• Lưu ý đọc kỹ nội quy trước khi đăng bài để tránh bị bannick, xóa bài. Xem hướng dẫn đăng bài và tính năng UP tin miễn phí
  • Thông báo về việc đăng bài & đăng ký thành viên áp dụng tại thread Hot news, Projects & Developments
    - Phải đăng ký thành viên mới có thể đăng bài tại thread này.
    - Nếu gặp khó khăn khi đăng ký, vui lòng liên hệ qua email : thanhhoaonline.net@gmail.com để được hỗ trợ đăng ký và kích hoạt tài khoản.

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Sun beauty osen Quảng Yên đã chính thức có quyết định xây dựng hôm 24/8 , 29/8 lại chính thức có quyết định được phép cấp bán và cho thuê. Như vậy các nhà đầu tư không còn sợ dự án treo các thủ tục pháp lý.
Tổng vốn đầu tư dự án hai giai đoạn là: 12.593 tỷ đồng




 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Dự án Sunbeauty onsen này giai đoạn 1 đã đầy đủ hồ sơ để yên tâm xây dựng, kinh doanh, thời gian tới chắc chắn chủ đầu tư sẽ đẩy nhanh tiến độ.
Tổng thể dự án vốn là 12.593 tỷ đúng bằng quy mô đã đầu tư của FLC Sầm Sơn.
Quảng Xương có Dự án này phải nói là rất đẳng cấp, hy vọng kinh tế thế giới nhanh hồi phục du lịch dịch vụ tăng trưởng tốt để dự án này tăng tốc.
Đây là dự án tôi rất thích và Sun cũng rất ưng nên từ lúc tìm hiểu đến lúc khởi công mới nhanh vậy.
Đen đủi là gặp covid, nay lại gặp suy thoái kinh tế và các loại lò dữ dội quá và hai năm nay TH đang trong tầm ngắm nên mọi thủ tục cần chuẩn chỉ khiến mọi thứ trở nên dự án phải vừa làm vừa hoàn chỉnh thủ tục pháp lý và lại phải xem thị trường thế nào.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Tình hình triển khai một số dự án phát triển du lịch sinh thái
Dự án đầu tư Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, dưỡng lão, giải trí tại Khu BTTN Xuân Liên: Công ty Cổ phần Tập đoàn TH đã tiến hành khảo sát, dự kiến thuê môi trường rừng với diện tích 832,7 ha, đầu tư xây dựng các công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, dưỡng lão, giải trí với vốn đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng. Hiện nay Ban quản lý Khu BTTN Xuân Liên đang trình UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng Khu BTTN Xuân Liên, giai đoạn 2021-2030, làm cơ sở thu hút các nhà đầu tư, trong đó có Tập đoàn TH.
PS: Hy vọng TH, một tập đoàn lớn, sớm nghiêm túc đầu tư dự án này để miền Tây của tỉnh có khu du lịch đẳng cấp nhằm đa dạng hóa du lịch của tỉnh ta
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh 9 tháng năm 2023

Trong 9 tháng năm 2023, phần lớn các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh đều có sản lượng sản xuất tăng trưởng cao so với cùng kỳ; trong đó có một số sản phẩm tăng mạnh, như: Clinker tiêu thụ tăng 67,3%, dầu mỡ bôi trơn tăng 70,2%, điện sản xuất tăng 74,1%, thức ăn gia súc tăng 15,4%, dầu nhiên liệu tăng 18,1%, benzen tăng 26,5%...

Bên cạnh đó, có một số ít sản phẩm có sản lượng giảm do có khó khăn nội tại từ lâu chưa được khắc phục triệt để, như: bia, thuốc lá, thép…Việc nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn phải tạm dừng sản xuất để bảo dưỡng trong thời gian 55 ngày (từ ngày 25/8/2023) đã ảnh hưởng lớn đến sản lượng và giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh; tuy nhiên, do làm tốt công tác dự báo, công tác quản lý, cùng với việc một số sản phẩm công nghiệp khác có sự khởi sắc, một số nhà máy khôi phục tối đa công suất sản xuất đã bù đắp cơ bản việc giảm sản lượng của các sản phẩm lọc hóa dầu (như: Nhà máy xi măng Đại Dương hoạt động hết công suất trở lại từ tháng 4/2023, Nhà máy xi măng Long Sơn đã hoạt động hết công suất trở lại cả 4 dây chuyền…).

Sản xuất điện năng thương phẩm dự kiến đạt 5,314 tỷ kWh (tăng 4,5% so với cùng kỳ), đạt 63,3% so với kế hoạch năm; điện sản xuất dự kiến đạt 9,142 tỷ kWh (tăng 68,51% so với cùng kỳ, đạt 111,5% so với kế hoạch). Tuy nhiên, do diễn biến thủy văn bất lợi và ảnh hưởng của hiện tượng El Nino nên lượng nước đổ về các hồ chứa thủy điện rất thấp, làm sản lượng phát điện của các nhà máy thủy điện chỉ đạt khoảng 35 - 50% so với cùng kỳ; ngoài ra, Tổ máy số 2 của Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 2 gặp sự cố kỹ thuật đến 05/7/2023 mới khắc phục xong đã ảnh hưởng đáng kể đến sản lượng cung cấp điện của tỉnh lên hệ thống lưới điện Quốc gia....

