• Lưu ý đọc kỹ nội quy trước khi đăng bài để tránh bị bannick, xóa bài. Xem hướng dẫn đăng bài và tính năng UP tin miễn phí
  • Thông báo về việc đăng bài & đăng ký thành viên áp dụng tại thread Hot news, Projects & Developments
    - Phải đăng ký thành viên mới có thể đăng bài tại thread này.
    - Nếu gặp khó khăn khi đăng ký, vui lòng liên hệ qua email : thanhhoaonline.net@gmail.com để được hỗ trợ đăng ký và kích hoạt tài khoản.

Harley Quinn

Người nổi tiếng
Thanh Hóa là một trong những địa phương dẫn đầu doanh thu du lịch 6 tháng đầu năm
(Baothanhhoa.vn) - Trong 6 tháng đầu năm 2023, cả nước có 9 tỉnh/thành phố đạt doanh thu du lịch từ 10.000 tỷ đồng trở lên. Bên cạnh đó, nhiều địa phương có mức doanh thu đạt khá.
Thứ 2, 03/07/2023 | 08:44 GMT+7
Theo đó, các tỉnh/thành phố doanh thu du lịch từ 10.000 tỷ đồng trở lên gồm:
1. TP Hồ Chí Minh: 80.833 tỷ đồng
Là trung tâm du lịch lớn, trong 6 tháng đầu năm 2023, TPHCM đã đón hơn 16,415 triệu lượt khách nội địa, tăng 48% so với cùng kỳ năm 2022. Lượng khách quốc tế ước đạt hơn 1,941 triệu lượt, tăng 306% so với cùng kỳ.
Tổng doanh thu du lịch ước đạt 80.833 tỷ đồng, tăng 62,7% so với cùng kỳ năm 2022.
2. Hà Nội: 44.880 tỷ đồng
Theo UBND TP Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm, ngành du lịch Thủ đô đón 10,3 triệu lượt khách nội địa, tăng 22,6% so với cùng kỳ. Lương khách quốc tế đạt 2,03 triệu lượt, tăng 7 lần so với cùng kỳ.
Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 44.880 tỷ đồng, tăng 74,3% so với cùng kỳ năm 2022.
3. Quảng Ninh: 16.660 tỷ đồng
6 tháng đầu năm, Quảng Ninh đón 8,86 triệu lượt du khách, tăng 61% so với cùng kỳ. Tổng doanh thu du lịch ước đạt 16.660 tỷ đồng, tăng 56% so với cùng kỳ năm trước.
4. Thanh Hóa: 15.072 tỷ đồng
Từ đầu năm 2023 đến nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch, thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách.
Với hơn 8,3 triệu lượt khách đến Thanh Hóa trong 6 tháng qua, tổng doanh thu từ du lịch của tỉnh ước đạt 15.072 tỷ đồng, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm 2022 và đạt 63,2% kế hoạch năm 2023.
5. Khánh Hòa: 12.567 tỷ đồng
Du lịch Khánh Hòa đang phục hồi rất tốt. Thành công của Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa 2023 và chương trình liên kết quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam qua điện ảnh đã tạo được sức hút lớn cho du lịch Khánh Hòa.
Trong 6 tháng đầu năm 2023, toàn tỉnh đã đón 2,78 triệu lượt khách lưu trú, tăng 165,3% so với cùng kỳ, đạt 69,5% kế hoạch năm 2023. Trong đó, có hơn 780.000 lượt khách quốc tế, tăng gấp 17,6 lần so với cùng kỳ; hơn 1,9 triệu lượt khách nội địa, tăng 99,3% so với cùng kỳ.
Tổng doanh thu du lịch ước đạt gần 12.567 tỷ đồng, tăng 126,2 % so với cùng kỳ.
6. Nghệ An: 11.491 tỷ đồng
Thời gian qua, hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh diễn ra sôi động. Các khách sạn lớn trên địa bàn tỉnh nói chung và khách sạn ven biển nói riêng đạt công suất phục vụ lớn, thường xuyên ở mức hơn 80% công suất buồng, phòng.
6 tháng qua, Nghệ An đón 4,9 triệu lượt khách, tổng thu từ khách du lịch đạt 11.491 tỷ đồng.
7. Bình Thuận: 11.348 tỷ đồng
Du lịch Bình Thuận có sự tăng trưởng rất lớn về lượng khách, nhất là sau khi tỉnh tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2023 và tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết thông xe giúp rút ngắn thời gian di chuyển của du khách đến địa phương.
Nửa đầu năm 2023, toàn tỉnh đón hơn 4,46 triệu lượt khách, tăng 86,36% so cùng kỳ năm 2022. Riêng khách quốc tế đạt 133.900 lượt, tăng 5,42 lần so với cùng kỳ.
Doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 11.348 tỷ đồng, tăng 2,52 lần so cùng kỳ năm 2022 và đạt 71,4% kế hoạch năm.
8. Lào Cai: 10.813 tỷ đồng
Sở Du lịch tỉnh Lào Cai cho biết, 6 tháng đầu năm, các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh tiếp tục duy trì được đà phục hồi và phát triển.
Tổng lượng khách đến Lào Cai đạt gần 3,783 triệu lượt, trong đó, khách quốc tế đạt 237.139 lượt; khách nội địa đạt hơn 3,545 triệu lượt.
Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 10.813 tỷ đồng, tăng 90% so với cùng kỳ năm 2022.
9. Đà Nẵng: 10.618 tỷ đồng
Theo Cục Thống kê TP. Đà Nẵng, 6 tháng đầu năm, tổng lượt khách du lịch do cơ sở lưu trú phục vụ ước đạt 3,5 triệu lượt, tăng 116,6% với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, khách quốc tế ước đạt 930.000 lượt, tăng 11,3 lần so với cùng kỳ; khách nội địa ước đạt 2,578 triệu lượt, tăng 67,7% so với cùng kỳ năm 2022.
Tổng doanh thu doanh thu từ dịch vụ lưu trú và ăn uống ước đạt 10.618 tỷ đồng, tăng 39,1% so với cùng kỳ năm 2022.
Bên cạnh đó, nhiều địa phương có mức doanh thu đạt khá như: An Giang, Ninh Bình, Thừa Thiên - Huế, Quảng Bình.
PS: Doanh thu du lịch 6 tháng đầu năm tỉnh ta chỉ hơn Nghệ An có 3.500 tỷ?
Đà Nẵng con số thật thế nào?
Con số của Đà Nẵng rất sát với thực tế, nếu tính như Đà Nẵng thì con số của Thanh Hóa là 9.763 tỷ đồng tăng 47,6% so với cùng kỳ (quý I đạt 4.442 tỷ đồng,gấp 2,4 lần, quý II ước đạt 5.321 tỷ đồng,tăng12,4%) bao gồm:

