá và đối xử hơi nhạt với DDI
DDI mà vốn ko lớn giờ rất khó thuê đất ở các tỉnh như vậy
Chủ đầu tư KCN ở vài tỉnh đã nhiều FDI họ còn kén nhà đầu tư, kén lĩnh vực chứ ko dễ vào như ta hay Nghệ An đâu
Cũng là cơ hội cho các KCN, cụm công nghiệp của ta đón các doanh nghiệp DDI và FDI nhỏ
 

VPC-HC

Thành viên tích cực
Bên mình FDI toàn may mặc, giày da 10-20 triệu USD thôi em. Tuy vậy từ đầu năm đến giờ cũng 274 triệu USD rồi.
Từ giờ đến cuối năm không có biến động FDI nào lớn với tỉnh ta đâu. Lý do thì ai cũng biết là hạ tầng Khu công nghiệp rất hạn chế, thua hết tất cả các tỉnh đồng bằng sông Hồng và Nghệ An
Cuối năm nay khởi công Aeon Mall của Nhật Bản là ra có thêm 190 triệu USD. Cộng dồn với 274 triệu đang có thì đã lên được khoảng 460 triệu USD. Con số này cũng không phải thấp lắm đâu em
Đồng thời cuối năm nay lựa chọn nhà đầu tư LNG Nghi Sơn là Jera Nhật
Sang 2024, khởi công KCN Wha của Thái giai đoạn 1 khoảng 150-200 triệu USD và cuối năm khởi công LNG Nghi Sơn khoảng 5,8 tỷ USD
Cuối năm 2023 này cũng có thể khởi công KCN Đồng Vàng để hy vọng từ 2024 đón nhà đầu tư FDI lĩnh vực hóa chất
Trong 2024 các thủ tục về KCN Sumitomo sẽ cố gắng hoàn thành để khởi công vào 2025
Sang 2025 thì sẽ là câu chuyện khác về thu hút FDI
PS: Một vài tỉnh miền Bắc đặc biệt là Bắc Ninh đang có hội chứng nghiện FDI thái quá và đối xử hơi nhạt với DDI
DDI mà vốn ko lớn giờ rất khó thuê đất ở các tỉnh như vậy
Chủ đầu tư KCN ở vài tỉnh đã nhiều FDI họ còn kén nhà đầu tư, kén lĩnh vực chứ ko dễ vào như ta hay Nghệ An đâu
Cũng là cơ hội cho các KCN, cụm công nghiệp của ta đón các doanh nghiệp DDI và FDI nhỏ
DDI vào Bắc Ninh hầu hết là không đạt yêu cầu về suất vốn tối thiểu/hecta nên rất khó vào + quy mô sản phẩm, nhà máy của doanh nghiệp VN còn hạn chế cả về công nghệ, kỹ thuật lẫn môi trường nên càng khó hơn. Tỉnh Bắc Ninh diện tích quy hoạch cho công nghiệp chỉ khoảng 9.000 ha (KCN+CCN) nên vẫn ưu tiên FDI suất vốn cao
1 nhà máy DDI sử dụng đất đến vài chục hecta mà vốn chưa nổi 100 triệu USD (hơn 2.000 tỷ) thì khó mà có thể được tỉnh chấp thuận, muốn đầu tư chỉ có thể vào các cụm công nghiệp, tuy nhiên tỉnh Bắc Ninh lại dành phần lớn quỹ đất cho KCN lớn đồng bộ
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
DDI vào Bắc Ninh hầu hết là không đạt yêu cầu về suất vốn tối thiểu/hecta nên rất khó vào + quy mô sản phẩm, nhà máy của doanh nghiệp VN còn hạn chế cả về công nghệ, kỹ thuật lẫn môi trường nên càng khó hơn. Tỉnh Bắc Ninh diện tích quy hoạch cho công nghiệp chỉ khoảng 9.000 ha (KCN+CCN) nên vẫn ưu tiên FDI suất vốn cao
1 nhà máy DDI sử dụng đất đến vài chục hecta mà vốn chưa nổi 100 triệu USD (hơn 2.000 tỷ) thì khó mà có thể được tỉnh chấp thuận, muốn đầu tư chỉ có thể vào các cụm công nghiệp, tuy nhiên tỉnh Bắc Ninh lại dành phần lớn quỹ đất cho KCN lớn đồng bộ
các FDI nhỏ lẻ chiếm nhiều đất giờ chỉ có mò về nam đồng bằng sông Hồng, Tây bắc hoặc Thanh-Nghệ thôi.
Như ông Dược phẩm Ấn Độ, đòi đầu tư 500 triệu USD mà chiếm tới 5km2 thì chỉ có mỗi Thanh Hóa chào đón. Chắc ra Hải Dương tốn đất quá nên không như ý lại phải vào Thanh Hóa xin phối hợp với Anh Phát đầu tư KCN Dược phẩm tại Nghi Sơn.
Mà Thanh Hóa cũng nên tiết kiệm đất đai, chiếm nhiều đất thế cũng xót!
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Đề xuất Bộ Giao thông vận tải bổ sung nút giao và đầu tư nâng cấp các tuyến quốc lộ kết nối với các nút giao cao tốc đi qua địa bàn tỉnh
Căn cứ Công văn số 10353/BGTVT-KHĐT ngày 15/9/2023 của Bộ Giao thông vận tải về việc hướng dẫn rà soát việc kết nối tuyến đường bộ cao tốc theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 769/CĐ-TTg ngày 26/8/2023; trên cơ sở kiểm tra, rà soát của các cơ quan chức năng và báo cáo đề nghị của Sở Giao thông vận tải Thanh Hóa, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 15182/UBND-CN ngày 10/10/2023 đề xuất Bộ Giao thông vận tải bổ sung nút giao và đầu tư nâng cấp các tuyến quốc lộ kết nối với các nút giao cao tốc đi qua địa bàn tỉnh.
