Mấy ông nhịn nhau vài câu, có gì mà cãi nhau um tỏi. Thời nay dù không có công nghiệp thì Bắc Ninh vẫn là vùng dễ sống nhất quanh Hà Nội. Cái gì đúng phải cho nó đúng, không thể hạ bệ hoàn toàn những sự thật được. Chính vì dễ sống nên người Bắc Ninh nói nhiều hơn làm là vậy, Quan Văn nhiều, Khác với Thanh Hóa, nơi mà từ xa xưa, những người có trí lớn từ bên Trung Nguyên đều quy tụ về đây, từ thương gia đi tìm vùng đất mới, đến những tù nhân chính trị mắc tội lớn bị đi đày tới đây. Sau là sự dung nạp hỗn hợp với người Tộc từ trên núi xuống tạo ra nét đặc trưng của Người Thanh Hóa là vừa Mạnh Mẽ, vừa khôn ngoan, trí lớn. Dễ Loạn. Thực tế mà nói, trong tất cả các triều đại , người ta nói phải được lòng sỹ phu bắc hà mới yên ổn, tuy nhiên, Nếu không được lòng dân Cửu Chân hay Ái Châu thời Bắc Thuộc, sau là Thanh Hóa thời Độc Lập thì xem như triều đại đó bỏ đi, từ nhà Trần đánh Nguyên Mông, không được dân chúng và địa hình Thanh Hóa che trở thì hỏi làm sao thắng Nguyên Mông, Tây Sơn cũng thế, ngay cả thời đại HCM là rõ nhất từ chống Pháp, Pháp không hiểu Việt Nam nên để Thanh Hóa trở thành vùng tự do. Nhà Mạc thì không hiểu về thế đất TH nên khi đang đà thắng mà không tiến về Thanh Hóa, để cho Nguyễn Kim, Trịnh Kiểm có thời gian gây dựng lại lực lượng ở TH quay lại để rồi cả lò phải cải tên họ sang người tày mà sống ẩn dật. Chốt lại là 1 Quốc Gia muốn tồn tại được, phải cần những vùng như Thanh Nghệ, nhưng cũng không thể thiếu những vùng cốt lõi về Văn Hoá như Bắc Ninh, Nam Định, Hà Tây hay Vĩnh Phúc, Hải Dương được.
Bác này có kiến thức về lịch sử và nhận định khá chuẩn và khách quan đó
Để có cái nhìn tổng quan chính xác nhất người ta nhìn suốt chiều dài lịch sử chứ không ai lại chỉ nhìn những hiện tượng nhất thời để kết luận.
Xem quá trình hình thành từ thủa Lạc Long Quân qua thời Hai bà Trưng, Bà Triệu đến thời Khúc thừa dụ thì nhận thấy khi đó ở ta chưa phải là một nhà nước tập trung mà là các châu quận được cai quản bởi các tiết độ sứ của Bắc Triều, thời kỳ này người phương Bắc đã đến sinh sống ở VN như một bộ phận dân cư từ lâu rồi chứ không riêng từ các cuộc thống trị của Tống, Đường, Minh.....sau này.
Để ý khắp vùng ở Thanh Hóa thậm chí là ở các miền quê vùng sâu vùng xa có rất nhiều họ Tàu, những dòng họ mà ta hay gặp ở các khu người gốc Hoa bây giờ. Điều đó chứng tỏ tỷ lệ người gốc TQ ở Thanh Hóa rất nhiều và qua hàng ngàn năm đã đồng hóa hợp thành người Thanh Hóa bây giờ, rất có bản sắc. Điều này càng dễ hiểu khi thấy các DN TQ và người TQ đến sống làm việc ở TH gần như không có một sự phân biệt, kỳ thị, mâu thuẫn gì. Cứ như là một vậy rất dễ hòa nhập.
Từ đời Dương Đình nghệ đổ đi đến thời Ngô Quyền, Đinh - Tiền Lê, Lý, Trần..... cho đến nhà Nguyễn sau này đều có những nhân tố nòng cốt xuất thân từ TH trong bộ máy nhà nước có sự ảnh hưởng trực tiếp đến triều đại đó.
Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán trên sông Bạch đằng xưng đế nhưng những Lý thường Kiệt vẫn phải từ Thanh Hóa mà ra dù không phải là người TH, sau này vua vẫn phải về Thanh Hóa để cúng tế hàng năm
Đến thời nhà Đinh thống nhất 12 sứ quân lên ngôi nhưng cũng phải sớm chuyển giao quyền lực cho nhà họ Lê lập nên nhà Tiền Lê
Đến thời Lý cùng với một vài nhân vật bên Phật giáo thì Lý Công uẩn lên ngôi được cũng phải có sự đạo diễn của những nhân vật người Thanh Hóa mà quan trọng nhất là Thái sư Đào Cam Mộc, sau này khi nhà Lý suy yếu công chúa lên ngôi, vua nhỏ tuổi đối diện với sự cướp ngôi của đám quần thần bất kể lúc nào thì lại được những người như Thái sư Tô Hiến Thành, Lê Phụng hiểu (người Nga Sơn) dẹp loạn giữ yên ngôi vua. Bản thân các vua đầu triều Lý vẫn phải kinh lý vào Thanh Hóa hàng năm, sự cúng tế thể hiện khi Lý Thái Tông đến đền Đồng Cổ bái yết và ra Thăng Long cho lập một đền Đồng Cổ khác để tiện việc đi lại....
Nhà Lý bị ép chuyển ngôi cho nhà Trần bằng cuộc hôn nhân do Trần Liễu sắp xếp nhưng cuộc chuyển ngôi rồi truy sát dòng họ Lý có lẽ không thuận đạo lý nên các đời vua Trần lên ngôi thời gian ngắn rồi bị ép đi tu
Chống Nguyên Mông Trần Quốc Tuấn là người có tài đức và khả năng quân sự kiệt xuất ông đã nhìn ra nếu không dựa vào tài lực Thanh - Nghệ thì không thể tồn tại ít ra là về mặt tinh thần có một hậu phương vững chắc đằng sau
_ Hoan Diễn còn kia chục vạn quân " Hịch tướng sĩ.
Nhưng thời Hậu Trần thì gần như quyền lực nhiếp chính lại rơi vào tay một người TH đó chính là Hồ Quý Ly với màn ép gả con và thậm chí còn bắt dời đô về Tây Kinh (thành nhà Hồ) Trần Nghệ Tông, Trần Thuận Tông..... đều bị ép về đây.
Và lịch sử lặp lại với nhà Trần như họ đã làm với nhà Lý như một nhân quả, kết cục Nhà Trần chính thức chuyển ngôi sang nhà Hồ và những dòng dõi tôn thất nhà Trần phải cải họ đổi tên ẩn náu để tránh sự truy sát diệt mầm mống của chế độ mới lên.
Có một dòng dõi nhà Trần trốn thoát lưu lạc đến thời nhà Hậu Lê khi thắng quân Minh đã sang đòi thiên triều giúp đỡ khôi phục lại, Lê Lợi vờ chấp nhận cho về làm vua nhưng sau đó thì cho thủ tiêu diệt mầm mống.
Thời Mạc nổi lên phản loạn khi nhà Lê suy yếu nhưng cũng chỉ chiếm giữ cai quản được vùng đất từ Thăng Long đổ ra, lúc mạnh nhất cũng không dám tiến đánh quá đất Ninh Bình, có vào cũng không giữ được phải bật ra.
Nhà Mạc bị coi là quân phản loạn nổi dậy chứ không phải là chính danh như triều Lê vốn gây dựng khôi phục nền độc lập từ ngoại bang
Địa thế Thanh Hóa quá hiểm yếu chỉ có thể từ đó nuôi dưỡng lực lượng tiến đánh bao phủ toàn phía Bắc thì rất nhanh nhưng không thể chiếm giữ được lâu, sau lưng họ là đất Nghệ rộng lớn cung cấp nhân lực tài lực, phía Tây là đất Lào vốn là vùng như là hậu phương của họ. Chính điều này mà nhà Lê với sự trợ giúp của nhà Trịnh bảo toàn phát triển được lực lượng, còn nhà Mạc thì không tài nào dập tắt được.
Và cái gì đến cũng đến không thắng được thì phải thua, nhà Mạc rút chạy cố thủ ra vùng biên giới nơi giáp ranh giữa VN và TQ đồng thời nhờ cậy vào phương Bắc để tránh bị tiêu diệt
Nhưng sau hội thề Đông quan giữa nghĩa quân Lam Sơn và triều đình nhà Minh thì quan hệ giữa Việt và Minh khá tốt, cả một giai đoạn lịch sử dài sau đó không còn nạn phương Bắc xâm chiếm dòm ngó.
Điều đó là cái không may cho Mạc khi nhà Lê với danh nghĩa nhà nước chính danh đã cho sứ giả sang thỏa thuận với thiên triều, kết cục là Mạc không còn nơi nương tựa bị xóa sổ hoàn toàn mở ra một trang sử mới
Trịnh Nguyễn phân tranh và sự tiếp nối của nhà Nguyễn cùng sự hình thành 2 miền Nam - Bắc cho đến ngày nay.