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 7,93% so với cùng kỳ năm 2022. Dự kiến hoạt động sản xuất công nghiệp 3 tháng cuối năm vẫn tiếp tục duy trì ổn định và tăng trưởng tốt hơn so với cùng kỳ; tuy nhiên, có một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu sản lượng không đạt kế hoạch (bia, đường kết tinh, tinh bột sắn, các sản phẩm vật liệu xây dựng…) nên dự kiến Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) cả năm 2023 chỉ tăng 9,5% (kế hoạch 10,2%).
PS: Không ngờ xi măng Đại Dương và cả 4 dây chuyền của XM Long Sơn đã đi vào sản xuất
Nhiệm kỳ trước tỉnh ta thu hút được 3 doanh nghiệp nội đầu tư rất lớn và sản xuất là VAS, Long Sơn và Đại Dương.
Nhiệm kỳ này chưa thu hút được đại gia nội nào trong lĩnh vực công nghiệp.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Đông Sơn:Thu ngân sách nhà nước tháng 8 ước đạt 156,862 tỷ đồng, lũy kế thực hiện 8 tháng ước đạt 810,698 tỷ đồng, bằng 82,9% dự toán (trong đó: Thu thường xuyên ước đạt 89,367 tỷ đồng, bằng 50,4% dự toán; thu tiền sử dụng đất ước đạt 721,331 tỷ đồng, bằng 90% dự toán); chi ngân sách cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Trong tháng thành lập mới 02 doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới lên 54 doanh nghiệp, bằng 77,1% so với kế hoạch.
PS: Đông Sơn từ hồi có tin nhập về TPTH bán đất giá trị cao hơn hẳn tất cả các huyện.
Năm nay mà huyện nào thu ngân sách hơn 1000 tỷ đã là thành tựu
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Làn gió” sản phẩm công nghiệp mới ở Khu Công nghiệp Bỉm Sơn
Những ngày trung tuần tháng 9, mặc dù đã thi công xong phần thô kết cấu công trình, nhưng trên công trường thi công Nhà máy Công nghiệp SAB Việt Nam của Công ty TNHH Công nghiệp SAB Việt Nam, tổng thầu dự án là Tập đoàn Xây dựng cục 5 Trung Quốc vẫn huy động từ 300 - 400 nhân lực gấp rút tập trung cho công tác hoàn thiện. Ông Chu Sheng Hua, Giám đốc dự án, cho biết: “Chúng tôi đang chỉ đạo triển khai đồng thời việc hoàn thiện mặt ngoài, các hạng mục bên trong gồm trần, tường, sàn... và các công trình phụ trợ như đường giao thông nội bộ, trạm xử lý nước thải... Chúng tôi phấn đấu sẽ bàn giao toàn bộ phần xây dựng trước ngày 31-10-2023 để chủ đầu tư triển khai lắp thiết bị máy móc, đưa nhà máy vận hành vào đầu năm 2024”.
Được biết, dự án Nhà máy Công nghiệp SAB Việt Nam được khởi công xây dựng tháng 7-2022. Sau khi điều chỉnh, dự án hiện có tổng mức đầu tư khoảng 90 triệu USD trên quy mô diện tích 6,6 ha tại Bắc khu A - KCN Bỉm Sơn. Tổng diện tích sàn xây dựng của dự án là 37.000m2, bao gồm 3 khu nhà xưởng, khu văn phòng, ký túc xá và các công trình phụ trợ. Đây sẽ là nhà máy chuyên sản xuất phụ kiện quần áo, thực hiện xuất khẩu, quyền phân phối bán buôn, bán lẻ sản phẩm phụ kiện ngành may mặc; trong đó có 2 dòng sản phẩm chính được sản xuất tại nhà máy là khuy và khóa. Khi đi vào hoạt động, dự kiến nhà máy sẽ tạo ra việc làm cho hơn 2.000 lao động, với sản lượng hàng hóa ước tính khoảng 100 triệu USD/năm.

