• Lưu ý đọc kỹ nội quy trước khi đăng bài để tránh bị bannick, xóa bài. Xem hướng dẫn đăng bài và tính năng UP tin miễn phí
  • Thông báo về việc đăng bài & đăng ký thành viên áp dụng tại thread Hot news, Projects & Developments
    - Phải đăng ký thành viên mới có thể đăng bài tại thread này.
    - Nếu gặp khó khăn khi đăng ký, vui lòng liên hệ qua email : thanhhoaonline.net@gmail.com để được hỗ trợ đăng ký và kích hoạt tài khoản.

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Ủy ban nhân dân huyện Hoằng Hóa có Công văn số 2128/UBNDKTHT ngày 10/8/2023 về việc đề xuất chủ trương và ủy quyền phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Quảng trường Hoằng Tiến, xã Hoằng Tiến, huyện Hoằng Hóa. Trên cơ sở đề nghị của Sở Xây dựng tại Công văn số 5571/SXDPTĐT ngày 18/8/2023, Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến Thống nhất chủ trương lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Quảng trường Hoằng Tiến, xã Hoằng Tiến, huyện Hoằng Hóa theo đề nghị của Sở Xây dựng và UBND huyện Hoằng Hóa tại các văn bản nêu trên.Giao UBND huyện Hoằng Hóa tổ chức lập, trình phê duyệt quy hoạch chi tiết theo quy định hiện hành
PS: Hoằng Hóa sắp xây dựng quảng trường, không làm ở thị trấn Bút Sơn mà làm ở Khu du lịch Hải Tiến
 
N

NGUOI QUAN SAT

Khách vãng lai
Không biết các bác suy nghĩ và định nghĩa giỏi là như thế nào chứ, với t thì thấy Ninh Bình mới là nơi có lãnh đạo giỏi, tỉnh rất khiêm tốn về diện tích, dân số, nhưng lại tạo ra 1 loạt doanh nghiệp nội rất mạnh. Đó là họ vị trí không đẹp nên hút FDI rất dở, chứ mà hút được FDI nữa họ không biết sẽ mạnh cỡ nào.
Cái này bạn nói cũng có phần đúng, ko chỉ Ninh Bình mà ngay trong khu vực BTB cũng có tỉnh nhỏ dân số ít chưa nổi 1 triệu nhưng lại có những tập đoàn mạnh hơn cả 1 tỉnh lớn như Thanh Hóa, đó là tỉnh Quảng Bình, chưa kể họ chịu bất lợi rất lớn về mặt địa lý và bão lũ hạn hán thường xuyên xẩy ra
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Cái này bạn nói cũng có phần đúng, ko chỉ Ninh Bình mà ngay trong khu vực BTB cũng có tỉnh nhỏ dân số ít chưa nổi 1 triệu nhưng lại có những tập đoàn mạnh hơn cả 1 tỉnh lớn như Thanh Hóa, đó là tỉnh Quảng Bình, chưa kể họ chịu bất lợi rất lớn về mặt địa lý và bão lũ hạn hán thường xuyên xẩy ra
Tập đoàn nào ở QUảng Bình mạnh hơn tất cả các công ty của Thanh Hóa thế Huy nghiện?
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Tháng 9 tới đây nếu đúng kế hoạch của tỉnh( đã hoàn thành mọi thủ tục thuộc về tỉnh), và tình hình tài chính của Aeon Mall( hy vọng không bị đụt kiểu hết tiền, cạn vốn như Vin) thì một sự kiện quan trọng với thương mại dịch vụ tỉnh nhà và cả miền Trung, đó là khởi công TTTM Aeon Mall Thanh Hóa trên diện tích rộng 105.000m2, rộng nhất cả nước.
Đây là dự án mà cả miền Trung và Nam đồng bằng sông Hồng thèm muốn nhưng không có được.
TP hàng xóm phía Nam dù muốn cũng chưa có.
So sánh TP Thanh Hóa, TP Vinh, TP Huế ở hạng mục TTTM, siêu thị lớn.
Tỉnh TT Huế tuy nghèo, dân số rất ít, tổng bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ rất thấp, cả tỉnh chưa bằng mình TP Thanh Hóa nhưng có hầu hết bộ TTTM lớn cơ bản. TP Thanh Hóa thiếu 02 đại diện. Khá ngạc nhiên khi TP Thanh Hóa dung lượng thương mại lớn, tỉnh lỵ của tỉnh lớn nhất cả nước mà lại chưa đầy đủ TTTM cơ bản