  • Doanh thu dịch vụ lưu trú đạt 1.043 tỷ đồng, tăng 45,2% (quý I gấp 2,3 lần, quý II tăng 24,9%)
  • Doanh thu dịch vụ ăn uống đạt 8.720 tỷ đồng, tăng 47,9% (quý I gấp 2,4 lần, quý II tăng10,6%)
  • Doanh thu du lịch lữ hành 96 tỷ đồng , tăng 48,9% (quý I gấp 7,1 lần, quý IItăng12,7%)
  • Doanh thu dic̣h vu ̣tiêu dùng khác 8.352 tỷ đồng, tăng 0,2% (quý I tăng2,7%, quý II giảm2,0%).
Của Nghệ An 6 tháng năm 2023, doanh thu dịch vụ lưu trú ăn uống ước đạt 6.271 tỷ đồng, tăng 29,12% so với cùng kỳ. Trong đó :

  • Doanh thu dịch vụ lưu trú ước đạt 744,3 tỷ đồng, tăng 35,2%
  • Doanh thu dịch vụ ăn uống ước đạt 5.526,7 tỷ đồng, tăng 28,34%.
  • Doanh thu dịch vụ du lịch lữ hành tháng 6 năm 2023 ước đạt 148,9 tỷ đồng, gấp 4 lần so với cùng kỳ năm trước
  • Doanh thu hoạt động dịch vụ khác 6 tháng năm 2023 đạt 5.006,1 tỷ đồng, tăng 11,22% so cùng kỳ
 
B

Bodoi

Khách vãng lai
Thanh Hóa là một trong những địa phương dẫn đầu doanh thu du lịch 6 tháng đầu năm
(Baothanhhoa.vn) - Trong 6 tháng đầu năm 2023, cả nước có 9 tỉnh/thành phố đạt doanh thu du lịch từ 10.000 tỷ đồng trở lên. Bên cạnh đó, nhiều địa phương có mức doanh thu đạt khá.
Thứ 2, 03/07/2023 | 08:44 GMT+7
Theo đó, các tỉnh/thành phố doanh thu du lịch từ 10.000 tỷ đồng trở lên gồm:
1. TP Hồ Chí Minh: 80.833 tỷ đồng
Là trung tâm du lịch lớn, trong 6 tháng đầu năm 2023, TPHCM đã đón hơn 16,415 triệu lượt khách nội địa, tăng 48% so với cùng kỳ năm 2022. Lượng khách quốc tế ước đạt hơn 1,941 triệu lượt, tăng 306% so với cùng kỳ.
Tổng doanh thu du lịch ước đạt 80.833 tỷ đồng, tăng 62,7% so với cùng kỳ năm 2022.
2. Hà Nội: 44.880 tỷ đồng
Theo UBND TP Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm, ngành du lịch Thủ đô đón 10,3 triệu lượt khách nội địa, tăng 22,6% so với cùng kỳ. Lương khách quốc tế đạt 2,03 triệu lượt, tăng 7 lần so với cùng kỳ.
Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 44.880 tỷ đồng, tăng 74,3% so với cùng kỳ năm 2022.
3. Quảng Ninh: 16.660 tỷ đồng
6 tháng đầu năm, Quảng Ninh đón 8,86 triệu lượt du khách, tăng 61% so với cùng kỳ. Tổng doanh thu du lịch ước đạt 16.660 tỷ đồng, tăng 56% so với cùng kỳ năm trước.
4. Thanh Hóa: 15.072 tỷ đồng
Từ đầu năm 2023 đến nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch, thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách.
Với hơn 8,3 triệu lượt khách đến Thanh Hóa trong 6 tháng qua, tổng doanh thu từ du lịch của tỉnh ước đạt 15.072 tỷ đồng, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm 2022 và đạt 63,2% kế hoạch năm 2023.
5. Khánh Hòa: 12.567 tỷ đồng
Du lịch Khánh Hòa đang phục hồi rất tốt. Thành công của Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa 2023 và chương trình liên kết quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam qua điện ảnh đã tạo được sức hút lớn cho du lịch Khánh Hòa.
Trong 6 tháng đầu năm 2023, toàn tỉnh đã đón 2,78 triệu lượt khách lưu trú, tăng 165,3% so với cùng kỳ, đạt 69,5% kế hoạch năm 2023. Trong đó, có hơn 780.000 lượt khách quốc tế, tăng gấp 17,6 lần so với cùng kỳ; hơn 1,9 triệu lượt khách nội địa, tăng 99,3% so với cùng kỳ.
Tổng doanh thu du lịch ước đạt gần 12.567 tỷ đồng, tăng 126,2 % so với cùng kỳ.
6. Nghệ An: 11.491 tỷ đồng
Thời gian qua, hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh diễn ra sôi động. Các khách sạn lớn trên địa bàn tỉnh nói chung và khách sạn ven biển nói riêng đạt công suất phục vụ lớn, thường xuyên ở mức hơn 80% công suất buồng, phòng.
6 tháng qua, Nghệ An đón 4,9 triệu lượt khách, tổng thu từ khách du lịch đạt 11.491 tỷ đồng.
7. Bình Thuận: 11.348 tỷ đồng
Du lịch Bình Thuận có sự tăng trưởng rất lớn về lượng khách, nhất là sau khi tỉnh tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2023 và tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết thông xe giúp rút ngắn thời gian di chuyển của du khách đến địa phương.
Nửa đầu năm 2023, toàn tỉnh đón hơn 4,46 triệu lượt khách, tăng 86,36% so cùng kỳ năm 2022. Riêng khách quốc tế đạt 133.900 lượt, tăng 5,42 lần so với cùng kỳ.
Doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 11.348 tỷ đồng, tăng 2,52 lần so cùng kỳ năm 2022 và đạt 71,4% kế hoạch năm.
8. Lào Cai: 10.813 tỷ đồng
Sở Du lịch tỉnh Lào Cai cho biết, 6 tháng đầu năm, các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh tiếp tục duy trì được đà phục hồi và phát triển.
Tổng lượng khách đến Lào Cai đạt gần 3,783 triệu lượt, trong đó, khách quốc tế đạt 237.139 lượt; khách nội địa đạt hơn 3,545 triệu lượt.
Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 10.813 tỷ đồng, tăng 90% so với cùng kỳ năm 2022.
9. Đà Nẵng: 10.618 tỷ đồng
Theo Cục Thống kê TP. Đà Nẵng, 6 tháng đầu năm, tổng lượt khách du lịch do cơ sở lưu trú phục vụ ước đạt 3,5 triệu lượt, tăng 116,6% với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, khách quốc tế ước đạt 930.000 lượt, tăng 11,3 lần so với cùng kỳ; khách nội địa ước đạt 2,578 triệu lượt, tăng 67,7% so với cùng kỳ năm 2022.
Tổng doanh thu doanh thu từ dịch vụ lưu trú và ăn uống ước đạt 10.618 tỷ đồng, tăng 39,1% so với cùng kỳ năm 2022.
Bên cạnh đó, nhiều địa phương có mức doanh thu đạt khá như: An Giang, Ninh Bình, Thừa Thiên - Huế, Quảng Bình.
PS: Doanh thu du lịch 6 tháng đầu năm tỉnh ta chỉ hơn Nghệ An có 3.500 tỷ?
Đà Nẵng con số thật thế nào?
Bọn 37 ảo vãi đái