Theo đó, UBND tỉnh đề nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét bổ sung nút giao Yên Mỹ - Km364+445 kết nối với ĐT.505 và sớm triển khai đầu tư, nhằm đảm bảo kết nối đồng bộ, góp phần xây dựng hoàn chỉnh Khu kinh tế Nghi Sơn, phát triển kinh tế - xã hội khu vực Nam Thanh Hóa - Bắc Nghệ An và của tỉnh Thanh Hóa, phát huy hiệu quả khai thác của tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông (UBND tỉnh đã đề nghị tại Công văn số 8753/UBND-CN ngày 02/7/2020).
Về việc đề xuất đầu tư nâng cấp các tuyến quốc lộ kết nối với các nút giao cao tốc, hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đã chủ động bố trí vốn ngân sách địa phương khoảng 9.000 tỷ đồng để thực hiện đầu tư xây dựng các tuyến đường địa phương kết nối với các nút giao của tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam qua địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, hiện trên địa bàn tỉnh còn một số tuyến quốc lộ kết nối với các nút giao cao tốc như QL.217, QL.217B, QL.47, QL.45, đường Nghi Sơn - Bãi Trành chưa được đầu tư xây dựng nâng cấp theo quy hoạch, một số công trình cầu trên tuyến có quy mô khai thác hạn chế, làm ảnh hưởng khả năng kết nối từ cao tốc đến các địa phương trên địa bàn.
Vì vậy, để phát huy lợi thế về kết nối giao thông với tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam, đáp ứng nhu cầu vận tải sau khi tuyến đường bộ cao tốc đưa vào khai thác sử dụng, chia sẻ lưu lượng giao thông với QL.1, UBND tỉnh đề nghị Bộ Giao thông vận tải quan tâm, ưu tiên sớm đầu tư nâng cấp các tuyến quốc lộ kết nối với tuyến đường bộ cao tốc theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021; cụ thể như sau:
(1) Sớm hoàn thiện các thủ tục đầu tư để triển khai nâng cấp, cải tạo QL.217 đoạn từ QL.1 đến đường Hồ Chí Minh (quy mô đường cấp III đồng bằng, TMĐT khoảng 3.200 tỷ đồng) thuộc dự án nâng cấp, cải tạo các tuyến quốc lộ kết nối với Bắc Lào và Trung Quốc, sử dụng vốn vay WB (hiện Cục Đường bộ Việt Nam đã báo cáo Bộ Giao thông vận tải tại Công văn số 6386/CĐBVN-KHĐT-CCĐT ngày 21/9/2023).
(2) Xem xét, có chủ trương lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư nâng cấp, cải tạo các tuyến QL.217B, QL.45, QL.47, đường Nghi Sơn - Bãi Trành, để đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 của Bộ Giao thông vận tải, làm cơ sở triển khai thực hiện. Quy mô đề xuất đầu tư nâng cấp các dự án như sau:
- Nâng cấp, mở rộng QL.217B đạt quy mô đường cấp III, 2 làn xe; trong đó xem xét đầu tư đoạn từ nút giao Gia Miêu đến QL.1 đạt quy mô tối thiểu 04 làn xe cơ giới.
- Nâng cấp, mở rộng QL.45 đạt quy mô đường cấp III, 2 làn xe; trong đó xem xét đầu tư đoạn từ nút giao Đông Xuân đến đường vành đai Tây, thành phố Thanh Hóa đạt quy mô tối thiểu 04 làn xe cơ giới.
- Nâng cấp, mở rộng QL.47 đoạn từ ngã ba Nhồi đến đường Hồ Chí Minh đạt quy mô đường cấp III, 4 làn xe và đoạn từ đường Hồ Chí Minh đến cửa khẩu Khẹo đạt tối thiểu quy mô đường cấp IV, 2 làn xe; trong đó xem xét đầu tư đoạn từ nút giao Đông Xuân đến đường vành đai Tây, thành phố Thanh Hóa đạt quy mô tối thiểu 06 làn xe cơ giới như đề nghị của UBND tỉnh tại Công văn số 8754/UBND-CN ngày 02/7/2020.
- Nâng cấp, mở rộng đường Nghi Sơn - Bãi Trành đoạn từ nút giao cao tốc đến đường Hồ Chí Minh đạt quy mô đường cấp III, 2 làn xe.
PS: Tóm lại thế này cho dễ hiểu
Tỉnh ta đề nghị Bộ GTVT mở rộng các quốc lộ, trong đó có các đoạn mở rộng quan trọng thuộc Tp Thanh Hóa như Quốc lộ 45 từ cao tốc về vành đai tây đều nâng lên đường đôi có dải phân cách
Riêng quốc lộ 47 tỉnh ta đề xuất 6 làn từ ngã ba Nhồi đến nút giao xã Đông Minh và từ Đông Minh lên đường Hồ Chí Minh là đường 4 làn( đường đôi có dải phân cách)
Đường từ Thọ Xuân về TPTH theo quốc lộ 47 xứng đáng được nâng lên đường đôi 4 làn và đoạn gần về thành phố lên 6 làn là đúng.
Sau này từ TPTH lên sân bay Thọ Xuân có hai đường đều là đường có dải phân cách cứng nên thuận lợi cho giao thông
Thằng Cháu Huy Thái lọ lâu nay toàn lẩm nhẩm chê tỉnh mình vẽ đường lên sân bay xa thì đây sẽ là câu trả lời: Vừa làm đường mới, vừa mở rộng đường cũ!
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Tình hình thực hiện Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển đoạn Nga Sơn - Hoằng Hóa