Tên TTTMTP Thanh HóaTP VinhTP Huế
Aeon Mallkhông
Go-BigC
LotteKhông
VincomKhông
Mega martKhôngkhông
Coop martkhông
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Chắc cháu nó đang nói đến Sơn Hải.
Còn NB thì Thành với Trường mạnh thời 3X chứ bây giờ cũng bình thường. Cái NB giỏi là kéo được Thành Công về đó
Thành Công mới oách chứ Xuân Trường thì Ninh Bình thu được mấy đồng của nó?
Thành Công hàng năm nạp cho Ninh Bình tới 12-15.000 tỷ tiền thuế, số thuế nạp lớn hơn cả số thuế của Lọc hóa dầu Nghi Sơn nạp cho Thanh Hóa( vì nó nằm tại KKT nên hưởng ưu đãi thuế)
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Nhà máy LHD Nghi Sơn duy trì xuất bán xăng dầu đến hết ngày 1-9 và mở cảng, xuất hàng lại từ ngày 22-9
(Baothanhhoa.vn) - Như Báo Thanh Hóa đã thông tin, từ ngày 25-8-2023 Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn sẽ tiến hành công tác bảo dưỡng tổng thể lần thứ nhất, dự kiến khoảng 55 ngày đêm.
Theo Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP), trong đợt bảo dưỡng này sẽ có hơn 3.300 thiết bị được mở, làm sạch và kiểm tra bảo dưỡng. Tổng số lượng nhân sự huy động tham gia công việc là hơn 5.000 người từ các nhà thầu, các chuyên gia từ nhà bản quyền công nghệ và nhà sản xuất thiết bị; cùng với đó sẽ có khoảng 300 máy móc thiết bị chuyên dụng, gần 250.000 m3 giàn giáo, khoảng 12.000 đầu mục vật tư phụ tùng thay thế.
Đợt bảo dưỡng này có rất nhiều hạng mục công việc quan trọng, độ phức tạp cao. Chúng tôi đã lập kế hoạch, chuẩn bị kỹ càng, huy động nguồn lực tốt nhất từ trong nước và cả nước ngoài. Cùng với đó, để đạt được các chỉ tiêu về an toàn, chất lượng và đưa nhà máy vào vận hành lại sớm nhất có thể, chúng tôi đã tập trung tối ưu hóa tiến độ dừng và khởi động lại nhà máy; lập kế hoạch thực hiện, bố trí nhân lực và xây dựng biện pháp thi công, kiểm soát chất lượng và tiến độ chi tiết của từng hạng mục công việc. Đặc biệt, sẽ chú trọng đến các hạng mục công việc quan trọng nằm trên đường găng tiến độ, đánh giá các rủi ro kỹ thuật có thể phát sinh trong quá trình thực hiện và chuẩn bị các phương án, nguồn lực dự phòng đầy đủ. Ông Lê Nguyễn Quốc Vinh - Giám đốc Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn chia sẻ.
Cũng theo NSRP, để duy trì và bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường Thanh Hóa và cả nước, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương, yêu cầu của UBND tỉnh Thanh Hóa và các bên góp vốn, trong các tháng qua nhà máy đã duy trì vận hành ổn định, liên tục ở công suất cao nhằm cung ứng ra thị trường và dự phòng ở mức tối đa.
Nhà máy sẽ duy trì xuất bán xăng dầu cho đến hết ngày 1-9-2023, sau đó tạm dừng và sẽ mở cảng, xuất hàng lại từ ngày 22-9-2023 từ nguồn dự trữ tại các bể chứa cũng như phối trộn từ các phân xưởng công nghệ được khởi động sớm.
PS: GRDP của Thanh Hóa sẽ bị thấp, thậm chí tăng trưởng âm trong tháng 9,10 là hai tháng mà Lọc dầu bảo dưỡng.
Năm nay cố gắng lắm thì may ra tốc độ tăng GRDP đạt 7,6-7,8% và kém xa mục tiêu 11%. Có hai nguyên nhân lớn: Các mặt hàng may mặc, da giày bị giảm hợp đồng nên giảm công suất các nhà máy và lọc dầu Nghi Sơn bảo dưỡng gần 2 tháng.
Bù lại một chút là sản lượng điện của 14 nhà máy thủy điện lớn nhỏ và hai nhà máy nhiệt điện phát huy tối đa công suất, nhiệt điện Nghi Sơn II hoạt động từ đầu năm.
5000 chuyên gia tới Nghi Sơn làm việc 2 tháng, du lịch Thanh Hóa chắc được thêm ít nhất 10.000 lượt khách du lịch vì mỗi vị chắc chắn phải đi 2 lần =))=))=))
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Một du khách không biết là Thái Bình hay Nam Định khen Hải Tiến hết lời: Biển nước trong xanh =))=))=))
Cầu cảng Hải Tiến đẹp kiến trúc châu Âu=))=))=)), mình người TH còn thấy cầu này quê mùa nhưng bạn này tỉnh khác lại thấy đẹp ha ha
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Một cặp vợ chồng tây review Pù Luông.
Có lẽ Thanh Hóa nên xem lại chiến lược du lịch, đầu tư mạnh cho du lịch phía Tây của tỉnh để đón khách HN và khách quốc tế.
Thiên nhiên hoang sơ và mát mẻ như Pù Luông thì ở Tây Bắc cũng nhiều nhưng Pù Luông có ưu điểm là nằm trên trục có nhiều điểm có thể kết hợp như suối cá thần, Lam Kinh, thành nhà Hồ....
Pù Luông hầu như không có hoạt động xây dựng gì nên khách nước ngoài họ rất thích
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 2963/QĐ-UBND ngày 22/8/2023 về việc giao chi tiết kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 của các dự án thuộc lĩnh vực văn hóa, thông tin theo Quyết định số 888/QĐ-TTg ngày 24 tháng 7 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Theo đó, UBND tỉnh giao kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 bố trí cho 02 dự án thuộc lĩnh vực văn hóa, thông tin 310.000 triệu đồng, trong đó:

(1) Dự án Bảo tồn, tu bổ, phục hồi, tôn tạo một số hạng mục công trình thuộc khu vực Thành nội Di sản văn hóa Thế giới Thành nhà Hồ, huyện Vĩnh Lộc (giai đoạn 1 thuộc Nhóm dự án số 3), với số vốn là 180.000 triệu đồng.

(2) Dự án Tu bổ, phục hồi, tôn tạo các hạng mục công trình Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh, với số vốn là 130.000 triệu đồng.

Nguồn vốn: Vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương theo Quyết định số 888/QĐ-TTg ngày 24 tháng 7 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ.
PS: Thành nhà Hồ được cấp 180 tỷ không biết làm làm những hạng mục gì, nên cho khôi phục hào thành và đường hoàng cung là đẹp. Các công trình nhà điện để sau này có cơ sở phục hồi sau.
 

Ca.go.

Thành viên tích cực
Tháng 9 tới đây nếu đúng kế hoạch của tỉnh( đã hoàn thành mọi thủ tục thuộc về tỉnh), và tình hình tài chính của Aeon Mall( hy vọng không bị đụt kiểu hết tiền, cạn vốn như Vin) thì một sự kiện quan trọng với thương mại dịch vụ tỉnh nhà và cả miền Trung, đó là khởi công TTTM Aeon Mall Thanh Hóa trên diện tích rộng 105.000m2, rộng nhất cả nước.
Đây là dự án mà cả miền Trung và Nam đồng bằng sông Hồng thèm muốn nhưng không có được.
TP hàng xóm phía Nam dù muốn cũng chưa có.
So sánh TP Thanh Hóa, TP Vinh, TP Huế ở hạng mục TTTM, siêu thị lớn.
Tỉnh TT Huế tuy nghèo, dân số rất ít, tổng bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ rất thấp, cả tỉnh chưa bằng mình TP Thanh Hóa nhưng có hầu hết bộ TTTM lớn cơ bản. TP Thanh Hóa thiếu 02 đại diện. Khá ngạc nhiên khi TP Thanh Hóa dung lượng thương mại lớn, tỉnh lỵ của tỉnh lớn nhất cả nước mà lại chưa đầy đủ TTTM cơ bản

Tên TTTMTP Thanh HóaTP VinhTP Huế
Aeon Mallkhông
Go-BigC
LotteKhông
VincomKhông
Mega martKhôngkhông
Coop martkhông
Vincom Vinh có mà, Go còn chuẩn bị xây cái thứ 2, Hương Giang chuẩn bị mở rộng thêm loạt siêu thị. Ngày xưa còn có thằng Intimex khá nổi ở khu vữ phía Bắc nhưng TH không có. Một số TTTM lớn đang chuẩn bị triển khai của Hàn Quốc là E-Mart, Y-Mart
Ở Vinh còn có một siêu thị khá nổi tiếng trong hệ thống bán lẻ VN là Maximark, đã có ở Vinh hơn 20 năm. Thằng này còn trên phân khúc khách hàng của Coop mart. Đây có khi là siêu thị lớn đầu tiên ở khu vực Bắc Trung Bộ.
Còn Aeon thì chưa có quỹ đất đẹp thôi, vài năm có ngay.
 