6 tháng năm 2022 tổng thu từ khách du lịch có 6,7 nghìn tỏi, cả năm 2022 là 12,3 nghìn tỏi, thế đéo nào 6 tháng 2023 lên tận hơn 11 nghìn tỏi bằng cả năm 2022, ảo vãi cứt
 
H

Huda bia

Khách vãng lai
Du lịch của NA chủ yếu khách đi theo tour với nhiều doanh nghiệp lữ hành tổ chức. Bởi vậy nên họ có nhiều khách nước ngoài và lưu trú dài ngày trong những khách sạn cao cấp.....
Du lịch TH là kiểu bình dân tự phát mạnh ai nấy đi, vui thì ở vài ba ngày, chán thì sáng đi chiều về
Có một số đoàn tổ chức cho tập thể khu dân cư hoặc nhà máy xí nghiệp, cơ quan thì lại mang tính chất đi để đổi gió, đi cho biết biển chứ không phải để hưởng thụ, tiêu tiền......chi phí loanh quanh 1-2 tr/ người trong cả chuyến.
Bởi vậy nên đếm số người thì TH đông nhưng doanh thu lợi nhuận ít.
So sánh số người vào Big C với số người đến chợ Điện Biên mua mớ rau rồi về ntn thì NA với TH cũng kiểu như vậy
 
H

Huda bia

Khách vãng lai
Xong cao tốc Nghi Sơn - Diễn châu thì lượng khách dồn vào NA còn tăng nữa, mùa năm nay đông cũng một phần do những người đi TH bằng cao tốc thấy lối xuống trung tâm TH xa và nhỏ hẹp quanh co nên đổi ý chạy thẳng vào NA luôn.
Cứ đà này không chừng năm sau DL NA vượt TH chứ đùa
 

Harley Quinn

Người nổi tiếng
Con số của Đà Nẵng rất sát với thực tế, nếu tính như Đà Nẵng thì con số của Thanh Hóa là 9.763 tỷ đồng tăng 47,6% so với cùng kỳ (quý I đạt 4.442 tỷ đồng,gấp 2,4 lần, quý II ước đạt 5.321 tỷ đồng,tăng12,4%) bao gồm:

  • Doanh thu dịch vụ lưu trú đạt 1.043 tỷ đồng, tăng 45,2% (quý I gấp 2,3 lần, quý II tăng 24,9%)
  • Doanh thu dịch vụ ăn uống đạt 8.720 tỷ đồng, tăng 47,9% (quý I gấp 2,4 lần, quý II tăng10,6%)
  • Doanh thu du lịch lữ hành 96 tỷ đồng , tăng 48,9% (quý I gấp 7,1 lần, quý IItăng12,7%)
  • Doanh thu dic̣h vu ̣tiêu dùng khác 8.352 tỷ đồng, tăng 0,2% (quý I tăng2,7%, quý II giảm2,0%).
Của Nghệ An 6 tháng năm 2023, doanh thu dịch vụ lưu trú ăn uống ước đạt 6.271 tỷ đồng, tăng 29,12% so với cùng kỳ. Trong đó :