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển đoạn Nga Sơn - Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 4500/QĐ-UBND ngày 22/10/2020; quy mô đầu tư xây dựng mới 23,72 km đường giao thông cấp III đồng bằng; tổng mức đầu tư 2.242 tỷ đồng. Kết quả thực hiện đến nay như sau:
Về công tác giải phóng mặt bằng: Đã bàn giao mặt bằng 21,85/23,72 km (đạt 92,1%), cụ thể: Các huyện Nga Sơn, Hoằng Hóa đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng và bàn giao cho chủ đầu tư, với tổng chiều dài 12,45 km (huyện Nga Sơn 7,12 km, huyện Hoằng Hóa 5,33 km). Huyện Hậu Lộc đã bàn giao 9,4/11,27 km (đạt 83,4%); còn lại 1,87 km chưa bàn giao mặt bằng do vướng phần diện tích đất ở của 59 hộ dân chưa giải phóng mặt bằng, gồm: 07 hộ dân ở xã Đa Lộc (có 06 hộ đã nhận tiền bồi thường, còn lại 01 hộ chưa nhận tiền bồi thường và kiến nghị điều chỉnh mức thu hồi đất ở để đủ điều kiện bố trí tái định cư); 07 hộ dân ở xã Hưng Lộc (có 02 hộ đã nhận tiền bồi thường; 05 hộ có nhà ở kiên cố giáp đường tỉnh 526 do UBND xã Hưng Lộc trước đây đã giao đất sản xuất kinh doanh trái thẩm quyền, UBND huyện Hậu Lộc đang tiến hành thanh tra, xử lý theo quy định); 45 hộ dân ở xã Minh Lộc (có 40 hộ đã nhận tiền bồi thường; 05 hộ chưa đồng thuận với phương án giải phóng mặt bằng). Hiện nay, Huyện ủy, UBND huyện Hậu Lộc đang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết kiến nghị của các hộ dân, đảm bảo hoàn thành bàn giao mặt bằng dự án trước ngày 31/12/2023 theo đúng chỉ đạo của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy tại Thông báo số 244-TB/VPTU ngày 10/8/2023 của Văn phòng Tỉnh ủy.
Về triển khai thi công: Dự án có 02 gói thầu xây lắp với tổng giá trị hợp đồng là 1.514,67 tỷ đồng (gói thầu số 5 là 587,39 tỷ đồng, gói thầu số 6 là 927,28 tỷ đồng). Tổng giá trị khối lượng thực hiện của các gói thầu đạt khoảng 731,2 tỷ đồng, đạt 48% giá trị hợp đồng xây lắp. Tiến độ thi công dự án chậm so với kế hoạch đề ra; nguyên nhân chủ yếu là do 02 nhà thầu chính (Công ty cổ phần tập đoàn ĐTXD Cường Thịnh Thi và Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng Miền Trung) chưa tập trung nguồn lực, nhân lực, máy móc, thiết bị, vật liệu để đẩy nhanh tiến độ thi công, chưa bù lại được phần tiến độ đã bị chậm.
Về giải ngân vốn đầu tư: Tổng vốn đã giao cho dự án (gồm cả GPMB) đến nay là 1.413,93 tỷ đồng; đã giải ngân 1.162,44 tỷ đồng, đạt 82,44% vốn giao.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Thanh Hóa mới là trung tâm Khoa học-công nghệ của Miền Trung chứ không nói đến Bắc Miền Trung. Nghệ An đang kém xa ta trong lĩnh vực này mặc dù trong quy hoạch luôn muốn phần hơn! Đòi làm trung tâm Khoa học-công nghệ.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member