Last edited:

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Vincom Vinh có mà, Go còn chuẩn bị xây cái thứ 2, Hương Giang chuẩn bị mở rộng thêm loạt siêu thị. Ngày xưa còn có thằng Intimex khá nổi ở khu vữ phía Bắc nhưng TH không có. Một số TTTM lớn đang chuẩn bị triển khai của Hàn Quốc là E-Mart, Y-Mart
Ở Vinh còn có một siêu thị khá nổi tiếng trong hệ thống bán lẻ VN là Maximark, đã có ở Vinh hơn 20 năm. Thằng này còn trên phân khúc khách hàng của Coop mart. Đây có khi là siêu thị lớn đầu tiên ở khu vực Bắc Trung Bộ.
Còn Aeon thì chưa có quỹ đất đẹp thôi, vài năm có ngay.
2003 Thanh Hóa đã có siêu thị vinaconex và siêu thị Hapro mart giống cái Maximark ở Vinh thôi
Sau này phế như nhau cả.
Vincom Vinh chờ đến đời mộc thất mới làm. Cái ngoài Bắc Ninh trơ khung ba năm còn chưa hoàn thiện thì đừng mơ các dự án không ra tiền ngay nó làm
Aeon vài năm có ngay là ai nói đấy? À mà có thể bên cậu sẽ có aeon chứ không phải Aeon Mall
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa tháng 8/2023
Lĩnh vực nông nghiệp: Đã cơ bản hoàn thành công tác gieo trồng vụ Mùa năm 2023, đến ngày 17/8/2023 tổng diện tích gieo trồng đạt 152,1 nghìn ha, bằng 99,4% kế hoạch (KH). Trong đó: Lúa 112 nghìn ha, bằng 98,3% KH; ngô 12,2 nghìn ha, bằng 93% KH; lạc 1.119 ha, bằng 172,2% KH; rau đậu các loại 13,7 nghìn ha, bằng 101,1% KH...Các loại cây trồng đang sinh trưởng phát triển tốt, các địa phương đang tập trung chăm sóc, phòng trừ các đối tượng sâu bệnh trên cây trồng. Chăn nuôi tiếp tục phát triển ổn định; công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y được thực hiện chặt chẽ, đúng quy định; các đơn vị đang chuẩn bị các điều kiện để tiêm phòng vắc xin gia súc, gia cầm đợt hai năm 2023.
Đã trồng mới được 1.200 ha rừng tập trung và 500 nghìn cây phân tán, khai thác 90 nghìn m3 gỗ các loại; lũy kế 8 tháng đầu năm 2023 đã trồng mới được 6.200 ha rừng tập trung, bằng 62% KH. An ninh rừng được giữ vững; đã kiểm tra, xử lý 26 vụ vi phạm hành chính, giảm 01 vụ so với cùng kỳ. Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản tháng 8 ước đạt 18,6 nghìn tấn, tăng 1,9% so với cùng kỳ; trong đó, sản lượng khai thác ước đạt 11,7 nghìn tấn, tăng 0,7%. Công tác thông tin tuyên truyền và phổ biến các quy định pháp luật về khai thác thủy sản, bảo vệ biển đảo, quy định về phòng, chống đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), thực hiện tuần tra, kiểm soát vùng cửa sông, ven biển được đẩy mạnh thực hiện.
Trong tháng có thêm 13 thôn, bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, có thêm 09 sản phẩm OCOP cấp tỉnh; lũy kế, toàn tỉnh có 12 đơn vị cấp huyện, 359 xã đạt chuẩn NTM; 80 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 14 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 354 sản phẩm OCOP cấp tỉnh, trong đó có 01 sản phẩm OCOP cấp quốc gia. Công tác phòng chống thiên tai, bão lụt được tăng cường; thực hiện tốt chế độ trực ban phòng chống thiên tai và quản lý đê điều.
- Lĩnh vực công nghiệp - xây dựng: Sản xuất công nghiệp trong tháng bị ảnh hưởng lớn do Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn tạm dừng sản xuất để bảo dưỡng toàn bộ nhà máy theo kế hoạch (dự kiến nhà máy tạm dừng sản xuất trong 55 ngày, từ ngày 25/8/2023); song, một số sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh vẫn duy trì sản xuất ổn định và tăng trưởng khá nên sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 8 tăng 2,23% so với cùng kỳ; có 14/24 sản phẩm công nghiệp chủ yếu có sản lượng tăng, trong đó một số tăng mạnh so với cùng kỳ như: Điện sản xuất gấp 2,34 lần; sắt thép các loại tăng 42,2%; dầu ăn tăng 40,5%; giấy bìa các loại tăng 26,2%; thức ăn gia súc tăng 8,0%... Lũy kế 8 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,14% so với cùng kỳ. Tình hình cấp điện trên địa bàn tỉnh tháng 8 đảm bảo ổn định, đáp ứng nhu cầu cho sản xuất của doanh nghiệp và sinh hoạt của Nhân dân; sản lượng điện thương phẩm ước đạt 737,1 triệu kWh, tăng 16,6% so với cùng kỳ.