  • Doanh thu dịch vụ lưu trú ước đạt 744,3 tỷ đồng, tăng 35,2%
  • Doanh thu dịch vụ ăn uống ước đạt 5.526,7 tỷ đồng, tăng 28,34%.
  • Doanh thu dịch vụ du lịch lữ hành tháng 6 năm 2023 ước đạt 148,9 tỷ đồng, gấp 4 lần so với cùng kỳ năm trước
  • Doanh thu hoạt động dịch vụ khác 6 tháng năm 2023 đạt 5.006,1 tỷ đồng, tăng 11,22% so cùng kỳ
Bổ xung các chỉ số của Đà Nẵng, nếu tính Tổng thu từ du lịch thì 6 tháng của Đà Nẵng tận 25.295 tỷ, chuẩn TOP 3
  • Doanh thu dịch vụ lưu trú đạt 4.227 tỷ đồng, tăng 76,9%
  • Doanh thu dịch vụ ăn uống đạt 6.341 tỷ đồng, tăng 21,5%
  • Doanh thu du lịch lữ hành 1.954 tỷ đồng, tăng 174,2%
  • Doanh thu dic̣h vu ̣tiêu dùng khác 14.677 tỷ đồng tăng 33,9%
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Đà Nẵng được cái mác thành phố trực thuộc trung ương nên có sự quan tâm của quốc tế
Các sự kiện của quốc gia cũng hay được tổ chức tại Đà Nẵng
Thanh Hoá cần tích cực tổ chức các giải văn hóa văn nghệ thể dục thể thao cấp quốc gia để nâng tầm danh tiếng của địa phương trong ngành du lịch
Việc chần chừ không dám bỏ vài ngàn tỷ đầu tư trung tâm TDTT theo tôi là rất sai lầm!
Trực tiếp kéo chậm sự phát triển của ngành du lịch
Cần đầu tư trung tâm huấn luyện và thi đấu TDTT thật lớn và tiến độ nhanh xem nó quan trọng như các siêu dự án du lịch
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Nghệ An từ ngày có anh Trung về làm Chủ tịch thì các dự án hạ tầng KCN tiến độ tốt và thu hút FDI bằng toàn bộ tổng tất cả các năm trước 2020 cộng lại
Tuy vậy để bằng được tổng vốn FDI như tỉnh ta là không đơn giản và có thể phải khoảng 20 năm liên tục thu hút được 500 triệu USD trở lên( mới được có 10 tỷ)
Hiện nay tỉnh ta có tổng vốn FDI đã hơn 14 tỷ rồi
Và chắc chắn Thanh Hoá từ 2024 sẽ có đột phá trong thu hút FDI khi bắt đầu có các nhà đầu tư KCN có kinh nghiệm như Sumitomo, VSIP, WHA, Hoà Phát bước vào
Thanh Hoá ta chỉ cần làm được hai việc
  1. Tổng thu nội địa cao hơn tổng chi
  2. Thu hút được vài doanh nghiệp công nghệ gia công xuất khẩu có giá trị cao để trên thống kê lọt top đầu kiểu Thái Nguyên về giá trị sx công nghiệp và giá trị xuất khẩu
Xong hai việc này thì mọi lời mỉa mai chê bai tỉnh ta vô tác dụng bởi vì tỉnh ta mạnh toàn diện từ công nghiệp, du lịch, nông nghiệp, giáo dục, thể thao thành tích cao, văn hóa truyền thống sâu đậm và là cái nôi người việt cổ…
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Phân tích một số địa phương nổi bật trên một số lĩnh vực trừ HN và TPHCM
  1. Đông nam bộ: vốn không phải đất của Lạc Việt nên không có truyền thống văn hóa gì, thi cử khoa bảng không. Hiện tại yếu về giáo dục mũi nhọn, không có du lịch. Chỉ mạnh mỗi lĩnh vực công nghiệp gắn với khu công nghiệp do giáp TPHCM
  2. Cần Thơ: quy mô kinh tế nhỏ không đáng bàn đến
  3. Đà Nẵng
Diện tích nhỏ hết dư địa phát triển
Công nghiệp kém
Không có truyền thống văn hóa lịch sử hào hùng ngàn năm do trước kia là đất chăm pa
4. Khánh Hoà
Dân ít, bản sắc của tỉnh mờ nhạt
Quy mô kinh tế nhỏ
Đồng bằng hẹp
Giáo dục mũi nhọn kém, nông nghiệp ko có gì
Thể thao thành tích cao yếu
Công nghiệp trung bình
Quá xa HN và TPHCM
5. Huế
Quy mô kinh tế quá nhỏ
Công nghiệp 0; thể thao thành tích cao 0; giáo dục mũi nhọn trung bình
Đất đai cằn cỗi, đồng bằng nhỏ tý, thiên tai lũ lụt triền miên, mưa nhiều
6. Quảng Ninh
Dân ít, không chú trọng học tập, dân pha trộn là chủ yếu
Đồng bằng không có
Ko có nông nghiệp, thể thao thành tích cao
Không có truyền thống khoa bảng, văn thần võ tướng, vua chúa….
7. Nghệ An
Gì cũng có như Thanh Hoá nhưng mức độ đa số là kém hơn
Đồng bằng nhỏ bằng 1/2 tỉnh ta
8. Hải Phòng
Không có truyền thống văn thần võ tướng, đất vua chúa
Không có di sản văn hoá thế giới
Không có biên giới quốc gia, thiếu vùng rừng núi
Không nằm trên quốc lộ 1A và cao tốc Bắc Nam
9. Một vài tỉnh quanh HN có quy mô kinh tế lớn
Đất hẹp, dân ít, mật độ cao khó GPMB
Không có biên giới quốc gia
Không có kinh tế du lịch phát triển
Thể thao thành tích cao kém
Bản sắc của tỉnh không rõ
Chịu ảnh hưởng quá lớn của thủ đô
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 2270/QĐ-UBND ngày 27/6/2023 chấp thuận cho Công ty cổ phần cơ khí chế tạo Đại Dũng Nghi Sơn thực hiện Nhà máy cơ khí công nghệ cao Nghi Sơn; vị trí khu đất thực hiện dự án thuộc lô CN-5, phân khu công nghiệp số 1, khu kinh tế Nghi Sơn (tại phường Mai Lâm, thị xã Nghi Sơn).

Mục tiêu của dự án là sản xuất các cấu kiện kim loại, gia công cơ khí và lắp đặt máy móc, thiết bị công nghiệp, đáp ứng nhu cầu cho các dự án, công trình của Việt Nam và trên thế giới. Quy mô sử dụng đất khoảng 10,2 ha; công suất thiết kế 50.000 tấn sản phẩm/năm; tổng mức đầu tư 501,689 tỷ đồng. Dự kiến các sản phẩm của dự án được phục vụ cho các nhà máy công nghiệp nặng - nhiệt điện - hóa dầu; nhà cao tầng, nhà thép tiền chế; cơ sở hạ tầng công cộng; cấu kiện khác; trong đó, khoảng từ 70-80% sản phẩm sẽ được Công ty xuất khẩu đi nước ngoài tiêu thụ thông qua cảng biển Nghi Sơn; còn lại khoảng 20-30% sẽ tiêu thụ tại thị trường trong nước. Đây là dự án có nhiều ý nghĩa đối với lĩnh vực phát triển công nghiệp hỗ trợ, nhất là các sản phẩm cơ khí chính xác trên địa bàn tỉnh.