Đã có 26 nhà đầu tư hoàn thiện nhà để đón khách năm 2024
Hoằng Hoá chỉ cần vài thống kê kinh tế có lợi từ KCN Wha để xứng đáng lên thị xã
 
Last edited:

Hac.thanh

Moderator
Staff member
TH mà có tiền làm cao tốc nối với cửa khẩu BoTen của Lào, thông thương sang tỉnh Vân Nam của Trung Quốc thì mới có đột phá.
Cao tốc Bắc Nam qua Thanh Hoá khoảng 20.000 tỷ dài 98km
Nếu làm cao tốc từ TPTH hết địa giới huyện Mường Lát dài 300km và làm quy mô như cao tốc Bắc Nam thì sẽ khoảng 70.000 tỷ là ít vì dài gấp ba và đồi núi rất tốn kém san lấp và làm cầu
 

Than Do

Thành viên tích cực
Cao tốc Bắc Nam qua Thanh Hoá khoảng 20.000 tỷ dài 98km
Nếu làm cao tốc từ TPTH hết địa giới huyện Mường Lát dài 300km và làm quy mô như cao tốc Bắc Nam thì sẽ khoảng 70.000 tỷ là ít vì dài gấp ba và đồi núi rất tốn kém san lấp và làm cầu
Thanh Hóa mà làm thì phải tính 100k. Chưa tính càng để lâu thì lạm phát nữa. Không thể tính giá TW làm với giá TH làm được
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Năm 2023 huyện Hà Trung và Hậu Lộc sẽ là huyện Nông thôn mới
Toàn khu vực đồng bằng coi như hết 2023 đã đạt 15/16 đơn vị. Chỉ còn mỗi thị xã Nghi Sơn không hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới và phải phấn đấu đến 2025
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
UBND tỉnh vừa chấp thuận cho Công ty TNHH Giầy Kim Doanh nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư phi nông nghiệp tại thị trấn Nông Cống, huyện Nông Cống.
Tạm thời thì các huyện trong tỉnh vẫn phải hài lòng với công nghiệp may mặc và giày da thôi. Nó giải quyết việc làm rất nhiều, lương thì cũng chẳng thấp hơn mấy cái gia công nhỏ lẻ tại các địa phương xa xôi là mấy.
Vùng thị trấn Nông Cống đặt toàn nhà máy may mặc và giày da nên thấy thi trấn này cũng tiến bộ hơn một chút so với danh tiếng nghèo của huyện
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Chủ động đầu tư đường kết nối với các nút giao cao tốc Bắc – Nam

Đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn qua tỉnh Thanh Hóa có chiều dài 98,8 km đã hoàn thành qua tỉnh Thanh Hóa có 7 nút giao với đường cao tốc, gồm:
nút giao Gia Miêu, xã Hà Long;
nút giao Quốc lộ 217, xã Hà Lĩnh (Hà Trung);
nút giao Thiệu Giang (Thiệu Hóa);
nút giao Đồng Thắng (Triệu Sơn);
nút giao Đông Xuân (Đông Sơn) kết nối với Quốc lộ 47;
nút giao Vạn Thiện (Nông Cống);
nút giao Nghi Sơn - Bãi Trành thuộc xã Tân Trường (thị xã Nghi Sơn).


Trong đó, nút giao Thiệu Giang (Thiệu Hóa) và nút giao Đồng Thắng (Triệu Sơn) do tỉnh Thanh Hóa đề xuất và được Bộ Giao thông - Vận tải chấp thuận bổ sung để phát huy tối đa lợi thế của tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam.

Để từng bước đầu tư hoàn thiện quy hoạch mạng lưới giao thông của tỉnh, các quy hoạch xây dựng vùng huyện Thiệu Hóa, Hoằng Hóa đã được UBND tỉnh phê duyệt; tạo thuận lợi kết nối giữa các huyện Yên Định, Thiệu Hóa với Hoằng Hóa, Hậu Lộc...; kết nối đường ven biển, Quốc lộ 10, Quốc lộ 1A với Quốc lộ 45 và đường bộ cao tốc Bắc - Nam, thúc đẩy phát triển công nghiệp, thương mại - dịch vụ, du lịch, dịch vụ logistics trong khu vực, UBND tỉnh đã đầu tư thực hiện dự án đường nối Quốc lộ 1A với Quốc lộ 45 kết nối với nút giao Thiệu Giang (Thiệu Hóa) với tổng mức đầu tư 1.420 tỷ đồng.

Cùng với đó, tỉnh cũng đầu tư dự án tuyến đường nối TP Thanh Hóa với Cảng Hàng không Thọ Xuân kết nối với nút giao Đồng Thắng (Triệu Sơn) với tổng mức đầu tư 3.567 tỷ đồng, kế hoạch hoàn thành năm 2023. Việc đầu tư các nút giao giúp khu vực TP Thanh Hóa, các huyện phía Tây của tỉnh dễ dàng kết nối với tuyến cao tốc.

Theo Ban Quản lý Dự án đầu tư công trình giao thông Thanh Hóa, tuyến đường nối Quốc lộ 1A với Quốc lộ 45, từ xã Hoằng Kim (Hoằng Hóa) đến xã Thiệu Long (Thiệu Hóa) có tổng chiều dài 14,6 km. Quy mô thiết kế đường cấp III đồng bằng, 2 làn xe cơ giới + 2 làn xe thô sơ; chiều rộng nền đường 12m, chiều rộng mặt đường 11m. Sau hơn 2 năm triển khai với 3 mũi thi công dự án đang từng bước hoàn thiện tuyến đường.