Công tác lập, trình phê duyệt các quy hoạch xây dựng chi tiết, quy hoạch phân khu chức năng được các đơn vị tích cực đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng, chất lượng công trình xây dựng được quan tâm thực hiện, duy trì thực hiện công bố chỉ số giá xây dựng hằng tháng, làm cơ sở để các cơ quan, tổ chức, cá nhân lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
- Lĩnh vực dịch vụ, thương mại: Doanh thu bán lẻ hàng hóa và một số ngành dịch vụ tháng 8 ước đạt 14.704 tỷ đồng, tăng 14,3% so với cùng kỳ; lũy kế 8 tháng đầu năm 2023, doanh thu bán lẻ hàng hóa và một số ngành dịch vụ ước đạt 112.664 tỷ đồng, bằng 64,4% KH, tăng 14% so với cùng kỳ. Hoạt động xuất khẩu từng bước được phục hồi, giá trị xuất khẩu tháng 8 ước đạt 518,2 triệu USD, tăng 9,4% so với tháng trước và bằng 91,1% so với cùng kỳ; lũy kế từ đầu năm đến nay, giá trị xuất khẩu ước đạt 3.353,2 triệu USD, giảm 11,2% so với cùng kỳ và bằng 61% KH. Nhập khẩu tháng 8 ước đạt 734,7 triệu USD, giảm 31,3% so với cùng kỳ, chủ yếu do sản lượng dầu thô nhập khẩu giảm mạnh.
Tổng lượt khách du lịch tháng 8 ước đạt 988 nghìn lượt khách (trong đó khách quốc tế ước đạt 84,8 nghìn lượt khách), tăng 1,3% so với cùng kỳ; tổng thu du lịch ước đạt 2.163 tỷ đồng, tăng 6,6%; lũy kế 8 tháng đầu năm, tổng lượt khách du lịch ước đạt 11.283 nghìn lượt khách, tăng 11,9% so với cùng kỳ, bằng 94%KH; tổng thu du lịch ước đạt 21.805 tỷ đồng, tăng 18,3% so với cùng kỳ và bằng 90,1%KH. Đã tổ chức các hoạt động khảo sát, quảng bá, khai thác các tour, tuyến du lịch qua đường bay thành phố Hồ Chí Minh - tỉnh Thanh Hoá và tổ chức Hội nghị liên kết phát triển du lịch tỉnh Thanh Hoá với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ.
Hoạt động vận tải tiếp tục tăng trưởng mạnh, vận chuyển hành khách tháng 8 ước đạt 2,8 triệu lượt, tăng 15,5% so với cùng kỳ; vận chuyển hàng hóa ước đạt 5,2 triệu tấn, tăng 5,2%; doanh thu vận tải ước đạt 1.589 tỷ đồng, tăng 17,1%; lũy kế 8 tháng đầu năm 2023, vận chuyển hành khách ước đạt 25,7 triệu hành khách, tăng 41,9% so với cùng kỳ; vận tải hàng hóa ước đạt 46,3 triệu tấn, tăng 16,1%; xếp dỡ hàng hóa qua cảng ước đạt 29,1 triệu tấn, tăng 2,8%; doanh thu vận tải ước đạt 13.494 tỷ đồng, tăng 29,5%. Đã tổ chức Hội nghị kêu gọi các nhà đầu tư, doanh nghiệp xuất, nhập khẩu làm thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hóa tại Cảng biển Nghi Sơn thu hút hơn 300 doanh nghiệp có hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa, các nhà đầu tư, các hãng tàu tham gia.
Huy động vốn của các tổ chức tín dụng (không bao gồm ngân hàng phát triển) đến hết tháng 8 ước đạt 158,2 nghìn tỷ đồng, tăng 13,5% so với đầu năm; tổng dư nợ ước đạt 182,2 nghìn tỷ đồng, tăng 3,6% (cùng kỳ tháng 8 năm 2022, huy động vốn đầu tư tăng 5,5% so với đầu năm; dư nợ tín dụng tăng 11%). Hiện có 4.591 doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng với dư nợ 50.547 tỷ đồng. Đã thực hiện cho vay theo gói hỗ trợ 2% lãi suất qua các ngân hàng thương mại theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 của Chính phủ đối với 196 khách hàng với dư nợ 1.289 tỷ đồng; qua Ngân hàng chính sách xã hội theo Nghị định số 36/2022/NĐ-CP ngày 30/5/2022 của Chính phủ đối với 125 nghìn lượt khách hàng với dư nợ khoảng 6.432 tỷ đồng.
- Thu, chi ngân sách nhà nước: Thu ngân sách nhà nước tháng 8 ước đạt 2.326 tỷ đồng, bằng 50% so với cùng kỳ; trong đó thu nội địa ước đạt 1.630 tỷ đồng, bằng 67% so với cùng kỳ, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 696 tỷ đồng, bằng 31% so với cùng kỳ. Lũy kế 8 tháng đầu năm, thu ngân sách nhà nước ước đạt 26.143 tỷ đồng, bằng 72% so với cùng kỳ và bằng 74% so với dự toán năm 2023 (trong đó: thu nội địa ước đạt 15.323 tỷ đồng, bằng 70% dự toán và bằng 68% so với cùng kỳ; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 10.820 tỷ đồng, bằng 80% dự toán và bằng 79% cùng kỳ). Chi ngân sách tháng 8 ước đạt 3.060 tỷ đồng, bằng 99% so với cùng kỳ; lũy kế 8 tháng đầu năm ước đạt 26.416 tỷ đồng, bằng 65% dự toán và 110% so với cùng kỳ.