UBND tỉnh yêu cầu Công ty cổ phần cơ khí chế tạo Đại Dũng Nghi Sơn có trách nhiệm khẩn trương hoàn thành hồ sơ, thủ tục về đầu tư xây dựng, bảo vệ môi trường, sử dụng đất…, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, thỏa thuận theo quy định; ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án; triển khai thực hiện dự án theo đúng quy định; đầu tư công nghệ mới 100%, hiện đại, tiên tiến, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường; đầu tư hệ thống xử lý nước thải, khí thải, thu bụi, giảm thải tiếng ồn đạt tiêu chuẩn theo quy định; đồng thời, chịu trách nhiệm đấu nối hạ tầng dùng chung và cùng chia sẻ hạ tầng trong trường hợp Khu công nghiệp số 1 có Nhà đầu tư hạ tầng được cấp có thẩm quyền chấp thuận đầu tư.

Công ty cổ phần cơ khí chế tạo Đại Dũng Nghi Sơn là thành viên do Công ty cổ phần Cơ khí xây dựng thương mại Đại Dũng (Tập đoàn Đại Dũng)
góp cổ phần chi phối (tỷ lệ 85%). Tập đoàn Đại Dũng hiện nay là một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam và khu vực trong lĩnh vực trong lĩnh vực thép kết cấu, đơn vị đã cung cấp các sản phẩm phục vụ nhiều công trình trọng điểm quốc gia và quốc tế; mới đây, Tập đoàn đã trúng các gói thầu cung cấp, thi công thiết bị kết cấu thép cho 2 sân vận động Lusail Iconic và Ras Abu tại Qatar để phục vụ WorldCup 2022, có trị giá hơn 80 triệu USD.
PS: Hầu hết các chủ doanh nghiệp quê Thanh Hóa khi thành đạt đều đầu tư về quê nhà
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Ký kết Biên bản ghi nhớ giữa UBND tỉnh với Tập đoàn Sumitomo Corporation (Nhật Bản)
Ngày 28/6/2023,Tập đoàn Sumitomo Corporation (Nhật Bản) đã làm việc và ký kết Biên bản ghi nhớ với UBND tỉnh về việc nghiên cứu dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp phía Tây TP. Thanh Hóa, Trung tâm tiếp vận và phát triển đô thị xung quanh khu công nghiệp.
Theo đó, Tập đoàn Sumitomo Corporation thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến việc phát triển và vận hành Khu công nghiệp (KCN) phía Tây thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa với diện tích phát triển dự kiến là 650 ha và trung tâm tiếp vận, đô thị xung quanh khu công nghiệp với diện tích phát triển dự kiến khoảng 168.5 ha. UBND tỉnh sẽ ủng hộ để Tập đoàn Sumitomo Corporation tiến hành nghiên cứu Dự án, bao gồm việc tiếp tục nghiên cứu chi tiết đối với KCN phía Tây thành phố Thanh Hóa tại tỉnh Thanh Hóa với tổng diện tích phát triển dự kiến trong các giai đoạn là 650 ha, tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 300 – 400 triệu USD; trung tâm tiếp vận, và tiến hành nghiên cứu ban đầu đối với đô thị xung quanh khu công nghiệp với diện tích phát triển dự kiến khoảng 168.5 ha theo quy định pháp luật. Dự kiến dự án sẽ được triển khai trong giai đoạn 2024 – 2025.
Tập đoàn Sumitomo Corporation là một trong những tập đoàn đầu tư và thương mại lớn nhất của Nhật Bản
, với 135 văn phòng trên toàn thế giới; tổng tài sản trên 72 tỷ USD, doanh thu hàng năm 42 tỷ USD. Tại Việt Nam, Tập đoàn Sumitomo đã tham gia đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, bao gồm: Các khu công nghiệp, đường sắt đô thị, các nhà máy điện, các dự án cảng hàng không, logistics và bất động sản… trong đó, tại lĩnh vực hạ tầng khu công nghiệp, Tập đoàn đang quản lý, vận hành các KCN Thăng Long I, II, III tại Hà Nội, Hưng Yên, Vĩnh Phúc.
Theo Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 27/02/2023, định hướng phát triển KCN phía Tây thành phố Thanh Hóa với diện tích 535,84 ha đến năm 2030 và 650 ha sau năm 2030; vị trí quy hoạch KCN thuộc các xã: Đồng Thắng, Đồng Lợi, Đồng Tiến (Triệu Sơn); Đông Yên, Đông Văn, Đông Thịnh (Đông Sơn) và xã Đông Tân, phường An Hưng (TP. Thanh Hóa), cách trung tâm thành phố Thanh Hóa về phía Tây khoảng 11,2 km; khu vực kết nối thuận lợi với các nút giao cao tốc Bắc - Nam là Đông Xuân, Đồng Thắng, Cảng hàng không quốc tế Thọ Xuân. Tổng thể khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ tại khu vực với diện tích khoảng 1.200 ha, có nhiều lợi thế để phát triển các ngành công nghiệp tập trung theo hướng công nghiệp sạch, áp dụng công nghệ cao và dịch vụ đô thị với hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ.