Đến nay, để đảm bảo tính kết nối, phát huy hiệu quả đầu tư tuyến đường cao tốc, tỉnh Thanh Hóa đã ưu tiên nguồn lực, bố trí gần 8.300 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách tỉnh để đầu tư một số dự án lớn quy mô từ 4 - 8 làn xe kết nối các tuyến đường trọng điểm của tỉnh với dự án cao tốc thông qua các nút giao. Trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục đầu tư nâng cấp, mở rộng các đoạn tuyến đường kết nối với nút giao thông cao tốc, như: Quốc lộ 217, Quốc lộ 217B... Đồng thời phối hợp với Bộ Giao thông - Vận tải tổ chức rà soát việc bố trí các nút giao kết nối tuyến đường bộ cao tốc với mạng lưới giao thông trên địa bàn, bảo đảm khoảng cách hợp lý, phù hợp quy định của tiêu chuẩn thiết kế, khai thác an toàn, hiệu quả nhằm gắn kết các khu vực đô thị, nông thôn, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu du lịch, khu đô thị mới, cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế... nhằm tạo ra không gian phát triển mới, nhất là các khu đô thị, khu công nghiệp dịch vụ. Nghiên cứu, cập nhật, hoàn thiện quy hoạch tỉnh; bổ sung kế hoạch sử dụng đất; rà soát, điều chỉnh các quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị bảo đảm sự gắn kết, liên thông, đồng bộ giữa tuyến đường bộ cao tốc và các tuyến đường của địa phương để phát triển các không gian kinh tế, tận dụng tối đa lợi thế do các tuyến đường bộ cao tốc mang lại.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
UBND tỉnh vừa Chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án: Nhà máy sản xuất, gia công lắp đặt bộ dây điện ô tô
Nhà đầu tư :Công ty TNHH BOB Thanh Hóa
Tên dự án: Nhà máy sản xuất, gia công lắp đặt bộ dây điện ô tô.
Mục tiêu dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất, gia công lắp đặt bộ dây điện ô tô (mã ngành theo VSIC: 2930 - Sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe ô tô và xe có động cơ khác).
Quy mô dự án:
a) Diện tích đất thực hiện dự án: Khoảng 37.036 m2 .
b) Quy mô xây dựng: Đầu tư xây dựng mới các hạng mục công trình: 02 xưởng sản xuất, nhà ăn ca, nhà văn phòng, nhà để xe, nhà nghỉ ca, 02 nhà bảo vệ, nhà để xe ô tô, nhà chứa rác thải sinh hoạt và các hạng mục công trình phụ trợ, hạ tầng kỹ thuật khác (quy mô các hạng mục công trình sẽ theo quy hoạch chi tiết xây dựng, giấy phép xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt).
Vốn đầu tư của dự án: Khoảng 100 tỷ đồng. Trong đó: Vốn tự có của Công ty là 20 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 20% tổng vốn đầu tư), vốn vay ngân hàng là 80 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 80% tổng vốn đầu tư).
Thời hạn hoạt động của dự án: 50 năm.
Địa điểm thực hiện dự án: Tại xã Thọ Tiến, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. a) Phạm vi khu đất được xác định
PS: Dự án tuy nhỏ nhưng đáng mừng vì nó đến từ Doanh nghiệp nội tỉnh, của người Thanh Hóa.
Dự án này khá giống với dự án dây cáp điện ô tô của tập đoàn THN Hàn Quốc ở Hà Trung và Thạch Thành
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
kiến thiết đô thị xung quanh dự án Aeon Mall Thanh Hóa. Mặc dù dự án chưa khởi công theo Kế hoạch nhưng sức hút rất lớn, đô thị hóa vùng này nhanh hơn hẳn từ khi có dự án Aeon Mall

Lô đất bên trong Dự án Hồ sen về bên phải ảnh quy hoạch cụm chung cư xã hội 18 tầng trở lên và dĩ nhiên nó không được ló ra mặt đường mà chỉ nằm bên trong.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Cụm di tích núi vọng Phu, chùa Quan Thánh, lăng quận Mãn có tiềm năng du lịch lớn vậy mà huyện Đông Sơn trước đây và TP Thanh Hóa không để ý gì. Thật bất ngờ!
Nay báo chí vào cuộc mới thấy Bàn về vấn đề này.
TPTH cứ liên tục khẳng định biến du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn mà quản lý di tích kiểu này thì thật là khó hiểu.
Sau khi nhập Đông Sơn về thành phố, thì TPTH có không ít tiềm năng để phát triển du lịch
  • Làng cổ Đông Sơn
  • Di chỉ núi Đọ
  • Thành Hoàng Nghiêu
  • Cụm núi Vọng Phu
  • Sông Mã
Nếu làm tốt có biến TP Thanh Hóa thành một trung tâm Du lịch không kém gì Ninh Bình nhất là Khi có dự án Khu du lịch thành Hoàng Nghiêu của Sungroup
 

