Sông Chu sông Mã.
Khoảng 23 nghìn năm về trước khí hậu trái đất trở nên rất lạnh. Băng đóng ở hai cực nhiều tới mức mực nước biển thấp hơn ngày nay 130m. Biển Đông thu hẹp lại thành biển hồ nước mặn. Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam là đất liền. Các con sông Hồng và sông Mã chảy đi qua vùng đất quần đảo Hoàng Sa rồi đổ vào biển hồ Biển Đông.
Từ vùng Lương Sơn có sông Bôi và sông Bưởi. Sông Bổi đổ vào sông Đáy thuộc hệ thống sông Hồng. Sông Bưởi đổ vào sông Mã ở khu vực thành nhà Hồ nay. Người tiền sử là tổ tiên trực tiếp của người Kinh sống trong các hang động bên bờ các con sông Bôi và sông Bưởi. Họ đã di cư từ vùng Lương Sơn theo các con sông này ra tới bờ biển khu vực Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Mực nước biển dâng dần trong khoảng thời gian 15 nghìn năm tiếp theo. Người tiền sử lùi vào chỗ cao như hiện nay. Khoảng 8000 năm trước đây, đồng bằng Bắc Bộ là một vịnh biển nông có nhiều gò đất nổi. Bờ biển vào tới tận Phú Thọ. Trong suốt thời gian 8000 năm qua phù sa các con sông đã bồi lấp vịnh biển nông này thành đồng bằng như chúng ta có ngày nay. Quá trình bồi lấp khiến cho các gò đất lớn dần lên và vùng biển giữa các gò đất hẹp lại thành các con sông chảy ngoằn nghèo. Người tiền sử ở lại chân núi cao là người Mường. Người Kinh, với văn hóa Soi Nhụ, sinh sống trên thuyền bè và trên các gò đống. Họ là chủ nhân của đồng bằng Bắc Bộ.
Điều tương tự cũng xảy ra với đồng bằng sông Mã sông Chu. Tuy nhiên vận tốc bồi của các con sông này chậm hơn do lượng phù sa ít hơn. Lưu vực các con sông Hồng 169 nghìn km², sông Lô 39 nghìn km², sông Đà 53 nghìn km², sông Cầu 6 nghìn km², sông Thương 6 nghìn km², sông Lục Nam 3 nghìn km². Tổng cộng lưu vực của các hệ thống sông chảy về đồng bằng Sông Hồng là 276 nghìn km². Lưu vực sông Mã là 28.4 nghìn km², sông Chu là 7.5 nghìn km². Như vậy tổng cộng lưu vực của các con sông chảy về đồng bằng sông Mã sông Chu là 36 nghìn km². Lượng phù sa đưa về đồng bằng sông Mã ít hơn khoảng 8 lần. Lượng phù sa của sông Hồng là 100 triệu tấn/năm, ứng với 75 triệu m³/năm. Như thế tổng hượng phù sa mà đồng bằng sông Hồng nhận được một năm là 123 triệu m³. Đồng bằng sông Mã nhận được khoảng 8 lần ít hơn, tức khoảng 15 triệu m³/năm. Đồng bằng sông Mã có dạng gần với hình vuông với đáy là bờ biển, dài khoảng 50km. Như vậy mỗi năm bồi được một lớp phù sa tầm 6mm. Mức độ bồi lấp này cũng tương tự như ở đồng bằng sông Hồng. Do là hình chữ nhật nên vận tốc đất liền tiến ra biển là đều. Vào khoảng 2000 năm về trước bờ biển ở vào khoảng thành phố Thanh Hóa. Vào khoảng 4000 năm về trước bờ biển ở vào khoảng thành Nhà Hồ.
Vùng châu thổ sông Hồng, sông Chu Sông Mã là cái nôi của người Kinh. Tuy nhiên đồng bằng sông Chu Sông Mã gần các mỏ quặng đồng và thiếc chính vì thế mà có nhiều dòng dân di cư từ Ấn Độ, từ Vân Nam đã tới định cư. Đây có lẽ là nơi sinh ra công nghệ luyện kim đồng Đông Sơn nổi tiếng.
Lịch sử dân tộc Kinh gắn liền với đồng bằng sông Chu Sông Mã. Chúng ta cố gắng phục dựng lại bức tranh kinh tế xã hội để làm nền cho việc hiểu lịch sử dân tộc.