- Lĩnh vực đối ngoại và xúc tiến đầu tư tiếp tục được quan tâm, Lãnh đạo tỉnh đã tiếp và làm việc với Lãnh đạo Tập đoàn Hoa Lợi, Đoàn công tác của Tập đoàn phát triển năng lượng Gulf (Thái Lan), Đoàn công tác của Tập đoàn SOVICO… để kêu gọi, giới thiệu cơ hội đầu tư vào tỉnh; dự Lễ khởi công Dự án Nhà máy sản xuất, gia công giày dép xuất khẩu Alivia tại xã Thiệu Phú, huyện Thiệu Hóa (Tập đoàn Hoa Lợi); tham dự Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ tại tỉnh Khánh Hòa; làm việc với Bộ Công Thương về tình hình triển khai công tác chuẩn bị đầu tư dự án điện khí LNG tại KKT Nghi Sơn. Bên cạnh đó, các đồng chí Lãnh đạo tỉnh đã đi kiểm tra và tổ chức các hội nghị để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện một số công trình giao thông, thủy lợi trọng điểm (Như: Dự án tuyến đường bộ ven biển đoạn Nga Sơn - Hoằng Hóa; Đường từ KCN Bỉm Sơn đến tuyến đường bộ ven biển đoạn Nga Sơn - Hoằng Hóa; Tiểu dự án hệ thống thủy lợi sông Lèn và sông Hoàng Mai; Đường nối Quốc lộ 1A với Quốc lộ 45 từ xã Hoằng Kim, huyện Hoằng Hóa đến xã Thiệu Long, huyện Thiệu Hóa…); các dự án hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các dự án bến xe khách trên địa bàn tỉnh; các dự án trên địa bàn Khu kinh tế Nghi Sơn; Đề án giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng các khu tái định cư và giải phóng mặt bằng các khu công nghiệp trong KKT Nghi Sơn… Trong tháng, đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho 01 dự án đầu tư trực tiếp trong nước và 02 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký đầu tư khoảng 195 tỷ đồng và 45,8 triệu USD. Lũy kế 8 tháng đầu năm, toàn tỉnh đã thu hút được 59 dự án đầu tư trực tiếp (gồm 31 dự án đầu tư trong nước, 16 dự án có sử dụng đất lựa chọn nhà đầu tư và 12 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài), với tổng số vốn đầu tư đăng ký khoảng 25.677,4 tỷ đồng và 194,8 triệu USD.
- Giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 được tập trung chỉ đạo quyết liệt; UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị trực tuyến bàn giải pháp đẩy nhanh tiến độ phân bổ, giao kế hoạch vốn các Chương trình MTQG năm 2023 và chuẩn bị đầu tư các dự án khởi công mới; các cấp, các ngành đã tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tạo điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2023. Đến ngày 18/8/2023, giá trị giải ngân đạt 6.605 tỷ đồng, bằng 45,7% KH giao chi tiết; đã trình HĐND tỉnh dự kiến Kế hoạch đầu tư công năm 2024 tỉnh Thanh Hóa (lần 1); phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn vốn đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương giai đoạn 2021 - 2025 để thực hiện các nhiệm vụ quy hoạch; điều chỉnh kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách Nhà nước năm 2023 do tỉnh quản lý (đợt 3); giao chi tiết kế hoạch đầu tư công nguồn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 cho các dự án thuộc lĩnh vực văn hóa, thông tin theo Quyết định số 888/QĐ-TTg ngày 24/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ…
- Phát triển doanh nghiệp: Trong tháng có 149 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký đạt 831 tỷ đồng, tăng 73,3% về số doanh nghiệp và tăng 42,5% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ; có 28 doanh nghiệp đăng ký quay trở lại hoạt động, giảm 31,7%, có 50 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 13,6%. Lũy kế 8 tháng đầu năm, có 1.814 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, đứng thứ 8 cả nước, bằng 60,5% KH và giảm 23,9% so với cùng kỳ.
- Lĩnh vực tài nguyên và môi trường tiếp tục được tập trung triển khai; đã có 26/27 hồ sơ điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện năm 2023 được phê duyệt (thành phố Thanh Hóa chưa đủ điều kiện trình phê duyệt). Trong tháng, đã giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất với tổng diện tích 47,7 ha; cấp 03 giấy phép thăm dò khoáng sản, 03 giấy phép khai thác khoáng sản, phê duyệt phương án đấu giá quyền khai thác khoáng sản 01 mỏ, ban hành quyết định đóng cửa 02 mỏ. Đến ngày 10/8, đã thực hiện chi trả bồi thường GPMB đạt 1.504,5 ha, bằng 63,9% KH (cùng kỳ đạt 38,9% KH). Công tác thanh tra, kiểm tra lĩnh vực tài nguyên và môi trường tiếp tục được tăng cường; đã kiểm tra, xử lý 05 kiến nghị phản ánh của tổ chức, cá nhân về vấn đề môi trường; tổ chức 08 Hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM, thẩm định 05 giấy phép môi trường