Được khởi công năm 2022 tại KCN Bỉm Sơn, Nhà máy sản xuất lốp ô tô Radial do Công ty TNHH lốp COFO Việt Nam làm chủ đầu tư cũng đang bước vào giai đoạn “nước rút” hoàn thiện. Được xây dựng trên tổng diện tích 24,3 ha với tổng số vốn đầu tư khoảng 63,7 triệu USD, nhà máy có công suất hơn 960.000 sản phẩm/năm, chuyên sản xuất lốp ô tô Radial dùng cho xe tải, xe chở khách và xe con các loại từ nguyên liệu cao su hoàn toàn tự thiên nhiên và cao su tổng hợp trong nước hoặc nhập khẩu. Dự án được triển khai bởi 3 nhà thầu là Công ty CP Xây dựng CBC, Công ty CP Thiết kế và Xây dựng Giza Việt Nam, Công ty CP Phụ kiện và Nhà Thép Nhất.
Đại diện nhà thầu thi công cho biết: Công trình bao gồm khá nhiều hạng mục như khu văn phòng, nhà luyện cao su, khu xưởng sản xuất, nhà kho nguyên liệu, nhà kho thành phẩm, khu ký túc xá và nhiều công trình phụ trợ. Được thi công bảo đảm tiến độ, hiện các hạng mục công trình cũng đã thi công xong phần kết cấu và chuyển sang giai đoạn hoàn thiện, chuẩn bị bàn giao cho chủ đầu tư triển khai lắp đặt máy móc, thiết bị.
Được biết, Nhà máy sản xuất lốp ô tô Radial gồm 2 dây chuyền. Dây chuyền 1 sẽ sản xuất lốp ô tô con dạng bán thép với công suất khoảng 2.800 sản phẩm/ngày. Trong giai đoạn 1, sản phẩm của nhà máy sẽ được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam và dự kiến xuất khẩu sang hơn 30 nước trên thế giới, tạo việc làm cho khoảng 1.000 lao động địa phương. Dây chuyền 2 của nhà máy sẽ sản xuất lốp ô tô tải và ô tô khách dạng toàn thép TBR với công suất khoảng 560 sản phẩm/ngày.
Ông Phạm Nhật Tân, Trưởng Văn phòng đại diện tại Bỉm Sơn (thuộc Khu Kinh tế Nghi Sơn và các KCN) cho biết: “KCN Bỉm Sơn hiện nay đã thu hút được 56 dự án đầu tư thứ cấp; trong đó có 30 dự án đang hoạt động sản xuất, kinh doanh, 9 dự án đang đầu tư xây dựng. Các dự án còn lại đang hoàn thiện hồ sơ pháp lý. Hiện các dự án tại KCN đang được chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ. Đồng hành cùng các doanh nghiệp, đơn vị đã và đang phối hợp với các cấp, ngành liên quan để hoàn thiện các thủ tục cấp phép cho các chuyên gia, công nhân của nhà máy sang Việt Nam kịp thời để chuẩn bị lắp đặt máy móc, phấn đấu đưa vào vận hành đúng kế hoạch. Mới đây, 36 nhân sự Nhà máy sản xuất lốp ô tô Radial của Công ty TNHH lốp COFO Việt Nam cũng đã được đơn vị hoàn thiện thủ tục để đến KCN Bỉm Sơn chuẩn bị tham gia công tác lắp đặt và chuẩn bị cho công tác vận hành”.
Vậy là chỉ thời gian ngắn nữa, KCN Bỉm Sơn sẽ đón thêm những dòng sản phẩm mới trong ngành công nghệ ô tô, công nghệ may mặc với sản lượng lớn và chuyên biệt. Không chỉ gia tăng thêm cơ cấu sản phẩm, sản lượng sản xuất cho ngành công nghiệp của tỉnh, những tín hiệu này khẳng định “mảnh đất lành” KCN Bỉm Sơn đã tạo sự thuận lợi cho hành trình dừng chân và phát triển của nhiều ngành công nghiệp đúng định hướng. Được biết trong năm 2023, KCN Bỉm Sơn cũng đã thu hút thêm 2 dự án là Nhà máy sản xuất kinh doanh và xuất khẩu chế phẩm Molypden công nghệ cao Hua Long chuyên sản xuất kim loại công nghệ cao của Công ty TNHH Kingmo New Materials VIETNAM và Nhà máy sản xuất Fomalin, keo dán gỗ, dầu mỡ bôi trơn của Công ty TNHH Sản xuất thương mại Bắc Sơn.
PS: hạ tầng KCN tỉnh ta phải nói cực kỳ cùi bắp, ở TPTH thì ba KCN đã lấp đầy từ lâu mà KCN Tây TPTH thì còn lâu nữa mới đủ điều kiện khởi công nên lâu nay chẳng thêm được doanh nghiệp công nghiệp nào về TPTH.
Nghi Sơn thì toàn công nghiệp xi măng, giấy, thép, hóa chất.....là công nghiệp nặng, ô nhiễm môi trường
Các huyện thì chỉ có cụm công nghiệp, chưa một huyện nào có KCN. Đây là điều không bình thường nếu so với tất cả các tỉnh đồng bằng sông Hồng.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
UBND tỉnh vừa QUYẾT ĐỊNH Về việc phê duyệt phương án đấu giá quyền sử dụng đất khu đất thực hiện dự án Tổ hợp khách sạn, dịch vụ thương mại và quảng trường biển xã Quảng Hùng, thành phố Sầm Sơn (MBQH ban hành kèm theo Quyết định số 5267/QĐ-UBND ngày 05/12/2020 của UBND tỉnh Thanh Hoá).
Những dự án kiểu này sẽ làm ngân sách tỉnh tăng vọt vài ngàn tỷ
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Tỉnh ta có 98km đường bờ biển trong đó số km đường bờ biển có thể làm du lịch được dài khoảng 70km.
Tỉnh nên học theo Đà Nẵng và Quảng Nam bỏ tiền ra đầu tư các đoạn đường đôi chạy dọc ven biển sát bờ luôn, có thể phải GPMB nhiều nhưng tiền bán đất được nhiều hơn tiền GPMB rất nhiều.
Thu ngân sách từ khai thác quỹ đất dọc biển Hoằng Hóa,Quảng Xương, Nghi Sơn chính là khoản thu bền vững trong 20-30 năm liên tục cho ngân sách tỉnh.
Có điều kiện xây dựng các đô thị biển có diện mạo đẹp
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
UBND tỉnh vừa Phê duyệt đồ án Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045, với nội dung chính sau:

1. Phạm vi và ranh giới lập điều chỉnh quy hoạch
- Ranh giới lập quy hoạch
bao gồm toàn bộ địa giới hành chính huyện Thọ Xuân với 30 đơn vị hành chính (03 thị trấn và 27 xã), ranh giới lập quy hoạch cụ thể như sau:
  • Phía Bắc giáp các huyện Ngọc Lặc, Yên Định;
  • Phía Nam giáp huyện Triệu Sơn;
  • Phía Đông giáp huyện Thiệu Hoá;
  • Phía Tây giáp các huyện Thường Xuân, Ngọc Lặc.
- Tổng diện tích lập quy hoạch khoảng 292,29 km2 .
2. Dự báo quy mô dân số

Dân số hiện trạng toàn huyện năm 2022 khoảng 197.174 người, tỷ lệ đô thị hóa trên địa bàn huyện đạt 14%.
- Dự báo đến năm 2030, dân số toàn huyện bao gồm cả dân số tạm trú quy đổi đạt khoảng 275.000 người (trong đó dân số thường trú khoảng 220.000 người); dân số đô thị đạt tối thiểu khoảng 150.000 người (trong đó dân số thường trú khoảng 120.000 người), tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 55% trở lên.
- Dự báo đến năm 2045
, dân số toàn huyện bao gồm cả dân số tạm trú quy đổi đạt khoảng 380.000 người (trong đó dân số thường trú khoảng 270.000 người), dân số đô thị đạt tối thiểu khoảng 305.000 người (trong đó dân số thường trú khoảng 220.000 người), tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 80% trở lên
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
4. Tính chất, chức năng của Thọ Xuân:
Là trung tâm du lịch văn hóa, lịch sử của tỉnh, vùng tập trung phát triển nông nghiệp, công nghiệp công nghệ cao, thương mại, đô thị và dịch vụ hàng không; là trung tâm động lực của vùng liên huyện Thọ Xuân - Thiệu Hóa - Yên Định - Triệu Sơn - Thường Xuân, đầu mối giao lưu với các tỉnh trong cả nước và quốc tế thông qua Cảng hàng không Thọ Xuân.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Cấu trúc phát triển không gian vùng huyện Thọ Xuân
Trên cơ sở địa hình tự nhiên, hiện trạng, tổ chức không gian phát triển vùng thành mô hình "Hai tuyến - Ba vùng phát triển" như sau:
- Tuyến phát triển số 01 là tuyến phát triển đô thị tạo bởi các trục hiện có, gồm:
+ Trục số (1): Đường Hồ Chí Minh vừa là đường cao tốc Quốc gia vừa là trục phát triển đô thị và trục đối ngoại của đô thị Lam Sơn - Sao Vàng và của vùng huyện;
+ Trục số (2): Quốc lộ 47 hiện tại nắn tuyến tại ngã ba Xuân Thắng chạy qua sông Chu tại phía Nam xã Xuân Bái là hành lang kinh tế Đông - Tây của tỉnh;
+ Trục số (3): Quốc lộ 47B (CHK Thọ Xuân đi Ninh Bình) và đường CHK Thọ Xuân đi Nghi Sơn, vừa là trục liên kết vùng với vùng kinh tế động lực phía Nam của tỉnh (Nghi Sơn), vừa là trục phát triển và kết nối nội vùng.
+ Trục số (4): Quốc lộ 47C và đường tỉnh 515 dọc hai bên sông Chu, là trục Đô thị hóa - Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của vùng.
- Tuyến phát triển số 02 là tuyến cảnh quan sinh thái: Tạo bởi hai trục gồm:
  • Trục số (5): Đường tỉnh 506B (Xuân Lam - thị trấn Vạn Hà): nối các vùng nông nghiệp sinh thái, vùng di tích lịch sử, văn hóa và cảnh quan vùng Tả ngạn sông Chu;
  • Trục số (6): Đường tạo mới kết hợp đường tỉnh 506D (Minh Sơn - Thọ Minh) qua sông Chu tại cầu Lược kết nối các vùng nông nghiệp sinh thái Tả ngạn và Hữu ngạn sông Chu. Hai tuyến phát triển nêu trên kết nối 03 phân vùng kiểm soát phát triển chính của vùng huyện gồm vùng Lam Sơn - Sao Vàng, vùng Đông Tả ngạn sông Chu, vùng Đông Hữu ngạn Sông Chu.
PS: Như vậy tỉnh đã quy hoạch quốc lộ 47B nối tỉnh Ninh Bình với CHK Quốc tế Thọ Xuân
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Phân vùng phát triển Toàn vùng huyện Thọ Xuân được phân chia thành các phân vùng kiểm soát, quản lý phát triển như sau:
a) Phân vùng Lam Sơn - Sao Vàng:
bao gồm thị trấn Lam Sơn, thị trấn Sao Vàng và 08 xã: Xuân Thiên, Xuân Bái, Thọ Xương, Thọ Lâm, Thọ Diên, Xuân Hưng, Xuân Phú và một phần xã Xuân Sinh (thuộc QHC đô thị Lam Sơn Sao Vàng). Là trung tâm kinh tế động lực của huyện Thọ Xuân và của tỉnh với các chức năng phát triển chủ yếu bao gồm: công nghiệp, nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao; dịch vụ hàng không; thương mại dịch vụ; logistics; dịch vụ du lịch và vui chơi giải trí; bảo tồn, phát huy giá trị Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác trong khu vực.