FB Nguyen Le Anh
Khoảng 23 nghìn năm về trước khí hậu trái đất trở nên rất lạnh. Băng đóng ở hai cực nhiều tới mức mực nước biển thấp hơn ngày nay 130m. Biển Đông thu hẹp lại thành biển hồ nước mặn. Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam là đất liền. Các con sông Hồng và sông Mã chảy đi qua vùng đất quần đảo Hoàng Sa rồi đổ vào biển hồ Biển Đông.
Từ vùng Lương Sơn có sông Bôi và sông Bưởi. Sông Bổi đổ vào sông Đáy thuộc hệ thống sông Hồng. Sông Bưởi đổ vào sông Mã ở khu vực thành nhà Hồ nay. Người tiền sử là tổ tiên trực tiếp của người Kinh sống trong các hang động bên bờ các con sông Bôi và sông Bưởi. Họ đã di cư từ vùng Lương Sơn theo các con sông này ra tới bờ biển khu vực Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Mực nước biển dâng dần trong khoảng thời gian 15 nghìn năm tiếp theo. Người tiền sử lùi vào chỗ cao như hiện nay. Khoảng 8000 năm trước đây, đồng bằng Bắc Bộ là một vịnh biển nông có nhiều gò đất nổi. Bờ biển vào tới tận Phú Thọ. Trong suốt thời gian 8000 năm qua phù sa các con sông đã bồi lấp vịnh biển nông này thành đồng bằng như chúng ta có ngày nay. Quá trình bồi lấp khiến cho các gò đất lớn dần lên và vùng biển giữa các gò đất hẹp lại thành các con sông chảy ngoằn nghèo. Người tiền sử ở lại chân núi cao là người Mường. Người Kinh, với văn hóa Soi Nhụ, sinh sống trên thuyền bè và trên các gò đống. Họ là chủ nhân của đồng bằng Bắc Bộ.
Điều tương tự cũng xảy ra với đồng bằng sông Mã sông Chu. Tuy nhiên vận tốc bồi của các con sông này chậm hơn do lượng phù sa ít hơn. Lưu vực các con sông Hồng 169 nghìn km², sông Lô 39 nghìn km², sông Đà 53 nghìn km², sông Cầu 6 nghìn km², sông Thương 6 nghìn km², sông Lục Nam 3 nghìn km². Tổng cộng lưu vực của các hệ thống sông chảy về đồng bằng Sông Hồng là 276 nghìn km². Lưu vực sông Mã là 28.4 nghìn km², sông Chu là 7.5 nghìn km². Như vậy tổng cộng lưu vực của các con sông chảy về đồng bằng sông Mã sông Chu là 36 nghìn km². Lượng phù sa đưa về đồng bằng sông Mã ít hơn khoảng 8 lần. Lượng phù sa của sông Hồng là 100 triệu tấn/năm, ứng với 75 triệu m³/năm. Như thế tổng hượng phù sa mà đồng bằng sông Hồng nhận được một năm là 123 triệu m³. Đồng bằng sông Mã nhận được khoảng 8 lần ít hơn, tức khoảng 15 triệu m³/năm. Đồng bằng sông Mã có dạng gần với hình vuông với đáy là bờ biển, dài khoảng 50km. Như vậy mỗi năm bồi được một lớp phù sa tầm 6mm. Mức độ bồi lấp này cũng tương tự như ở đồng bằng sông Hồng. Do là hình chữ nhật nên vận tốc đất liền tiến ra biển là đều. Vào khoảng 2000 năm về trước bờ biển ở vào khoảng thành phố Thanh Hóa. Vào khoảng 4000 năm về trước bờ biển ở vào khoảng thành Nhà Hồ.
Vùng châu thổ sông Hồng, sông Chu Sông Mã là cái nôi của người Kinh. Tuy nhiên đồng bằng sông Chu Sông Mã gần các mỏ quặng đồng và thiếc chính vì thế mà có nhiều dòng dân di cư từ Ấn Độ, từ Vân Nam đã tới định cư. Đây có lẽ là nơi sinh ra công nghệ luyện kim đồng Đông Sơn nổi tiếng.
Lịch sử dân tộc Kinh gắn liền với đồng bằng sông Chu Sông Mã. Chúng ta cố gắng phục dựng lại bức tranh kinh tế xã hội để làm nền cho việc hiểu lịch sử dân tộc.
FB Nguyen Le Anh