- Lĩnh vực khoa học - công nghệ tiếp tục được quan tâm; đã tổ chức nghiệm thu 04 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, nâng tổng số nhiệm vụ được nghiệm thu lên 20 nhiệm vụ. Đã thẩm định và cho ý kiến về công nghệ đối với 17 dự án đầu tư; cấp giấy chứng nhận khoa học và công nghệ cho 01 chi nhánh; cấp giấy phép an toàn bức xạ và hạt nhân cho 05 cơ sở; kiểm định 1.239 phương tiện đo lường các loại.
- Lĩnh vực văn hóa và thông tin truyền thông tiếp tục được tăng cường; các cơ quan báo chí đã kịp thời thông tin, tuyên truyền các sự kiện, ngày kỷ niệm của đất nước và của tỉnh; các hoạt động kỷ niệm 78 năm ngày cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9. Công tác theo dõi, xử lý những vấn đề báo chí phản ánh được quan tâm thực hiện; kịp thời thông tin đến các cơ quan quản lý báo chí chấn chỉnh tình trạng cấp giấy giới thiệu, cử phóng viên, nhà báo đi công tác không đúng tôn chỉ, mục đích hoạt động, tạo môi trường lành mạnh trong hoạt động báo chí.
- Lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo được quan tâm chỉ đạo; các đơn vị, trường học đang khẩn trương hoàn thành công tác tuyển sinh vào lớp 1 và huy động học sinh ra lớp; chuẩn bị các điều kiện cần thiết tổ chức ngày học sinh tựu trường và khai giảng năm học mới 2023-2024. Các địa phương, đơn vị đang tập trung tuyển dụng giáo viên các bộ môn còn thiếu theo chỉ tiêu được giao, từng bước khắc phục tình trạng thiếu giáo viên ở các bậc học.
- Lĩnh vực Y tế tiếp tục được tăng cường; các cơ sở y tế và các địa phương đã tập trung phòng chống dịch Covid-19 và các dịch bệnh khác; đảm bảo cơ số thuốc, hóa chất, vật tư y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch. Tổ chức triển khai kiểm tra tiền sử và tiêm chủng bù liều cho trẻ nhập học tại các cơ sở giáo dục Mầm non, Tiểu học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa theo kế hoạch. Thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng, ứng dụng các kỹ thuật cao trong khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe Nhân dân. Công tác quản lý hành nghề y dược, tư nhân được kiểm soát chặt chẽ, đã cấp mới, cấp lại 71 chứng chỉ hành nghề dược, 103 chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; công tác thanh tra, kiểm tra vệ sinh ATTP được tăng cường, đã tập trung kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh.
- Lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội được tiếp tục quan tâm chỉ đạo; các đơn vị, địa phương đã tích cực triển khai các chương trình, chính sách giảm nghèo, giải quyết việc làm, đào tạo nghề; trong tháng, đã giải quyết việc làm cho 6.130 lao động (trong đó có 1.862 lao động đi làm việc ở nước ngoài); lLũy kế từ đầu năm đến nay đã tạo việc làm cho khoảng 42.600 lao động đạt 73,4% kế hoạch được giao, trong đó có 9.198 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài gấp 1,8 lần so với kế hoạch được giao; thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp cho 3.183 lao động. Đã tổ chức tập huấn tuyên truyền về pháp luật an toàn lao động, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho các doanh nghiệp; kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật lao động, an toàn vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội tại 9 doanh nghiệp, xử phạt vi phạm hành chính 02 doanh nghiệp. Các chế độ, chính sách đối với người có công với cách mạng, các chính sách đảm bảo an sinh xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời; hoàn thành cấp đất, hỗ trợ kinh phí và làm nhà ở cho 28 hộ gia đình đồng bào sinh sống trên sông trên địa bàn huyện Thiệu Hóa.
PS: Kinh tế năm nay khó khăn quá. Tháng 9+10 Lọc dầu Nghỉ sản xuất thì lơ mơ hai tháng này tăng trưởng âm.
 