b) Phân vùng Đông hữu ngạn sông Chu: bao gồm thị trấn Thọ Xuân và 10 xã Thọ Hải, Xuân Hoà, Xuân Trường, Xuân Giang, Tây Hồ, Bắc Lương, Xuân Hồng, Nam Giang, Thọ Lộc, Xuân Phong với trung tâm phân vùng là thị trấn Thọ Xuân. Là phân vùng sinh thái phía Hữu ngạn sông Chu với các chức năng phát triển chủ yếu bao gồm: dịch vụ - thương mại, công nghiệp vừa và nhỏ phục vụ nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp năng suất, chất lượng với các sản phẩm thế mạnh là cây lương thực (lúa), cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản.
c) Phân vùng Đông Tả ngạn sông Chu: Bao gồm 09 xã: Thuận Minh, Thọ Lập, Xuân Tín, Phú Xuân, Xuân Lập, Xuân Lai, Xuân Minh, Trường Xuân, Quảng Phú với trung tâm phân vùng là đô thị Xuân Lai và trung tâm cụm xã là Xuân Tín. Là phân vùng sinh thái và văn hoá lịch sử phía Tả ngạn sông Chu với các chức năng phát triển chủ yếu bao gồm: nông nghiệp với các mô hình trang trại theo hướng nông nghiệp sạch, chất lượng cao, với các sản phẩm thế mạnh là cây công nghiệp, chăn nuôi đại gia súc và thủy sản; bảo tồn, phát huy giá trị các di tích văn hoá lịch sử cùng với khai thác giá trị các vùng cảnh quan nông nghiệp đặc trưng để phát triển du lịch sinh thái.
d) Các khu vực bảo tồn, khu vực bảo vệ cảnh quan, khu vực hạn chế phát triển:
* Các khu vực bảo tồn, khu vực bảo vệ cảnh quan gồm các khu vực sau:
- Khu di tích lịch sử đặc biệt cấp Quốc gia Lam Kinh:
Là khu vực bảo tồn có quy mô 200ha, thuộc xã Xuân Lam (theo Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt).
- Khu di tích lịch sử đặc biệt cấp Quốc gia Lê Hoàn: Là khu vực bảo tồn có quy mô 40ha, thuộc xã Xuân Lập (theo Quyết định số 1820/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt).
- Khu vực vùng đệm dọc hai bờ sông Chu: là khu vực cần bảo vệ cảnh quan vùng sinh thái cảnh quan và phòng chống lũ lụt ven sông cần được bảo vệ, hạn chế xây dựng, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khai thác cát, tài nguyên khoáng sản khác; có quy mô diện tích khoảng 18,5km2. Phát triển nông nghiệp sạch, chất lượng cao như rau sạch, hoa cây cảnh và thủy sản. Phát triển các dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí.
- Các khu vực bảo tồn khác: Xác định các phạm vi bảo vệ di tích cụ thể tại từng di tích theo quy hoạch bảo tồn, phát huy giá trị di tích.
* Khu vực hạn chế phát triển là khu vực thuộc phần diện tích đất dự phòng phát triển sau năm 2050 (379,65ha) theo Quy hoạch Cảng hàng không Quốc tế Thọ Xuân thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt tại Quyết định số 1136/QĐ-BGTVT ngày 12/6/ 2020; các yêu cầu cụ thể như sau:
- Giai đoạn trước mắt phát triển hạn chế các điểm dân cư nông thôn trong phạm vi; chỉ phát triển một số vị trí phù hợp với nhu cầu thiết yếu để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Các công trình xây dựng trong khu vực này không quá 03 tầng để đảm bảo độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời Việt Nam theo quy định tại Nghị định số 32/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016 của Chính phủ; không làm ảnh hưởng tới hoạt động hàng không (dân dụng, quân sự) tại CHK Thọ Xuân
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Tổ chức hệ thống đô thị và nông thôn Định hướng phát triển huyện Thọ Xuân theo hướng đô thị hóa, đến năm 2030 thành lập thị xã Thọ Xuân, đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV; đến năm 2045 đạt tiêu chuẩn đô thị loại III.
*Hệ thống đô thị
- Giai đoạn đến năm 2025:
lập, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Lam Sơn - Sao Vàng (trên cơ sở khu vực đã được công nhận đạt tiêu chí đô thị loại IV) làm cơ sở hình thành khu vực trung tâm của thị xã trong tương lai, các xã Xuân Lai, Xuân Thiên được lập, điều chỉnh quy hoạch chung làm cơ sở quản lý, đầu tư xây dựng để hình thành các trung tâm tiểu vùng (không thành lập thị trấn). Sớm triển khai lập quy hoạch chung đô thị trên toàn huyện làm cơ sở quản lý, đầu tư xây dựng hoàn thiện các tiêu chí đô thị đô thị loại IV, tạo tiền đề thành lập thị xã Thọ Xuân.
- Giai đoạn đến năm 2030 thành lập thị xã Thọ Xuân trên cơ sở toàn bộ địa giới hành chính huyện Thọ Xuân với khu vực nội thị bao gồm: Thị trấn Thọ Xuân, thị trấn Sao Vàng, thị trấn Lam Sơn và các xã: Xuân Lai, Xuân Bái, Bắc Lương, Nam Giang, Thọ Xương, Xuân Minh, Thọ Hải, Tây Hồ, Xuân Hoà, Xuân Thiên, Xuân Lập, Xuân Trường, Xuân Sinh, Thọ Lâm, Thọ Diên, Thọ Lộc, Xuân Phong, Xuân Giang.
- Giai đoạn 2031÷2045: phát triển đô thị theo định hướng Quy hoạch chung thị xã Thọ Xuân được phê duyệt.
* Khu vực nông thôn
Xây dựng huyện Thọ Xuân trở thành huyện nông thôn mới nâng cao trước năm 2024; đến năm 2030 xây dựng 100% xã đạt tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao, trong đó 14 đơn vị xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu kết hợp xây dựng tiêu chí xã đạt cơ sở hạ tầng phường. Sau năm 2030 phát triển khu vực nông thôn theo định hướng quy hoạch chung thị xã Thọ Xuân được phê duyệt
PS: Như vậy Thọ Xuân không lập thêm thị trấn nào cho đến 2030 mà sau này cho lên phường luôn.
Số phường ở Quyết định cũ là 18 xã thị trấn thì ở quyết định mới này đã lên 21. Dĩ nhiên chắc sẽ có sát nhập để giảm bớt.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Không gian phát triển công nghiệp vùng huyện Thọ Xuân
- Tại phân vùng Lam Sơn - Sao Vàng:
Phát triển Khu công nghiệp (KCN) Lam Sơn - Sao Vàng có quy mô đến năm 2030 khoảng 537 ha, sau năm 2030 mở rộng diện tích KCN Lam Sơn Sao vàng lên khoảng 654,3 ha, đồng thời dành quỹ đất để dự trữ phát triển các khu vực sản xuất công nghiệp với diện tích khoảng 2.500 ha. Ưu tiên thu hút đầu tư các dự án sử dụng công nghệ cao, nhất 7 là các dự án công nghiệp hàng không, công nghiệp điện tử, viễn thông, thiết bị y tế, dược phẩm, thiết bị chiếu sáng, cơ khí chính xác, công nghiệp quốc phòng... tiến tới hình thành khu công nghiệp công nghệ cao của tỉnh.
- Bố trí Khu bảo trì, bảo dưỡng và dịch vụ hàng không quy mô khoảng 100 ha tại khu vực lân cận Cảng hàng không Thọ Xuân.
- Quy hoạch 08 Cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn huyện với tổng diện tích khoảng 540ha, bao gồm: CCN Xuân Lai (75 ha), CCN Thọ Minh (40 ha), CCN Thọ Nguyên (75 ha), CCN Xuân Hoà - Thọ Hải (75 ha), CCN Xuân Tín - Phú Xuân (75 ha), CCN Trường Xuân (75 ha), CCN Neo (75 ha), CCN Xuân Phú (50 ha). Trong đó giai đoạn đến năm 2030 phấn đấu tỷ lệ lấp đầy các CCN đạt 50% trở lên, đến năm 2045 đạt 80% trở lên. Ưu tiên thu hút các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, may mặc, vật liệu xây dựng, chế biến nông - lâm - thủy sản, công nghiệp phụ trợ cho các ngành sản xuất tại KCN Lam Sơn - Sao Vàng...
- Tại các xã bố trí quỹ đất sản xuất kinh doanh để phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống địa phương như: làm bánh gai, làm nem nướng, kẹo lạc, mật mía, nón lá, đồ gỗ gia dụng...
PS: Lần điều chỉnh quy hoạch này thậm chí còn nâng tầm vai trò của Thọ Xuân, dành tới 25km2 để tiếp tục phát triển công nghiệp mà lại còn chú trọng phát triển CN CNC và là trung tâm CN CNC của tỉnh chứ không phải là TP Thanh Hóa
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Không gian phát triển du lịch vùng huyện Thọ Xuân
Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của vùng huyện Thọ Xuân với đa dạng loại hình như du lịch lịch sử - văn hóa, tâm linh; du lịch sinh thái, cộng đồng; du lịch lữ hành công vụ - thương mại, sự kiện.