PS: Sumitomo đúng như tính cách người Nhật, rất khó tính và nghiên cứu dự án rất lâu. Cho đến nay mới chỉ đầu tư 3 Khu công nghiệp Thăng Long I, II, III.
Không hiểu sao họ lại bỏ qua tất các các tỉnh đang có đà phát triển công nghiệp tốt như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng và lại rất tâm đắc đầu tư vào Tây TP Thanh Hóa.
Ngay khi biết tin TP Thanh Hóa sát nhập huyện Đông Sơn và triển khai cao tốc Bắc Nam cùng thời điểm năm 2021 thì Sumitomo đã đến Thanh Hóa làm việc rất nhiều lần.
Một lý do nữa khiến Sumitomo đầu tư vào tỉnh ta là do Thanh Hóa chính là tỉnh nhận vốn FDI từ Nhật lớn nhất của cả nước. Mặc dù chỉ có 17 dự án của Nhật nhưng tổng FDI từ Nhật vào Thanh Hóa tới 6,6 tỷ đô la bằng một tỉnh liên tục thu hút được 660 triệu USD trong 10 năm. Rất lớn chứ không đùa.
Nên biết rằng chính người Nhật tư vấn cho Chính phủ Việt Nam từ năm 1997 là phải phát triển được cảng nước sâu tại xã Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia. Và ngay sau đó Nhật đầu tư luôn nhà máy xi măng Nghi Sơn, công nghệ và sản phẩm tốt nhất cả nước cho đến nay.
Tầm nhìn của họ ghê thật
Với phong cách khó tính của người Nhật nên rất tin tưởng khi họ chọn Thanh Hóa để đầu tư hạ tầng KCN thì đây sẽ là Khu công nghiệp số 1 của cả nước về cảnh quan, môi trường, hệ thống xử lý nước thải, viễn thông, điện, công nghệ thông tin.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Sân bay Vinh lượng khách và đường bay lớn hơn SB Thọ Xuân do phục vụ cả tỉnh Hà Tĩnh và thậm chí cả phía Nam của TX Nghi Sơn( ngại lên SB Thọ Xuân vì đường nhỏ và trái nẻo)
Chừng nào mà tỉnh ta chưa mạnh dạn làm con đường lớn kết nối thẳng từ CHK Thọ Xuân đi Ninh Bình thì Sb Thọ Xuân vẫn sẽ dưới cơ sân bay Vinh.
Khách từ Ninh Bình lên CHK Thọ Xuân qua QL 47 là quá nhỏ, khiến nhiều người quyết định đi Nội Bài mặc dù xa và tắc đường.
SB Thọ Xuân phải hướng tới phục vụ khách Thanh Hóa+ Ninh Bình+ Sơn La+ Hòa Bình
SB Vinh họ chỉ có thể Nghệ An+ Hà Tĩnh.
Rõ ràng ta có lợi thế hơn khi là tỉnh giáp biên với 3 tỉnh phía Bắc và 1 tỉnh phía Nam
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Thanh Hóa là địa điểm tranh tài giải jujitsu vô địch trẻ quốc gia 2023
SGGPOHôm nay lúc undefined
Các võ sĩ trẻ của jujitsu trong cả nước có mặt tại Thanh Hóa tranh tài giải vô địch trẻ quốc gia 2023 trong tuần này.
Năm ngoái giải được tổ chức đã thu hút hơn 200 VĐV tham dự, năm nay con số đã tăng lên. Ảnh: BHN
Năm ngoái giải được tổ chức đã thu hút hơn 200 VĐV tham dự, năm nay con số đã tăng lên. Ảnh: BHN
Năm nay, giải tranh tài từ ngày 4 tới 12-7 tại nhà thi đấu tỉnh Thanh Hóa. Theo quy định, ban tổ chức đưa vào tranh các bộ huy chương đối với Newaza Gi và Nogi; Fighting; biểu diễn ở nội dung Duo (Duo Classic) và Show (Duo Show). Giải tranh tài theo nhóm tuổi U16, U18 và U21.
Các nội dung dành cho lứa tuổi từ 18 đến dưới 21 sẽ là Newaza Gi, Newaza NoGi và Fighting tranh tài trong 11 hạng cân; các nội dung Duo, Show thi theo hình thức đôi nam, đôi nữ, đôi nam nữ.
Tại nhóm U16, các nội dung tranh tài gồm Newaza Gi, Newaza NoGi và Fighting có 10 hạng cân; các nội dung Duo và Show thi đấu theo các hình thức đối với đôi nam, đôi nữ, đôi nam nữ. Tổng số bộ huy chương của giải là 125. Dự kiến, ban tổ chức thu hút gần 300 VĐV của 22 đơn vị trong cả nước về tham gia tranh tài.
Môn jujitsu đã nằm trong chương trình thi đấu của SEA Games cũng như ASIAD đồng thời thể thao Việt Nam bước vào sự hội nhập với thể thao thế giới và khu vực nên đã, đang phát triển môn thể thao này theo các cấp độ từ trẻ tới thành tích cao. Hiện tại, jujitsu được nhiều địa phương đón nhận và phát triển đáng kể do đó giải vô địch trẻ quốc gia là một trong những dịp các võ sĩ trẻ thể hiện chuyên môn từ đó thêm cơ hội được lựa chọn vào đội tuyển trẻ và đội tuyển quốc gia thi đấu các giải quốc tế.
PS: Cần đầu tư gấp Trung tâm TDTT đủ điều kiện tổ chức tất cả các môn cấp quốc gia như bóng đá( để thỉnh thoảng đội tuyển quốc gia có thể về thi đấu như Thiên Trường hay sân Hải Phòng); điền kinh; bơi lội...
Các hoạt động TDTT sẽ kéo theo hoạt động du lịch.
 