Than Do

Thành viên tích cực
Làm du lịch ở đây khó lắm, đến cái ngã 3 nhồi mãi mới giải toả được, đất Đông Tân, Nhồi, Đông Hưng là nơi có nhiều lợi ích của các Anh Chị Xã Hội, kiểu giống Q4 trong SG, khó làm được những thứ to tát ở đây lắm. Nhiều khi nhà đầu tư đến nghe tiếng là chán ngán rồi, ngày trước ngay ngã 3 dân cư đông đúc, khoảng mười mấy nghìn người mà không có lấy 1 thương hiệu có tiếng nào mở cửa hàng ở đó là biết rồi. Muốn làm được phải có 1 ông lớn thật sự về. Năm 2008 đền bù không thoả đáng, tỉnh còn phải điều toàn bộ cơ động, cả xe chống khủng bố, mới dẹp được. Nói chung là địa bàn phức tạp, không phải muốn đụng là đụng được, bên đông sơn những nghề ngon là mấy tay Anh Chị bảo kê hết, đụng vào là cắt gân như chơi
 
Last edited:

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Làm du lịch ở đây khó lắm, đến cái ngã 3 nhồi mãi mới giải toả được, đất Đông Tân, Nhồi, Đông Hưng là nơi có nhiều lợi ích của các Anh Chị Xã Hội, kiểu giống Q4 trong SG, khó làm được những thứ to tát ở đây lắm. Nhiều khi nhà đầu tư đến nghe tiếng là chán ngán rồi, ngày trước ngay ngã 3 dân cư đông đúc, khoảng mười mấy nghìn người mà không có lấy 1 thương hiệu có tiếng nào mở cửa hàng ở đó là biết rồi. Muốn làm được phải có 1 ông lớn thật sự về. Năm 2008 đền bù không thoả đáng, tỉnh còn phải điều toàn bộ cơ động, cả xe chống khủng bố, mới dẹp được. Nói chung là địa bàn phức tạp, không phải muốn đụng là đụng được, bên đông sơn những nghề ngon là mấy tay Anh Chị bảo kê hết, đụng vào là cắt gân như chơi
Đó cũng là lý do mà mỏ đá lâu đóng cửa. Nhưng dần dần cần đưa các nhà máy về vùng ven này để thôi nghề khai thác đá ô nhiễm môi trường phá hoại thiên nhiên.
 

hiphopboy

Thành viên tích cực
Bên mình FDI toàn may mặc, giày da 10-20 triệu USD thôi em. Tuy vậy từ đầu năm đến giờ cũng 274 triệu USD rồi.
Từ giờ đến cuối năm không có biến động FDI nào lớn với tỉnh ta đâu. Lý do thì ai cũng biết là hạ tầng Khu công nghiệp rất hạn chế, thua hết tất cả các tỉnh đồng bằng sông Hồng và Nghệ An
Cuối năm nay khởi công Aeon Mall của Nhật Bản là ra có thêm 190 triệu USD. Cộng dồn với 274 triệu đang có thì đã lên được khoảng 460 triệu USD. Con số này cũng không phải thấp lắm đâu em
Đồng thời cuối năm nay lựa chọn nhà đầu tư LNG Nghi Sơn là Jera Nhật
Sang 2024, khởi công KCN Wha của Thái giai đoạn 1 khoảng 150-200 triệu USD và cuối năm khởi công LNG Nghi Sơn khoảng 5,8 tỷ USD
Cuối năm 2023 này cũng có thể khởi công KCN Đồng Vàng để hy vọng từ 2024 đón nhà đầu tư FDI lĩnh vực hóa chất
Trong 2024 các thủ tục về KCN Sumitomo sẽ cố gắng hoàn thành để khởi công vào 2025
Sang 2025 thì sẽ là câu chuyện khác về thu hút FDI
PS: Một vài tỉnh miền Bắc đặc biệt là Bắc Ninh đang có hội chứng nghiện FDI thái quá và đối xử hơi nhạt với DDI
DDI mà vốn ko lớn giờ rất khó thuê đất ở các tỉnh như vậy
Chủ đầu tư KCN ở vài tỉnh đã nhiều FDI họ còn kén nhà đầu tư, kén lĩnh vực chứ ko dễ vào như ta hay Nghệ An đâu
Cũng là cơ hội cho các KCN, cụm công nghiệp của ta đón các doanh nghiệp DDI và FDI nhỏ
Buồn anh nhỉ, mấy cái tạo được nhiều việc làm lương cao hơn chút thì lại sang tỉnh bạn
 

Facebook Comment

Chủ đề tương tự

Chủ đề được quan tâm nhất

Top