- Tại phân vùng Lam Sơn - Sao Vàng: Xây dựng các khu du lịch (KDL) nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí kết hợp với các di tích lịch sử và khu vực cảnh quan sinh thái phục vụ khách du lịch và người dân đô thị như KDL sinh thái Lam Kinh (khoảng 300 ha); Khu Resort Sao Mai Thanh Hoá (khoảng 53,8 ha); Công viên tre luồng Thanh Tam khoảng 159,6 ha (trong đó phần diện tích thuộc huyện Thọ Xuân khoảng 102,4 ha); khu vui chơi giải trí và sân Golf Núi Chì - Núi Chẩu (khoảng 230 ha); phát triển các điểm du lịch tham quan và mua sắm kết hợp với các Trung tâm dịch vụ thương mại, Khu Nông nghiệp sử dụng công nghệ cao.

- Tại phân vùng phía Đông hữu ngạn sông Chu: xây dựng khu du lịch sinh thái, văn hóa Hồ Bàn Thạch gắn với khu đền thờ các vua thời Lê Trung Hưng (xã Xuân Sinh) và Lăng mộ vua Lê Dụ Tông (xã Xuân Giang) diện tích khoảng 50 ha; xây dựng các điểm du lịch khai thác di tích lịch sử, văn hóa cộng đồng như: thăm quan Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia trò Xuân Phả (Xuân Trường), đền thờ bà Phạm Thị Ngọc Trần, di tích cách mạng nhà ông Hồ Sỹ Nhân (Xuân Hoà) làng nghề bánh gai Tứ Trụ (Thọ Diên), nón lá Thọ Lộc...

- Tại phân vùng Tả ngạn sông Chu: xây dựng các khu du lịch vui chơi giải trí gắn với các vùng hồ, đồi núi và các di tích lịch sử - văn hóa liên quan đến các thời Tiền Lê, Hậu Lê, Lê Trung Hưng, thời kỳ Cần vương và lịch sử cách mạng thời đại Hồ Chí Minh: Khu du lịch sinh thái Xuân Lập gắn với Khu di tích Lê Hoàn (khoảng 100 ha); khu du lịch sinh thái cảnh quan Long Hồ gắn với vùng lịch sử Yên Trường - Vạn Lại (khoảng 150 ha); khu di tích thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa tại Thọ Lập; khu du lịch cộng đồng Phố Đầm (khoảng 120 ha), cụm di tích cách mạng Xuân Minh, di tích cách mạng Thọ Trường...

- Phát triển các điểm du lịch sinh thái ven sông Chu kết hợp giữa nông nghiệp và du lịch sinh tại các khu vực bãi sông được phép xây dựng (qua địa bàn các xã Thọ Diên, Thọ Hải, Xuân Hoà, Xuân Trường, Phú Xuân, Xuân Lai gồm: Khu vực bãi sông phía bờ hữu sông Chu tương ứng K7+500 - K12+300; K13+100 - K16+500; khu vực bãi sông phía bờ tả sông Chu tương ứng K8+800 - K12+200). Yêu cầu diện tích xây dựng không vượt quá 5% diện tích 9 bãi sông và được thực hiện theo khoản 3 Điều 26 Luật Đê điều. Vị trí và quy mô cụ thể được xác định trong các quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng xã.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng xã hội vùng huyện Thọ Xuân
1. Trung tâm hành chính - chính trị
Giai đoạn đến năm 2030:
Di chuyển, xây dựng trung tâm hành chính mới của huyện Thọ Xuân tại đô thị Lam Sơn - Sao Vàng, trước mắt di chuyển, xây dựng mới Trụ sở làm việc của Huyện uỷ, HĐND, UBND, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể, Công an huyện, Ban chỉ huy quân sự huyện và một số cơ quan khác.
Giai đoạn đến năm 2045 di chuyển toàn bộ các cơ quan hành chính cấp huyện đến khu vực trung tâm hành chính mới. Tạo điều kiện, khuyến khích các cơ quan cấp tỉnh, trung ương đứng chân trên địa bàn huyện di chuyển đến khu trung tâm hành chính mới để hình thành khu trung tâm đô thị, phát huy tối đa khả năng phục vụ người dân và các cơ quan tổ chức trên địa bàn huyện. Quy mô các công trình phù hợp với yêu cầu, mô hình hoạt động của chính quyền đô thị cấp huyện.
2.Trung tâm giáo dục - đào tạo - Giáo dục cấp Đại học và trường nghề:
-Nâng cấp Trường dạy nghề Lam Kinh hiện có tại thị trấn Sao Vàng thành trường đào tạo nghề đa ngành, đáp ứng nhu cầu lao động tại khu vực đô thị Lam Sơn - Sao Vàng trong giai đoạn đầu.