VPC-HC

Thành viên tích cực
Ký kết Biên bản ghi nhớ giữa UBND tỉnh với Tập đoàn Sumitomo Corporation (Nhật Bản)
Ngày 28/6/2023,Tập đoàn Sumitomo Corporation (Nhật Bản) đã làm việc và ký kết Biên bản ghi nhớ với UBND tỉnh về việc nghiên cứu dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp phía Tây TP. Thanh Hóa, Trung tâm tiếp vận và phát triển đô thị xung quanh khu công nghiệp.
Theo đó, Tập đoàn Sumitomo Corporation thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến việc phát triển và vận hành Khu công nghiệp (KCN) phía Tây thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa với diện tích phát triển dự kiến là 650 ha và trung tâm tiếp vận, đô thị xung quanh khu công nghiệp với diện tích phát triển dự kiến khoảng 168.5 ha. UBND tỉnh sẽ ủng hộ để Tập đoàn Sumitomo Corporation tiến hành nghiên cứu Dự án, bao gồm việc tiếp tục nghiên cứu chi tiết đối với KCN phía Tây thành phố Thanh Hóa tại tỉnh Thanh Hóa với tổng diện tích phát triển dự kiến trong các giai đoạn là 650 ha, tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 300 – 400 triệu USD; trung tâm tiếp vận, và tiến hành nghiên cứu ban đầu đối với đô thị xung quanh khu công nghiệp với diện tích phát triển dự kiến khoảng 168.5 ha theo quy định pháp luật. Dự kiến dự án sẽ được triển khai trong giai đoạn 2024 – 2025.
Tập đoàn Sumitomo Corporation là một trong những tập đoàn đầu tư và thương mại lớn nhất của Nhật Bản
, với 135 văn phòng trên toàn thế giới; tổng tài sản trên 72 tỷ USD, doanh thu hàng năm 42 tỷ USD. Tại Việt Nam, Tập đoàn Sumitomo đã tham gia đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, bao gồm: Các khu công nghiệp, đường sắt đô thị, các nhà máy điện, các dự án cảng hàng không, logistics và bất động sản… trong đó, tại lĩnh vực hạ tầng khu công nghiệp, Tập đoàn đang quản lý, vận hành các KCN Thăng Long I, II, III tại Hà Nội, Hưng Yên, Vĩnh Phúc.
Theo Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 27/02/2023, định hướng phát triển KCN phía Tây thành phố Thanh Hóa với diện tích 535,84 ha đến năm 2030 và 650 ha sau năm 2030; vị trí quy hoạch KCN thuộc các xã: Đồng Thắng, Đồng Lợi, Đồng Tiến (Triệu Sơn); Đông Yên, Đông Văn, Đông Thịnh (Đông Sơn) và xã Đông Tân, phường An Hưng (TP. Thanh Hóa), cách trung tâm thành phố Thanh Hóa về phía Tây khoảng 11,2 km; khu vực kết nối thuận lợi với các nút giao cao tốc Bắc - Nam là Đông Xuân, Đồng Thắng, Cảng hàng không quốc tế Thọ Xuân. Tổng thể khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ tại khu vực với diện tích khoảng 1.200 ha, có nhiều lợi thế để phát triển các ngành công nghiệp tập trung theo hướng công nghiệp sạch, áp dụng công nghệ cao và dịch vụ đô thị với hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ.
PS: Sumitomo đúng như tính cách người Nhật, rất khó tính và nghiên cứu dự án rất lâu. Cho đến nay mới chỉ đầu tư 3 Khu công nghiệp Thăng Long I, II, III.
Không hiểu sao họ lại bỏ qua tất các các tỉnh đang có đà phát triển công nghiệp tốt như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng và lại rất tâm đắc đầu tư vào Tây TP Thanh Hóa.
Ngay khi biết tin TP Thanh Hóa sát nhập huyện Đông Sơn và triển khai cao tốc Bắc Nam cùng thời điểm năm 2021 thì Sumitomo đã đến Thanh Hóa làm việc rất nhiều lần.
Một lý do nữa khiến Sumitomo đầu tư vào tỉnh ta là do Thanh Hóa chính là tỉnh nhận vốn FDI từ Nhật lớn nhất của cả nước. Mặc dù chỉ có 17 dự án của Nhật nhưng tổng FDI từ Nhật vào Thanh Hóa tới 6,6 tỷ đô la bằng một tỉnh liên tục thu hút được 660 triệu USD trong 10 năm. Rất lớn chứ không đùa.
Nên biết rằng chính người Nhật tư vấn cho Chính phủ Việt Nam từ năm 1997 là phải phát triển được cảng nước sâu tại xã Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia. Và ngay sau đó Nhật đầu tư luôn nhà máy xi măng Nghi Sơn, công nghệ và sản phẩm tốt nhất cả nước cho đến nay.
Tầm nhìn của họ ghê thật
Với phong cách khó tính của người Nhật nên rất tin tưởng khi họ chọn Thanh Hóa để đầu tư hạ tầng KCN thì đây sẽ là Khu công nghiệp số 1 của cả nước về cảnh quan, môi trường, hệ thống xử lý nước thải, viễn thông, điện, công nghệ thông tin.
Nói về cảnh quan, hạ tầng,... thì VSIP là số 1 cả nước
Nói về thu hút được các đại bàng vài tỷ đô thì hầu như chỉ có Viglacera và Kinh Bắc
Sumitomo đã đầu tư mấy KCN tại VN nhưng hầu như trong số đó đều không nổi bật trong bản đồ các KCN thu hút vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, và cũng chưa tạo được sự nổi bật so với các KCN khác
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Nhìn đường đôi biển Hải Hòa có 800m mà thấy bức bối.
Phải nhanh chóng GPMB làm dài ra ít nhất 10km chạy lên phía trên 5km, phía dưới 5km thì mới phát triển như biển Sầm Sơn được
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Nói về cảnh quan, hạ tầng,... thì VSIP là số 1 cả nước
Nói về thu hút được các đại bàng vài tỷ đô thì hầu như chỉ có Viglacera và Kinh Bắc
Sumitomo đã đầu tư mấy KCN tại VN nhưng hầu như trong số đó đều không nổi bật trong bản đồ các KCN thu hút vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, và cũng chưa tạo được sự nổi bật so với các KCN khác
Hy vọng lần này với KCN 650ha ngay tại ngoại ô TP Thanh Hóa, nằm cạnh cao tốc Bắc Nam với hai nút giao rất gần nhau( chỉ cách khoảng 10km) và cách nút giao thứ ba là Thiệu Giang khoảng 15km
Đồng thời nằm ngay đại lộ TPTH nối lên CHK QT Thọ Xuân thì Sumitomo sẽ thành công.
Họ cũng hy vọng dự án này là dự án ý nghĩa kỉ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam- Nhật Bản.
Hy vọng cuối năm 2023 xong được thủ tục đầu tư KCN Sumitomo này . Khởi công vào 2024, thu hút đầu tư từ cuối 2024 và 2025.
 