Than Do

Thành viên tích cực
Cái này bạn nói cũng có phần đúng, ko chỉ Ninh Bình mà ngay trong khu vực BTB cũng có tỉnh nhỏ dân số ít chưa nổi 1 triệu nhưng lại có những tập đoàn mạnh hơn cả 1 tỉnh lớn như Thanh Hóa, đó là tỉnh Quảng Bình, chưa kể họ chịu bất lợi rất lớn về mặt địa lý và bão lũ hạn hán thường xuyên xẩy ra
Tôi biết ông từ cách đây 6,7 năm, trong nhóm Vietnam Football. Ông là cổ đông viên Than Quảng Ninh, lúc đó ông đâu có như này, nói chuyện rất tử tế. Đằng này nhóm này ae bên Thanh Hóa, trong nhà họ, họ nói gì thì chưa biết đúng sai hay sao, nhưng ông vào phá thế thì ai chẳng mắng cho. Ae vui vẻ đóng góp tin tức, Thái Bình có gì hot đông post chúng tôi welcome. Đừng làm mấy chuyện mờ ám, không hay số với tuổi của chúng ta.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Đoàn Quang Huy thì hâm mộ Quảng Ninh là đúng rồi vì chuyên ngành mỏ địa chất và ra trường làm nghề nổ mìn phá đá
Ngày trước ăn nói hiền lành, sau này ko hiểu sao ăn nói bặm trợn cục cằn, rất hay vâng tục
 

VPC-HC

Thành viên tích cực
Thành Công mới oách chứ Xuân Trường thì Ninh Bình thu được mấy đồng của nó?
Thành Công hàng năm nạp cho Ninh Bình tới 12-15.000 tỷ tiền thuế, số thuế nạp lớn hơn cả số thuế của Lọc hóa dầu Nghi Sơn nạp cho Thanh Hóa( vì nó nằm tại KKT nên hưởng ưu đãi thuế)
Năm 2021, Khu kinh tế (KKT) Nghi Sơn nộp ngân sách nhà nước hơn 16.000 tỉ đồng (trong đó LHLHD Nghi Sơn là hơn 13,4 nghìn tỉ đồng). Đặc biệt, chỉ tính riêng sáu tháng đầu năm 2022, KKT Nghi Sơn nộp ngân sách nhà nước hơn 11,6 nghìn tỉ đồng (LHLHD Nghi Sơn đóng góp gần 9,8 nghìn tỉ).
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Nghệ An năm 2023 sắp có kết quả thu hút FDI trên 1 tỷ USD
Hữu Công có giải thích được tại sao tỉnh này xa xôi như vậy mà hai năm nay thi hút FDI vượt xa các tỉnh ven Hà Nội có hạ tầng KCN tốt hơn hẳn như Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Thái Nguyên… không?
 

Facebook Comment

Chủ đề tương tự

Chủ đề được quan tâm nhất

Top