- Hình thành trung tâm phân viện đại học tại đô thị Lam Sơn – Sao Vàng gồm các ngành Quản trị kinh doanh, công nghệ tin học, tự động hóa, cơ khí chế tạo, nông - lâm nghiệp - chăn nuôi, văn hóa - du lịch - thể dục thể thao. Tổng quy mô các phân viện đến 2045 khoảng 10.000 sinh viên (thu hút 2.000- 2.500 sinh viên/năm). Hình thành học viện hàng không thuộc khu dịch vụ hàng không với quy mô đào tạo dự kiến khoảng 2.500 học viên (phi công, tiếp viên, kỹ thuật viên)/năm.

- Hình thành các trường đào tạo nghề đa ngành đến năm 2045 đạt quy mô tổng cộng 15.000 học viên (thu hút khoảng 5.000 học viên/năm) tại khu vực thị trấn Lam Sơn.

- Giáo dục cấp Phổ thông trung học: giai đoạn đến năm 2030, ổn định 05 trường hiện có: THPT Lê Lợi (Thị trấn Thọ Xuân); THPT Lam Kinh, THPT Thọ Xuân 5 (di chuyển vị trí mới theo quy hoạch chung đô thị Lam Sơn Sao Vàng); THPT Lê Hoàn (Xuân Lai); THPT Thọ Xuân 4 (Thọ Lập). Sau năm 2030, bổ sung thêm 03 trường để đảm bảo khả năng phục vụ tương ứng với quy mô dân số tăng thêm tại các khu vực: đô thị Phố Đầm, xã Xuân Hồng (vị trí xã Thọ Nguyên cũ) và tại đô thị Lam Sơn - Sao Vàng (dự kiến thu hút trường ngoài công lập để đảm bảo không quá 01 trường trên một đơn vị hành chính).

- Hệ thống giáo dục cấp xã: bao gồm trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, TH&THCS được nghiên cứu bố trí phục vụ cho từng xã, đơn vị ở tại đô thị, quy mô và vị trí cụ thể sẽ được nghiên cứu trong các đồ án quy hoạch đô thị, quy hoạch chung xây dựng xã. Bố trí quỹ đất mở rộng, đảm bảo diện tích tối thiểu theo quy định; xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu đến trường của con em địa phương, nhất là đối với bậc học mầm non. Khuyến khích phát triển các cơ sở giáo dục ngoài công lập, nhất là khối mầm non và trường liên cấp tại các khu vực đô thị, trung tâm cụm xã, khu vực tập trung đông dân cư.
PS: Tỉnh ta quy hoạch cho Thọ Xuân hoành tráng quá, vượt cả tầm của TP Thanh Hóa là tỉnh lỵ Mảng trung tâm giáo dục đào tạo đọc nghe thích quá, chẳng biết là ai mò lên đó mà làm phân hiệu
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Quy hoạch Giao thông vùng huyện Thọ Xuân
................
Đối với các tuyến đường tỉnh quy hoạch mới:
+ Tuyến đường nối QL217 - QL45 - QL47 quy hoạch kéo dài đến đường Hồ Chí Minh tại địa phận xã Luận Thành, huyện Thường Xuân;
  • Tuyến đường Lam Kinh- Thành Nhà Hồ (đi trùng với tuyến đường vành đai tả sông Chu);
  • Tuyến đường nối từ thành phố Thanh Hóa đi Ngọc Lặc;
  • Tuyến đường Nam sông Chu;
  • Tuyến đường vành đai Đông Bắc cảng hàng không Thọ Xuân (tuyến đường số 9 đô thị Lam Sơn - Sao Vàng) quy hoạch kéo dài đến đường Hồ Chí Minh;
  • Tuyến đường nối xã Xuân Thiên - Thọ Lâm - Sao Vàng - Xuân Phú (tuyến đường số 8 đô thị Lam Sơn - Sao Vàng) quy hoạch nối với đường tỉnh 519B.
Các tuyến đường tỉnh Quy hoạch đến năm 2030 tối thiểu đạt cấp IV; đến năm 2045 quy hoạch đường đô thị, tối thiểu cấp III, 4 làn xe; lộ giới tối thiểu 42 m.

- Đường huyện: Quy hoạch các tuyến đường huyện đến năm 2030, đạt tiêu chuẩn đường cấp V trở lên; đến năm 2045 quy hoạch đường đô thị, tối thiểu cấp III, 4 làn xe. Đối với các đoạn quy hoạch mới, lộ giới tối thiểu 25 m (lòng đường 15 m, vỉa hè 5 m x2), đối với các đoạn hiện trạng tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế cụ thể để xác định lộ giới nhưng phải đảm bảo tối thiểu 16 m (lòng đường 8 m, vỉa hè 5 m x2).
-.....
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Cảng hàng không Thọ Xuân: Phát triển, mở rộng Cảng hàng không Thọ Xuân đến năm 2025 thành Cảng hàng không quốc tế, quy mô đến năm 2030 đạt 5,0 triệu lượt khách/năm và 27.000 tấn hàng hóa/năm; Quy hoạch đến 2045 xây dựng đồng bộ các công trình khu hàng không dân dụng mới ở phía Đông Bắc đạt khoảng 20 triệu hành khách/năm.
 

Facebook Comment

Chủ đề tương tự

Chủ đề được quan tâm nhất

Top