Hac.thanh

Moderator
Staff member
Thanh Hóa năm 2022 có dân số thường trú là 3.722.000 người. Ngay từ năm 1996 dân số tỉnh ta đã là 3.600.000. Hơn 26 năm qua dân số tỉnh ta không tăng, có giai đoạn giảm rất sâu xuống chỉ còn 3,4 triệu(2009).
Tôi mong gần 30 năm nay ngày dân số tỉnh ta vượt mốc 4 triệu mà tới nay chưa được vì quê ta hàng chục năm qua rất ít dự án công nghiệp tạo nhiều việc làm.
Nghệ An họ tăng dân số nhanh hơn ta vì họ chủ trương xuất khẩu lao động từ rất sớm. Điều này khiến người lao động không bỏ nhà đi tỉnh khác. Sau khi từ nước ngoài về họ có vốn và làm ăn trên chính quê hương họ.
Nghệ An làm XKLĐ sớm và lượng nhiều hơn tỉnh ta từ lâu nên không bị hụt dân số giai đoạn 1999-2009.
Từ 2010 đến nay tỉnh ta đã sửa sai bằng cách cũng XKLĐ nhiều sang Hàn, Nhật như Nghệ An, cùng với công nghiệp dệt may, da giày phát triển nên dân số tỉnh ta tăng từ 3,4 triệu năm 2009 lên 3,722 triệu năm 2023.
Nếu vẫn với phong cách trước 2010, có lẽ đến giờ dân số tỉnh ta còn khoảng 2,8 triệu.
Tới đây rất hy vọng với 41 khu công nghiệp được quy hoạch trên địa bàn toàn tỉnh mà tiên phong là các KCN như Sumitomo, WHA, VSIP, Hòa Phát, Đồng Vàng.....sẽ giúp nhân dân có nhiều việc làm, người dân Thanh hóa xa quê hồi hương để dân số của tỉnh sớm đạt 4 triệu.
Đ/c Trịnh Văn Chiến khi còn là Bí thư trong đợt lựa chọn ý tưởng quy hoạch lại TP Thanh Hóa có nói: TP Thanh Hóa phải có quy mô 1 triệu dân vào 2040 và tỉnh Thanh Hóa phấn đấu tương lai có quy mô dân số 6 triệu.
Còn Đ/c Mai Văn Ninh khi là Bí thư có nói câu nghe rất sướng: Thanh Hóa là tỉnh lớn nên làm việc gì cũng phải nghĩ lớn, làm lớn.
 
S

saonghe

Khách vãng lai
suy nghỉ chung là không đánh giá cao về bộ máy điều hành tỉnh TH, cảm giác tỉnh lớn mà yếu thế, phát triển vụn vặt manh mún, ngoại giao hình ảnh chưa được coi trọng đúng mức, phần nào có trách nhiệm của những người lđ.
Là tỉnh lớn phải nghỉ lớn làm lớn không phải do ông Ninh nghỉ ra, đó là câu của một uvbcc gốc TH khi về thăm và làm việc với TH. Dù vậy cũng chỉ là khẩu hiệu hô hào chứ thực tế chưa áp dụng nhiều.
Sai lầm trong quy hoạch đả khiến TH chật vật trong hiện tại và nhiều năm sau, sự quy hoạch sai lầm về hệ thống giao thông, hệ thống đô thị, hệ thống du lịch, công nông nghiệp, y tế, gd, văn hóa..... đã khiến TH tự làm mất đi lợi thế cạnh tranh, giảm đà phát triển......
nhất là giao thông, ngoại trừ tuyến đường huyết mạch Bắc Nam chạy qua vùng đồng bằng TH mang lại một vai trò to lớn quyết định đến mảnh đất này thì phần lớn các tuyến đường còn lại, nhất là đường huyện phía Tây và đường mới mở không phát huy được hiệu quả như mong đợi, thậm chí còn pha loãng nguồn lực phát triển, chưa kể sự bất cập không đồng bộ với cái cần làm.....
tuy không phải người TH nhưng thực sự thấy tiếc cho TH khi đáng lẽ họ phải hơn hiện tại rất nhiều, thậm chí bỏ xa những địa phương làng nhàng chứ không phải trong tình cảnh chật vật bám đuổi như bây giờ.
Thanh Hóa như một người khổng lồ đang ngủ cái chính là chưa xuất hiện được những nhân tố đủ tâm đủ tầm để đánh thức tiềm năng đó
 

Md894

Người nổi tiếng
Đúng vậy, phần lớn các tuyến đường phía tây chưa phát huy hiệu quả trong phát triển kinh tế xã hội khi mà nó chỉ giúp 3/4 diện tích Đông Sơn lên phường, chỉ giúp được Triệu Sơn, Thọ Xuân kết nối được vài chục điểm du lịch, công nghiệp và lộ trình vài năm tới lên thị xã. Chỉ giúp được Như Thanh biến Bến En giống Vịnh Hạ Long thu nhỏ.
Haizzz kém xa xứ người ta sẵn sàng đầu tư con đường 90m, còn cái đường tránh tp huyết mạch giao thương các tỉnh bằng cái đòng móc cũng chẳng sao.
 
S

saonghe

Khách vãng lai
Người tài Thanh Hóa không thiếu, nhưng tại sao họ chỉ phát huy được khi thoát ly tìm bến đỗ ở môi trường bên ngoài???
Suy cho cùng TH nên nghiêm túc làm ngay 2 việc sau
  • Thay đổi triệt để cơ cấu quy hoạch nhân sự để thực sự đưa vào bộ máy những người có tài đức
  • Thay đổi triệt để bộ phận tham mưu, bộ phận này đã không còn phù hợp với đà phát triển và đòi hỏi của thời cuộc, thậm chí còn kéo lùi sự phát triển
 

Facebook Comment

Chủ đề tương tự

Bài viết mới

Chủ đề được quan tâm nhất

Top